Nhà nước pháp quyền - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
1. Khái niệm NN pháp quyền là tư tưởng tiến bộ về tôn trọng, bảo vệ quyền con người vàcác giá trị dân chủ, công bằng, công lý, bình đẳng trên cơ sở xác lập những cách thức cầm quyền tốt cho người dân, thượng tôn PL, chống sự lạm quyền. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1, Nhà nước pháp quyền khái niệm và đặc điểm cơ bản
1. Khái niệm NN pháp quyền là tư tưởng tiến bộ về tôn trọng, bảo vệ quyền con người và
các giá trị dân chủ, công bằng, công lý, bình đẳng trên cơ sở xác lập những cách thức
cầm quyền tốt cho người dân, thượng tôn PL, chống sự lạm quyền 2. Đặc điểm cơ bản
- Xác lập và củng cố chế độ Hiến pháp
- bảo đảm tính công bằng, minh bạch của PL và khả năng tiếp cận công lý cho người dân
- thực hiện phân quyền trong tổ chức quyền lực NN
- bảo đảm sự độc lập của tư pháp
2. Các thuộc tỉnh cơ bản của pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
1. Thuộc tính cơ bản của PL
- tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung
- tính xác định chặt chẽ về hình thức
- tính được đảm bảo thực hiện bằng NN 2. Vai trò của PL trong XH:
- vai trò PL trong việc bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người
- vai trò của PL đối với dân chủ, công bằng và bình đẳng
- vai trò của PL đối với NN
- vai trò PL đối với đạo đức
- vai trò PL đối với văn hóa, truyền thống và tập quán
- vai trò của PL đối với kinh tế và các vấn đề XH
3. Các loại nguồn pháp luật. - Nguồn nội dung
+ các nguyên tắc chung của PL + điều ước quốc tế + tập quán quốc tế
+ học thuyết, tư tưởng pháp lý, lẽ công bằng, hợp đồng - Nguồn hình thức + tập quán + án lệ + văn bản pháp luật
+ giáo lý, luật lệ tôn giáo
+ khẩu lệnh (PL truyền khẩu)
4. Quy phạm pháp luật: khái niệm, cấu trúc, các loại quy phạm pháp luật. Văn bản
quy phạm pháp luật ở Việt Nam: khái niệm, các loại văn bản quy phạm pháp luật,
hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, phân biệt văn bản quy phạm pháp luật
và văn bản áp dụng pháp luật.
1. Khái niệm: Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là văn bản có chứa các QPPL do
các chủ thể có thẩm quyền ban hành, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần
và được NN bảo đảm thực hiện 2. các loại VBQPPL
- Văn bản Luật: Hiến pháp, Luật của Quốc hội
- Văn bản dưới luật như Lệnh của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; Thông tư của
bộ trưởng; Nghị quyết của HĐND các cấp; Quyết định của UBND các cấp..
3. hiệu lực của VBQPPL là giá trị tác động của VBQPPL lên các quan hệ XH về mặt thời
gian, không gian và đối tượng tác động
4. Phân biệt VBQPPL và VBADQPPL: VBQPPL VBADQPPL Về hiệu
Được áp dụng nhiều lần Được áp dụng 1 lần lực Về tính
Chức đựng những quy tắc xử sự
Chức đựng những quy tắc xử sự riêng chất (nội chung
áp dụng cho cá nhân tổ chức cụ thể dung)
Về chủ thể Ít hơn, được qđ ở trong Luật như Nhiều hơn, là hầu hết các CQNN và ban hành
QH, CP, UBND.. và đa phần là
đa phần là cá nhân (thủ trưởng hoặc cơ quan NN
cán bộ công chức trong CQNN) Về hình
Nhiều hơn như Hiến pháp, Luật,
Ít hơn, thường là các QĐ, bản án.. thức (tên
Lệnh, Pháp lệnh, Nghị định, gọi) Thông tư..
Cơ sở ban VBQPPL cấp dưới căn cứ vào VB QPPL hành
VBQPPL của cấp trên, còn
VBQPPL của cấp cao nhất (Hiến pháp) thì do QH ban hành VD
Hiến pháp 2013, LHNGĐ 2014,
Quyết định khởi tố và bắt tạm giam
Nghị định số 105 về kinh doanh Đinh La Thăng năm 2017 rượu năm 2017
Quyết định xử phạt hành chính cty
Fomosa 560 triệu của UBND Hà Tĩnh năm 2017
5. Khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật.
1. Khái niệm thực hiện pháp luật: là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy
định PL vào c/s, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể PL
2. Các hình thức thực hiện pháp luật. VD
- Tuân thủ PL là hình thức thực hiện PL mà các chủ thể PL kiềm chế k tiến hành những
hoạt động mà PL ngăn cấm. VD: không vứt rác, k vượt đèn đỏ..
- Thi hành PL (hoặc chấp hành PL) là hình thức thực hiện PL mà các chủ thể PL thực
hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng những hành động tích cực. VD: nộp thuế, đi đăng ký tạm trú..
- Sử dụng PL là hình thức thực hiện PL mà các chủ thể PL thực hiện quyền chủ thể mà PL
quy định. VD: quyền tự do kinh doanh, quyền ứng cử..
- Áp dụng PL là hình thức thực hiện PL chỉ dành cho các cơ quan NN hay nhà chức trách
có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể PL thực hiện các quy định của PL, hoặc tự mình
căn cứ vào các quy định của PL để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ
hoặc chấm dứt những quan hệ PL cụ thể. VD: công an ra quyết định xử phạt vi phạm giao
thông. Tòa án ra bản án kết tội người phạm tội
6. Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật.
1. Khái niệm ADPL: là hình thức thực hiện PL chỉ dành cho các cơ quan NN hay nhà
chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể PL thực hiện các quy định của PL,
hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của PL để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay
đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ PL cụ thể 2. Đặc điểm ADPL
- là hoạt động điều chỉnh có tính cá biệt, cụ thể
- là hoạt động mang tính quyền lực NN
- là hoạt động thể hiện sự sáng tạo
- là hoạt động phải tuân theo những hình thức, thủ tục chặt chẽ do luật định
7. Ý thức pháp luật: khái niệm và các đặc trưng cơ bản của ý thức pháp luật
1. YTPL là những tư tưởng, học thuyết, quan điểm, thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con
người về hiến pháp, pháp luật, về vai trò, giá trị, chức năng của hiến pháp, PL, về tính
công bằng hay k công bằng, đúng đắn hay k đúng đắn của các quy định PL hiện hành, PL
đã qua trong quá khứ, PL cần phải có, về tính hợp pháp hay k hợp pháp trong các quyết
định, hành vi của các cá nhân, tổ chức nhà nước và xã hội; về quyền, nghĩa vụ của con
người, về công bằng, bình đẳng, về trách nhiệm NN đối với con người và XH (YTPL là
những tư tưởng, tình cảm của con người về tất cả các lĩnh vực của PL) 2. Đặc trưng
- YTPL chịu sự quy định, tác động của tồn tại XH
- tính độc lập tương đối của YTPL :
+ sự lạc hậu của YTPL so với tồn tại XH, thực tiễn XH
+ tính kế thừa của YTPL trong quá trình phát triển XH + tính tiên phong của YTPL
+ sự tác động trở lại của YTPL đối với tồn tại XH
- tính dân tộc, tính giai cấp của YTPL
8. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật.
PL và YTPL có mqh mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau theo cả chiều hướng tích cực và
tiêu cực trong đ/s XH, đ/s nn và pl, trong XDPL, ADPL và các hình thức thực hiện PL khác
1. YTPL đv hđ XDPL : YTPL là tiền đề t2 trực tiếp đối với hđ XDPL. Chlg of c công
đoạn trg qtr XDPL phụ th vào YTPL trk hết là of n nhà làm L of of alll n ng tgia vào hđ
này. Trg XDPL, YTPL of ng dân có ý ng r qt by vi họ là n ng đk tgia góp ý kiến XDPL
2. YTPL có vtro qt đv t/h, ad PL. Để cho các qđ PL trở thành hiện thực trg đ/s XH, mỗi cá
nh cần có 1 trđộ YTPL nhất định. Việc t/h PL phụ th vào tr độ nth, sự hiểu bít PL of cng.
đv hđ adpl of c CQ, cá nhân công quyền v hđ t/c tực thi PL nói ch, PL có vtro đb qt
3. vtro v sự tác V of PL đv YTPL. PL có vtro qt trg việc XD nc tr độ YTPL of c cá nhân.
Sự tác V of PL đến YTPL cthe mang tính tích cực or tiêu cực. Điều này phụ th vào chất
lượng, tính đúng đắn of c qđ, VBPL
9. Khái niệm, các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật và các yếu tố cấu thành
của vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật.
1. KN VPPL : VPPL là hv trái PL (hđ or k hđ), có lỗi của C có nlhv (nlTNPL) t/h, xâm
phạm đến các QHXH đk PL bv đến q`, l/i of cng
2. Các dấu hiệu cơ bản của VPPL :
- VPPL là hvi of cng, t/h dưới dạng hđ or k - tính trái PL of hv
- tính có lỗi của hv trái PL
3. Các yt cấu thành of VPPL
- mặt kq : hv, hậu quả, t, đ điểm, công cụ phương tiện thủ đoạn..
- mặt cq : lỗi, động cơ, mục đich
- chủ thể : cá nhân, tổ chức, có năng lực chủ thể, đủ tuổi
- khách thể : vật chất, tinh thần, hành vi..
4. p/l : HS, DS, HC, kỷ luật vật chất
5. VD : LVL 18 năm tù, bồi thường hơn 1 tỉ ; fomosa 560 triệu, nữ sinh ĐHL tpHCM bị
đình chỉ học 1 năm vì photo sách
10. Trách nhiệm pháp lý, khái niệm, cơ sở của trách nhiệm pháp lý, các dụng trách
nhiệm pháp lý, cho ví dụ minh họa.
1. KN Theo nghĩa tiêu cực, TNPL là hậu quả pli bất lợi mà chủ thể VPPL phải gánh chịu
về vật chất hoặc tinh thần và được áp dụng bởi các cơ quan NN có thẩm quyền
2. Cơ sở của TNPL là VPPL 3. p/l + VD + HS : LVL 18 năm tù
+ DS : vụ LVL bồi thường 2 tỉ, nuôi bé Ngọc Bích đến năm 18t + HC : fomusa 560 triệu
+ kỷ luật vật chất : năm 2017 1 sv nữ của trường ĐHL tpHCM đã photo 8 cuốn sách
mang cho các em khóa dưới và bị kỷ luật đình chỉ học 1 năm, sau đó rút xuống là 1 kỳ
Câu 23 Khái niệm, vai trò của Hiến pháp trong đời sống xã hội, các nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
- Khái niệm hiến pháp (HP) : là đạo luật cơ bản có hiệu lực tối cao trong hệ thống các
VBPL của mỗi quốc gia quy định cơ cấu tổ chức NN để đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân.
- Vai trò của Hiến pháp trong đời sống XH
+ tạo lập 1 thể chế dân chủ
+ bảo vệ dân quyền và nhân quyền
+ điều chỉnh tổ chức quyền lực NN
- các nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 : gồm 120 điều bao gồm lời nói đầu và 11 chương
- chương 1 : chế độ chính trị
- chương 2 : Quyền con người, quyền và nvụ cbản của cdân
- chương 3 : kinh tế văn hóa xã hội - chương 4 : BV tổ quốc
- chương 5-10 : quy định về tổ chức BMNN: Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; TAND
và VKSND; Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán NN
- chương 11: hiệu lực của HP và việc sửa đổi HP
Câu 24 : Quyền con người (QCN), quyền công dân (QCD) bao gồm những nhóm quyền cơ bản nào
- QCN là quyền được thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu vốn có của con người mà nếu k
được hưởng thì người ta sẽ k thể sống như 1 con người.
- QCD là những quyền con người được ghi nhận và bảo vệ trong PL quốc gia
- Các nhóm quyền cơ bản của con người :
+ nhóm quyền chính trị : quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý NN và XH, thảo luận
kiến nghị với các CQNN..
+ nhóm quyền dân sự : quyền sống, quyền tự do ngôn luận, lập hội, hội họp..
+ nhóm quyền về kte : quyền tự do kinh doanh tất cả những gì mà PL k cấm, quyền sở hữu thu nhập hợp pháp..
+ nhóm quyền về VH : quyền sử dụng các cơ sở VH, hưởng thụ các giá trị văn hóa
+ nhóm quyền về XH : quyền hưởng an sinh XH, quyền được sống trong môi trường trong lành..
Câu 25 Khái niệm tội phạm, năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS), độ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự; hình phạt và mục đích của hình phạt; Phân biệt tội phạm và vi phạm hành chính
1. Khái niệm tội phạm : là hành vi nguy hiểm cho XH được quy định trong BLHS do
người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc pháp
nhân thương mại thực hiện 1 cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm đến các quan hệ XH
được luật hình sự xác lập và bảo vệ
2. Năng lực trách nhiệm hình sự, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng hay trạng thái của con người, bằng hành vi
của mình, tham gia vào quan hệ PL hình sự.
- độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự : từ đủ 14 tuổi – 16t chỉ phải chịu TNHS trong 1 số tội
nặng được liệt kê trong BLHS, từ đủ 16t trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm.
Câu 26 : Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
- Năng lực pháp luật dân sự là khả năng của chủ thể (cá nhân hoặc pháp nhân) có quyền
dân sự và nghĩa vụ dân sự.
- NL HV DS là khả năng của chủ thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
* Chế định thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật
- Chủ thể hưởng thừa kế
+ là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống
sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
+ là tổ chức thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
- Những người có hành vi sau đây sẽ không được quyền thừa kế:
+ xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc ngược đãi, hành hạ người để lại di sản
+ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
+ lừa dối, cưỡng ép người để lại di sản hoặc giả mạo, sửa chữa di chúc
- Thời hiệu thừa kế: 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản và 3 năm đối
với nghĩa vụ về tài sản của người chết
- Người lập di chúc là người đã thành niên minh mẫn, sáng suốt không bị lừa dối, đe doạ.
Di chúc của người từ 15-18t phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ ok
- Hình thức của di chúc:
+ Văn bản: có người làm chứng hoặc không, có thể công chứng, chứng thực
+ di chúc miệng trong trường hợp tính mạng bị đe dọa và phải có ít nhất 2 người làm
chứng ghi chép lại và sau 5 ngày phải đi công chứng or chứng thực. Sau 03 tháng nếu còn
sống thì di chúc miệng bị huỷ bỏ.
- Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc: cha mẹ vợ chồng con chưa
thành niên hoặc đã thành niên mà k có khả năng lao động thì vẫn được hưởng 2/3 suất
chia theo PL nếu họ không được hoặc được ít hơn 2/3 suất chia theo PL
- Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế do pháp luật quy định. Thừa kế
theo pháp luật được áp dụng khi không có di chúc; di chúc không hợp pháp; người hưởng
thừa kế từ chối hoặc k có quyền
- Các hàng thừa kế theo PL:
+ Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
+ Hàng thừa kế thứ 2: ông bà nội, ông bà ngoại, cháu ruột, anh chị em ruột;
+ Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại; chắt ruột, bác chú cậu cô dì cháu
C27: Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể kết hôn, ly hôn
* Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể
- Các chủ thể của L HNGĐ: NN, nhà trường, các tổ chức xã hội, cộng đồng, gia đình
Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình
Xã hội (nhà trường, các tổ chức xã hội, cộng đồng) có tránh nhiệm giáo dục, vận động,
tuyên truyền thực hiện pháp luật hôn nhân gia đình
Vợ chồng có trách nhiệm thương yêu, chung thủy, chăm sóc, giúp đỡ nhau, có nghĩa vụ
sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của
nghề nghiệp, công việc. Có nghĩa vụ trong việc tạo lập tài sản chung và đóng góp vào các
nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
Cha mẹ con : Thương yêu, tôn trọng, chăm lo con chưa thành niên, con đã thành niên mất
năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình. Con có nghĩa vụ kính trọng, phụng dưỡng cha mẹ
Các thành viên khác của gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau Câu 6
Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy
định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó. Trách nhiệm pháp lí hành chính
gồm khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách chức, buộc thôi việc,…
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính vẫn bao gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền
sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và trục xuất.
Nhìn chung, Quy định về từng hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong Luật Xử lý vi
phạm hành chính đã kế thừa các quy định trước đó và phát triển trên cơ sở khắc phục
những điểm còn hạn chế nhằm đảm bảo tính hợp lí, khoa học, thống nhất trong pháp luật
về xử lí vi phạm hành chính.
Điều 21, Luật Xử lý vi phạm hành chính (văn bản hợp nhất năm 2020) quy định:
“1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định
và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định
là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3. Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định
một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.” 3.1. Cảnh cáo:
Trong các hình thức xử phạt được quy định tại Điều 21, “Cảnh cáo” là hình thức xử phạt
được áp dụng khá phổ biến. Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Cảnh cáo
được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình
tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với
mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.” Hình thức xử phạt này có những đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, cảnh cáo chỉ áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt chính mà không áp
dụng là hình thức xử phạt bổ sung.
Thứ hai, hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng trong hai trường hợp:
– Trường hợp 1: đối với cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên và tổ chức thực hiện vi phạm hành
chính thì hình thức xử phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện:
(1) Vi phạm hành chính không nghiêm trọng; (2) có tình tiết giảm nhẹ; (3) theo quy định
thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
– Trường hợp 2: hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với mọi vi phạm hành
chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Đối với nhóm
đối tượng này, dù vi phạm hành chính do họ thực hiện có nghiêm trọng đến mức độ nào
thì người có thẩm quyền cũng đều áp dụng hình thức xử phát cảnh cáo mà không được áp
dụng các hình thức xử phạt khác. Điều này thể hiện rõ nét sự bảo vệ của nhà nước đối với
trẻ em-nhóm đối tượng được nhà nước, pháp luật và xã hội bảo vệ đặc biệt.
Thứ ba, hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản theo thủ tục xử phạt
không lập biên bản (thủ tục đơn giản) bới tất cả chủ thể có thẩm quyền xử phạt. Cần lưu ý
rằng, theo quy định của pháp luật việc áp dụng hình thức phạt cảnh cáo phải bằng hình
thức văn bản dưới dạng các quyết định xử phạt. Việc xử phạt cảnh cáo dưới hình thức
“bằng miệng” sẽ không có giá trị pháp lý và không được coi là xử phạt cảnh cáo.
Thứ tư, mục đích chính của hình thức xử phạt cảnh cáo là giáo dục ý thức chấp hành
pháp luật của chủ thể vi phạm hành chính. 3.2. Phạt tiền:
Trong Luật XLvi phạm hành chính, phạt tiền được quy định là hình thức xử phạt chính do
dễ dàng, thích hợp áp dụng với cả cá nhân, tổ chức vi phạm và có tính khả thi cao.
Xem thêm: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước
Mức phạt tiền trong Luật XLvi phạm hành chính đã được nâng lên so với các quy định
trước kia, mức phạt tối thiểu là 50.000 đồng đối với cá nhân và 100.000 đồng đối với tổ
chức; mức phạt tiền tối đa là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng
đối với tổ chức. Do các yếu tố đặc thù của vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế; đo
lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hoá; chứng khoán;
hạn chế cạnh tranh nên mức phạt tiền không bị Luật XLvi phạm hành chính khống chế,
mức tối đa áp dụng đối với các vi phạm này căn cứ vào số tiền cá nhân, tổ chức vi phạm
hoặc được lợi từ vi phạm để xác định theo quy định của các luật tương ứng.
Ngoài ra, Luật XLvi phạm hành chính cũng quy định: “… đối với khu vực nội thành của
thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không
quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao
thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội” (khoản 1 Điều 23). Phân
hoá mức phạt tiền giữa khu vực đô thị và các khu vực khác vừa thể hiện sự đánh giá của
Nhà nước về tính chất, mức độ nguy hiểm của vi phạm hành chính cao hơn ở khu vực
này, vừa phù hợp với sự khác biệt về mức sống giữa đô thị và các khu vực khác. Quy
định mức phạt cao cũng là biện pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh với các vi phạm hành
chính đang gia tăng, gây cản trở đến sự phát triển lành mạnh tại các đô thị.
Sự đa dạng các cách thức quy định về mức tiền phạt vừa bảo đảm phù hợp với tính chất
của vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lí nhà nước, vừa cho phép người có
thẩm quyền xử phạt có thể quyết định chính xác mức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi
phạm, tuỳ vào tính chất, mức độ của vi phạm mà họ đã thực hiện.
3.3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt
được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi
trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. So với các quy định trước đó về hình thức xử phạt
có liên quan đến hạn chế quyền thực hiện những hoạt động nhất định của cá nhân, tổ
chức này, quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính có hai điểm thay đổi quan trọng.
Thứ nhất, bên cạnh việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, Luật XLvi
phạm hành chính có quy định thêm về việc đình chỉ hoạt động được áp dụng trong hai trường hợp:
– Trường hợp 1: Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả
năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi
trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
– Trường hợp 2: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt
động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng
đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động là từ
01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có
thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Các quy định của Luật XLvi phạm hành chính là
bảo đảm tương xứng với tính chất, mức độ của vi phạm hành chính và bảo đảm các
quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Xem thêm: Quy định về nguyên tắc trả lương và thời hạn trả lương hàng tháng
3.4. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm
hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính):
Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: “Tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có
liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính
nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức”
Hình thức xử phạt này có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng với tính chất
là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung. Đây là điểm khác biệt cơ bản
của Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012 so với Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính
năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008). Theo đó, trước đây, tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng với tính chất hình thức xử phạt bổ sung.
Thứ hai, hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp
dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nghiêm trọng. Theo đó, tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt nhằm tước bỏ quyền sở hữu
của người vi phạm đối với vật, tiền, hàng hoá, phương tiện và chuyển sang quyền sở hữu nhà nước.
Thứ ba, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng đối với các vi
phạm do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Điều đó có nghĩa là, hình thức xử phạt này không
thể được áp dụng đối với vi phạm hành chính được thực hiện do lỗi vô ý của cá nhân, tổ chức.
Đối với hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì vấn đề có
tính pháp lí quan trọng là phân biệt tang vật với phương tiện. Luật Xử lí vi phạm hành
chính năm 2012 không đưa ra định nghĩa và cũng không có tiêu chí phân biệt giữa tang
vật với phương tiện. Đây là điểm hạn chế trong quy định của pháp luật. 3.5. Trục xuất:
Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại
Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên,
Luật xử lý vi phạm hành chính không xác định rõ đối tượng người nước ngoài thực hiện
vi phạm hành chính trong những lĩnh vực nào, tính chất, mức độ nguy hiểm đến đâu thì bị trục xuất.
Về thẩm quyền, Luật XLvi phạm hành chính đã trao thẩm quyền trục xuất cho giám đốc
công an tỉnh và Cục trưởng Cục quản lí xuất, nhập cảnh thay cho thẩm quyền của Bộ
trưởng Bộ công an. . Quy định này có điểm hợp lí vì hiện nay có nhiều người nước ngoài
đến Việt Nam đầu tư, lao động, học tập lợi dụng các chính sách ưu đãi, khuyến khích của
Nhà nước Việt Nam và sự thiếu hiểu biết của người dân để vi phạm pháp luật cần bị xử lí
nhanh chóng, nghiêm minh. Nếu thẩm quyền trục xuất chỉ thuộc về Bộ trưởng Bộ công
an thì vừa mâu thuẫn với các quy định khác của pháp luật về hình thức, thủ tục xử phạt
liên quan đến trục xuất, vừa làm kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục cần thiết, gây khó
khăn cho công tác quản lí người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
“Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định
và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định
là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3. Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định
một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.” Câu 7
1. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 quy định 07 nguyên tắc bảo vệ môi trường, trong đó nêu rõ:
- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng
đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển
kinh tế – xã hội bền vững.
- Hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phải gắn kết với phát triển
kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt
động phát triển. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình
đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch;
ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi
trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai
thác giá trị tài nguyên của chất thải.
- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ
chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế – xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi.
- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân được hưởng lợi từ môi trường
có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái
môi trường phải chi trả, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi
ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
2. Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường cũng được quy định rõ trong Luật
Bảo vệ môi trường năm 2020, trong đó:
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình
và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để
tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi
trường. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai
thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và
năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng
bảo vệ môi trường khu dân cư….
3. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng quy định cụ thể 14 hành vi bị nghiêm cấm
trong hoạt động bảo vệ môi trường, như:
- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy
trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xả nước thải, xả khí thải ra môi trường chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Phát tán vào môi trường các hóa chất độc hại; vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho
con người, động vật; vi sinh vật chưa được kiểm định; xác súc vật chết do dịch bệnh và
tác nhân độc hại khác đối với con người, sinh vật và tự nhiên.
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường; thải khói, bụi, khí có
mùi độc hại vào không khí.
- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường.
- Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. Nhập khẩu trái phép
phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
- Không thực hiện các công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục
sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan.
- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong
hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường….
4. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng có các quy định cụ thể về bảo vệ môi trường
nước, Bảo vệ môi trường không khí bảo vệ môi trường đất, Bảo vệ môi trường di sản
thiên nhiên, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch, Bảo vệ môi trường quốc
gia, Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, Đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, Bảo vệ môi
trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đô thị và nông thôn.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 (trừ Khoản 3, Điều 29 của Luật
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2021).
Luật này quy định về hoạt động BVMT; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Luật quy định 11 chính sách của Nhà nước về BVMT; trong đó có
Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ
gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động BVMT;
Chính sách tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô
nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên
tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất;
tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về BVMT.
Luật cũng quy định rõ 14 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động BVMT; trong đó có xả
nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
Vậy Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 có những nội dung nào, cùng tìm hiểu bài viết
dưới đây để rõ hơn về vấn đề này.