-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nhà nước pháp quyền - Pháp Luật Đại Cương | Học viện Chính sách và Phát triển
Nhà nước pháp quyền - Pháp Luật Đại Cương | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (070011) 6 tài liệu
Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Nhà nước pháp quyền - Pháp Luật Đại Cương | Học viện Chính sách và Phát triển
Nhà nước pháp quyền - Pháp Luật Đại Cương | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (070011) 6 tài liệu
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Chính sách và Phát triển
Preview text:
Nhà nước pháp quyền 1.
Khái niệm Nhà nước pháp quyền1:
- Nhà nước pháp quyền là một nhà nước liên quan chặt chẽ với pháp luật,
mọi hành vi được pháp luật hợp pháp hóa; Nhà nước pháp quyền là nơi
pháp luật phản ánh ý chí chung của toàn thể một quốc gia và của nhân
dân. Mỗi nhân dân có nghĩa vụ tuân theo pháp luật và đặt việc tôn trọng
các quyền của con người cũng như nguyên tắc tương ứng.
- Ở một góc độ khác, được hiểu là nhà nước thừa nhận tất cả các đạo luật
và văn bản dưới luật do cơ quan lập pháp và Chính phủ (trong khuôn
khổ thẩm quyền của nó) đặt ra, đó là Nhà nước bị hạn chế bằng pháp
luật, Nhà nước đứng trong pháp luật, chứ không phải Nhà nước đứng
ngoài hoặc đứng trên pháp luật.
Tóm lại, Nhà nước pháp quyền được hiểu là hình thức tổ chức nhà
nước mà trong đó vai trò của pháp luật được xem là tối thượng trong
đời sống nhà nước cũng như trong đời sống xã hội.
- Nhà nước pháp quyền được xây dựng và hoạt động dựa trên một cơ sở
hệ thống pháp luật có tính dân chủ, công bằng và đồng thời dựa trên các
nguyên tắc chủ quyền nhân dân, phân công và kiểm soát quyền lực nhà
nước, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của cá nhân, công bằng bình đẳng của xã hội.
1 Nguyễn Hương và Nguyễn Đức Hùng, 2023. Nhà nước pháp quyền là gì? Có phải một kiểu Nhà
nước không? https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/nha-nuoc-phap-quyen-la-gi-883-94519- article.html 2.
Đặc điểm của Nhà nước pháp quyền2:
- Thứ nhất, nhà nước pháp quyền là nhà nước được xây dựng và hoạt
động dựa trên cơ sở một hệ thống pháp luật tiến bộ, dân chủ, khả thi và phù hợp.
Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Dân
chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề
của chế độ nhà nước.
Nhà nước pháp quyền là một nhà nước xây dựng và thực thi một nền
dân chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Nhân dân thực
hiện quyền dân chủ của mình thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp
và dân chủ gián tiếp.
- Thứ hai, nhà nước pháp quyền là nhà nước mà pháp luật đứng ở vị
trí tối thượng không những ở đời sống nhà nước mà còn ở đời sống xã hội.
Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật.
Không phải mọi điều khoản trong Hiến pháp hay Bộ luật nào cũng có
khả năng xây dựng Nhà nước pháp quyền mà các điều luật phải mang
tính dân chủ, công bằng mới xây dựng được một Nhà nước pháp quyền.
- Thứ ba, nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt
động dựa trên cơ sở chủ quyền thuộc về nhân dân
Nhà nước pháp quyền đề cao, tôn trọng và đảm bảo quyền con người
trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội
Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà
nước. Mọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng
và đảm bảo quyền con người, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện
quyền của mình theo đúng các quy định của luật pháp. Mô hình giữa
Nhà nước với cá nhân được xác định theo nguyên tắc: Đối với cơ quan
2 Nguyễn Hương và Nguyễn Đức Hùng, 2023. Nhà nước pháp quyền là gì? Có phải một kiểu Nhà
nước không? https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/nha-nuoc-phap-quyen-la-gi-883-94519- article.html
nhà nước chỉ được làm những gì luật cho phép; đối với công dân được
làm tất cả trừ những điều luật cấm.
- Thứ tư, nhà nước pháp quyền là nhà nước thừa nhận, tôn trọng ,đề
cao và bảo đảm về quyền con người cũng như quyền công dân.
Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực
hiện theo các nguyên tắc dân chủ.
Một nhà nước pháp quyền là một nhà nước do nhân dân cầm quyền và
đảm bảo quyền lợi của công dân một cách công bằng, bình đẳng theo
các quy định của pháp luật.
VD: Quyền tự do ngôn luận; Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của
công dân; Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh
dự và nhân phẩm của công dân; Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã
hội … được quy định trong Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Thứ năm, nhà nước pháp quyền là nhà nước có quyền lực giữa các
cơ quan nhà nước được đảm bảo phân công và kiểm soát dựa trên
hệ thống tổ chức và hoạt động.
Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp.
Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một hệ thống pháp
luật dân chủ và công bằng; do vậy, một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và
pháp luật luôn là một yêu cầu, một điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo
cho Hiến pháp, pháp luật luôn được tôn trọng, đề cao và tuân thủ nghiêm minh.
- Thứ sáu, nhà nước pháp quyền là nhà nước có mối liên hệ và liên
quan mật thiết đến xã hội dân sự.
Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn
trong các mối quan hệ: Nhà nước với kinh tế và Nhà nước với xã hội:
+ Mối quan hệ Nhà nước- Kinh tế: Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước được xác định bởi tính chất, trình độ của các mô hình
kinh tế thị trường, theo hướng Nhà nước tôn trọng, phát huy các quy
luật khách quan của thị trường, thông qua thị trường để điều tiết các
quan hệ kinh tế, đồng thời khắc phục, hạn chế các mặt tiêu cực của thị trường.
+ Mối quan hệ Nhà nước- Xã hội: Thông qua luật pháp để quản lí xã
hội, tôn trọng đề cao vị trí, vai trò và quyền tự chủ của các tổ chức xã
hội và cộng đồng xã hội. 3.
Các yếu tố đánh giá một Nhà nước pháp quyền:
- Báo cáo Chỉ số pháp quyền của Dự án Tư pháp thế giới (WJP)- một báo
cáo đáng tin cậy hàng đầu, nguyên gốc, độc lập về thực hiện nguyên tắc
pháp quyền; khảo sát trên 142 quốc gia với số lượng khảo sát lớn gồm
hơn 152,000 hộ gia đình và 3,400 chuyên gia pháp lý của tất cả các quốc
gia đã đưa ra 9 yếu tố đánh giá sau đây để từ đó xếp hang về chỉ số pháp
quyền của các nước trên thế giới3:
+ Yếu tố 1: Những hạn chế về quyền lực của chính phủ: đo lường mức
độ những nhà cầm quyền bị ràng buộc bởi luật pháp, theo đó quyền hạn
của chính phủ, các quan chức và các đại diện của chính phủ bị hạn chế
và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
+ Yếu tố 2: Không có tham nhũng trong chính phủ
+ Yếu tố 3: Sự cởi mở của chính phủ: đánh giá xem các luật và thông tin
cơ bản về quyền hợp pháp có được công bố rộng rãi hay không và đánh
giá chất lượng của thông tin được chính phủ công bố.
+ Yếu tố 4: Các quyền cơ bản: đo lường mức độ bảo vệ các quyền cơ
bản của công dân cũng như họ có được đảm bảo các quyền cốt lõi của con người hay không.
3 World Justice Project. https://worldjusticeproject.org/our-work/research-and-data/factors-rule-
law#:~:text=Performance%20is%20assessed%20through%2044,Civil%20Justice%2C%20and %20Criminal%20Justice.
+ Yếu tố 5: Trật tự và an ninh: đo lường mức độ xã hội đảm bảo an ninh
cho con người và tài sản.
+ Yếu tố 6: Thực thi pháp luật: đo lường mức độ các quy định được triển
khai và thực thi một cách công bằng và hiệu quả.
+ Yếu tố 7: Tư pháp dân sự: đánh giá xem người dân có thể giải quyết
những khiếu nại của họ một cách hòa bình và hiệu quả thông qua hệ
thống tư pháp dân sự hay không.
+ Yếu tố 8: Tư pháp hình sự: đánh giá hệ thống tư pháp hình sự của một quốc gia.
+ Yếu tố 9: Tư pháp phi chính thức.
- Bảng số liệu về Chỉ số pháp quyền WJP của Việt Nam giai đoạn 2015- 2023: Rule of Law Index 0.51 0.5 0.5 0.49 0.49 0.49 0.49 2015 2016 2017- 18 2019 2020 2021 2022 2023 Rule of Law Index
Xếp hạng 87/142 ( theo số liệu năm 2023)
Xét số liệu của Việt Nam trên 9 yếu tố trên rồi rút ra nhận xét. 4.
Chức năng của Pháp quyền: Về mặt xã hội: -
Giảm nghèo và thúc đẩy thịnh vượng chung -
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thể chế trong lĩnh vực tư pháp, trở
nên dễ tiếp cận, hiệu quả và công bằng hơn; đồng thời thúc đẩy công
bằng trong các lĩnh vực phát triển đất đai, vùng ngoại ô và đô thị.
Bảo vệ các quốc gia khỏi xung đột, bạo lực Về mặt kinh tế: -
Nâng cao hiệu quả kinh tế của quốc gia. -
Hệ thống pháp quyền đề cao tự do ngôn luận, phòng chống tham nhũng,
độc quyền… => Tạo ra một môi trường công bằng cho tự do, cạnh tranh;
như vậy, nền kinh tế của đất nước mới có thể phát triển. Về mặt chính trị: -
Xây dựng nhà nước với vai trò thượng tôn pháp luật => Không ai có thể
nằm ngoài sự quản lí của pháp luật -
Giúp quốc gia hoạch định chính sách và xây dựng chiến lược phát triển
theo đúng tinh thần của luật pháp 5.
Các quốc gia có thể chế pháp quyền đặc biệt trên thế giới: Đan Mạch: -
Đan Mạch được biết tới là một trong những nước có hệ thống pháp
quyền hoàn thiện và tuyệt đối nhất toàn cầu. Căn cứ theo nghiên cứu của
Dự án Tư pháp thế giới về Chỉ số pháp quyền, Đan Mạch trong 8 năm
liên tiếp kể từ khi dự án diễn ra đều dẫn đầu bảng xếp hạng. - To be continued… Anh: - To be continued…