Nhà nước và cách mạng xã hội - Chủ Nghĩa Xã hội khoa học | Đại học Tôn Đức Thắng
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộmáy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năngquản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị của giaicấp thông trị. Nhà nước được ra đời khi xã hội hình thành giai cấp vàđấu tranh giai cấp. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (TĐT02)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
III- NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI 1. Nhà nước
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ
máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng
quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị của giai
cấp thông trị. Nhà nước được ra đời khi xã hội hình thành giai cấp và
đấu tranh giai cấp. Để giải thích cho sự ra đời của nhà nước, người ta
đã đặt ra những giả thuyết dựa theo cách nhìn nhận và phương pháp
tiếp cận của từng giai đoạn lịch sử.
Theo đó có hai quan điểm chính là quan điểm phi mácxítvà quan
điểm mácxít về nhà nước. Tuy nhiên do không đạt đủ trình độ về
nhận thức và thiếu tính khoa học, các quan điểm phi mácxít không
giải thích đúng và đủ các vấn đề về nhà nước. Thời gian sau đó, các
quan điểm về nhà nước đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác-Lênin luận giải trên cơ sở khoa học, bổ sung và phát triển theo
lập trường duy vật biện chứng. Quan điểm mácxít đạt được giá trị
khách quan về các vấn đề cơ bản xoay quanh nhà nước đồng thời
thấy được nhà nước là một hiện tượng lịch sử, mang bản chất giai cấp
a) Nguồn gốc của nhà nước
Quan niệm duy vật về lịch sử sự ra đời và phát triển của các thiết
chế trong xã hội có giai cấp được Ph.Ăngghen làm rõ qua tác phẩm
“Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”. Theo
tác phẩm, sự phát triển hình thức gia đình qua các giai đoạn lịch sử
tác động lên sự thay đổi của các thiết chế nhà nước. Khi xã hội phát
triển đến một giai đoạn nhất định, nhà nước sẽ được sinh ra để duy
trì sự tồn tại của xã hội.
Thực tế cho thấy trong xã hội nguyên thủy, loài người sống trong thị
tộc, bộ lạc với tình trạng kinh tế thấp kém, những quyền lực trong
tay tộc trưởng chưa đủ vững mạnh để phân rõ cấp bậc. Vì lí do đó
mà nhà nước chưa thể xuất hiện ở giai đoạn này.
Đi kèm với áp lực phát triển xã hội để nâng cao chất lượng cuộc
sống, năng lực sản xuất của lao động ngày một tăng cao và xuất
hiện của cải dư thừa. Sự bất bình đẳng diễn ra dẫn đến hình thành
các cuộc đấu tranh nổi dậy nhằm chiếm đoạt của cải và quyền lực.
Quan hệ bình đẳng giữa xã hội loài người bị rạn nứt, hình thành nên
chế độ tư. Bạo lực được sử dụng như một công cụ để giai cấp thống
trị thể hiện và bảo vệ quyền lực của mình trước những cuộc nổi dậy
của giai cấp bị thống trị. Dẫn đến mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày
càng gay gắt và tự chúng không tự giải quyết được nên cần có một
lực lượng đủ mạnh để duy trì trật tự xã hội. Cuộc đấu tranh giữa 2
giai cấp đối kháng mang tính quyết định cho sự hình thành nên nhà
nước là vào thời cổ đại khi mâu thuẫn của giai cấp chủ nô và giai cấp
nô lệ diễn ra mãnh mẽ, đe dọa đến sự tồn tại của cả một xã hội loài người
Mục đích nhà nước ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu duy trì trật tự xã
hội nhưng V .I. Lenin cũng cho rằng sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ
rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được.
Điều đó chứng minh cho hai nguyên nhân dẫn đến sự hình thành
nhà nước, nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân xã hội. Sự phát triển
của lực lượng sản xuất tạo nên lượng của cải dư thừa làm xuất hiện
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và về của cải đã gián tiếp ảnh
hưởng đến quá trình hình thành nhà nước. Trong đó chế độ tư hữu
kéo theo sự phân chia giai cấp trong xã hội và đến khi mâu thuẫn
giữa các giai cấp đối kháng không thể điều hòa được sẽ xuất hiện
nhà nước. Tuy nhiên nhà nước không xóa bỏ hành vi bốc lột khi mà ở
đó giai cấp thống trị sẽ luôn được đảm bảo về quyền lực và lợi ích.
b) Bản chất của nhà nước
Theo Ph.Ăngghen, nhà nước “chẳng qua chỉ là một bộ máy của một
giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác, điều đó, trong chế
độ cộng hòa dân chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độ quân
chủ”1. Theo quan điểm mácxít, nhà nước ra đời khi xã hội đạt tới
một trình độ nhất định dẫn đến sự phân chia giai cấp và xuất hiện
mâu thuẫn giữa các giai cấp. Do vậy, nhà nước không phải là một
khái niệm trừu tượng. Nhà nước được giai cấp thống trị lập ra để trở
thành công cụ duy trì trật tự xã hội dựa trên các nguyên tắc bảo vệ
quyền lợi của và địa bị của họ
Có thế nói bản chất nhà nước là một tổ chức chính trị của một giai
cấp thống trị về mặt kinh tế, nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn
áp sự phán kháng của giai cấp khác. Ngoài ra, nhà nước còn mang
tính xã hội vì nó là đại diện chính thức cho xã hội và thực hiện công
việc chung của cộng đồng
c) Đặc trưng cơ bản của nhà nước
Để phân biệt nhà nước với các thiết chế khác trong xã hội cần phải
nhật biết được các đặc trưng của nhà nước. Ba đặc trưng cơ bản
được V .I. Lenin nhắc trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng là:
1. Nhà nước quản lý cư dân trên một vùng lãnh thổ nhất định
1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.22, tr.290
Vào giai đoạn xã hội nguyên thủy, các bộ lạc, thị tộc được hình
thành theo quan hệ huyết thống. Nhưng nhà nước có quy mô lớn
hơn, không chỉ theo huyết thống mà còn ngoài huyết thống khi
xuất hiện thêm các mối quan hệ không phụ thuộc vào chính kiến,
nghề nghiệp hay dân tộc và tồn tại trong một phạm vi lãnh thổ
nhất định. Từ đó hình thành nên các biên giới quốc gia và quyền
lực nhà nước chỉ có hiệu lực trong phạm vi biên giới quốc gia đó.
Đồng thời, nhà nước cũng là nắm vai trò cho khâu quản lý việc
xuất nhập cảnh trong khu vực lãnh thổ của mình
2. Nhà nước có hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp
mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên
Trước khi nhà nước được hình thành, các thị tộc quản lý cộng
đồng bằng ràng buộc về đạo đức và uy tín. Tuy nhiên, kể từ sau
sự phát triển của xã hội và quy mô dân cư được mở rộng, quyền
lực của các tộc trưởng sẽ không còn vững chắc như giai đoạn
trước. Thấy được điều này, nhà nước phải có các biện pháp hợp lý
để thực hiện quyền lực của mình lên người dân trong lãnh thổ.
Tác phẩm, V .I. Lenin có nhắc nhà nước sử dụng “những đội vũ
trang đặc biệt, trong tay có những nhà tù”2 để trấn áp các giai
cấp khác và buộc người khác phải phục tùng ý chí của giai cấp
cầm quyền. Nói cách khác sự cưỡng bức của pháp luật chính là
công cụ của nhà nước để duy trì trật tự xã hội và đảm bảo địa vị.
Ngoài ra bộ máy cưỡng chế của nhà nước còn bao gồm các lực
lượng quân đội và công an.
3. Nhà nước có hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy chính quyền
Ph. Ăngghen từng đề cập trong tác phẩm của mình: “nắm được
quyền lực công cộng và quyền thu thuế, bọn quan lại, với tư cách
là những cơ quan của xã hội, được đặt lên trên xã hội”3. Thuế
xuất hiện với tư cách là chế độ đóng góp của công dân nhưng
mang tính cưỡng chế đối với toàn bộ xã hội. Đây là một trong
những nguồn thu tài chính được tạo ra để duy trì hoạt động của
nhà nước. Bên cạnh thuế là quốc trái thu được do sự cưỡng bức
hoặc tự nguyện từ công dân.
d) Chức năng cơ bản của nhà nước
Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nó ra đời để tổ
chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội. Do đó để thực hiện
được đúng mục đích tồn tại, nhà nước phải đồng thời thực hiện nhiều
2. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.33, tr.12
3. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.33, tr.15
chức năng. Theo đó các chức năng được nhắc là: chức năng thống trị
chính trị và chức năng xã hội, chức năng đối nội và đối ngoại,…
Chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội
Nhà nước được xem là một công cụ thống trị giai cấp và hệ thống
pháp luật là biện pháp nhà nước sử dụng để bảo vệ giai cấp đó. Như
vậy chức năng thống trị chính trị của nhà nước thực hiện việc đàn áp
sự phản khán của giai cấp bị trị, các lực lượng chống đối nhằm duy
trì trật tự xã hội và quyền lợi cho giai cấp thống trị.
Chức năng xã hội của nhà nước được biểu hiện qua việc nhà nước
thực hiện nhiệm vụ quản lý những hoạt động chung của xã hội (gồm
các lĩnh vực như thủy điện, y tế, giáo dục, giao thông vận tải,…)
nhằm mục đích ổn định trật tự của xã hội dựa trên quan điểm của
giai cấp thống trị. Như vậy, tuy coi nhà nước nhân danh xã hội
nhưng trên thực tế nhà nước là đại diện cho giai cấp thống trị trong thời đại tương ứng.
Hai chức năng này có mối quan hệ liện quan đến nhau. Do bản chất
giai cấp, nhà nước bao giờ cũng đặt chức năng thống trị chính trị của
mình lên đầu. Nhà nước thực hiện việc thống trị đó thông qua bộ hệ
thống chính sách và pháp luật lên toàn bộ xã hội trên cơ sở bảo vệ
cho quyền lợi của giai cấp thống trị. Có thể nói, chức năng thống trị
chính trị của nhà nước giữ vai trò quyết định, chi phối và định hướng
chức năng xã hội của nhà nước.
Tuy nhiên Ph. Ăngghen cho rằng: “chức năng xã hội là cơ sở của sự
thống trị; và sự thống trị chính cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn
thực hiện chức năng xã hội đó của nó”4. Dựa trên những cơ sở thực
tiễn được Ph. Ăngghen chứng minh càng khẳng định chức năng xã
hội của nhà nước có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của nhà nước.
Tóm lại, chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội có mối
quan hệ hữu cơ với nhau. Nhà nước muốn tồn tại lâu dài phải chú ý
đến chức năng xã hội và giải quyết ổn thỏa các vấn đề giai cấp
Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
Nhà nước sử dụng các công cụ như chính sách xã hội, cơ quan
truyền thông, luật pháp,.. nhằm duy trì trật tự xã hội trong tất cả các
lĩnh vực chính là đang thực hiện chức năng đối nội. Thông qua đó
giải quyết những nhu cầu chung của toàn xã hội một cách thường
xuyên trên cỡ sở quan điểm của giai cấp thống trị.
4. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.253
Bên ngoài phạm vi quốc gia, nhà nước thực hiện chức năng đối ngoại
để mở rộng quan hệ với các nước khác nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc
gia hay đáp ứng về nhu cầu trao đổi kinh tế,.. Chính sách đối ngoại
hợp lí là tiền đề cho sự phát triển của các quốc gia trong xã hội hiện
đại. Qua đó các quốc gia không chỉ quan hệ với nhau mà còn kết nối
với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ,…
Trong mối quan hệ của chức năng đối nội và chức năng đối ngoại,
chức năng đối nội giữ vai trò chủ yếu. Trước khi xây dựng niềm tin
với các nước bên ngoài, phải đảm bảo giải quyết những công việc
trong xã hội và duy trì trật tự xã hội qua lăng kính của giai cấp thống
trị. Như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện chức
năng đối ngoại. Chức năng đối ngoại được thực hiện tốt cũng góp
phần nâng cao vai trò của thể chế nhà nước, thúc đẩy chức năng đối nội phát triển theo.
Sự phân định các chức năng của nhà nước chỉ có ý nghĩa tương đối
vì các chứ năng bao hàm nhau và tác động lẫn nhau
đ) Các kiểu và hình thức nhà nước
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhà nước tồn tại đa dạng hình thức
và căn cứ vào tính chất giai cấp của nhà nước mà có thể phân biệt
các kiểu nhà nước. Cơ sở để xác định kiểu nhà nước là học thuyết
Mác- Lênin về các hình thái kinh tế xã hội. Trong đó có bốn kiểu nhà
nước tương ứng với từng giai đoạn lịch sử: nhà nước chủ nô quý tộc,
nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, nhà nước vô sản. Đặc điểm
chung của các kiểu nhà nước đều là công cụ thống trị và đại diện cho giai cấp thống trị
Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách tổ chức, phương
thức thực hiện quyền lực nhà nước của giai cấp thống trị. Hình thức
nhà nước được quy định bởi bản chất giai cấp của nhà nước, cơ cấu
giai cấp và các đặc điểm truyền thống chính trị của mỗi quốc gia – dân tộc
Thời đại chiếm hữu nô lệ ở phương Tây tiêu biểu ở các nước Hy Lạp,
La Mã cổ đại đã hình thành nên kiểu nhà nước chủ nô quý tộc với hai
hình thức khác nhau (nhà nước quân chủ chủ nô, nhà nước cộng hòa
dân chủ chủ nô). Về bản chất đều là công cụ thống trị của giai cấp
chủ nô nhằm thực hiện sự chuyên chính đối với nô lệ. Trong tác
phẩm “Bàn về nhà nước”, V.I. Lênin viết: “trong thời đại chế độ nô
lệ, dù là quân chủ hay cộng hòa quý tộc hay cộng hòa dân chủ, đều là nhà nước chủ nô”5
5. V.I Lênin: Toàn tập, Sđd, t.39, tr.86.
Ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nộ lệ hoặc trực tiếp từ xã
hội cộng sản nguyên thủy là kiểu nhà nước phong kiến thời trung cổ.
Nhà nước tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là nhà nước phong kiến
tập quyền và nhà nước phong kiến phân quyền. Sự khác biệt rõ nhất
ở các hình thức là nhà nước phong kiến tập quyền tập trung quyền
lực hoàn toàn vào tay vua hay hoàng đế, trong khi đó nhà nước
phong kiến phân quyền lại phân tán thế lực ở các địa phương, quyền
lực của vua, hoàng đế bị hạn chế. Nhìn chung bản chất của các hình
thức đều vẫn là công cụ thống trị của giai cấp địa chủ, phong kiến.
Kết thúc giai đoạn phong kiến, xã hội tư bản xuất hiện nhằm thích
ứng với hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa. Đa dạng hình thức
nhà nước tồn tại nhưng về bản chất đều là công cụ thống trị của giai
cấp tư sản lên giai cấp vô sản và quần chúng lao động khác trong xã
hội. V.I. Lênin cũng từng đề cập trong tác phẩm của mình rằng
“những hình thức của các nhà nước tư sản thi hết sức khác nhau,
nhưng thực chất chỉ là một: chung quy lại thì tất cả những hình thức
nhà nước ấy, vô luận thế nào, cũng tất nhiên phải là nền chuyến chính tư sản”
Là kiểu nhà nước “đặc biệt” khi nhà nước của số đông thống trị số ít,
kiểu nhà nước vô sản có chức năng cơ bản là xây dựng trật tự xã hội
mới và lật đổ chế độ bốc lột sức người. Kiểu nhà nước vô sản xuất
hiện từ sau các cuộc đấu tranh cách mạng giành chính quyền nhà
nước từ tay giai cấp địa chủ, phong kiến và chính quyền đô hộ.
Trong đó xuất hiện nhiều hình thức với các tên gọi khác nhau nhưng
điểm chung là nhân dân lao động được làm chủ xã hội, thực hiện
mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Để đạt được mục
tiêu đó, yêu cầu giai cấp vô sản phải thực hiện các chức năng bao
gồm chức năng tổ chức xây dựng và chức năng trấn áp. Đồng thhời
phải thực hiện nguyên tắc dân chủ của nền dân chủ vô sản.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam từng tồn tại hình thức nhà nước phong kiến
trung ương tập quyền và nhà nước phong kiến phân quyền từ thế kỷ
X đến nửa sau thế kỷ XIX. Sau chiến thắng Cách mạng Tháng Tám
năm 1945, Việt Nam ta không trải qua giai đoạn nhà nước tư bản mà
đi thẳng lên kiểu nhà nước vô sản. Từ đó ra đời nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, lật đổ hoàn toàn nhà nước thuộc địa nửa phong
kiến. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chịu sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản theo nguyên tắc: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ”. Có thể nói về bản chất tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về dân, “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân nhân”
2. Cách mạng xã hội
a) Nguồn gốc của cách mạng xã hội
Cách mạng xã hội là sự thay đổi đột ngột về cơ cấu và bản chất của
xã hội từ hình thái kinh tế - xã hội cũ sang hình thái kinh tế - xã hội
tiến bộ hơn. Đây là một hiện tượng lịch sử có nguồn gốc sâu xa từ
mong muốn phát triển của lực lượng sản xuất và mâu thuẫn với
quan hệ sản xuất. Khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh điểm sẽ nổ ra
cách mạng xã hội để giải quyết vấn đề. Hay nói cách khác, đấu
tranh giai cấp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách mạng xã hội.
Trong đó tiêu biểu phải kể đến là cách mạng tư sản và cách mạng
vô sản. Trên thực tế theo Ph. Ăngghen, sự thay thế chế độ mẫu
quyền bằng chế độ phụ quyền cũng được xem là một cuộc cách mạng xã hội thật sự
b) Bản chất của cách mạng xã hội
Cách mạng xã hội khác với tiến hóa xã hội và cải cách xã hội. Trong
khi tiến hóa xã hội là sự thay đổi dần dần từng yếu tố xã hội để bắt
kịp nhu cầu phát triển xã hội. Hay cải cách xã hội chỉ thay đổi lĩnh
vực riêng lẻ của đời sống, tạo sự phát tiển xã hội theo hướng tiến bộ.
Thì cách mạng xã hội mang tính đột phá và thay đổi toàn bộ đời
sống xã hội. Bên cạnh đó, nhiều khi cải cách xã hội là bộ phận hợp
thành của cách mạng xã hội.
Cách mạng xã hội cũng không giống với đảo chính vì nó không làm
thay đổi căn bản chế độ xã hội. Đảo chính chỉ có ý nghĩa là cách
mạng khi nó thực sự là một bộ phận của phong trào cách mạng
Tính chất của cách mạng xã hội chịu sự quy định bởi mâu thuẫn cơ
bản, nhiệm vụ, mục tiêu và các yếu tố khác trong quá trình diễn ra
cách mạng. Lấy ví dụ cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt
Nam mang tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì
mục địch chính là lật đổ chế độ thống trị của chính quyền thực dân,
phong kiến dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hay Cách mạng Tháng Mười
Nga là cuộc cách mạng vô sản, đồng thời thực hiện cuộc giải phóng
cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị.
Bên cạnh đó bản chất của các mạng xã hội cũng đề cập đến lực
lượng cách mạng xã hội. Bao gồm những giai cấp, tầng lớp có lợi ích
gắn bó, tham gia vào các phong trào hay thực hiện mục đích của
cuộc cách mạng. Tính chất, điều kiện lịch sử cách mạng quy định
cho lực lượng chính của cách mạng xã hội.
Động lực của cách mạng xã hội là những giai cấp, tầng lớp có lợi ích
gắn bó chặt chẽ và lâu dài với cách mạng
Đối tượng của cách mạng xã hội là những giai cấp và những lực
lượng đối lập cần phải đánh đổ của cách mạng
Giai cấp lãnh đạo cách mạng xã hội là giai cấp đại diện cho phương
thức sản xuất tiến bộ, chịu trách nhiệm dẫn dắt cách mạng xã hội đi đến thành công
Điều kiện khách quan của cách mạng xã hội là điều kiện, hoàn cảnh
kinh tế - xã hội, chính trị bên ngoài tác động đến.
Tình thế cách mạng xuất hiện khi khủng hoảng chính trị của giai cấp
thống trị trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế diễn ra. Mặt khác tình
thế cách mạng là sự phát triển đến đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai
cấp, khiến cho thể chế chính trị cũ phải bị thay thế bởi một thể chế
chính trị khác tiến bộ hơn. Cách mạng xã hội chỉ có thể xuất hiện khi
có tình thế cách mạng nhưng không phải tình thế cách mạng nào
cũng làm nổ ra cách mạng nếu không có sự kết hợp với những thay
đổi khách quan và chủ quan khác.
Nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội bao gồm ý chí, niềm tin,
trình độ giác ngộ và nhận thức của lực lượng cách mạng vào mục
tiêu và nhiệm vụ cách mạng. Nhân tố chủ quan có thể mang vai trò
quyết định cho kết quả của cuộc cách mạng khi đạt đủ điều kiện khách quan
Thời cơ cách mạng là thời điểm đặc biệt thi điều kiện khách quan và
các nhân tố chủ quan đạt đến một mức độ phù hợp, thuận lợi nhất
cho việc bùng nổ cách mạng. Nếu không lựa chọn đúng thời cơ cách
mạng thì cuộc cách mạng có thể không diễn ra hoặc sẽ không đạt
được kết quả tốt đẹp nếu nổ ra
c) Phương pháp cách mạng
Để đi đúng hướng mục tiêu của cách mạn xã hội, việc lựa chọn
phương pháp cách mạng phù hợp là vô cùng cần thiết
Phương pháp cách mạng bạo lực là hình thức phổ biến khi bạo lực
được sử dụng như một công cụ để giành chính quyền. V.I. Lênin cho
rằng: “ nhà nước tư sản bị thay thế bởi nhà nước vô sản (chuyên
chính vô sản) không thể bằng con đường “tiêu vong” được, mà chỉ
có thể, theo quy luật chung, bằng một cuộc cách mạng bạo lực thôi”6
Ngược lại, dù không sử dụng bạo lực nhưng phương pháp hòa bình
cũng là một hình thức để giành chính quyền. Phương pháp hòa bình
là phương pháp đấu tranh nghị trường nhưng chỉ có thể xảy ra khi
6. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.33, tr.27
đủ điều kiện: một, giai cấp thống trị mất ý chí chống lại lực lượng
cách mạng; hai, lực lượng cách mạng áp đảo kẻ thù. Tuy điều kiện
để giành chính quyến ít khả năng xảy ra nhưng phương pháp hòa
bình hạn chế được thiệt hại về vật chất hơn so với phương pháp bạo lực
Hiện nay, Việt Nam phải đối mặt với chiến lược “diễn biến hòa bình”
từ các thế lực thù địch, phản động. Bên cạnh đó là các phần tử cơ
hội và bất mãn chính trị hoạt động ráo riết, chống phá cách mạng
ngày càng tinh vi, nguy hiểm. Điều này làm giảm uy tín, niềm tin
của nhân dân đối với Đảng. Vì vậy phải nhận diện và kiên quyết đấu
tranh ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đước trong nội bộ
d) Vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay
Xã hội hiện nay có nhiều đổi mới so với những năm 70 của thế kỷ
XX. Phải kể đến là sự phát triện vượt bật bởi khoa học và công nghệ
hiện đại. Nhưng đi kèm với đó là cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi
trường, nạn đói và bệnh tật vẫn còn diễn ra. Những cuộc xung đột
về giai cấp cũng không còn gay gắt mà thay vào đó là xung đột về
sắc tộc, tôn giáo. Phần lớn những bất đồng đó được ưu tiên giải
quyết bằng đối thoại, hòa giải.
Theo nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác – Lênin khó có thể
bùng nổ những cuộc cách mạng xã hội nhưng nó sẽ diễn ra dưới
hình thức chuyển hóa, phát triển từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh