Nhà nước xã hội chủ nghĩa và vấn đề - Chủ Nghĩa Xã hội khoa học | Đại học Tôn Đức Thắng
Bộ máy nhà nước XHCN được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất quyền lực. Tínhthống nhất quyền lực xuất phát từ quan điểm: tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụngquyền lực nhà nước thông qua các cơ quan đại diện, mà trước hết là cơ quan quyền lực nhà nước caonhất của đất nước. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (TĐT02)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nhà nước XHCN và vấn đề “nửa nhà
nước", “nhà nước tự tiêu vong"
I. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa 1.1 Khái niệm
Nhà nước XHCN là tổ chức quyền lực của nhân dân, đại diện cho nhân dân quản lý mọi mặt
của đời sống xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Để thực hiện nhiệm vụ tổ chức và quản lý toàn diện cần
lập ra một bộ máy nhà nước. Xuất phát từ bản chất của nhà nước, bộ máy nhà nước XHCN có những đặc điểm sau:
-Bộ máy nhà nước XHCN được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất quyền lực. Tính
thống nhất quyền lực xuất phát từ quan điểm: tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng
quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan đại diện, mà trước hết là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước.
-Bộ máy nhà nước XHCN được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất,
nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp. Việc phân công này nhằm mục đích phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước, khắc phục sự chồng chéo về quyền hạn của các bộ phận khác
nhau trong cơ cấu bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
-Bộ máy nhà nước XHCN có chức năng thống nhất quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Để thực hiện chức năng này, nhà nước thiết lập ra các cơ quan nhà nước. Có thể phân chia các cơ
quan trong bộ máy nhà nước theo nhiều cách khác nhau:
+Xét theo hình thức thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp thì cơ quan nhà nước
được chia thành cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.
+Xét theo trình tự thành lập thì cơ quan nhà nước XHCN được chia thành các cơ quan do
nhân dân trực tiếp bầu ra (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) và các cơ quan không do nhân dân trực tiếp
bầu ra (như nguyên thủ quốc gia do cơ quan quyền lực nhà nước bầu ra).
+Xét theo tính chất thẩm quyền thì phân cơ quan nhà nước XHCN thành cơ quan có thẩm
quyền chung và cơ quan có thẩm quyền riêng.
+Xét theo cấp độ thẩm quyền của cơ quan nhà nước XHCN được chia thành cơ quan nhà
nước ở trung ương và cơ quan nhà nước ở địa phương.
1.2 Sự ra đời của nhà nước chủ nghĩa xã hội (mục bổ sung)
Khát vọng về một xã hội công bằng, dân chủ, bình đẳng và bác ái đã xuất hiện từ lâu trong
lịch sử. Xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân lao động muốn thoát khỏi sự áp bức, bất công và
chuyên chế, ước mơ xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và những giá trị của con người được tôn
trọng, bảo vệ và có điều kiện để phát triển tự do tất cả năng lực của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa
ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản.
Tuy nhiên, chỉ đến khi xã hội tư bản chủ nghĩa xuất hiện, khi mà những mâu thuẫn giữa quan
hệ sản xuất tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất với tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng
sản xuất trở nên ngày càng gay gắt dẫn đến dẫn tới cuộc khủng hoảng về kinh tế và mâu thuẫn sâu sắc
giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản làm xuất hiện các phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản , thì
trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, Đảng cộng sản mới được thành lập để lãnh đạo phong trào
đấu tranh cách mạng và trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng. Bên cạnh
đó, giai cấp vô sản được trang bị bởi vũ khí lý luận là chủ nghĩa Mác – Lênin với tư cách cơ sở lý luận
để tổ chức, tiến hành cách mạng và xây dựng nhà nước của giai cấp mình sau chiến thắng. Cùng với
đó, các yếu tố dân tộc và thời đại cũng tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của giai cấp vô
sản và nhân dân lao động của mỗi nước. Dưới tác động của các yếu tố khác nhau và cùng với đó là
mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp vô sản và nhân dân lao động với giai cấp bóc lột, cách mạng vô sản
có thể xảy ra ở những nước có chế độ tư bản chủ nghĩa phát triển cao hoặc trong các nước dân tộc thuộc địa.
Tùy vào đặc điểm và điều kiện của mỗi quốc gia, sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa
cũng như việc tổ chức chính quyền sau cách mạng có những đặc điểm, hình thức và phương pháp phù
hợp. Song, điểm chung giữa các nhà nước xã hội chủ nghĩa là ở chỗ, tổ chức thực hiện quyền lực của
nhân dân, là cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân, thực hiện việc tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa,
xã hội của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Như vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mà ở đó, sự thống trị chính trị
thuộc về giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ tất cả các mặt của đời sống
xã hội trong một xã hội phát triển cao – xã hội chủ nghĩa.
1.3 Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của bộ máy nhà nước XHCN
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN là những tư tưởng, nguyên lý
chủ đạo, xuyên suốt trong việc tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương
đến địa phương. Việc tuân thủ triệt để các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các nguyên tắc này bao gồm:
–Nguyên tắc Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội
Sự lãnh đạo của Đảng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng tổ chức và hoạt
động của nhà nước XHCN. Đó là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho việc phát huy quyền làm chủ của
nhân dân trong việc tham gia quản lý công việc nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước thể hiện ở các mặt sau:
+Đảng đề ra đường lối chính trị, chủ trương chính sách lớn cho hoạt động của nhà nước.
+Chỉ đạo và quyết định các vấn đề quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước.
+Thực hiện sự kiểm tra, hướng dẫn, lãnh đạo các cơ quan nhà nước hoạt động theo đúng
đường lối, chính sách, nghị quyết do Đảng đề ra.
–Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào công việc quản lý nhà nước
Xuất phát từ bản chất nhà nước XHCN là nhà nước thuộc về nhân dân, việc nhân dân tham gia vào
quản lý công việc của nhà nước là hết sức cần thiết, tạo khả năng phát huy quyền làm chủ của nhân
dân. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện như sau:
+Phải đảm bảo cho nhân dân tham gia đông đảo và tích cực vào việc tổ chức lập ra bộ máy nhà nước.
+Phải đảm bảo cho nhân dân tham gia vào việc quản lý nhà nước và quyết định những vấn đề
trọng đại của đất nước.
+Phải đảm bảo cho nhân dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
– Nguyên tắc tập trung dân chủ
nguyên tắc thể hiện sự hài hòa giữa sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của cơ quan nhà nước cấp trên
với việc mở rộng dân chủ rộng rãi để phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới nhằm đạt hiệu
quả cao trong quản lý nhà nước. Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện những điểm sau:
+Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước.
+Tất cả cơ quan đại diện các cấp đều do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông
bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
+Cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương, các quyết định
của cấp trên có giá trị bắt buộc đối với cấp dưới.
+Cơ quan nhà nước cấp trên kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước cấp dưới. Cơ quan nhà
nước cấp dưới chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan nhà nước cấp trên.
+Các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của cơ quan được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
+Loại trừ tệ nạn quan liêu, tình trạng vô tổ chức, vô kỷ luật góp phần tăng cường pháp chế và
kỷ luật trong quản lý nhà nước.
– Nguyên tắc pháp chế XHCN
Nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi có sự tôn trọng triệt để pháp luật trong việc tổ chức và hoạt động
của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nghĩa là việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải
tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Trong khi thi hành công vụ, mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ
công chức phải tuân thủ theo đúng pháp luật.
Mặt khác, nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của
cơ quan, cán bộ công chức nhà nước, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. 2. Bản chất của NN XHCN
So với các kiểu nhà nước khác trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới,
có bản chất khác với các bản chất của các kiểu nhà nước bóc lột trong lịch sử. Tính ưu việt về mặt bản
chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên các phương diện:
-Về kinh tế, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh tế của xã
hội chủ nghĩa, đó là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu. Do đó, không còn tồn tại quan
hệ sản xuất bóc lột. Nếu như tất cả các nhà nước bóc lột khác trong lịch sử đều là nhà nước theo đúng
nghĩa của nó, nghĩa là bộ máy của thiểu số những kẻ bóc lột để trấn áp, đa số nhân dân lao động bị áp
bức, bóc lột, thì nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan
cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là nhà
nước theo đúng nghĩa, mà chỉ là “nửa nhà nước”. Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao
động trở thành mục tiêu hàng đầu của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
-Về văn hóa, xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý
luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời
mang những bản sắc riêng của dân tộc. Sự phân hóa giữa các giai cấp, tầng lớp từng bước được thu
hẹp, các giai cấp, tầng lớp bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội để phát triển.
3.Hình thức nhà nước XHCN 3.1 Hình thức chính thể
Tất cả các nhà nước XHCN đều có chính thể cộng hòa dân chủ. Hình thức chính thể của nhà
nước XHCN được hình thành theo nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện
quyền lực thông qua cơ quan đại diện quyền lực của mình. Hình thức cộng hòa dân chủ XHCN có
những biểu hiện khác nhau, thông qua Công xã Paris, nhà nước Xô Viết, nhà nước dân chủ nhân dân. Công xã Paris
Công xã Paris là hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử, ra đời trong cuộc
khởi nghĩa vũ trang năm 1871 của công dân thủ đô Paris.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự xuất hiện của Công xã Paris là do có những mâu thuẫn gay
gắt, không thể điều hòa được giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp
là do, sau thất bại nặng nề của nước Pháp trong cuộc chiến tranh với nước Phổ (1870 – 1871), cùng
với chính sách đối ngoại đầu hàng và chính sách đối nội phản động của Chính phủ Pháp do Chi-e cầm
đầu, phong trào đấu tranh của nhân dân và các lực lượng tiến bộ Pháp ngày càng trở nên mạnh mẽ,
đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô Paris ngày 18/3/1871. Đến ngày 28/3/1871,
Hội đồng Công xã được tuyên bố thành lập, làm chức năng quản lý xã hội, gồm các đại biểu của công
nhân và nhân dân lao động. Các công xã cách mạng cũng được tuyên bố thành lập ở Li-ông, Mác-xây,
Tu-lu-dơ và một số thành phố khác của nước Pháp.
Ngay sau khi ra đời, Công xã Paris đã đề ra nhiều chính sách nhằm xây dựng một nhà nước
kiểu mới. Trong mọi hoạt động của mình, Công xã đều dựa vào những sáng kiến và sức mạnh của
quần chúng. Trước hết, để bảo vệ chính quyền vô sản, tránh sự đàn áp của bọn tư sản và địa chủ,
Công xã chú ý đến nhiệm vụ vũ trang toàn dân. Sắc lệnh đầu tiên của Công xã là quyết định thủ tiêu
quân đội nhà nghề – công cụ mù quáng của giai cấp thống trị – thay thế bằng Vệ quốc quân, một quân
đội con em của nhân dân. Cùng với đó, Công xã cũng tiến hành giải tán lực lượng cảnh sát cũ và dựa
vào nhân dân vũ trang để bảo vệ trật tự trị an xã hội. Có thể nói, trước Công xã Paris, chưa bao giờ vị
trí, vai trò của nhân dân lại được đề cao như vậy. Đó là một trong những tiến bộ lớn nhất của Công xã Paris
Để tỏ rõ tính ưu việt của Công xã, bộ máy nhà nước theo hình thức Nghị viện tư sản được
thay thế bằng Hội đồng Công xã. Đây là cơ quan cao nhất của nhà nước vô sản do tuyển cử phổ thông
bầu ra. Hội đồng Công xã ban bố luật pháp và lập những ủy ban để thi hành luật pháp. Có tất cả 10 ủy
ban do Uỷ viên Công xã đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Công xã. Những người đứng đầu
này phần đông là công nhân, còn lại là những người được thừa nhận làm đại biểu của giai cấp công
nhân, đều do tuyển cử mà ra và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào khi mất tín nhiệm. Ngoài ra, Hội
đồng Công xã còn ra sắc lệnh tách Nhà thờ khỏi những hoạt động của Nhà nước, đóng cửa tòa án tư
sản, huỷ bỏ ngân sách về tôn giáo,…
Về kinh tế – xã hội, Hội đồng Công xã giao quyền quản lý các xí nghiệp, nhà máy mà chủ tư
bản bỏ trốn cho công nhân. Ở các nhà máy, xí nghiệp mà chủ tư bản đang làm chủ, Hội đồng
Công xã quản lý chế độ tiền lương công nhân, nghiêm cấm cúp phạt dưới mọi hình thức đối
với công nhân, cấm làm việc ban đêm (Sắc lệnh ngày 20/4/1871). Hội đồng Công xã ban bố
chế độ ngày làm việc 8 giờ và điều chỉnh mức lương cho công nhân theo năng lực chuyên
môn và tính chất công việc. Hội đồng Công xã cũng quy định giá cả lương thực, thực phẩm
và hoàn trả các khoản nợ trước đây; bãi bỏ dịch vụ cầm đồ, trả lại đồ cầm cho công nhân;
thay đổi điều kiện ăn ở cho người nghèo; bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ; xây dựng
các cơ sở giữ trẻ cho con em công nhân…
Về văn hoá – giáo dục, Hội đồng Công xã ra sắc lệnh tách nhà thờ khỏi hệ thống giáo dục,
thay thế đội ngũ giáo viên là cha cố bằng giáo viên mới, tăng lương cho giáo viên. Hội đồng
Công xã ra sắc lệnh quy định chế độ giáo dục bắt buộc, miễn phí đối với lứa tuổi học sinh.
Ngày 2/5/1871, Hội đồng Công xã quyết định thành lập 2 trường trung học chuyên nghiệp.
Ngày 21/5/1871, Hội đồng Công xã ra sắc lệnh thủ tiêu việc kinh doanh nghệ thuật tư nhân và
trực tiếp quản lý các công trình, di sản văn hoá cũng như các hoạt động nghệ thuật để phục vụ đông
đảo quần chúng; khuyến khích các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác những tác phẩm văn học phục
vụ cho sự nghiệp của Công xã.
Với những gì đã làm được, Công xã Paris đã chứng minh đó là một nhà nước kiểu mới của
giai cấp vô sản, là nhà nước của quần chúng, được nhân dân lao động và công nhân nhiều nơi trên thế
giới đồng tình, ủng hộ noi theo. Tóm lược lại thì Công xã Paris có một số đặc điểm đặc trưng sau:
Công xã Paris đã xóa bỏ chế độ đại nghị tư sản thành lập ra hệ thống cơ quan đại diện mới, đó là Hội đồng công xã.
Công xã Paris đã thực hiện việc đập tan bộ máy nhà nước cũ thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân.
Công xã Paris đã xác lập chế độ dân chủ mới, đã thực hiện một số biện pháp để bảo vệ lợi ích
của giai cấp công nhân và tạo điều kiện để giai cấp công nhân và nhân dân lao động tham gia
vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội.
Mặc dù công xã Paris tồn tại trong 72 ngày, song sự nghiệp cách mạng của Công xã Pari vẫn
mãi mãi là một tấm gương vĩ đại, là sự cổ vũ và khích lệ lớn lao đối với trường sử đấu tranh của giai
cấp vô sản trên toàn thế giới. Sự nghiệp của Công xã là sự nghiệp của cách mạng xã hội, sự nghiệp
giải phóng hoàn toàn những người lao động về chính trị và kinh tế, là sự nghiệp của giai cấp vô sản
toàn thế giới. Đánh giá vai trò lịch sử của Công xã Paris, năm 1908, V.I. Lê-nin cho rằng Công xã
Paris là kiểu mẫu vĩ đại nhất của phong trào vô sản vĩ đại nhất trong thế kỷ XIX. Nhà nước Xô Viết
“Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”. Có thể coi luận điểm đó của V.I.
Lê-nin như là một trong những quy luật quan trọng nhất của sự tiến bộ lịch sử. Cuộc cách mạng của
giai cấp công nhân ở Paris năm 1871 thất bại nhanh chóng, bởi vì nó đã không thể tự bảo vệ được
mình trước sự chống trả quyết liệt của thù trong, giặc ngoài. Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười
Nga vĩ đại thành công (năm 1917), lập nên một nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới và
đứng vững trước sự chống phá liên tiếp của bọn phản cách mạng trong nước, cùng sự can thiệp vũ
trang của 14 nước đế quốc suốt ba năm (1918 – 1920), bởi vì nó đã biết tự bảo vệ.
Xô Viết xuất hiện là kết quả sáng kiến cách mạng của quần chúng trong cuộc tổng bãi công
của công nhân thành phố Petrôgrat năm 1905 với tư cách là Hội đồng đại biểu công nhân. Trên cơ sở
nghiên cứu kinh nghiệm của công xã Paris và tình hình nước Nga, V.I.Lenin đã kết luận: “hình thức
cộng hòa Xô Viết không những là hình thức tổ chức chính trị hợp lý nhất của giai cấp công nhân mà
còn là hình thức duy nhất phù hợp với điều kiện của nước Nga. Cộng hòa Xô Viết là sự kế thừa và
phát triển của công xã Paris. Do vậy, Cộng hòa Xô Viết có những đặc điểm sau:
Nhà nước Xô Viết là tổ chức chính quyền, thể hiện ý chí và nguyện vọng của quần chúng,
được thành lập trên cơ sở cách mạng của công nhân, nông dân, binh lính.
Nhà nước Xô Viết tạo ra một hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động trên
cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ. Hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương
được thành lập trên cơ sở bầu cử. Các quyết định của cơ quan cấp trên có hiệu lực bắt buộc
đối với các cơ quan cấp dưới. Các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ chịu trách nhiệm cho
từng cơ quan và cá nhân đối với công việc được
Nhà nước Xô Viết quy định quyền ưu tiên trong bầu cử các cơ quan đại diện. Quyền bầu cử
chỉ thuộc về nhân dân lao động, còn các phần tử bóc lột không những bị tước quyền bầu cử
mà còn bị hạn chế các quyền chính trị khác như cấm hội họp, cấm tự do báo chí và ngôn luận.
Nhà nước Xô Viết đã trải qua những giai đoạn phát triển đầy khó khăn, phức tạp và mâu
thuẫn. Vì vậy, trong công cuộc cải tổ, cơ cấu nhà nước Xô Viết cũng đã có sự thay đổi mạnh
nhằm phù hợp với tình hình cụ thể của xã hội.
Nhà nước dân chủ nhân dân
Hình thức nhà nước dân chủ nhân dân xuất hiện sau chiến tranh thế giới lần thứ hai trong một
số nước châu Âu như Ba Lan, Bungari, Hungari, Rumani, Tiệp Khắc,… và ở Châu Á như Việt Nam,
Triều Tiên, Trung Quốc. Hình thức nhà nước dân chủ nhân dân có những đặc điểm sau:
Nhà nước dân chủ nhân dân (trừ Việt Nam và Bungari) ra đời đều đã sử dụng phương pháp
hòa bình và bạo lực, đều thực hiện bước chuyển tiếp từ cách mạng dân chủ nhân dân sang
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Tổ chức mặt trận tổ quốc, mặt trận nhân dân là hai hình thức cơ bản để tập hợp các lực lượng
xã hội. Mặt trận có vai trò quan trọng trong việc thành lập và củng cố chính quyền. Thành
phần của mặt trận gồm nhiều đảng chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, nhiều lực lượng xã hội
khác nhau, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Nhà nước dân chủ nhân dân thực hiện nguyên tắc bầu cử bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Trong thời kỳ mới thành lập, nhà nước dân chủ nhân dân sử dụng một số chế định pháp luật
cũ nhưng không trái với nguyên tắc chế độ mới và được bổ sung những nội dung mới. 3.2 Hình thức cấu trúc
Nhà nước XHCN hình thành hai cấu trúc cơ bản, đó là: nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang. Nhà nước đơn nhất
Nhà nước đơn nhất có những đặc điểm cơ bản sau:
Nhà nước đơn nhất có chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn thống nhất.
Các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương tạo thành một hệ thống nhất, có tính thứ
bậc, trực thuộc rõ ràng, địa phương phục tùng trung ương.
Nhà nước và xã hội tổ chức và thực hiện trên cơ sở một hiến pháp, một hệ thống pháp luật
thống nhất, trong đó các đạo luật chỉ do cơ quan quyền lực tối cao ban hành. Các văn bản
pháp luật của chính quyền địa phương được ban hành trên cơ sở các văn bản của cấp trên. Nhà nước liên bang
Trong lịch sử, nhà nước liên bang XHCN được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng
của các quốc gia độc lập có chủ quyền. Từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, ngày
nay không có một nhà nước XHCN nào có hình thức cấu trúc liên bang. Do vậy, nhà nước liên bang
có những đặc điểm sau:
Các nước cộng hòa trong liên bang là các quốc gia có chủ quyền, có quyền ngang nhau không
phụ thuộc vào số lượng dân cư và diện tích lãnh thổ.
Các nước cộng hòa trong liên bang có hiến pháp và hệ thống pháp luật riêng, tổ chức bộ máy
nhà nước riêng. Các đạo luật của liên bang là cơ sở pháp lý có tính nguyên tắc đối với hệ
thống pháp luật của các nước cộng hòa.
Trong nhà nước liên bang tồn tại hai hình thức quyền lực nhà nước: quyền lực liên bang và
quyền lực của các nước cộng hòa.
Nhà nước liên bang XHCN hình thành trên cơ sở giải quyết các vấn đề dân tộc, khác với nhà
nước liên bang tư sản hình thành trên cơ sở sự thống nhất về mặt lãnh thổ.
Các nước cộng hòa là thành viên nhà nước liên bang không phải là chủ thể độc lập của luật quốc tế.
Mặc dù hình thức nhà nước tuy khác nhau nhưng bản chất của nhà nước XHCN giống nhau,
đều thực hiện nền dân chủ XHCN.
II . VẤN ĐỀ NỬA NHÀ NƯỚC , NHÀ NƯỚC TIÊU VONG 1. Nửa nhà nước
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước đặc biệt, nhà nước không còn nguyên nghĩa mà
là “nửa nhà nước”, nhà nước tự tiêu vong khi cơ sở kinh tế, xã hội cho sự tồn tại của nhà nước không
còn nữa. V.I.Lênin cho rằng, trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, sự trấn
áp vẫn còn tất yếu, nhưng đó là sự trấn áp của đa số bị bóc lột đối với thiểu số bóc lột.
Các cơ quan đặc biệt, bộ máy trấn áp đặc biệt là “nhà nước” vẫn còn cần thiết, nhưng chúng không
còn là nhà nước theo đúng nghĩa nữa mà là nhà nước quá độ, trong đó “Chính quyền mới với tính
cách là chuyên chính của tuyệt đại đa số, đã có thể duy trì và đã được duy trì chỉ là nhờ vào sự tín
nhiệm của quần chúng đông đảo, chỉ bằng lôi cuốn một cách tự do nhất, rộng rãi nhất và mạnh mẽ
nhất toàn thể quần chúng tham gia chính quyền… Đó là chính quyền công khai đến với mọi người,
làm mọi việc trước mặt quần chúng, quần chúng dễ dàng gần gũi nó, nó trực tiếp sinh ra từ quần
chúng, là cơ quan trực tiếp đại biểu cho quần chúng nhân dân và cho ý chí của họ”.
Vì thế, nhà nước xã hội chủ nghĩa là “nhà nước không còn nguyên nghĩa”, “nhà nước nửa nhà
nước”, “nhà nước quá độ” để rồi chuyển dần tới một chế độ tự quản của nhân dân.
Trong quan điểm của các nhà kinh điển Mác - xít, nhà nước là một bộ máy cai trị của giai cấp thống
trị, vì thế chức năng giai cấp và chức năng xã hội luôn thống nhất và quan hệ biện chứng với nhau.
Khi chức năng giai cấp yếu thì chức năng xã hội mạnh và ngược lại, cho nên, khi chức năng giai cấp
yếu đi thì chức năng xã hội ngày một mạnh hơn và đến khi chức năng giai cấp không còn nữa (khi xã
hội không còn giai cấp) thì nhà nước chỉ còn chức năng xã hội, lúc đó nhà nước không còn bản chất
của bộ máy cai trị của giai cấp thống trị nữa mà chuyển thành bộ máy tự quản của cộng đồng.
Trong xã hội chủ nghĩa, với những đặc trưng cơ bản về kinh tế (chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất cơ bản) và xã hội (giai cấp công nhân là giai cấp thống trị, nhưng lợi ích của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động là thống nhất với nhau; làm theo năng lực, hưởng theo lao động) , chức
năng xã hội của nhà nước nổi trội hơn cả hay nói cách khác chức năng giai cấp của nhà nước ngày
một yếu đi, chức năng xã hội của nhà nước ngày một mạnh hơn. Đây là những biểu hiện cho thấy, nhà
nước xã hội chủ nghĩa không còn “nguyên bản” nhà nước nữa mà chuyển dần sang thiết chế tự quản, phi giai cấp của mình. 2. Nhà nước tiêu vong
-Theo các nhà kinh điển mác - xít, cơ sở xã hội cho sự ra đời, tồn tại của nhà nước là mâu
thuẫn giai cấp không thể điều hòa được và cơ sở kinh tế là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, vì thế khi
những cơ sở sở xã hội và kinh tế này mất đi thì nhà nước - “bộ máy cai trị” của giai cấp thống trị sẽ mất đi.
-Trong “Thư gửi A.Bê-ben” (3-1875), Ph.Ăngghen có giải thích: Nhà nước chỉ cần thiết khi
nó được sử dụng như một công cụ, “một thiết chế tạm thời” của giai cấp này “để trấn áp kẻ địch của
mình”. Khi mâu thuẫn đối kháng giai cấp không còn nữa, sự khác biệt giữa giai cấp được thủ tiêu -
nói cách khác, tình trạng áp bức giai cấp đã bị loại trừ thì “khi đó một lực lượng đặc biệt để đàn áp tức
là nhà nước, cũng sẽ không còn cần thiết nữa”. “Giai cấp tiêu vong thì nhà nước cũng tiêu vong. Xã
hội sẽ tổ chức lại nền sản xuất trên cơ sở liên hiệp tự do và bình đẳng giữa những người sản xuất, sẽ
đem toàn thể bộ máy nhà nước xếp vào cái vị trí thật sự của nó lúc bấy giờ: vào viện bảo tàng đồ cổ,
bên cạnh cái xa kéo sợi và cái rìu bằng đồng”
-Đồng thời, khi bàn đến vấn đề “nhà nước tiêu vong”, V.I.Lênin cũng chỉ rõ, “cơ sở kinh tế
làm cho nhà nước tiêu vong hoàn toàn là chủ nghĩa cộng sản đạt tới một trình độ phát triển cao khiến
mọi sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay không còn nữa, và do đó, cũng không còn
một trong những nguồn gốc chủ yếu của sự bất bình đẳng xã hội hiện nay”.Theo đó, khi cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân chống lại sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi,
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động bắt tay vào xây dựng
một nhà nước kiểu mới để tiến tới mục tiêu cuối cùng là xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản -
khi đó nguyên tắc phân phối “làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu” sẽ trở thành hiện thực : “nhà
nước sẽ có thể tiêu vong hoàn toàn khi xã hội đã thực hiện được nguyên tắc: “làm hết năng lực, hưởng
theo nhu cầu”, nghĩa là khi người ta đã rất quen tôn trọng những quy tắc cơ bản của đời sống chung
trong xã hội, và năng suất lao động của người ta đã lên cao đến mức người ta sẽ tự nguyện làm hết năng lực”
-Với lý luận này cho chúng ta hiểu hai điều:
+Khi giai cấp thống trị này không còn thì nhà nước của giai cấp thống trị đó sẽ mất đi.
+Trong tương lai, khi giai cấp không còn, nghĩa là mâu thuẫn đối kháng giai cấp mất đi thì
nhà nước nước cũng sẽ hoàn toàn mất đi chức năng giai cấp của mình, chỉ còn duy nhất chức năng xã
hội, lúc đó nhà nước trở thành thiết chế tự quản trong xã hội và thực hiện các chức năng xã hội thuần túy vì cộng đồng.
-Sự tự tiêu vong của nhà nước hay tự mất đi của nhà nước nghĩa là sự tiêu vong đó không
phải do ý chí chủ quan của một chủ thể nào trong xã hội mà đây là quá trình tự nhiên, tất yếu theo quy
luật vận động khách quan của xã hội loài người, dù giai cấp thống trị bằng cách này hay cách khác để
cố giữ địa vị thống trị của mình thì sớm hay muộn nhà nước của giai cấp thống trị đó sẽ bị mất đi khi
điều kiện kinh tế và xã hội của giai cấp này mất đi.