-
Thông tin
-
Quiz
Nhận Diện Được Những Điều Kiện Cần Thiết Để Lập Kế Hoạch Cho Khởi Nghiệp | Kế toán
Nhận Diện Được Những Điều Kiện Cần Thiết Để Lập Kế Hoạch Cho Khởi Nghiệp | Kế toán với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Kế toán (7340301) 20 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Nhận Diện Được Những Điều Kiện Cần Thiết Để Lập Kế Hoạch Cho Khởi Nghiệp | Kế toán
Nhận Diện Được Những Điều Kiện Cần Thiết Để Lập Kế Hoạch Cho Khởi Nghiệp | Kế toán với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kế toán (7340301) 20 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN BÀI TẬP NHÓM
MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
ĐỀ TÀI: NHẬN DIỆN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT
ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CHO KHỞI NGHIỆP
Lớp niên chế: K24KDQTA HÀ NỘI – 9/2022
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG HỆ CHÍNH QUY BÀI TẬP NHÓM
MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
ĐỀ TÀI: NHẬN DIỆN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT
ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CHO KHỞI NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Khánh Phương Danh sách nhóm: 1. Nguyễn Thị Kim Ngân 24A4050298 (NT) 2. Nguyễn Thị Lệ Xuân 24A4052297 3. Nguyễn Thị Ngọc Ánh 24A4052868 4. Nguyễn Quỳnh Trang 24A4050595 5. Nguyễn Thanh Bình 24A4052874 6. Đinh Thị Phương Linh 24A4050187 7. Phạm Mỹ Uyên 24A4052291 Hà Nội - 9/2022 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN KHỞI NGHIỆP 1
1.1.Khái niệm về khởi nghiệp 1
1.2.Các khái niệm liện quan đến khởi nghiệp 1
1.2.1. Khởi nghiệp 4.0 là gì? 1
1.2.2. Nhà khởi nghiệp là gì? 1
1.2.3. Vốn khởi nghiệp là gì? 1
1.2.4 Cơ hội khởi nghiệp là gì? 2
1.2.5 Tại sao cần khởi nghiệp? 2
CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN
THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ 3
2.1. Tự đánh giá bản thân (Bước 1) 3
2.1.1. Đánh giá bản thân về sở thích, kỹ năng, giá trị sống và tính cách của bản thân: 3 2.1.2. Mô hình SWOT: 5
2.2. Xác định mục tiêu nghề nghiệp (Bước 2) 6
2.2.1. Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn 6
2.2.2. Sử dụng quy tắc SMART để xác định mục tiêu nghề nghiệp 8
2.3. Nghiên cứu công việc (Bước 3) 11
2.3.1. Tìm kiếm các trang web tuyển dụng và những công việc phải làm liên quan đến xuất nhập khẩu: 11
2.3.2. Các kỹ năng cần thiết cho nghề xuất nhập khẩu: 12
2.4. Quyết định nghề nghiệp (Bước 4) 14
2.4.1. Tìm hiểu thông tin kỹ càng: 14
2.4.2. Danh sách các công việc yêu thích nhất: 14
2.4.3. Cho điểm theo các tiêu chí: 15
2.4.4. Xác định được ưu nhược điểm của xuất nhập khẩu 15
2.4.5. Triển vọng thăng tiến trong nghề xuất nhập khẩu: 17
2.5. Tham khảo ý kiến chuyên viên về ngành xuất nhập khẩu (Bước 5) 17
2.6. Lập kế hoạch thực hiện (Bước 6) 18
2.6.1. Xác định được những kỹ năng và kiến thức quan trọng về nghề: 18
2.6.2. Kế hoạch học tập các môn liên quan đến ngành 18
2.6.3. Kế hoạch phát triển kỹ năng mềm: 19
2.6.4. Kế hoạch làm việc tương lai: 20
2.7. Xem xét và đánh giá kế hoạch trong tương lai của bản thân (Bước 7) 20 KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 LỜI CẢM ƠN
Bốn tuần tìm hiểu ngắn ngủi vừa rồi là cơ hội cho chúng em tổng hợp và hệ thống
hóa lại những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để nâng cao kiến thức. Tuy
chỉ có khoảng thời gian ngắn, chúng em đã được mở rộng tầm nhìn và tiếp thu rất nhiều
kiến thức về bài tập nhóm liên quan đến vấn đề khởi nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu,
chúng em đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của và sự cổ động
tinh thần của cô Khánh Phương Khoa Kế toán-Kiểm toán và các bạn lớp K24KDQTA đã
giúp chúng em có được những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành tốt bài tập nhóm này.
Bài tập nhóm môn nguyên lý kế toán với đề bài “Nhận diện những điều kiện cần
thiết để lập kế hoạch cho khởi nghiệp ” của ngành KDQT liên quan đến ngành xuất nhập
khẩu là kết quả của quá trình tìm hiểu tích cực, nghiên cứu kĩ lưỡng, cũng là của sự giúp
đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn của cô giáo và bạn học trong suốt thời gian qua. Qua trang viết
này nhóm nghiên cứu xin gửi lời biết ơn tới những người đã giúp đỡ bọn em trong thời
gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa rồi.
Trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu tìm hiểu, chúng em nhận thấy mình đã cố
gắng nhưng vì kiến thức vẫn có hạn chế nên vẫn còn thiếu sót, mong thầy cô bổ sung để
bài tập được hoàn thiện hơn.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan bài tập nhóm “Nhận diện những điều kiện cần thiết
để lập kế hoạch cho khởi nghiệp” là công sức của tất cả các thành viên trong nhóm.
Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong bài tập này đã được nêu rõ trong
phần tài liệu tham khảo. Các dữ liệu, đánh giá là hoàn toàn xuất phát từ ý kiến của
nhóm em trong quá trình tìm hiểu và thảo luận.
Chữ ký của thành viên nhóm 1. Nguyễn Thị Kim Ngân 2. Nguyễn Thị Lệ Xuân 3. Nguyễn Thị Ngọc Ánh 4. Phạm Mỹ Uyên 5. Đinh Thị Phương Linh 6. Nguyễn Thanh Bình 7. Nguyễn Quỳnh Trang
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH
Hình 1: Khởi nghiệp là gì? 1 Hình 2: Ứng dụng Momo 1
Hình 3: Cơ hội nghề nghiệp 2 Hình 4: Mô hình SWOT 5
Hình 5: Mục tiêu nghề nghiệp 6 Hình 6: Nguyên tắc SMART 8
Hình 7: Công việc liên quan đến xuất nhập khẩu 11
Bảng 1: Phân tích mô hình SWOT 6
Bảng 2: Bảng đánh giá tiêu chí liên quan đến công việc của Kinh doanh quốc tế 15
Bảng 3: Ưu, nhược điểm của ngành xuất khẩu 16 LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triển như vũ bão của ngành kinh tế, Việt Nam đang trên con đường hội
nhập, hợp tác và phát triển sâu rộng và toàn diện về mọi mặt. Khu vực hóa, toàn cầu hóa
ngày càng được thể hiện rõ nét và là xu hướng của tương lai thế giới, chi phối mọi hoạt
động kinh tế của tất cả các nước. Qua tìm hiểu ngành học Kinh doanh quốc tế mà chúng
em đang theo học, là ngành đón đầu xu hướng trong thời đại thương mại hóa toàn cầu.
Kinh doanh quốc tế thật sự là một ngành hay, ngành học năng động, luôn cập nhật các xu
hướng mới nhất của nền kinh tế thế giới. Ngành học có thể trang bị các kĩ năng làm việc
nhóm, kỹ năng đàm phán – thương lượng, cách thức tiếp cận các thị trường nước ngoài
tiềm năng, cạnh tranh với sức ép từ các doanh nghiệp khác,... Ngoài ra, còn có thêm
những trải nghiệm về các nền văn hóa khác nhau, phát triển bản thân toàn diện hơn, về
luật lệ kinh doanh quốc tế, mở rộng sự hiểu biết, trau dồi thêm vốn sống, mang về nguồn
ngoại tệ dồi dào cho đất nước,…
Việt Nam trên chặng đường đi lên thành nước phát triển đã rất nỗ lực vươn lên từng
bước. Một trong những con đường mà Việt Nam lựa chọn đó là Đẩy mạnh hoạt động xuất
nhập khẩu. Chính vì vậy, nhóm chúng em đã có những kế hoạch cho nghề xuất nhập khẩu
mà nhóm em dự định cho những năm ra trường. Nó phù hợp với tính cách của chúng em:
đầy tham vọng trong công việc,hướng ngoại, thích ngoại giao; luôn sẵn sàng thay đổi để
trở thành người góp phần định hình cho nền kinh tế Việt Nam. Qua trang viết này nhóm
nghiên cứu xin gửi lời biết ơn tới những người đã giúp đỡ bọn em trong thời gian học tập
- nghiên cứu khoa học vừa rồi.
Trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu tìm hiểu, chúng em nhận thấy mình đã cố
gắng nhưng vì kiến thức vẫn có hạn chế nên vẫn còn thiếu sót, mong thầy cô bổ sung để
bài tập được hoàn thiện hơn.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN KHỞI NGHIỆP
1.1.Khái niệm về khởi nghiệp
Khởi nghiệp là quá trình, hành động tạo ra lĩnh vực hoạt động mới cho riêng mình
hoặc bắt đầu một nghề nghiệp hay sự nghiệp nào đó.
Khởi nghiệp cũng có thể hiểu là người cung cấp cho thị
trường những sản phẩm/dịch vụ mới chưa từng xuất hiện hoặc kinh
doanh những sản phẩm đã có mặt trên thị trường nhưng được “sửa
đổi” theo cách của mình.
Ví dụ: Momo nhất định sẽ là cái tên đầu tiên cần phải được nhắc tới. Tuy chỉ mới
chính thức ra mắt khách hàng vào năm 2014, Momo đã nhanh
chóng góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi số trong thói quen thanh
toán của người Việt. Hiện nay, ví điện tử Momo có hơn 10 triệu
người dùng cùng hệ sinh thái dịch vụ gần như đáp ứng mọi nhu
cầu thiết yếu như: ăn uống, giải trí, du lịch, hóa đơn, điện thoại,
chuyển tiền, thanh toán, bảo hiểm, v.v.
1.2.Các khái niệm liện quan đến khởi nghiệp
1.2.1. Khởi nghiệp 4.0 là gì?
Khởi nghiệp 4.0 là khởi nghiệp trên nền tảng trí tuệ nhân tạo và cách làm việc với
con người trong doanh nghiệp được đổi mới. Đây được xem là xu thế phổ biến hiện nay
với nhiều mô hình mới mẻ khác nhau.
Một số lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ có thể kể đến như trí tuệ nhân tạo AI,
robot, xe tự lái, công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ in 3D.
1.2.2. Nhà khởi nghiệp là gì?
Nhà khởi nghiệp là người có ý tưởng kinh doanh riêng có xu hướng trở thành người
quản lý, người sáng lập hoặc đồng sáng lập ra những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới,…
1.2.3. Vốn khởi nghiệp là gì?
Vốn khởi nghiệp trong tiếng Anh là Startup Capital. Vốn khởi nghiệp là khoản tài
chính mà bạn đầu tư để phát triển một sản phẩm, dịch vụ mới. 1
Vốn khởi nghiệp có thể được cung cấp bởi các nhà đầu tư, ngân hàng. Nếu muốn
được các nhà đầu tư góp vốn vào thì trước tiên bạn nên có kế hoạch kinh doanh vững chắc.
1.2.4 Cơ hội khởi nghiệp là gì?
Cơ hội nghề nghiệp là những thời cơ quan trọng trong
những thời điểm thích hợp mang lại cơ hội, may mắn để bạn
có được sự nghiệp thành công. Cơ hội nghề nghiệp có thể đến
bất kỳ lúc nào mà bạn không hề hay biết, nó không nằm trong
dự định và tầm kiểm soát của bạn.
Hiện nay, cơ hội khởi nghiệp dành cho mọi người được
mở rộng nhiều hơn bởi một số lý do sau đây:
● Thời đại 4.0 giúp công việc trở nên dễ dàng hơn.
● Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp.
● Môi trường kinh tế có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả trong nước và nước ngoài.
● Sự đa dạng các hàng hóa, dịch vụ cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
công nghệ tạo điều kiện thuận lợi để khởi nghiệp.
● Theo công bố của Tổ chức Sở hữu trí tuệ năm 2017, Việt Nam đứng thứ 47/127
quốc gia và vùng lãnh thổ về tính sáng tạo.
1.2.5 Tại sao cần khởi nghiệp?
Khởi nghiệp mang lại rất nhiều giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích cho xã
hội, cho người lao động.
Đối với cá nhân theo đuổi việc khởi nghiệp, hoạt động này giúp họ tạo ra công việc,
thu nhập cho chính mình mà không phải bắt đầu từ việc đi làm thuê. Họ được tự do trong
công việc, và nếu công ty của họ phát triển tốt thì nguồn thu nhập của họ có thể cao gấp
nhiều lần so với thu nhập do đi làm thuê mang lại.
Đối với xã hội và nền kinh tế thì các công ty khởi nghiệp tạo ra thêm nhiều công ăn
việc làm. Điều này giúp đất nước giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập
cho người lao động nuôi sống bản thân và gia đình. 2
CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC ĐIỀU
KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ
2.1. Tự đánh giá bản thân (Bước 1)
2.1.1. Đánh giá bản thân về sở thích, kỹ năng, giá trị sống và tính cách của bản thân: 2.1.1.1. Sở thích: o
Đọc sách, tài liệu về lĩnh vực Sales, Marketing và xuất nhập khẩu o
Nghe các bài giảng thuyết về cách đàm phán, thuyết phục trong kinh doanh. o
Thường xuyên cập nhật kiến thức cho bản thân về tình hình kinh tế thế giới
và trong nước, các xu hướng kinh tế hiện nay,... o
Đọc các bài báo tiếng anh liên quan đến nghề xuất nhập khẩu
2.1.1.2. Kỹ năng (skill):
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thực
hiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên môn hoặc việc
liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp,…
● Kỹ năng mềm (soft skill): là những kỹ năng quan trọng liên quan tới mặt trí tuệ,
cảm xúc. Kỹ năng mềm chứng tỏ khả năng hòa nhập, tương tác với xã hội, cộng
đồng, tập thể,… Có thể thấy, kỹ năng mềm không mang tính chuyên môn mà liên
quan tới tính cách, cảm xúc nhiều hơn. o
Một số ví dụ về kỹ năng mềm:
▪ Kỹ năng giao tiếp (rất quan trọng)
▪ Kỹ năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm
▪ Kỹ năng đàm phán, giải quyết vấn đề, xử lý khủng hoảng
▪ Kỹ năng quản lý thời gian
▪ Kỹ năng lãnh đạo: Định hướng, tạo ảnh hưởng, điều phối mọi người
▪ Kỹ năng thuyết trình: Trình bày luận văn, luận án, giảng dạy trước đám đông,…
Mỗi thành viên trong nhóm em hầu như có khả năng quản lý thời gian cho việc học,
tự học và đi làm thêm. Giao tiếp tương đối ổn, có thể thuyết phục được người khác trong
giao tiếp,... Và còn có kế hoạch tham gia các khóa học bồi dưỡng thêm kỹ năng đàm phán, thương thuyết,... 3
● Kỹ năng cứng (hard skill): những kiến thức, hiểu biết hoặc trải nghiệm thực hành
có tính chất thiên về kỹ thuật. Kỹ năng cứng thường mang tính chuyên môn. Nói
cách khác, kỹ năng cứng dùng để chỉ trình độ, kiến thức chuyên môn, bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. o
Một số ví dụ về kỹ năng cứng:
▪ Kỹ năng tin học văn phòng: Đánh máy, soạn thảo, tính toán excel,…
▪ Kỹ năng ngoại ngữ: Thông thạo một hoặc nhiều tiếng nước ngoài.
Tiếng Anh, Nhật,…hiện đang rất phổ biến.
Về kỹ năng cứng, mỗi thành viên đang dần hoàn thiện sau 4 năm Đại học và vị trí
công tác nghề nghiệp sau này 2.1.1.3. Giá trị sống:
Giá trị sống là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với
cuộc sống của mỗi con người. Giá trị sống trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được. o
Mỗi thành viên có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm o
Tinh thần trách nhiệm trong làm việc nhóm hay công việc cá nhân o
Sự đoàn kết với nhau trong tập thể để phấn đấu làm việc cùng nhau o
Thành viên trong nhóm có tính trung thực để mọi việc đều minh bạch,
không bất công và lẫn lộn với nhau.
2.1.1.4: Tính cách của bản thân:
Tính cách là đặc điểm về nội tâm của mỗi con người, mà có ảnh hưởng trực tiếp đếnsuy
nghĩ, lời nói và hành động của người đó. o
Là người luôn lạc quan dù thời điểm gặp khó khăn, chán nản o
Dễ có cảm hứng về các vấn đề chiến lược kinh doanh, đam mê về xu hướng kinh tế thay đổi o
Có tham vọng về phát triển những dự định trong tương lai o
Khả năng thích nghi tốt với các môi trường khác nhau
2.1.2. Mô hình SWOT:
Trong cuộc sống, ai biết cách tận dụng thế mạnh và tài năng của
mình thì sẽ dễ dàng đạt được thành công cũng như gặp ít khó khăn hơn
nếu nhận biết được điểm yếu và kiểm soát chúng. 4
Nhưng làm sao để biết đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu? Làm sao phân tích cơ
hội và nguy cơ. Đó là lúc bạn cần dùng tới kỹ thuật phân tích SWOT.
SWOT có một sức mạnh đặc biệt giúp bạn khám phá cơ hội tiềm ẩn, thấu hiểu điểm
yếu để từ đó kiểm soát và loại trừ những nguy cơ làm tổn thương tới khả thăng tiến. ✤ STRENGTHS (Điểm mạnh) ✤ WEAKNESS (Điểm yếu
● Ưu điểm nào chỉ bản thân mới có?
● Công việc hay trốn tránh vì sợ
(Bằng cấp, trình độ, kỹ năng, mối không làm tốt quan hệ.
● Mọi người đánh giá về những điểm
● Việc nào bạn có thể làm tốt hơn
yếu của bạn thế nào? (Cấp trên, gia người khác?
đình, thầy cô, bạn bè)
● Đâu là những điều đặc biệt, ưu
● Tự nhận thấy được điểm yếu cản
điểm của bạn được người khác
trở công việc của bản thân
công nhận (cấp trên, thầy cô, bạn ● Thói quen xấu bè, gia đình
● Tính cách khiến đi lùi trong công
● Xác định được giá trị nổi bật của việc bản thân
● Tính cách nổi bật của bản thân ✤ OPPORTUNITIES (Cơ hội) ✤ THREATS (Thách thức)
● Đang được học tập và đào tạo trong
● Kiến thức chuyên môn còn hạn chế,
môi trường giáo dục kinh tế hàng
chưa tiếp cận những vấn đề trong đầu Việt Nam.
thực tế, thiếu kĩ năng và chưa có
● Được tiếp xúc với các anh chị có
khả năng thích nghi cao với môi
năng lực lãnh đạo, quản lí tốt, có trường làm việc.
nhiều kinh nghiệm và tham gia các
● Khó cạnh tranh với những người
hoạt động trong trường và các câu
làm sales, làm xuất nhập khẩu lâu lạc bộ
năm và có nhiều kinh nghiệm
● Nhu cầu của con người về hàng hóa
● Nhiều nguồn hàng kém uy tín, chất
ngày càng tăng cao, không chỉ là
lượng thấp => Mất niềm tin của
hàng hóa nội địa và còn là hàng hóa
khách hàng, không booking nữa nước ngoài
● Yêu cầu khắt khe từ các công ty 5
● Nguồn hàng phong phú, có xuất xứ
nước ngoài với các bằng cấp,
rõ ràng, dễ tìm kiếm và trao đổi chứng chỉ quốc tế.
● Xu thế dùng hàng nước ngoài của
● Áp lực từ bằng cấp khi so với các
người Việt Nam ngày càng tăng. Và
trường danh tiếng, uy tín từ nước
các sản phẩm của Việt Nam cũng ngoài
được các nước tin dùng và sử dụng ngày càng nhiều hơn.
Bảng 1: Phân tích mô hình SWOT
2.2. Xác định mục tiêu nghề nghiệp (Bước 2)
2.2.1. Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn:
Mục tiêu nghề nghiệp là một tuyên bố được xác định rõ ràng giải thích nghề nghiệp
mà một cá nhân dự định theo đuổi trong suốt sự nghiệp của
mình. Điều quan trọng là mỗi nhân viên hoặc người tìm
việc phải xác định mục tiêu nghề nghiệp của họ một cách
rõ ràng. Nó giúp họ đưa ra các kế hoạch hành động hiệu quả.
❖ Làm thế nào để xác định được mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn?
Để xác định những mục tiêu thì cách tốt nhất chúng ta nên ghi ra tất cả những mục
tiêu theo từng khoảng thời gian nhất định để nhắc nhở mình và tạo thành thói quen sống
có mục tiêu và định hướng cụ thể. Mỗi ngày, hãy cho mình ít nhất 3 đến 5 mục tiêu ngắn
hạn phải hoàn thành, sau đó đặt mục tiêu nhiều hơn phải hoàn thành trong tuần này, trong
tháng này và các tháng sau. Dần dần khi thói quen này lặp lại, chúng ta sẽ hình thành nên
những tư duy suy nghĩ khác nhau và nó góp phần giúp chúng ta tìm ra được một mục tiêu dài hạn cụ thể hơn.
2.2.1.1. Mục tiêu ngắn hạn (trong năm nhất và năm hai):
Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu có thể đạt được trong vòng sáu tháng đến ba
năm. Có thể mất ba đến năm năm hoặc hơn để đạt được các mục tiêu dài hạn. o
Phải hoàn thành những môn học cơ bản và môn học cơ sở ở mức loại giỏi
(từ 8,5 điểm trở lên) và không bị rớt môn. o
Kỹ năng và giao tiếp trong kinh doanh o Kinh tế vi- vĩ mô 6 o Toán kinh tế 1, kinh tế 2 o Tiếng anh 1, tiếng anh 2 o Nguyên lý kế toán o Tài chính tiền tệ o Tin học đại cương…..
Hoàn thành những môn này thật tốt để vào năm ba có thời gian chú trọng, đầu tư các
môn chuyên ngành thật tốt. Lúc đấy, chúng tôi có thời gian để tìm tòi, nghiên cứu kỹ các
môn chuyên môn chưa hiểu ở kì trước. o
Trong năm hai, đầu tư thêm trình đô Tiếng Anh và phải đạt được bằng B1
như yêu cầu của trường. Ngoài ra cần có thêm chứng chỉ Ielts đạt 6.5 o
Hoàn thành chứng chỉ Tin học văn phòng Quốc tế MOS để tạo lợi thế sau
này với ngành học của mình
2.1.1.2. Mục tiêu dài hạn (trong 4 năm học và sau này):
Mục tiêu dài hạn là những mục tiêu liên quan đến những kế hoạch trong một khoảng
thời gian rất dài sau này của bạn. Ví dụ: mục tiêu ngắn hạn của bạn có thể tìm được một
công việc thích hợp sau khi tốt nghiệp ra trường, song song đó mục tiêu dài hạn chính là
trở thành chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng chẳng hạn. o
Ngay từ năm học thứ 3, chúng ta có thể xin làm bán thời gian ở các công ty
liên quan đến ngành Kinh doanh quốc tế liên quan đến xuất nhập khẩu đến
khi tốt nghiệp có 1 đến 2 năm kinh nghiệm làm việc. o
Tốt nghiệp trước thời hạn (3,5 năm) o
Tốt nghiệp với bằng loại giỏi trở lên o
Trình độ tiếng anh đạt được bằng B1 và chứng chỉ IELTS 6.5 o
Sau 5 năm ra trường: phải tích lũy được kỹ năng nghề nghiệp và hướng đi
phải đạt được chức vụ phó trưởng phòng hoặc trưởng phòng.
2.2.2. Sử dụng quy tắc SMART để xác định mục tiêu nghề nghiệp
2.2.2.1. Vai trò của xác định mục tiêu nghề nghiệp:
● Mục tiêu nghề nghiệp là động lực to lớn
Mục tiêu nghề nghiệp chính là những gì mà một cá nhân muốn đạt được nhất. Nó
đem đến sự thỏa mãn, hạnh phúc, và hài lòng cho họ. Mục tiêu nghề nghiệp cũng
có thể xem như thành quả mà họ sẽ có được sau nỗ lực và cố gắng. 7
● Dễ dàng lên kế hoạch cụ thể với một mục tiêu xác định
Dựa vào mục tiêu nghề nghiệp, bạn sẽ biết mình cần làm gì để đạt được nó. Mặc
dù trong bản kế hoạch đó có rất nhiều đầu việc cần hoàn thành, bạn sẽ không bị bối
rối vì cuối cùng những việc bạn làm đều dẫn đến mục tiêu đã đề ra.
● Mục tiêu nghề nghiệp thúc đẩy tinh thần trách nhiệm
Một khi đã có mục tiêu, bạn sẽ thúc đẩy bản thân làm việc để đạt được mục tiêu
đó. Khi mục tiêu đủ thuyết phục và quan trọng với bạn, điều đầu tiên bạn cần làm
là có trách nhiệm với bản thân. Vì bản thân bạn là người chịu ảnh hưởng trực tiếp
đối với mục tiêu đó.
2.2.2.2. Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp theo nguyên tắc SMART
Một trong cách thiết lập mục tiêu hiệu quả nhất là sử dụng nguyên tắc SMART.
Nguyên tắc SMART không chỉ áp dụng cho việc xác định mục tiêu nghề nghiệp.
Đối với bất cứ mục tiêu nào như trong học tập, kinh doanh, v.v. bạn đều có thể dùng
nguyên tắc này. Nhìn chung, mục tiêu theo nguyên tắc SMART sẽ cụ thể, liên quan, có
thể đo lường, có thể thực hiện, và có giới hạn thời gian.
Hình 6: Nguyên tắc SMART
SMART là viết tắt chữ cái đầu của 4 từ tiếng Anh: o Specific o Measurable o Achievable o Relevant o Time-bound 8
2.2.2.3. Sử dụng quy tắc SMART để xác định mục tiêu dài hạn và ngắn hạn
● Xác định mục tiêu ngắn hạn (2 năm đầu đại học): o
Specific (cụ thể, rõ ràng): Hoàn thành các môn học cơ sở và môn học cơ
bản. Tham gia câu lạc bộ Kinh doanh quốc tế để hiểu rõ hơn về ngành xuất
nhập khẩu, rèn luyện những kỹ năng khi tham gia câu lạc bộ o
Measurable (Đo lường được): Những ngày học ở trường, tối về ôn bài và
tự tìm hiểu bài trước. Những ngày không có ca học thì dành thời gian tham
gia câu lạc bộ Kinh doanh quốc tế để rèn luyện thêm các kỹ năng, mở mang kiến thức về nghề. o
Achievable (có thể thực hiện được): Hiện tại đang ở trình độ tiếng anh 3,
sau năm 2 đại học hoàn thành chương trình thi lấy bằng B1 ở trường và thi
chứng chỉ TOEIC với mức điểm 650. Song song học thêm kỹ năng tin học
văn phòng để thi bằng MOS o
Relevant (liên quan đến mục tiêu của bản thân): Các mục tiêu ngắn hạn đều
nằm trong lộ trình phù hợp và chiến lược lâu dài:
▪ Sau khi đạt được bằng B1 và TOEIC 650 điểm và sau đó có thể rèn
luyện thêm để tăng điểm TOEIC cũng như lấy chứng chỉ tiếng anh IELTS.
▪ Với trình độ N1, có thể đi làm thêm ở những việc làm cần kỹ năng
tiếng anh để năng cao trình độ của mình. o
Time-bound (mốc thời gian cụ thể): các mục tiêu đề ra đều có thời hạn cụ
thể sẽ càng dễ dàng và hoàn thành nó.
● Xác định mục tiêu dài hạn (trong 4 năm đại học và sau này): o Specific:
Hoàn thành 2 mục tiêu lớn của 4 năm đại học:
▪ Năm nhất và năm hai: hoàn thành tốt các môn cơ sở và môn học cơ
bản, rèn luyện khả năng tiếng anh đạt trình độ TOEIC (650 điểm)
▪ Năm 3 và 4: học tốt các môn chuyên ngành với mục tiêu A. Ngoài ra
bổ sung thêm một ngôn ngữ phù hợp với công việc như Hàn quốc.
Hoàn thành 2 mục tiêu lớn trong 5 năm đầu đại học: 9
▪ 2 năm đầu: tiếp thu các kỹ năng nghiệp vụ và thiết lập các mối quan
hệ đồng nghiệp tích cực. Bổ sung kiến thức ghề nghiệp trong 4 năm
Đại học bằng thực tế nghề nghiệp
▪ 3 năm sau: tập trung làm việc để đúng hướng nghề nghiệp là phấn
đấu để trở thành trưởng phòng hoặc phó trưởng phòng. o Measurable:
▪ Năm nhất và năm hai: thời gian buổi sáng, đi học trên trường đều đặn
và buổi tối tham gia các lớp tiếng Anh để nâng cao trình độ hiện giờ.
▪ Năm ba và năm tư: thời khóa biểu học sẽ nhiều hơn nên mỗi ngày
dành 1,2 tiếng để học ngoại ngữ khác. Thỉnh thoảng tham gia các
khóa huấn luyện kĩ năng nghiệp vụ trong nghề nghiệp.
▪ Năm tư: cố gắng trau dồi kiến thức để học lấy thêm các chứng chỉ
quốc tế phục vụ cho nghề nghiệp sau này. o Achievable:
▪ Đến hết học kỳ 1 năm 1: hoàn thành chương trình học kỳ 1 và tiến
hành ôn thi. Do học kỳ 1 là những môn học cơ bản nên phải thi tốt để qua môn.
▪ Học kỳ 2: Tiếp tục hoàn thành các môn học cơ bản và học tiếp
chương trình tiếng Anh 2 của Trường.
▪ Học kỳ 3: Hoàn thành các môn học cơ bản và môn học cơ sở, đồng
thời tiếp tục đạt trình độ tiếng Anh 2,3 của Trường. Sau học kỳ 3, thi
lấy bằng TOEIC với mục tiêu 650 điểm
▪ Học kỳ 5,6: Hoàn thành các môn học chuyên ngành với điểm trung
bình là 7.5 trở lên và sau mỗi học kỳ có thể tham gia các lớp dự thính
để nâng cao điểm số, thông hiểu hơn về kiến thức chuyên ngành.
Tiếp tục luyện thi đạt IELTS 5.5 đến 6.5.
▪ Sau khi tốt nghiệp, 2 năm đầu đi làm: tiếp thu các kỹ năng, nghiệp vụ
của đồng nghiệp đi trước, mở rộng mối quan hệ với đồng nghiệp để
bổ sung thêm cho kiến thức ở trường. Trong 2 năm đó, có thể học
thêm các bằng cấp Quốc tế phục vụ cho công tác hiện tại. 10
▪ 3 năm tiếp theo: Tự tin thể hiện trình độ chuyên nghiệp trong công
việc. Trở thành nhân viên tích cực và hướng đến chức vụ phó trưởng
phòng hoặc trưởng phòng. o Relevant:
▪ Nếu bị rớt môn hoặc trình độ tiếng Anh không đạt yêu cầu để học
chuyên ngành, có thể tham gia các học kỳ hè để tăng tiến độ, đạt
được lộ trình đã đặt ra.
▪ Trong quá trình rèn luyện ngoại ngữ, nếu công ty đòi hỏi trình độ
ngôn ngữ bản địa thì có thể ít học tiếng Anh mà đẩy mạnh rèn luyện
ngôn ngữ bản địa để dễ làm việc hiệu quả hơn.
▪ Trong quá trình học, có thể không đạt điểm như kỳ vọng nhưng cần
hoàn thiện tốt các kỹ năng mềm. o
Time Bound: các mục tiêu đề ra đều có thời hạn cụ thể sẽ càng dễ dàng và hoàn thành nó.
2.3. Nghiên cứu công việc (Bước 3)
2.3.1. Tìm kiếm các trang web tuyển dụng và những công việc phải làm liên quan đến xuất nhập khẩu:
2.3.1.1. Các trang web tuyển dụng việc làm: o Vietnamworks.com o Careerlink.com o Timviecnhanh.com o Mywork.vn o 1001vieclam.com o Vieclam.24h.com.vn o Carerrbuilder.com
2.3.1.2. Những công việc làm liên quan đến xuất nhập khẩu:
Ở một công ty xuất nhập khẩu, thường sẽ có 3 vị trí công
việc chính đó là: Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, nhân
viên chứng từ và nhân viên hiện trường.
● Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (Sales XNK) làm những công việc sau: 11 o
Tìm kiếm khách hàng thông qua:
▪ Các trang thương mại điện tử, Web bán hàng…. ▪ Đối thủ cạnh tranh ▪ Internet
▪ Các hội chợ xúc tiến thương mại
▪ Hiệp hội tại các quốc gia o
Đàm phán và thương lượng với khách hàng o
Làm và theo dõi hợp đồng với khách hàng o
Thông báo kế hoạch và thời gian chuyển hàng cho bộ phận Logistics (bộ phận giao nhận).
● Nhân viên chứng từ - dịch vụ khách hàng (CS) tại công ty Logistics làm những công việc sau: o
Tiếp nhận thông tin lô hàng từ bộ phận kinh doanh o
Thông báo cho khách hàng thông tin hàng đi/đến o
Lập chi tiết thanh toán và chuyển kế toán phát hành hóa đơn VAT o
Hỗ trợ phòng ban kế toán lên báo cáo tài chính,….
● Nhân viên hiện trường (Ops )tại công ty Logistics hoặc bộ phận Logistics của công
ty XNK làm những công việc sau: o
Lập bộ chứng từ xuất khẩu/nhập khẩu từ khách hàng o
Tư vấn cho khách hàng bộ chứng từ xuất khẩu/nhập khẩu o
Liên hệ lấy bộ chứng từ xuất khẩu/nhập khẩu o
Khao báo và làm thủ tục xuất khẩu/nhập khẩu cho khách hàng,…
2.3.2. Các kỹ năng cần thiết cho nghề xuất nhập khẩu:
● Làm việc nhóm o
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng cho ngành xuất nhập khẩu. Để
có thể lập kế hoạch làm việc một cách tốt nhất nên sử dụng trí tuệ của cả
một team. Bạn nên bàn bạc, thảo luận kỹ lưỡng cho các chiến lược, bạn sẽ
có một kế hoạch làm việc tốt hơn nhiều việc tự đưa ra kế hoạch và áp đặt cho cả công ty. o
Sẽ khó thành công nếu như phía sau bạn không có những teamwork làm việc tốt. 12
● Kỹ năng lập kế hoạch o
Xuất – nhập khẩu là một chuỗi những công việc có liên quan tới các bộ
phận khác nhau. Vì vậy, một điều không thể thiếu trong đó là việc lập kế hoạch. o
Kế hoạch của bạn lập càng cẩn thận, càng thấu đáo, càng chi tiết thì khả
năng xử lý rủi ro và khả năng bao quát được tất cả những tổn thất sẽ rất hiệu quả. o
Và trong kế hoạch đó, phải chuẩn bị và đưa ra được cái giải pháp dự phòng
cho những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra. Đây cũng là một yếu tố tiên quyết trong công việc này.
● Khả năng làm việc độc lập o
Mỗi quyết định bạn đưa ra sẽ thể hiện đúng năng lực của bạn. Nó cũng ảnh
hưởng tới hiệu quả công việc cá nhân cũng như cả tập thể của bạn. o
Bạn không thể chờ một người khác quyết định thay cho bạn tại hiện trường.
Hoặc là cũng không thể đợi mọi người về họp rồi mới đưa ra một quyết
định cần thiết ngay tại thời điểm đó. Nếu nó nằm trong năng lực của bạn,
trong phạm vi chịu trách nhiệm của bạn thì bạn có thể tự quyết định. o Ví
dụ: khi một container trên tàu được gỡ xuống. Theo chỉ định của người
xếp dỡ hàng thì họ phải hạ container xuống chiếc xe đang đậu gần nhất. Tuy
nhiên, bạn nhận thấy chiếc xe này không đảm bảo được độ an toàn về trọng
tải, bánh xe,… thì bạn có thể thay đổi sang một chiếc xe tiếp theo thay vì
chiếc xe gần nhất để tránh gây tai nạn.
● Trình độ ngoại ngữ o
Xuất nhập khẩu là ngành đòi hỏi bạn phải biết sử dụng ngoại ngữ một cách
thành thạo, tiếng Anh là một ví dụ. Tất cả các thông thương, giao dịch hàng
hóa đều được trao đổi bằng tiếng Anh hoặc một ngoại ngữ khác. Tuy nhiên,
tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ chiếm thế thượng phong.
● Kỹ năng giao tiếp o
Ngành Xuất nhập khẩu có những đối tượng khách hàng đặc biệt. Khách
hàng trực tiếp ở địa phương của bạn là người Việt Nam. Nhưng cũng không
thiếu những khách hàng trên toàn thế giới. 13 o
Mỗi một đối tượng đều có một phông văn hóa, tập quán, cách cư xử và giao
tiếp khác nhau. Trong giao tiếp, phải xây dựng được niềm tin cho họ. Làm
sao để họ có thể tin tưởng bạn gửi cho bạn những lô hàng hàng trăm nghìn
đô ở nửa bán cầu bên kia? Đó là một kỹ năng chúng ta cần hoàn thiện và nâng cao mỗi ngày.
● Cẩn thận, tỉ mỉ, nắm rõ về các thủ tục hải quan o
Để làm được trong ngành này, phải nắm rõ tất cả cả chứng từ và các loại
giấy phép xuất nhập khẩu. o
Một bộ chứng từ thường có các loại giấy tờ như sau:
▪ Hợp đồng thương mại (sale contracts)
▪ Hóa đơn thương mại (invoice)
▪ Phiếu đóng gói (packing list)
▪ Vận đơn (bill)
▪ Tờ khai hải quan
2.4. Quyết định nghề nghiệp (Bước 4)
2.4.1. Tìm hiểu thông tin kỹ càng:
Qua tìm hiểu kĩ ở bước 1 về đánh giá bản thân về tính cách, sở thích, giá trị
sống, kỹ năng để tìm ra công việc phù hợp với bản thân cùng với thực trạng việc
làm hiện nay. Nhóm chúng em đã tự tin khẳng định mình đã đúng khi chọn ngành
Kinh doanh quốc tế ( International Business).
2.4.2. Danh sách các công việc yêu thích nhất:
Với ngành Kinh doanh quốc tế, có nhiều ngành nghề mỗi thành viên cảm thấy phù
hợp với bản thân mình như: o
Chuyên viên quản lí chuỗi cung ứng o
Chuyên gia nghiên cứu thị trường o
Nhân viên xuất nhập khẩu o
Chuyên viên phân tích đầu tư quốc tế
2.4.3. Cho điểm theo các tiêu chí:
Với các tiêu chí như giá trị, lợi ích, tính cách, kỹ năng… được cho theo thang điểm
10. Tiêu chí thích hợp nhất là 10 điểm và tiêu chí không phù hợp là 1 điểm. Ngành nghề Gía trị: Lợi ích: Tính cách: Kỹ năng: Tổng 14 điểm Con đường Cơ hội Năng động, Thương sự nghiệp thăng tiến, hướng ngoại, thuyết, tiếp thu ổn định thu nhập, tìm hiểu những môi trường danh tiếng điều mới mới Nhân viên 7 8 9 8 32 xuất nhập khẩu Nhân viên 8 6 7 8 29 logistic Chuyên viên 8 8 6 8 30 phân tích đầu tư quốc tế
Bảng 2: Bảng đánh giá tiêu chí liên quan đến công việc của Kinh doanh quốc tế
�Sau khi cân nhắc kĩ càng giữa các nghề các thành viên quyết định chọn nghề NHÂN VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU
2.4.4. Xác định được ưu nhược điểm của xuất nhập khẩu ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM •
Đây là một trong những con đường •
Nó tốn một số chi phí như: Chi phí
đơn giản nhất để hòa nhập vào môi trường đóng gói, vận chuyển, bảo vệ, bảo hiểm; Tạo
thương mại Quốc tế, tạo ra rất nhiều công nên tổng chi phí của các mặt hàng
ăn việc làm cho công nhân; •
Không thể xuất khẩu đi được trong •
Yêu cầu đầu tư ít hơn về thời gian trường hợp nước đó tạm ngưng nhập khẩu
và tiền bạc khi so sánh với các phương hoặc cấm nhập khẩu mặt hàng đó, hoặc cũng
thức gia nhập Thương mại Toàn cầu khác có thể bị cấm vận thương mại
như: Các chương trình Quốc tế, Chương 15
trình của Chính phủ các nước... •
Các tổ chức trong nước sẽ có cơ hội
tiếp cận khách hàng tốt hơn rất nhiều so với •
Tương đối ít rủi ro hơn khi so sánh các đơn vị xuất khẩu nước ngoài. Họ sẽ phục
với các con đường Kinh doanh Quốc tế vụ khách hàng trong nước của mình tốt hơn
khác nhau: Bởi tại vì, mỗi Quốc gia không nhiều so với các đơn vị nằm bên ngoài quốc
thể nào tự cung tự cấp 100% được, cho gia của họ.
nên Xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong việc phát triển kinh tế •
Hàng hóa phải tuân theo các tiêu chuẩn
của Quốc gia đó. Nếu cấm vận hoặc phong chất lượng. Bất kỳ hàng hóa nào chất lượng
tỏa xuất nhập khẩu thì Quốc gia đó rất khó thấp mà xuất khẩu vào quốc gia khác sẽ ảnh
để có thể phát triển kinh tế một cách hưởng vô cùng lơn đến uy tín quốc gia và sẽ nhanh chóng;
bị các nước chú ý không chỉ về mặt hàng đó
mà còn là tất cả ngành khách. •
Giúp các Quốc gia tiếp cận nhanh
chóng các Công nghệ tốt nhất thế giới hiện •
Xin giấy phép, thủ tục giấy tờ, quy
nay, đồng thời cũng là nơi để sản phẩm trình làm việc, hải quan là tất cả những điều
của các Doanh nghiệp được trao đổi, giao gây lên sự khó khăn, đau đầu tốn thời gian, lưu với Quốc tế
tiền bạc và rất nhiều sự bực bội cho người làm •
Nó cho phép kiểm soát tốt hơn đối công tác xuất nhập khẩu. Vậy nên, khi hỏi
với các hoạt động thương mại Quốc tế, xuất nhập khẩu là gì thì nhiều người cũng phải
đồng thời giảm thiểu tối đa các rủi ro gặp thấy ớn lạnh phải. •
Hơn nữa, nếu không cẩn thận thì doanh
nghiệp của bạn có thể đánh mất thị trường nội
địa và khách hàng hiện tại để lọt vào tay các
đơn vị xuất khẩu hàng hóa vào nội địa nước ta nữa.
Bảng 3: Ưu, nhược điểm của ngành xuất khẩu
2.4.5. Triển vọng thăng tiến trong nghề xuất nhập khẩu:
Xuất nhập khẩu là một hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Xuất nhập khẩu chỉ
hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân
nước ngoài, giúp mở rộng thị trường và đảm bảo lưu thông hàng hóa. Ngành này cũng
góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế trong nước và xây dựng mối
quan hệ đối tác toàn diện với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. 16
● Tiềm năng phát triển ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam: o
Chi phí ngày càng cao đã khiến cho Trung Quốc không còn là điểm đến yêu
thích của nhiều doanh nghiệp quốc tế. Thay vào đó, họ lựa chọn Việt Nam.
Các con số thống kê gần đây đã cho thấy số lượng đơn hàng chuyển từ
Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng cao đáng kể. Nhờ có vị trí chiến lược
trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã trở thành một trung tâm xuất
nhập khẩu để các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới tiếp cận thị trường Asean. o
Việt Nam cũng đang không ngừng đàm phán các hiệp định đối tác kinh tế
toàn diện trong khu vực. Một khi những hiệp định này có hiệu lực, hàng
Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều thị trường lớn trên thế giới với
mức thuế tương đối thấp.
● Với nghề nghiệp này, có thể phát triển các kỹ năng nghiệp vụ và khám phá, hiểu về
bản thân của chính tôi nhiều hơn. Với các chuyến công tác ở khắp nơi, nhóm có thể
rèn luyện, tiếp thu nhiều kỹ năng, cách làm việc, tác phong trong nghề nghiệp.
● Với năng lực thực sự tốt, con đường thăng tiến về chức vụ, danh tiếng mở rộng.
● Uy tín, thương hiệu cá nhân được biết đến rộng rãi.
2.5. Tham khảo ý kiến chuyên viên về ngành xuất nhập khẩu (Bước 5) ● Offline: o
Tham dự các buổi workshop, talkshow do Khoa và Trường tổ chức về Kinh
doanh Quốc tế, Xuất nhập khẩu và Logistic o
Đi thực tập, intern trong các công ty, môi trường liên quan đến ngành học
hoặc định hướng nghề nghiệp ● Online: o
Tham khảo từ chuyên viên XNK, trưởng phòng bán hàng quốc tế
2.6. Lập kế hoạch thực hiện (Bước 6)
2.6.1. Xác định được những kỹ năng và kiến thức quan trọng về nghề:
2.6.1.1. Những kiến thức cần có của nghề xuất nhập khẩu:
● Hoàn thành các môn học chuyên ngành trung bình 7.5 điểm trở lên.
● Nắm vững quy trình xuất – nhập khẩu hàng hóa.
● Có chứng chỉ Tin học văn phòng Quốc tế như MOS,..
● Có chứng chỉ Khai báo hải quan. 17
● Cách chuẩn bị chứng từ xuất nhập khẩu gồm hợp đồng, hóa đơn thương mại
(invoice), phiếu đóng gói (packing list), vận đơn (airway bill, bill of lading),...
● Biết cách giao dịch thanh toán quốc tế qua các hình thức TT (TTR), L/C, áp mã
hàng hóa (HS code) để tính thuế xuất nhập khẩu, khai hải quan qua hệ thống khai
điện tử Vnaccs, am hiểu về hàng hóa, tình hình thị trường.
2.6.1.2. Những kĩ năng cần có trong ngành xuất khẩu:
● Khả năng ngoại ngữ: Bốn yếu tố cơ bản là NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT cần
được đảm bảo, thành thạo
● Kỹ năng giao tiếp: cần có nền tảng giao tiếp tốt. Đặc biệt trong lĩnh vực logistics
bởi dịch vụ là sản phẩm vô hình. Khi sản phẩm không thể cầm, nắm hay nhìn thấy
thì việc giao tiếp hiệu quả sẽ giúp có lợi thế để chốt sale cho doanh nghiệp mình.
● Kỹ năng đàm phán: đàm phán tốt sẽ giúp doanh nghiệp Xuất nhập khẩu và
Logistics tránh rủi ro và thực hiện được những mục tiêu cụ thể cho từng đơn hàng, lô hàng cụ thể.
● Phân tích và tư duy logic: phải có nền tảng kiến thức về nghề xuất nhập khẩu,…
2.6.2. Kế hoạch học tập các môn liên quan đến ngành
● Học kỳ 1: Chủ yếu là các môn học cơ sở và môn học cơ bản nên phải hoàn thành
các môn này đúng tiến độ: o Pháp luật đại cương o Tiếng Anh 1 o Giao tiếp trong kinh doanh o
Toán kinh tế 1, kinh tế vi mô,…
● Học kỳ 2: Chủ yếu là các môn học cơ sở và môn học cơ bản nên phải hoàn thành
các môn này đúng tiến độ: o Tiếng Anh 2 o Kinh tế vĩ mô o Toán kinh tế 2 o
Kinh tế chính trị Mác,… ● Học kì 3: o Nguyên lí kế toán o Tiếng Anh 3 18 o Tài chính-tiền tệ o Đổi mới và sáng tạo o
Chủ nghĩa xã hội khoa học,… ● Học kì 4: o Marketing o Luật kinh tế o Tư tưởng Hồ Chí Minh o Tài chính doanh nghiệp 1 o Giáo dục thể chất,…
● Học kì 5: Các môn học ở học kỳ 5 đa số là các môn học chuyên ngành phục vụ cho
nghề nghiệp sau này nên phải nắm vững kiến thức đã học ● Học kì 6 ● Học kì 7
● Học kì 8: Đây là học kỳ cuối, rất quan trọng trong bốn năm học Đại học, cần phải
dành tất cả thời gian và các kiến thức đã học ở học kỳ trước phục vụ cho học kỳ o Thực tập tốt nghiệp o Khóa luận tốt nghiệp
2.6.3. Kế hoạch phát triển kỹ năng mềm:
● Trong học kỳ 1,2,3,4 Nhà trường có trang bị cho sinh viên các kỹ năng mềm như
làm việc nhóm, kỹ năng viết và trình bày. Do đó, sinh viên cần tận dụng những
môn học đó để rèn luyện các kỹ năng cơ bản ngay từ trong môi trường Đại học.
● Trong học kỳ 5,6, cần tham gia câu lạc bộ Kinh doanh quốc tế để rèn luyện khả
năng giao tiếp rộng mở trong khoa, trở thành Ban điều hành khoa giúp có kinh
nghiệm trong tổ chức và kiểm soát công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề,..
● Trong học kỳ 7,8 – đây là giai đoạn cuối của chương trình Đại học, tôi bắt xin thực
tập tại các công ty nhỏ (không chọn những công ty lớn, tập đoàn Đa quốc gia như
Vinatrans, Vinalink,...) để cọ xát chịu áp lực cao trong công việc, thành thạo các
chứng từ xuất nhập khẩu.
2.6.4. Kế hoạch làm việc tương lai:
Sau bốn năm Đại học tại Học viện Ngân hàng với đầy đủ kiến thức chuyên ngành
đạt loại Khá trở lên, trang bị các kỹ năng mềm cùng một đến hai năm kinh nghiệm nghề 19
nghiệp làm thực tập viên. Với môi trường làm việc năng động và khả năng phát triển nghề
nghiệp rộng mở ở miền đất “đầu tàu kinh tế”, mỗi thành viên nhóm em tự tin ứng tuyển
vào công ty Tân Cảng Sài Gòn với chức danh nhân viên xuất nhập khẩu.
Sau năm năm nghề nghiệp, để trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu giỏi và con
đường nghề nghiệp ổn định, luôn luôn cần những tố chất:
● Đam mê với công việc của mình.
● Cần phải hoàn thành công việc, không phó thác cho người khác.
● Định hướng chức vụ xuất nhập khẩu ngay từ đầu, không thay đổi nghề nghiệp bừa bãi.
● Cẩn thận, nhanh nhẹn, linh hoạt và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
2.7. Xem xét và đánh giá kế hoạch trong tương lai của bản thân (Bước 7)
Khi lập ra một kế hoạch hãy nhìn lại và đánh giá hiệu quả của kế hoạch đó thường
xuyên để thấy được những điều mà bản thân đã làm được và chưa làm được.
Từ đó, rút ra những kinh nghiệm và bổ sung thêm vào kế hoạch để nó trở nên tốt
hơn. Con đường nghề nghiệp sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta có mục tiêu và kế hoạch cụ
thể, bản thân sẽ có thể nhìn thấy rõ các mục tiêu và hành động cần thực hiện để tự quyết
tương lai sự nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên viên, người trong nghề để học
hỏi thêm những kinh nghiệm cũng như có sự định hướng đúng đắn từ những người đi trước.
Một số nguồn tham khảo:
➢ Các buổi workshop được tổ chức ở Khoa, Trường: “Định vị bản thân”, “Hội chợ
việc làm”. Đây là cơ hội để được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các chuyên viên,
những người đã có kinh nghiệm trong nghề.
➢ Một số nguồn tham khảo uy tín trên các nền tảng MXH:
- Group “LOGISTIC VIETNAM” (Link fb): Đây là một group để các bạn
intern trao đổi, thắc mắc và sẽ được giải đáp bởi các anh chị chuyên viên
hoặc quản lý trong lĩnh vực Logistic.
- Kênh tiktok “Duck Duck” : Đây là kênh tiktok của một anh quản lý trong
lĩnh vực XNK và Logistic. Anh thường xuyên chia sẻ các kĩ năng cũng như
bài học và các tips tránh mắc bẫy trong ngành nghề này. 20 21 KẾT LUẬN
Nhóm chúng em chọn ngành Kinh doanh quốc tế (International Business) theo đam
mê về lĩnh vực kinh tế cũng như con đường sự nghiệp ổn định và rộng mở. Là những con
người với tính cách hướng ngoại, năng động, thích nghi với môi trường làm việc quốc tế
tốt thì nhân viên xuất nhập khẩu là sự lựa chọn hoàn hảo cho công việc tương lai. Với
những điểm mạnh và điểm yếu cũng như cơ hội và nguy cơ của bản thân, cùng con đường
hoạch định tương lai rõ ràng ở năm chương trên và xu hướng kinh tế thế giới hiện nay.
Mỗi thành viên nhóm chúng em có thể tự tin mình có đủ khả năng chuyên môn, kỹ năng
nghiệp vụ để đứng trên thương trường toàn cầu cạnh tranh cùng các nguồn nhân lực từ nước ngoài. 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khởi nghiệp là gì, cần những yếu tố nào và làm sao để khởi nghiệp thành công? 2018,
Diễn đàn doanh nghiệp. VN.
2. Khởi nghiệp là gì? Tổng hợp một số lĩnh vực khởi nghiệp hiệu quả. Vy, Tường. 2021, BachkhoaWiki.
3. Nghề nghiệp là gì? Cách định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 2022, Kinh nghiệm việc làm.
4. Khởi nghiệp là gì? Vai trò của khởi nghiệp đối với sự phát triển bản thân. SEO.Startup.Vn.
5. SWOT là gì? Phân tích và xây dựng mô hình SWOT hiệu quả. 2021, Thế giới việc làm,
pp. https://vieclam.thegioididong.com/tin-tuc/swot-la-gi-phan-tich-va-xay-dung-mo-hinh- swot-hieu-qua-340.
6. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO? Acabiz, pp.
https://acabiz.vn/blog/xac-dinh-muc-tieu-nghe-nghiep-nhu-the-nao#:~:text=M%E1%BB
%A5c%20ti%C3%AAu%20ngh%E1%BB%81%20nghi%E1%BB%87p%20l
%C3%A0,ho%E1%BA%A1ch%20h%C3%A0nh%20%C4%91%E1%BB%99ng%20hi %E1%BB%87u%20qu%E1%BA%A3
7. Nguyên tắc SMART về thiết lập mục tiêu. 2022, Lý tưởng, pp.
https://lytuong.net/nguyen-tac-smart-ve-thiet-lap-muc-tieu/.
8. Các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu. 2019, Jobs go, pp. https://jobsgo.vn/blog/cac-vi-
tri-trong-nganh-xuat-nhap-khau/.
9. Ưu điểm của ngành xuất nhập khẩu. Gia, Bùi. GH Logistic, pp.
https://jobsgo.vn/blog/cac-vi-tri-trong-nganh-xuat-nhap-khau/. 23 24 25 26