Nhận định Chương III - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Kiến trúc thượng tầng của xã hội là toàn bộ những tư tưởng xh với những thiết chế xh tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sởhạ tầng nhất định. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nhận định chương III
1. Kiến trúc thượng tầng trong một số trường hợp nhất định
có thể quyết định cơ sở hạ tầng đã sản sinh ra nó Nhận định : SAI Giải thích :
- Kiến trúc thượng tầng của xã hội là toàn bộ những tư tưởng xh với những thiết chế
xh tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định
- Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của xh trong sự vận động hiện thực
của chúng hợp thành cơ cấu kt của xh đó.
Mặc dù mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng là mối quan hệ biện
chứng. Song cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, còn kiến trúc thượng tầng tác
động trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng.
CSHT quyết định sự ra đời của KTTT
CSHT quyết định cơ cấu của KTTT
CSHT quyết định tính chất của KTTT
CSHT quyết định sự vận động phát triển của KTTT
2. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng là một trong những quy luật cơ bản
chi phối sự vận động, phát triển đi lên của lịch sử xã hội loài người Nhận định : ĐÚNG Giải thích :
CSHT và KTTT là hai mặt cơ bản của xh, tác động biện chứng, trong đó CSHT quyết định
KTTT, còn KTTT tác động trở lại to lớn.
Vai trò quyết định của CSHT với KTTT
- CSHT quyết định sự ra đời của KTTT
- CSHT quyết định cơ cấu của KTTT
- CSHT quyết định tính chất của KTTT
- CSHT quyết định sự vận động phát triển của KTTT
Sự tác động trở lại của KTTT với CSHT
- Củng cố, hoàn thiện và bảo vệ CSHT sinh ra nó, thực chất là bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
- Ngăn chặn CSHT mới, xóa bỏ tàn dư CSHT cũ
- Định hướng, tổ chức, xây dựng chế độ kinh tế
Thực chất quy luật: sự hình thành, vận động và phát triển các quan điểm tư tưởng cùng với
những thể chế chính trị xh tương ứng xét đến cùng phụ thuộc vào quá trình sản xuất và tái sản xuất các quan hệ kt
Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là
một trong những quy luật cơ bản chi phối sự vận động, phát triển đi lên của lịch sử
VD : Vận dụng sự sáng tạo này Đảng ta chủ trương xây dựng phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là xây dựng cơ sở hạ tầng với nhiều kiểu quan hệ sản
xuất vừa cạnh tranh vừa phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng lãnh đạo phát
huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa vững mạnh,
tạo tiền đề “đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đát nước gắn với phát triển kinh tế tri
thức, bảo vệ tài nguyen môi trường
3. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
nhất định của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất
chi phối sự vận động, phát triển đi lên của lịch sử xã hội loài người Nhận định : ĐÚNG Giải thích :
- LLSX và QHSX là hai mặt của phương thức sản xuất, tác động biện chứng, trong đó
LLSX quyết định QHSX, QHSX tác động trở lại to lớn đối với LLSX
- Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính
độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Quan hệ sản xuất quy định mục đích sản xuất, tác động đến thái độ con người trong lao
động sản xuất, đến tổ chức phản công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa
học và công nghệ,… và do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy
luật phổ biến tác Động trong toàn bộ quá trình lịch sử nhân loại.
VD : Nước ta lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ một
nước nông nghiệp lạc hậu, do đó xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa là một
quá trình lâu dài và đầy khó khăn. Từ năm 1986 đến nay tình hình kinh tế nước ta đã có sự
biến đổi về lực lượng sản xuất. Nước ta lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa từ một nước nông nghiệp lạc hậu, do đó xây dựng phương thức sản
xuất xã hội chủ nghĩa là một quá trình lâu dài và đầy khó khăn. Từ năm 1986 đến nay tình
hình kinh tế nước ta đã có sự biến đổi về lực lượng sản xuất.
4. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định
sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội Nhận định : ĐÚNG Giải thích :
- Lực lượng sản xuất là sự kết hợp toàn bộ giữa người lao động với tư liệu sản xuất, nhằm
thay đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội.
Vd: sự xuất hiện của Mạng 5G, công nghệ Internet, các trang mạng xã hội như Facebook,
Instagram, Youtube,… đã dẫn tới sự thay đổi rất lớn trong quá trình sản xuất của con người.
5. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá
trình lịch sử - tự nhiên Nhận định : ĐÚNG Giải thích :
- Hình thái kinh tế- xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã
hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội
đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng
tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó.
Ba yêu tố: LLSX, QHXX, KTTT tác động biện chứng, hình thành sự vận động tổng hợp của hai quy luật cơ bản
Sự vận động phát triển của xh bắt đầu từ sự phát triển của LLSX….là sự nối tiếp nhau từ
thấp đến cao của các HT KTXH: Cong xa nguyên thủy – Chiếm hữu nô lệ – Phong Kiến – TBCN –XHCN
Sự phát triển của các hình thái kt xh là một quá trình lịch sử -tự nhiên
Vd: Hình thái kinh tế xã hội phong kiến có hai giai cấp điển hình là giai cấp thống trị và
giai cấp bị trị. Giai cấp thống trị bao gồm giai cấp quý tộc, địa chủ và giai cấp bị trị bao
gồm nông nô và nông dân.
6. Ngày nay khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp( sản xuất làm cho mâu thuẫn trở thành kích thích] Nhận định : ĐÚNG
Khoa học kỹ thuật ngày càng có vai trò to lớn trong sản xuất
- Sản xuất của cái đặc biệt, hang hóa đặc biệt, phát minh, sáng chế, bí mật công
nghệ,..trở thành nguyên nhân mọi biến đổi trong LLXS
- Làm cho năng suất lao động, của cải xh tăng nhanh
- Kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, yêu cầu sản xuất đặt ra. Có khả năng phát triển “vượt trước”
- Thâm nhập vào các yếu tố, trở thành mắt khâu bên trong quá trình sản xuất
- Kích thích sự phát triển năng lực làm chủ sản xuất của con người.
Vd : Từ những nghiên cứu khoa học, rất nhiều những loại vật liệu mới, những ngành sản
xuất mới ra đời, góp phần đáp ứng ngày càng Tốt hơn nhu cầu của con người..
7. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội Nhận định : ĐÚNG Giải thích :
- Kiến trúc thượng tầng của xã hội là toàn bộ những tư tưởng xh với những thiết chế xh
tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thường tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định
- Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của xh trong sự vận động hiện thực của
chúng hợp thành cơ cấu kt của xh đó.
Mặc dù mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng là mối quan hệ biện
chứng. Song cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, còn kiến trúc thượng tầng tác
động trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng.
Vai trò quyết định của CSHT với KTTT
- CSHT quyết định sự ra đời của KTTT
- CSHT quyết định cơ cấu của KTTT
- CSHT quyết định tính chất của KTTT
- CSHT quyết định sự vận động phát triển của KTTT
Vd : cơ chế bao cấp tương ứng với nó là Nhà nước mệnh lệnh quan liêu. Cơ chế thị trường
thì tương ứng nói nó là nhà nước năng động, hoạt động có hiệu quả.
8. Kiến trúc thượng tầng có sự tác động trở lại cơ sở hạ tầng đã sản sinh ra nó Nhận định : ĐÚNG Giải thích :
- Kiến trúc thượng tầng của xã hội là toàn bộ những tư tưởng xh với những thiết chế xh
tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thường tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định
- Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của xh trong sự vận động hiện thực của
chúng hợp thành cơ cấu kt của xh đó.
Mặc dù mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng là mối quan hệ biện
chứng. Song cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, còn kiến trúc thượng tầng tác
động trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng.
Sự tác động trở lại của KTTT với CSHT
- Củng cố, hoàn thiện và bảo vệ CSHT sinh ra nó, thực chất là bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
- Ngăn chặn CSHT mới, xóa bỏ tàn dư CST cũ
- Định hướng, tổ chức, xây dựng chế độ kinh tế
Kiến thúc thượng tầng chính trị có vai trò lớn nhất do phản ánh trực tiến CSHT, là biểu
hiện tập trung của kinh tế
Vdu : Các điều hành của Đảng, nhà nước Việt Nam là ví dụ minh hoạ rõ nét cho sự tác
động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng.
9. Quan hệ sản xuất có sự tác động trở lại lực lượng sản xuất của xã hội* Nhận định : ĐÚNG Giải thích :
- Lực lượng sản xuất là sự kết hợp toàn bộ giữa người lao động với tư liệu sản xuất, nhằm
thay đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội.
Quan hệ sản xuấ là các quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối
Vì: QHSX là hình thức xh của quá trình sản xuất, có tích độc lập tương đối và ổn định về
bản chất. QHSX phù hợp với trình độ của LLSX, là yêu cầu khách quan của nền sản xuất.
Là một trạng thái trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” của LLSX “tạo địa
bàn đầy đủ” cho LLSX phát triển 10.
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất của xã hội Nhận định : ĐÚNG Giải thích :
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất, tác động
biện chứng. trong đó, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuấ, quan hệ sản xuất tác
động trở lại to lớn đối với lực lượng sản xuất
- LLSX là nội dung của quá trình sản xuất, có tính năng động, cách mạng và thường xuyên phát triển
- LLSX quyết định sự ra đời của một QHSX mới, quyết định nội dung và tính chất của QHXH 11.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa
Mác - Lê nin có giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng to lớn* Nhận định : ĐÚNG Giải thích :
- Đem lại một cuộc CM trong quan niệm về lịch sử xh.
- Phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và cải tạo XH.,
- Cơ sở khoa học quán triệt quan điểm của Đảng ta về con đường đi lên CNXH của nước ta.
- Là cơ sở khoa học đấu tranh tư tưởng. 12.
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội có mối quan hệ biện chứng Nhận định : ĐÚNG Giải thích :
- Vì tồn tại xã hội nào thì có ý thức xã hội ấy. Tồn tại XH quyết định nội dung, tính chất
đặc điểm và xu hướng biến đổi, phát triển của ý thức XH. Khi tồn tại XH, nhất là phương
thức SX thay đổi thì những tư tưởng, quan điểm về chính trị, pháp luật và triết học sớm
hay muộn cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định.
Tuy nhiên, ý thức XH không phải là yếu tố hoàn toàn thụ động hay tiêu cực.
- Mặc dù chịu sự quy định của tồn tại XH nhưng ý thức XH ko những có tính độc lập
tương đối; có thể tác động trở lại mạnh mẽ đối với tồn tại XH, đặc biệt là còn có thể vượt trước tồn tại XH
- VD: Về ý thức XH có thể vượt trước tồn tại XH: Ví dụ như ngay từ khi quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa vẫn còn đang ở trong thời kỳ phát triển tự do cạnh tranh thì Các Mác đã
đưa ra dự báo rằng quan hệ sản xuất đó nhất định sẽ bị một quan hệ sản xuất tiến bộ hơn
thay thế trong thời gian tới. 13.
Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối trong mối quan
hệ với tồn tại xã hội Nhận định : ĐÚNG Giải thích :
Tồn tại xã hội : là khái niệm triết học dùng để chỉ toàn bộ những sinh hoạt vật chất và
những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định
Ý thức xã hội: là khái niệm triết học dùng để chỉ các mặt, các bộ phận khác nhau của lĩnh
vực tinh thần xã hội như quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng..
- Ý thức xã hội và tồn tại xã hội có mối quan hệ biện chứng.
Tuy nhiên, ý thức XH không phải là yếu tố hoàn toàn thụ động hay tiêu cực.
Mặc dù chịu sự quy định của tồn tại XH nhưng ý thức XH không những có tính độc lập
tương đối; có thể tác động trở lại mạnh mẽ đối với tồn tại XH, đặc biệt là còn có thể vượt trước tồn tại XH
Tính độc lập tương đối của YTXH: - Thường lạc hậu
- Có thể vượt trước - Có tính kế thừa
- Tác động qua lại giữa các hình thái
- Tác động trở lại TTXH
VD: Về ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội: ý thức tư tưởng phong kiến,
phản ánh xã hội phong kiến, nhưng khi xã hội phong kiến đã thay đổi thì ý thức vẫn chưa
thay đổi kịp về các tư tưởng như: trọng nam khinh nữ, ép duyên, gia trưởng. Cho đến tận
giai đoạn ngày nay thì các tư tưởng này vẫn còn xuất hiện trong nhận thức của nhiều người 14.
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội Nhận định : ĐÚNG Giải thích :
-Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội vì :
Nhiều khi xh cũ mất đi lâu rồi, song ý thức xh do xh đó sản sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại
+ do tồn tại xã hội diễn ra với tốc độ nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức xã hội ( tốc độ)
+ Do sức mạnh của phong tục, tập quán, truyền thống cũng như do tính bảo thủ của một số
hình thái ý thức xã hội. những điều kiện xã hội mới chưa đủ để làm cho những thói quen,
tập quán, truyền thống cũ mất đi.(phong tục tập quán, truyền thống)
+ Ý thức xã hội luôn gắn bó với lợi ích của những giai cấp nào đó trong xã hội. Vì vậy,
những tư tưởng lạc hậu thường được họ níu kéo, bám chất, bảo vệ và duy trì quyền lợi ích
kỉ của họ, chống lại lực lượng tiến bộ trong xã hội ( giai cấp)
Ví dụ: các phong tục tập quán lạc hậu 15.
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hòa các quan hệ xã hội Nhận định : ĐÚNG Giải thích :
- Bản chất của con người luôn được hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực,
cụ thể trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
- Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người nhưng không phải là sự kết hợp giản
đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với nhau mà là sự tổng hoà chúng.
- Các quan hệ xã hội có nhiều loại: quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại…
- Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo
Vd : Một trong những đặc tính bản chất của ánh sáng là tính sóng, hiện tượng biểu hiện
của nó là sự giao thoa bước sóng. 16.
Quần chúng nhân dân và lãnh tụ có mối quan hệ biện chứng với nhau Nhận định : ĐÚNG Giải thích :
- Quan hệ giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với
nhau, thể hiện ở các nội dung sau:
- Muc đích và lợi ích của quần chúng nhân dân và lãnh tụ là thống nhất ( mục đích]
- Quần chúng nhân dân và phong trào của họ tạo nên các lãnh tụ, những điều kiện, tiền đề
khách quan để các lãnh tụ xuất hiện và hoàn thành các nhiệm vụ mà lịch sử đặt ra cho họ
( sự hình thành lãnh tụ]
- Trong mối quan hệ thống nhất giữa lãnh tụ và quần chúng nhân dân, chủ nghĩa Mác-
Lênin khẳng định vai trò quyết định của quần chúng nhân dân, đồng thời đánh giá cao vai
trò của lãnh tụ ( mác leenin] 17.
Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự
phát triển tự do của tất cả mọi người Nhận định : ĐÚNG Giải thích :
- Con người là sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội, cá nhân với giai cấp, dân tộc và nhân
loại, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Do vậy, sự phát triển tự do của
mỗi con người tất yếu là điều kiện cho sự phát triển tự do của mỗi người. Sự phát triển tự
do của mỗi con người chỉ có thể đạt được khi con người thoát khỏi sự tha hóa, thoát khỏi
sự nô dịch do chế độ tư hữu các tư liệu sản xuất bị thủ tiêu triệt để, khi sự khác biệt giữa
thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay không còn, khi con người
không còn bị trói buộc bởi sự phân công lao động xã hội