Nhận định đúng sai bài tập tham khảo - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nhận định đúng sai bài tập tham khảo - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã
Preview text:
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
1. Việc thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký tòa án, thẩm tra viện, kiểm sát
viên và kiểm tra viên trước phiên tòa do chánh án tòa án quyết định. (Xem điều 62.1)
=> SAI. CSPL Điều 62 BLTTDS 2015
Điều 62. Quyết định việc thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
1. Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng
cấp quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện
trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
Việc thay đổi Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định.
2. Các thành viên của HĐTP TANDTC và UBTP TANDCC có quyền tham gia xét xử
nhiều lần một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. (Xem điều 53.3)
=> SAI. CSPL Điều 53 BLTTDS 2015
Điều 53. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
3. Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ
việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao
thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
3. Tại phiên tòa, việc thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký tòa án, thẩm tra
viện, kiểm sát viên và kiểm tra viên do thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định. (Xem điều 56.2)
=> SAI. CSPL Điều 56.2 BLTTDS 2015
Điều 56. Quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án
2. Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án
do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng
xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm
phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định
hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra
viên, Thư ký Tòa án thay thế người bị thay đổi. Nếu người bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì
thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Đương sự trong VVDS bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. (Xem điều 68)
=> ĐÚNG. CSPL Điều 68 BLTTDS 2015
5. Đương sự là người chưa thành niên thì bắt buộc phải có người đại diện tham gia tố tụng. (Xem điều 69.6)
=> ĐÚNG. CSPL Điều 69.6 BLTTDS 2015
6. Đương sự là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình tham gia tố tụng
mà không cần người đại diện tham gia. (Xem điều 69.6)
=> ĐÚNG. CSPL Điều 69.6 BLTTDS 2015
7. Đương sự chỉ được nhờ luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình trong TTDS. (Xem điều 75.2)
=> SAI. CSPL Điều 75.2 BLTTDS 2015
Điều 75. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
2. Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi
có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự:
a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
c) Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn;
d) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa
án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là
cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.
8. Người thân thích của đương sự vẫn có thể tham gia tố tụng với tư cách người phiên dịch. (Xem điều 81.2)
=> ĐÚNG. CSPL Điều 81.2 BLTTDS 2015
9. Người thân thích của đương sự không được tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng. (Xem điều 77)
=> SAI. CSPL Điều 77 BLTTDS 2015
Điều 77. Người làm chứng
Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án
triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự
không thể là người làm chứng.
10. Cơ quan THADS là một trong các cơ quan tiến hành TTDS. (Xem điều 46.1)
=> ĐÚNG. CSPL Điều 46.1 BLTTDS 2015
11. Chấp hành viên là một trong những người tiến hành TTDS. (Xem điều 46.2)
=> SAI. CSPL Điều 46.2 BLTTDS 2015
12. Chánh án TAND cấp huyện có thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng trong giai
đoạn giải quyết vụ án tại phiên tòa.(Xem điều 56.2)
=> SAI. CSPL Khoản 2 điều 56 BLTTDS 2015
Nếu người bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy
định tại khoản 1 Điều này. Căn cứ điểm a khoản 1 điều này quy định:
a) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định;
13. Trước khi mở phiên tòa, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có quyền ra
quyết định thay đổi thư ký, hội thẩm nhân dân, thẩm tra viên. (Xem điều 47.1c)
=> SAI. CSPL điểm c khoản 1 điều 47 BLTTDS 2015
quy định về: Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án chứ không phải thẩm phán.
14. Trong trường hợp thẩm phán là con rể của đương sự trong VADS thì không cần phải
thay đổi hay từ chối tiến hành tố tụng. (Xem điều 52.3)
=> SAI. CSPL khoản 3 điều 52 BLTTDS 2015
3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Con rể phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng và họ không được vô tư trong trường hợp TTDS.
15. Trong trường hợp thẩm phán và HTND trong cùng một HĐXX là người thân thích
của nhau phải từ chối hoặc bị thay đổi. (Xem điều 53.2)
=> ĐÚNG. CSPL khoản 2 điều 53 BLTTDS 2015
2. Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này,
chỉ có một người được tiến hành tố tụng.
Điều này quy định về Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
16. Thẩm phán khi đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm và đã ra bản án, quyết định, bản án phúc thẩm, quyết định giám đốc
thẩm hoặc tái thẩm thì phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi. (Xem điều 53.3)
=> SAI. CSPL khoản 3 điều 53 BLTTDS 2015
Có quy định vụ việc dân sự đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm.
3. Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ
việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao
thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
17. Thẩm phán là người mà trước đó đã tham gia tiến hành TTDS với tư cách là thư ký
tòa án thì vẫn được tham gia giải quyết VADS đó. (Xem điều 53.4)
=> ĐÚNG. CSPL khoản 4 điều 53 BLTTDS 2015
Trường hợp Thẩm phán thuộc những điều kiện trên thì có thể tham gia xét xử 2 lần cùng 1 phiên tòa. -
Thẩm phán đó đã tham gia xét xử vụ án dân sự nhưng chưa ra được bản án; -
Thẩm phán đó là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy
ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó
theo thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm.
4. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa
án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
18. Trong trường hợp thư ký tòa án là người thân thích với thẩm phán giải quyết trong
cùng một VADS thì cần phải từ chối tiến hành TTDS hoặc bị thay đổi. (Xem điều 54.3)
=> ĐÚNG. CSPL khoản 3 điều 54 BLTTDS 2015
3. Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.
19. Trước khi mở phiên tòa, việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi thẩm
phán, HTND không cần lập thành văn bản. (Xem điều 55.1)
=> SAI. “ Phải được thành lập văn bản” BLTTDS 2015 Theo Khoản 1 Điều 55
20. Hội thẩm nhân dân cùng với thẩm phán tham gia giải quyết các VADS theo thủ tục rút gọn. (Xem điều 65)
=> ĐÚNG. BLTTDS 2015 Điều 65
21. Trong VADS nguyên đơn là người khởi kiện. (Xem điều 68.2)
=> ĐÚNG. BLTTDS 2015 Theo Khoản 2 Điều 68
22. Cơ quan, tổ chức do BLTTDS na9m 2015 quy định khởi kiện VADS để yêu cầu tòa
án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách được
xác định là nguyên đơn. (Xem điều 68.2)
=> ĐÚNG. BLTTDS 2015 Theo Khoản 2 Điều 68
23. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ có thể tham gia giải quyết VADS khi tự
mình đề nghị và được tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. (Xem điều 68.4)
=> SAI. “Không ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng“ K4 Điều 68 BLTTDS 2015
24. Người từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi tố tụng dân sự. (Xem điều 69.3)
=> ĐÚNG. BLTTDS 2015 Theo khoản 3 Điều 69
25. Nguyên đơn có quyền thay đổi nội dung khởi kiện , rút một phần hoặc toàn bộ yêu
cầu khởi kiện. (Xem điều 71.2)
=> ĐÚNG. BLTTDS 2015 Theo Khoản 2 Điều 71
26. Bị đơn chỉ có quyền phản đối yêu cầu của nguyên đơn mà không có quyền đưa ra yêu
cầu ngược lại với yêu cầu của nguyên đơn liên quan đến VADS đó. (Xem điều 72.4)
=> ĐÚNG. BLTTDS 2015 Theo Khoản 4 Điều 72
27. Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập của bị đơn không được tòa án chấp
nhận để giải quyết trong cùng một vụ án với nguyên đơn thì bị đơn không có quyền
khởi kiện vụ án khác. (Xem điều 72.6)
=> SAI. Theo điều 72.6 bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác
28. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được tham tố tụng khi được
đương sự đăng ký là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và được
tòa án chấp nhận. (Xem điều 75.2)
=> ĐÚNG. Theo khoản 2 điều 75
29. Cán bộ, công chức trong các cơ quan tòa án, VKS và công chức sĩ quan, hạ sĩ quan
trong ngành công an có NLHVDS đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích,
không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có thể tham gia
tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. (Xem điều 75.2)
=> SAI. Theo điểm d khoản 2 điều 75, không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan
Toà án, Vks và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an
30. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người thay mặt đương sự
thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự.
=>SAI. Theo điều 86 BLTTDS, người đại diện là người thay mặt đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ
31. Tất cả người làm chứng phải cam đoan trước tòa án về thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. (Xem điều 78.9)
=>SAI. Trong trường hợp chưa thành niên theo khoản 9 điều 78
32. Đương sự có thể ủy quyền cho người khác tham gia với tư cách là người đại diện theo
ủy quyền trong tất cả các VADS. (Xem điều 85.4)
=>ĐÚNG. Theo khoản 4 điều 85
33. Một người không thể vừa là đương sự vừa là người đại diện của đương sự khác trong
cùng một VADS. (Xem điều 87.1)
=>ĐÚNG. Theo điểm b khoản 1 điều 87
34. Một người không thể đại diện cho nhiều người trong cùng một vụ việc dân sự. (Xem điều 87.1b)
=>ĐÚNG. Theo điểm b khoản 1 điều 87