Nhận định đúng sai Luật Lao Động - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1. Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập đều được gọi là việc làm.KĐ sai. Theo khoản 2 Điều 3 Luật Việc làm 2013, việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Như vậy, HĐ lđ tạo ra thu nhập phải là hđ lđ k bị pk cấm thìmới đc coi là VN. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phần câu hỏi nhận định đúng sai môn luật lao động:
Câu 1. Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập đều được gọi là việc làm.
KĐ sai. Theo khoản 2 Điều 3 Luật Việc làm 2013, việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu
nhập mà không bị pháp luật cấm. Như vậy, HĐ lđ tạo ra thu nhập phải là hđ lđ k bị pk cấm thì mới đc coi là VN.
Câu 2. Mọi hoạt động lao động không bị pháp luật cấm đều được gọi là việc làm.
KĐ sai. Theo khoản 2 Điều 3 Luật Việc làm 2013, việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu
nhập mà không bị pháp luật cấm. Như vậy, HĐ lao động không tạo ra thu nhập k bị pl cấm thì
cũng k đc gọi là việc làm.
Câu 3. Mọi hoạt động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm đều được gọi là việc làm.
KĐ đúng. Theo khoản 2 Điều 3 Luật Việc làm 2013, việc làm là hoạt động lao động tạo ra
thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Điều 57 Hiến pháp 2013 quy định: Nhà nước khuyến
khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động.
Câu 4. Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc vì lý do doanh
nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động.
KĐ đúng. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:Thay đổi cơ cấu
tổ chức, tổ chức lại lao động; Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh
doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; Thay đổi sản
phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế: Khủng
hoảng hoặc suy thoái kinh tế; Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại
nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
Khi đó, Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà
phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm (Khoản 5 Điều 42 Luật LĐ 2019).
Câu 5. Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc vì lý do doanh
nghiệp xác lập, hợp nhất, chia tách thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động.
KĐ đúng. Điều 43: Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động
phải xây dựng phương án sử dụng lao động. Người sử dụng lao động hiện tại và người sử
dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông
qua. Người lao động bị thôi việc thì được nhận trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.
Câu 6. Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc vì lý do doanh
nghiệp thực hiện việc chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản thì phải trả trợ cấp
mất việc làm cho người lao động.
KĐ đúng. Điều 43: Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động
phải xây dựng phương án sử dụng lao động. Người sử dụng lao động hiện tại và người sử
dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông
qua. Người lao động bị thôi việc thì được nhận trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.
Câu 7. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản.
KĐ sai. Điều 14 BLLĐ 2019: Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản trừ trường
hợp: Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.
Câu 8. Hợp đồng lao động phải được giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng
lao động thì mới có giá trị pháp lý.
KĐ sai. Hđ lđ có thể đc giao kết trực tuyến: Hợp đồng lao động được giao kết thông qua
phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao
dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. (DD14 BLLĐ 2019).
Câu 9. Trong trường hợp cần thiết để tránh sự lừa dối trong giao kết và thực hiện hợp đồng
lao động, người sử dụng lao động có quyền giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng
chỉ của người lao động hoặc yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tiền hoặc tài sản.
KĐ sai. Theo điều 17 BLLĐ 2019 Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi
giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho
việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Như vậy, đây là các hành vi ng sử dụng lđ k được làm.
Câu 10. Hợp đồng lao động mà có thời gian thực hiện hợp đồng 5 là hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Câu 11. Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà các bên chưa ký kết hợp đồng
lao động mới những người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì đến một thời hạn nhất định hợp
đồng lao động xác định thời hạn đó đương nhiên trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Câu 12. Khi hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng hết hạn mà các bên chưa ký kết hợp đồng lao động mới nhưng người lao động
vẫn tiếp tục làm việc thì đến một thời hạn nhất định hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc
theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đó đương nhiên trở thành hợp đồng
lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Câu 13. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên.
Câu 14. Nội dung của hợp đồng lao động không được thiếu những điều khoản chủ yếu đã
được pháp luật quy định.
Câu 15. Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết.
Câu 16. Vấn đề thử việc là do người sử dụng lao động và người lao động tự nguyện thỏa
thuận, pháp luật không bắt buộc các bên phải tiến hành thử việc.
Câu 17. Trong thời gian thử việc, mỗi bên đều có quyền hủy bỏ thoả thuận thử việc mà không
cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt theo yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.
Câu 18. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có quyền tạm chuyển người lao động sang
làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Câu 19. Khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động có mặt tại
nơi làm việc theo đúng quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động phải nhận người
lao động trở lại làm việc.
Câu 20. Nếu các bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao
động thì các bên có quyền chấm dứt hợp đồng lao động đó.
Câu 21. Khi nào hết hạn hợp đồng lao động thì khi đó hợp đồng lao động sẽ chấm dứt.
Câu 22. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải thì không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Câu 23. Khi hợp đồng lao động chấm dứt thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả
trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.
Câu 24. Sự kiện người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế
độ hưu trí hàng tháng sẽ làm chấm dứt hợp đồng lao động.
Câu 25. Sự kiện người lao động mất tích từ 3 tháng trở lên sẽ làm chấm dứt hợp đồng lao động.
Câu 26. Nếu người lao động không được bố trí theo đúng công việc địa điểm làm việc hoặc
không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì họ có
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Câu 27. Nếu người lao động không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời
hạn thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì họ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Câu 28. Nếu người lao động bị ngược đãi, quấy rối tình dục hoặc bị cưỡng bức lao động thì
họ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.