-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nhận định đúng sai - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nhận định đúng sai - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã
Corporate Law (123) 5 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Nhận định đúng sai - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nhận định đúng sai - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã
Môn: Corporate Law (123) 5 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI GIẢI THÍCH TUẦN 2 – THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN
NHÓM 1 - LỚP 2304_2333 Thành viên nhóm:
Nguyễn Vũ Phương Uyên - 22205509
Trần Thu Phương - 22206243
Nguyễn Văn Nhật Minh – 22114918
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI – GIẢI THÍCH
1. Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái PL, chỉ có tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái PL được thực hiện mới có
thẩm quyền giải quyết. (Xem điều 40.2b)
TL: Sai. Theo điều 40 khoản 2b, người yêu cầu có thể yêu cầu tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký
kết hôn trái pháp luật giải quyết.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết các TC về hành vi pháp lý đơn phương theo thủ tục tố tụng dân sự. (Xem điều 26.3)
TL: Đúng. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015, thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết các
TC về hành vi pháp lý đơn phương theo thủ tục tố tụng dân sự.
3. Mọi TC về đất đai đều thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo thủ tục TTDS. (Xem điều 203 Luật đất đai 2013)
TL: Sai. Căn cứ theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì không phải mọi tranh chấp về đất đai đều
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục TTDS.
Và theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 236 Luật Đất đai 2024, các tranh chấp về đất đai có thể thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án hoặc UBND có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này.
4. Mọi TC, yêu cầu về xác định con cho cha, mẹ đều thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo thủ tục TTDS. (Xem điều 101 Luật HNGĐ)
TL: Sai. Vì căn cứ vào Khoản 2 Điều 101 LHNGĐ, Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ,
con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp
quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo
quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có
liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
5. Không phải mọi TC về kinh doanh, thương mại đều thuộc thầm quyền giải quyết của tòa án theo thủ tục TTDS. (Xem điều 317 LTM)
TL: Đúng. Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức giải quyết tranh chấp:
1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng
của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.
6. Mọi yêu cầu, tranh chấp về thừa kế đều thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo thủ tục TTDS.(Xem điều 27)
TL: Sai. Căn cứ theo điều 27 BLTTDS 2015
7. Đối với TC đất đai không có GCN, nếu các bên đã yêu cầu UBND cấp Huyện GQTC nhưng không đồng ý với
kết quả giải quyết đó thì có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết theo thủ tục TTDS. (Xem điều 203 Luật Đất Đai)
TL: Sai. Căn cứ theo điều 203 Luật Đất đai, giải quyết theo tố tụng hành chính.
8. Tòa án không có thẩm quyền GQTC về chia tài sản của vơ chồng sau khi ly hôn theo thủ tục tố tụng dân sự. (Xem điều 28.2)
TL: Đúng. Căn cứ theo khoản 2 điều 28 BLTTDS 2015, Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về chia
tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
9. Chỉ có những TC phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có ĐKKD với nhau
và đều có mục đích lợi nhuận mới thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo thủ tục TTDS. (Xem khoản 2, 3,4 điều 30)
TL: Sai. Theo Điều 30 BLTTDS 2015 về các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh
với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn
góp với công ty, thành viên công ty.
4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ
phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập,
hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan,
tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
10. Tất cả các TC lao động tập thể về quyền hoặc lợi ích đều thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo thủ tục TTDS. (Xem điều 32.2)
TL: Sai. Căn cứ theo điều 32.2 BLTTDS 2015
11. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ có thể thuộc thẩm quyền GQTC về kinh doanh,
thương mại của tòa án theo thủ tục TTDS. (Xem điều 26.5)
TL: Đúng. Theo điều 26.4 BLTTDS 2015, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều 30 BLTTDS 2015.
12. Yêu cầu tuyên bố phá sản DN thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo thủ tục TTDS. (Xem điều 31)
TL: Sai. Căn cứ theo điều 31 BLTTDS 2015, không quy định về tuyên bố phá sản DN.
13. Tranh chấp về BTTH do đình công bất hợp pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo khoản 2 điều 33 BLTTDS 2015.
TL: Đúng. Căn cứ theo khoản 2 điều 33 BLTTDS 2015, yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Đình
công bất hợp pháp sẽ được xử lý theo pháp luật.
14. Chỉ các tranh chấp lao động cá nhân mới thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. (Xem điều 32)
TL: Sai. Căn cứ theo điều 32 BLTTDS 2015, các tranh chấp lao động về cá nhân và tập thể đều thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án.
15. Tranh chấp về QSHTT, CGCN đều thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh. (Xem điều 35.1a)
TL: Nhận định này là sai vì theo ý b, khoản 2 của điều 40, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Đối với yêu cầu hủy
việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa
án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết.
16. Các tranh chấp có đương sự là người nước ngoài đều thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh (Xem khoản 4 điều 35)
TL: Nhận định này là đúng vì theo khoản 3, điều 26, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tranh chấp liên quan đến giao
dịch dân sự là một trong những tranh chấp dân sự nằm trong thẩm quyền giải quyết của tòa án, mà theo điều
116, BLDS 2015, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vì pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
17. Chỉ có tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm
việc mới có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. (Xem điều 39.2h)
TL: Nhận định này là sai vì theo Điều 203, Luật đất đai 2013, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng
nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với
đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định
tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định.
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Và đây là những
biện pháp giải quyết tranh chấp trong trường hợp nỗ lực hòa giải tranh chấp tại UBND cấp xã không thành
18. Tất cả các yêu cầu dân sự được quy định tại Điều 27 BLTTDS 2015 đều thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
cấp huyện. (Xem điều 27.5)
TL: Nhận định này là sai vì theo khoản 2, Điều 101, Luật hôn nhân gia đình 2014, Tòa án chỉ có thẩm quyền
giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha,
mẹ, con đã chết và trường hợp người có yêu cầu xác định cha mẹ con đã chết. Trường hợp không xảy ra tranh
chấp thì việc xác định cha mẹ, con nằm trong thẩm quyền của cơ quan đăng ký hộ tịch.
19. Tất cả các tranh chấp về HNGĐ được quy định tại Điều 28 BLTTDS 2015 đều thuộc thẩm quyền giải quyết của
tòa án cấp huyện. (Xem điều 35.3)
TL: Nhận định này là đúng vì Điều 317, Luật thương mại 2005 quy định nhiều hình thức để giải quyết tranh
chấp ngoài tòa án như thương lượng giữa các bên, hòa giải giữa các bên do cơ quan, cá nhân được các bên thỏa
thuận làm trung gian hòa giải, giải quyết tại trọng tài.
20. Tất cả các tranh chấp lao động quy định tại Điều 32 BLTTDS 2015 đều thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
cấp huyện. (Xem điều 35.3)
TL: Nhận định này là sai vì theo khoản 5, điều 26, 27, Bộ luật TTDS 2015, chỉ có tranh chấp về thừa kế thuộc
thẩm quyền giải quyết của tòa án.
21. Tất cả các tranh chấp, yêu cầu dân sự có đương sự ở nước ngoài, tài sản thuộc nước ngoài đều thuộc thẩm
quyền giải quyết của tòa án cấp tỉnh. (Xem điều 35.4)
TL: Nhận định này là sai vì theo ý (a), khoản 3, Điều 203, Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp tranh chấp
giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu
không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi
kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. Trường hợp tranh chấp mà một bên
tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có
quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định
của pháp luật về tố tụng hành chính, theo ý (b), khoản 3, Điều 203, Luật Đất đai 2013.
22. Vụ án dân sự có đương sự là người nước ngoài có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án cấp huyện. (Xem điều 35.3)
TL: Nhận định này là đúng vì theo khoản 1, Điều 28, BLTTDS 2015, ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài
sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn, nằm trong thẩm quyền giải quyết của tòa án.
23. Tất cả các tranh chấp dân sự thuộc khoản 7 Điều 26 đều thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án cấp tỉnh. (Xem điều 37)
TL: Nhận định này là sai vì theo khoản 2, 3, 4, Điều 30, BLTTDS 2015. Tranh chấp giữa người chưa phải là
thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty. Tranh
chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các
thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,
bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. Các tranh chấp khác về kinh doanh,
thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật,
đều nằm trong thẩm quyền của Tòa án.
24. Đối với tranh chấp có đối tượng là bất động sản thì các bên đương sự có thể thỏa thuận tòa án nơi cư trú, làm
việc của bị đơn có thẩm quyền giải quyết theo điều 39.1b BLTTDS 2015. (Xem điều 39.1c)
TL: Nhận định này là sai vì theo khoản 2, Điều 32, BLTTDS 2015, Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa
tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định
đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết, thì sẽ được tòa án giải quyết.
25. Đối với tranh chấp về ly hôn và chia tài sản chung là bất động sản thì tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp. (Xem điều 39.1c và Giải đáp số 01/2017/TANDTC giải đáp nghiệp vụ về vấn đề này)
TL: Nhận định này là đúng vì theo khoản 4, Điều 26 và khoản 2, Điều 30, nếu tranh chấp về quyền sở hữu trí
tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận nằm trong thẩm quyền
giải quyết tranh chấp về kinh doanh và thương mại của tòa án.
26. Đối với loại tranh chấp đất đai về việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất thì tòa án có thẩm quyền giải
quyết là tòa án nơi có bất động sản. (Xem điều 39.1c)
TL: Nhận định này là sai vì yêu cầu tuyên bố phá sản được thực hiện theo thủ tục quy định theo Luật phá sản 2014.
27. Đối với tranh chấp có đối tượng là bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì các
đương sự có thể thỏa thuận tòa án nơi cư trú, làm việc của bị đơn có thẩm quyền giải quyết theo điều 39.1b
BLTTDS 2015. (Xem điều 40.1i)
TL: Nhận định này là sai vì tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp thuộc thẩm quyền giải
quyết của tòa án theo khoản 4, điều 32, BLTTDS 2015.
28. Đối với các tranh chấp về dân sự, nếu các đương sự không thỏa thuận tòa án có thẩm quyền giải quye61ttheo
điều 39.1b BLTTDS 2015 thì chỉ có tòa án nơi cư trú, làm việc của bị đơn hoặc nơi bị đơn có trụ sở mới có
thẩm quyền giải quyết. (Xem điều 40.1)
TL: Nhận định này là sai vì theo điều 32, Tòa án còn giải quyết các tranh chấp như tranh chấp lao động tập thể
về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động nếu như chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết bất
thành hay không thể giải quyết được, ngoài ra còn tranh chấp khác liên quan đến lao động bao gồm: tranh chấp
về học nghề, tập nghề; tranh chấp về cho thuê lại lao động; tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công
đoàn;tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động: tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp
pháp, các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác
theo quy định của pháp luật.
29. Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, có trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư trú,
làm việc, có trụ sở giải quyết tranh chấp dân sự. (Xem điều 40.1a)
TL: Đúng. Theo điều 40 khoản 1a BLTTDS 2015 Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì
nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.
30. Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư
trú, làm việc, có trụ sở giải quyết tranh chấp dân sự. (Xem điều 40.1c)
TL: Đúng. Theo điều 40 khoản 1c BLTTDS 2015 Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam
hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.
31. Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản thì người yêu cầu có thể yêu cầu
tòa án nơi mình cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết. (Xem điều 39.2h)
TL: Sai. Theo điều 39 khoản 2h BLTTDS 2015 Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận
nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn,
thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
32. Đối với yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ thì tòa án nơi người nhờ mang thai hộ cư trú, làm việc có thẩm
quyền giải quyết. (Xem điều 39.2q)
TL: Đúng. Theo điều 39 khoản 2q BLTTDS 2015 Tòa án nơi người mang thai hộ cư trú, làm việc có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ.
33. Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái PL thì chỉ tòa án nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn mới có thẩm quyền
giải quyết. (Xem điều 40.2b)
TL: Sai. Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 29 của BLTTDS2015 thì
người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết.
34. Đối với yêu cầu công nhận tài sản trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang
quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam thì chỉ có tòa án nơi có tài sản có thẩm quyền giải quyết. (Xem điều 39.2p)
TL: Đúng. Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 470 của Bộ luật Dân sự, tòa án nơi có tài sản có thẩm quyền
giải quyết yêu cầu công nhận tài sản đó có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người
đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
35. Đối với yêu cầu về công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận việc chia tài sản chung của vơ chồng là bất động
sản thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nơi có bất động sản. (Xem điều 39.2h)
TL: Đúng. Đối với tranh chấp chia tài sản sau khi ly hôn mà đối tượng tranh chấp là bất động sản thì Tòa án
nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết căn cứ theo điều 39 khoản 1c BLTTDS 2015.
36. Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly
hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu tòa án nơi người con cư trú giải quyết. (Xem điều 40.2c)
TL: Đúng. Theo điều 40 khoản 2c BLTTDS 2015 thì Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.
37. Trường hợp vụ án đã được tòa án cấp huyện thụ lý và đang giải quyết theo đúng quy định của BLTTDS 2015 về
thẩm quyền theo cấp, nhưng trong quá trình giải quyết vụ án mới xuất hiện các dấu hiệu đương sự ở nước ngoài,
tài sản ở nước ngoài thì tòa án cấp huyện đang giải quyết vụ án phải chuyển vụ án dân sự cho tòa án cấp tỉnh. (Xem điều 471 )
TL: Sai. Vì về việc không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã
được một Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền của Bộ luật này thì phải được Tòa án
đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các
đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam
hoặc của Tòa án nước ngoài.
38. Tòa án có thể nhập nhiều VADS mà tòa án đó đã thụ lý riêng biệt thành 1 vụ án để giải quyết nếu việc nhập và
việc giải quyết trong cùng 1 vụ án bảo đảm đúng PL. (Xem điều 42.1)
TL: Đúng. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tòa án có thể nhập hai hoặc nhiều vụ án mà tòa án đã thụ lý
riêng biệt thành một vụ án để giải quyết, miễn là việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án đảm bảo
đúng pháp luật . Đối với vụ án có nhiều người có cùng yêu cầu khởi kiện đối với cùng một cá nhân hoặc cùng
một cơ quan, tổ chức, tòa án cũng có thể nhập các yêu cầu của họ để giải quyết trong cùng một vụ án. Tuy
nhiên, việc nhập hoặc tách vụ án phải được thực hiện khách quan và đúng pháp luật.
39. Nếu các chủ thể yêu cầu giải quyết quan hệ PL chưa có điều luật áp dụng và quan hệ đó không thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định PL thì tòa án phải thụ lý giải quyết theo thủ tục TTDS. (Xem điều 4.2)
TL: Đúng. Theo điều 4 khoản 2 về Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Tòa án không
được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự
nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có
điều luật để áp dụng.
Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.
40. Đối với các tranh chấp dân sự có bị đơn là tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi tổ chức có chi
nhánh giải quyết. (Xem điều 40.1b) TL: Đúng.
Vì theo khoản 1b điều 40 BLTTDS 2015, nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ
chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Tình huống 1
Ông A có 3 người con là X,Y,Z đều đã thành niên và có NLHVDS đầy đủ. Tháng 9/2017, ông A chết không để
lại di chúc. Di sản thừa kế của ông A gồm có một sổ tiết kiệm 2 tỷ đồng gửi tại ngân hàng T có trụ sở tại quận
Hoàn Kiếm, TP Hà nội và 1 mảnh đất 200m2 tại quận Thanh Xuân, TP Hà nội. X và Y không thống nhất được
việc phân chia di sản thừa kế của ông A, Z không có ý kiến gì về việc phân chia di sản nên X đã khởi kiện Y ra
tòa án yêu cầu phân chia di sản thừa kế của ông A.
Biết rằng hiện tại X cư trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội; Y cư trú tại Quận 1 TPHCM và Z hiện đang định cư tại bang Hessen, CHLB Đức.
Anh chị hãy xác định tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên.
(Xem các điều 26.5 ; 35.3; 39.1 BLTTDS 2015) TL:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 BLTTDS 2015, tranh chấp về thừa kế tài sản là tranh chấp thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án. Căn cứ theo khoản 3 Điều 35 BLTTDS 2015, trong vụ án tranh chấp có đương sự
hoặc tài sản ở nước ngoài thì không thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện. Vì vậy, trường hợp này có đương
sự ở nước ngoài thì tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh. Người chết không để lại di
chúc, thì di sản sẽ được thừa kế theo PL (theo hàng thừa kế thứ nhất) Tình huống 2
A, B kết hôn năm 2015. Trong thời gian chung sống, do phát sinh nhiều >< nên vào tháng 8/2019, A khởi kiện
B ra tòa án yêu cầu ly hôn, chia TS chung của vợ chồng khi ly hôn. TS chung VC gồm có 1 mảnh đất 100m2 tại
quận Hoàng Mai, Hà Nội và 1 tỷ đồng gửi tại ngân hàng X có trụ sở tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trong thời
kỳ hôn nhân, A và B có vay M 1 khoản tiền là 300 triệu đồng để làm ăn kinh doanh trong thời hạn 1 năm kể từ
tháng 5/2017, lãi 19%/năm. Biết A và B ly hôn, M có yêu cầu tòa án buộc A và B phải trả cho mình số tiền trên cả gốc lẫn lãi.
Biết rằng A và B cư trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội; M cư trú tại quận 1 TPHCM.
Hỏi tòa án nào sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên?
(Xem điều 29.1; 35.1a; 39.1a; 39.1b – Khoản 4 Điều 8 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP - Phần IV về tố tụng
dân sự, thi hành án dân sự Giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC) TL:
Trong trường hợp này, vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, chính xác là Tòa án Quận
Thanh Xuân, Hà Nội, vì mảnh đất mà X và Y tranh chấp nằm ở đó, vì theo ý c, khoản 1, Điều 39, BTTDS 2015,
đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. Tình huống 3
X có nhu cầu thuê nhà nên đã ký kết hợp đồng thuê nhà với Y trong thời hạn 2 năm. Hợp đồng có thỏa thuận:
“Trong thời hạn thuê, mọi chi phí sửa chữ, tu sửa nhà do Y chi trả”. Trong quá trình sử dụng, do nhà xuống cấp
nên X đã bỏ tiền để tu sửa nhà. Do trong 6 tháng liên tiếp X không trả tiền thuê nhà, Y đã đòi nhiều lần nhưng
X không trả nên ngày 01/11/2018 Y khởi kiện X đến tòa án yêu cầu X phải trả tiền thuê nhà còn thiếu. Tòa án
đã thụ lý vụ án và gửi thông báo cho X. Sau khi nhận được thông tin v/v Y khởi kiện mình, X yêu cầu tòa án
buộc Y trả cho mình chi phí đã bỏ ra để tu sửa nhà. Biết rằng X cư trú ở quận Đống Đa, Hà Nội; Y cư trú tại
quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Hỏi tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên.
(Xem điều 26.3; 35.1a; 39.1a;39.1b) TL:
Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê nhà giữa X và Y là tòa án nhân dân
cấp huyện. Dựa vào các quy định pháp lý :
1. Thẩm quyền giải quyết theo vụ việc:
Theo quy định của Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, những tranh chấp về giao dịch, hợp đồng dân
sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân.
Đối với tranh chấp dân sự, nếu phát sinh từ quan hệ hợp đồng, nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi thực hiện
hợp đồng để giải quyết. Nếu không có lựa chọn của nguyên đơn, có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân nơi bị đơn
cư trú, làm việc hoặc nơi bị đơn có trụ sở có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Trường hợp đối tượng
tranh chấp là bất động sản, tòa án nhân dân nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. 2. Thẩm quyền theo cấp:
Theo Điều 35, 36 và 37 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ
thẩm tranh chấp về giao dịch, hợp đồng dân sự. Trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cận
phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, hoặc tòa án, cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài. Hoặc trong trường hợp tòa án nhân dân cấp tỉnh thấy cần thiết, giải quyết tại tòa án nhân dân cấp
tỉnh hoặc theo đề nghị của tòa án nhân dân cấp huyện.
Vì vậy, tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa X và Y về hợp đồng thuê
nhà. Giá trị tranh chấp của vụ án này cần được xác định dựa trên các quy định hợp đồng và tài sản liên quan. Tình huống 4
Ông A chết không để lại di chúc, di sản thừa kế của ông A gồm 1 mảnh đất 100m2 trị giá 5 tỷ đồng. Hàng thừa
kế thứ nhất của ông A chỉ gồm 2 người con là X và Y. Sau khi lo hậu sự của ông A, X và Y thỏa thuận với nhau
là sẽ chia đều mảnh đất của ông A để lại, mỗi người hưởng một nửa. X và Y đến tòa án yêu cầu tòa án công
nhận thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa họ. Hỏi tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của X và Y hay không?
(Xem điều 57 Luật Công Chứng) TL:
Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của X và Y về việc công nhận thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
giữa họ. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án. Cụ thể, Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ tranh chấp thừa kế. Còn Tòa án
nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài, chẳng hạn như tài sản tranh chấp
ở nước ngoài hoặc đương sự ở nước ngoài.
Vì vậy, X và Y có thể tiếp tục yêu cầu tòa án công nhận thỏa thuận của họ để phân chia di sản thừa kế từ ông A.