Nhận định nhà nước pháp luật - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Đề 1 : Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 đã sửa đổi, bổ sung năm2001 ghi : “Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề 1 : Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 đã sửa đổi, bổ sung năm
2001 ghi : “Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp”
Đồng chí hãy phân tích làm rõ những nội dung trên Bài làm
Như chúng ta đã biết, Nhà nước là một hiện trạng có tính chất lịch sử.XH CSNT chưa có
Nhà nước và XH được tổ chức theo chế độ Thị tộc. Quyền lực công cộng thuộc mọi thành viên
trong XH, không mang tính chất chính trị,tính chất giai cấp. Khi SX và trao đổi phát triển dẫn đến
chế độ tư hữu về TLSX và XH phân chia thành các giai cấp đối kháng nhau về lợi ích…Chế độ thị
tộc bất lực.Giai cấp chủ nô,do nắm được quyền lực KT mà nắm được quyền chính trị,đã tổ chức ra
Nhà nước làm công cụ để duy trì sự thống trị và bóc lột đối với giai cấp nô lệ.Đó là XH có giai cấp
đầu tiên trong lịch sử.
Nhà nước XHCN ra đời là kết quả đấu tranh cách mạng của GCVS và nhân dân lao động,
dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Cách mạng ở mỗi nước có những ĐK và hoàn cảnh khác nhau cho nên
sự ra đời của các Nhà nước XHCN.Cũng như việc tổ chức Nhà nước kiểu mới cũng có những đặc
điểm khác nhau. Nhà nước XHCN là Nhà nước kiểu mới,bản chất của Nhà nước khác hẳn với bản
chất của Nhà nước bóc lột. Bản chất đó thể hiện trên cả phương diện bản chất GC, bản chất dân
chủ và vai trò sáng tạo XD xã hội mới. Theo quan điểm của CN MLN,Nhà nước nào cũng là nền
chuyên chính của giai cấp thống trị về chính trị.Nhà nước XHCN mang bản chất GC,đó là GCCN và
chịu sự lảnh đạo thông qua đội tiền phong của nó là ĐCS.ở chủ nghĩa xã hội,sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc XHCN không chỉ là sự nghiệp của GCCN mà còn là sự nghiệp của nhân dân mà
nền tảng là liên minh giữa GCCN-NDLĐ-tầng lớp trí thức và do ĐCS lãnh đạo. NDLĐ từ địa vị là
những người bị áp bức bóc lột trở thành người chủ xã hội.Nhà nước XHCN là công cụ để nhân dân
lao động thực hiện quyền lực của mình.
Khác hẳn với các Nhà nước bóc lột, Nhà nước XHCN được xây dựng trên cơ sở kinh tế
XHCN. GCCN và nhân dân lao động là chủ sở hữu tư liệu sản xuất theo chế độ công hữu. Vì vậy,
về lợi ích, cách mạng XHCN không chỉ nhằm lợi ích của GCCN mà nó còn là lợi ích của NDLĐ và
của toàn dân tộc.Do đó,nó phù hợp với ý chí và nguyện vọng của ND và vì vậy, Nhà nước XHCN là
Nhà nước thực sự của ND, nó mang tính chất ND thực sự và rộng rãi.Đồng thời,Nhà nước XHCN
mang tính chất dân tộc là tính dân tộc thống nhất chung trong cả nước,mọi dân tộc đều bình đẳng
với nhau trước pháp luật,mọi dân tộc đều đoàn kết thống nhất,tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
Ở Nhà nước XHCN, bản chất GC và bản chất dân chủ luôn thống nhất.Nhà nước XHCN là
tổ chức thể hiện sự tập trung lảnh đạo của Đảng và quyền làm chủ của NDLĐ. Vì vậy, Nhà nước có
thực hiện được dân chủ XHCN mới tạo ra được sức mạnh thực hiện thắng lợi đường lối chính sách
của Đảng,làm cho bản chất GC của Nhà nước trở nên sâu sắc;ngược lại,chỉ có sự lảnh đạo của
Đảng, thông qua tổ chức, hoạt động của Nhà nước, NDLĐ mới thực hiện được quyền làm chủ của
mình. Đồng thời,thực hiện dân chủ phải gắn liềnvới kỷ cương,pháp luật của Nhà nước chứ không
phải là ”dân chủ thuần tuý” vô chính phủ. Nếu không thấy rõ sự thống nhất giữa bản chất GC với
bản chất dân chủ của Nhà nước XHCN cũng sẽ là sai lầm nghiêm trọng,làm mất sức mạnh của Nhà nước XHCN.
Ở VN, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản do chủ tịch HCM sáng lập,ngay từ đâu năm
1930, Đảng ta đã có cương lĩnh dẫn đường ND ta đã đứng lên làm CM giành chính quyền về tay
ND. CMT8/1945 thành công khai sinh ra Nhà nước VNDCCH, là Nhà nước dân chủ ND đầu tiên ở
Đông Nam Á.Từ khi thành lập cho đến nay,Nhà nước ta luôn mang bản chất của GCCN. Bản chất
đó thể hiện ở chỗ toàn bộ hoạt động của Nhà nước từ pháp luật,cơ chế,chính sách đến những
nguyên tắc tổ chức hoạt động đều thể hiện tư tưởng,quan điểm của GCCN nhằm từng bước xây
dựng quyền làm chủ của ND. Sứ mạng lịch sử của Nhà nước ta là hiện thực hóa mục tiêu độc lập
dân tộc và CNXH do Đảng đề ra.
Bản chất của GCCN thống nhất với tính ND và tính dân tộc của Nhà nước. Dưới sự lảnh đạo
của Đảng, nhân dân ta lập ra Nhà nước của mình. Nhà nước thực hiện quyền lực do nhân dân uỷ
quyền, nhân dân thông qua Nhà nước thực hiện quyền làm chủ. Nền tảng XH của Nhà nước ta là
NDLĐ,là sự liên minh giữa GCCN với GCND và đội ngũ trí thức. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước là 1 tất yếu.Chỉ có sự lảnh đạo của Đảng thì Nhà nước mới giữ được bản chất của
GCCN,bảo đảm quyền lực thuộc về ND và ngày nay,từng bước đưa công cuộc đổi mới đi đúng định
hướng XHCN.Như vậy,nền dân chủ XHCN mà nước ta đang XD là nền dân chủ đối với đông đảo
NDLĐ,thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống XH.
-Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước của ND,do ND và vì ND:
+ Sau CMT8 và Chiến thắng mùa xuân 1975 đã chuyển toàn bộ chính quyền về tay ND. Từ
đó ND ta là chủ thể của quyền lực Nhà nước. Nhà nước CHXHCNVN là công cụ của quyền lực của
ND: đó là của ND. Đồng thời,HP 1992 cũng khẳng định liên minh GCCN với GCND và đội ngũ trí thức là nền tảng.
Ba yếu tố “của ND,do ND và vì ND”đã được xác định rõ:Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước của ND,do ND,vì ND
+ Nhà nước ta là Nhà nước do nhân dân : dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân là người
lập ra Nhà nước và nhân dân tham gia vào mọi hoạt động của Nhà nước.
+ Nhà nước ta là Nhà nước vì nhân dân: mọi chủ trương,chính sách,pháp luật của Nhà nước
đều lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu phục vụ.
Ba yếu tố ”của nhân dân,do nhân dân,vì nhân dân”là 1 thể thống nhất trong đó yếu tố”của
nhân dân”là là quyết định. Ngược lại, có phát huy 2 yếu tố ”do nhân dân,vì nhân dân” thì Nhà nước
ta mới thực sự là ”của nhân dân”.
ï-Ý tưởng XD Nhà nước pháp quyền,của dân,do dân,vì dân đã được thể hiện trong nhiều
văn kiện của Đảng ta từ hồi còn hoạt động bí mật.Sau CMT8 thành công,ý tưởng này đã được
khẳng định ngay trong HP 1946 và tiếp theo được thể hiện ngày càng rõ nét hơn phù hợp với từng
giai đoạn CM trong các bản HP 1959,1980.Lúc sinh thời HCM từng khẳng định:”Nước ta là 1 nước
dân chủ,bao nhiêu lợi ích đều vì dân,bao nhiêu quyền hạn đều của dân,chính quyền từ xã đến
chính phủ TW đều do dân cử”.Cương lĩnh ĐCSVN 1991 và HP 1992 đều khẳng định:”Tất cả quyền
lực Nhà nước thuộc về ND”.Trong giai đoạn CM hiện nay,ĐH IX nhấn mạnh nhiệm vụ đẩy mạnh cải
cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước,phát huy dân chủ,tăng cường pháp chế,trong đó nhiệm
vụ cốt lõi là XD Nhà nước pháp quyền XHCN.
Nhà nước pháp quyền,nói 1 cách khái quát là hệ thống các tư tưởng,quan điểm đề cao pháp
luật,pháp chế trong tổ chức,hoạt động của bộ máy Nhà nước và trong đời sống XH.Nhà nước pháp
quyền là Nhà nước quản lý XH theo pháp luật và đề cao quyền con người,quyền của công dân.XD
Nhà nước pháp quyền XHCN của dân,do dân,vì dân là cách thức cơ bản để phát huy quyền làm
chủ của ND,bảo đảm mọi quyền lực Nhà nước thuộc về ND.Đó là Nhà nước quản lý XH bằng pháp
luật, tăng cường pháp chế,xử lý nghiêm minh,kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo
vệ các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân,ngăn ngừa mọi sự tuỳ tiện lạm quyền
từ phía cơ quan Nhà nước,ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan,vô kỷ luật kỷ cương,bảo đảm
hiệu lực,hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước. Đó là Nhà nước mà tất cả các cơ quan Nhà
nước, các tổ chức,k ể cả tổ chức Đảng đều phải hoạt động theo pháp luật,tuân thủ pháp luật,chịu
trách nhiệm trước nhân dân về các hoạt động của mình. Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ chấp
hành hiến pháp và pháp luật.
Nhà nước pháp quyền XHCN VN được tổ chức vận hành theo những nguyên tắc của nhân
loại: công bằng, dân chủ và pháp chế;Tôn trọng và bảo đảm trên thực tế các quyền tự do cơ bản
của công dân cũng như các lợi ích hợp pháp dùng danh dự và nhân phẩm của con người; Đảm
bảo vị trí tối cao của pháp luật trong mọi hoạt động của Nhà nước và trong các lĩnh vực của đời
sống XH mà trước hết là các HP va các Đạo luật cơ bản. Đồng thời đảm bảo nguyên tắc cơ bản
của Nhà nước pháp quyền XHCN là :thống nhất quyền lực,không phân quyền mà phân công và
phối hợp theo đúng chức năng giữa các cơ quan lập pháp,hành pháp và tư pháp;toàn bộ quyền lực
thuộc về ND đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN. Hơn nữa còn phải, phù hợp với truyền
thống và đặc điểm của đất nước,của con người VN. Cho nên Nhà nước pháp quyền XHCN VN là 1
Nhà nước của dân,do dân và vì dân - mang bản chất của GCCN, tính ND rộng rãi, bản chất dân tộc
sâu sắc. XH công dân VN là 1 XH thực hiện nền dân chủ XHCN,XD theo nguyên tắc công bằng và
văn minh mà người dân hoàn toàn làm chủ vận mệnh của mình và của đất nước. - :
+Nhà nước pháp quyền là Nhà nước trong đó có 1 hệ thống pháp luật hoàn chỉnh,pháp luật
được đề lên 1 vị trí tối cao.Các cơ quan Nhà nước ban hành pháp luật,đặt ra pháp luật nhưng khi
pháp luật đã được ban hành thì tất cả các cơ quan Nhà nước,cán bộ viên chức Nhà nước cũng
phải tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật,chỉ được làm những gì mà pháp luật cho
phép,không cơ quan,tổ chức,cá nhân nào vượt ra khỏi pháp luật,đứng ngoài pháp luật
+Nhà nước pháp quyền là Nhà nước trong đó quyền lực thuộc về nhân dân,quyền con người
được tôn trọng và bảo vệ
+Nhà nước pháp quyền là Nhà nước trong đó Nhà nước xác định rõtrách nhiệm bên này
nghĩa vụ bên kia và ngược lại
+Nhà nước pháp quyền là Nhà nước được tổ chức theo cơ chế quyền lực Nhà nước là
thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các
quyềnlập pháp,hành pháp,tư pháp
+Nhà nước pháp quyền là Nhà nước có những hình thức kiểm tra giám sátcó hiệu quả việc
tuân theo pháp luật của các cơ quan ,tổ chức và công dân và có 1 hệ thống tài phán hoàn chỉnh
của cả cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp
-Sự phân công,phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong bộ máy Nhà nước: Quyền lực
Nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước trong việc
thực hiện 3 quyền:lập pháp,hành pháp và tư pháp:
+Nguyên tắc quyền lực Nhà nước thống nhất là quyền lực chính trị của 1quốc gia không
phân chia và được bảo đảm bằng Hiến pháp.Quyền lực Nhà nước là đặc thù của quyền lực chính
trị thông qua thể chế hóa,một tổ chức không thể làm tất cả nên phải có sự phân công.Ở nước
ta,việc phân công theo 3 yếu tố.Đó là:Lập pháp là các cơ quan làm luật,hành pháp là các cơ quan
chấp hành pháp luật và điều hành pháp luật,tư pháp làm nhiệm vụ xét xử và các công việc khác có liên quan.
+Ở nước ta,thiết chế quyền lực là thống nhất,có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền:lập pháp hành pháp và tư pháp;phân cấp rành
mạch giữa Nhà nước TW với chính quyền địa phương và cơ sở.Đó là sự phân công hợp lý giữa
các tổ chức Nhà nước,có sự ràng buộc,hợp tác và giám sát lẫn nhau.Điều đó đảm bảo cho mỗi tổ
chức làm đúng chức năng của mình và đúng pháp luật;tất cả đều nằm trong quyền lực thống
nhất,không có sự phân lập,đối lập.Sự phân công,phân cấp bảo đảm cho các cơ quan Nhà nước
phát huy tính độc lập ,chủ động và tự chịu trách nhiệm trong quá trình thực hiện chức năng của
mình,Chính vì vậy,mới nâng cao được hiệu lực quản lý;tăng cường pháp quyền,XD 1 hệ thống
hành pháp và quản lý Nhà nước thông suốt từ TW đến cơ sở có đủ quyền lực,hiệu lực quản lý Nhà nước
+Song chúng ta phải hiểu rằng nếu chỉ nhấn mạnh sự thống nhất 3 quyền sẽ dẫn đến tình
trạng tập trung quan liêu,xa rời thực tế,xa rời quần chúng.Ngược lại,nếu quá đề cao phân lập 3
quyền,một mặt tạo ra tình trạng cục bộ xa rời sự lảnh đạo của Đảng,sự quản lý thống nhất của Nhà
nước,mặt khác tạo ra tình trạng lẫn lộn chức năng hoặc đề cao quá mức dẫn đến lộng quyền của
các cơ quan lập pháp,hành pháp và tư pháp.Vì vậy,QH thống nhất và phân công rành mạch 3
quyền là MQH biện chứng và là sự sáng tạo,KH đã được đúc kết từ thực tiễn CM nước ta.
-QH phối hợp giữa cơ quan quyền lực Nhà nước với các cơ quan khác của bộ máy Nhà
nước được xem xét trên 3 mặt:tổ chức,thẩm quyền,hoạt động,Đó là:
+Về tổ chức:các cơ quan khác của bộ máy Nhà nước XHCN được lập ra 1 cách trực tiếp
hoặc gián tiếp từ các cơ quan quyền lực Nhà nước(QH,HĐND).Theo nguyên tắc tập quyền XHCN-
chế độ đại biểu ND thì ND chỉ bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước để tập trung quyền lực Nhà
nước vào chúng,còn các cơ quan đại biểu ND thay mặt ND lập ra các cơ quan khác trong bộ máy
Nhà nước.Vì vậy,các cơ quan khác của bộ máy Nhà nước xuất phát từ cơ quan quyền lực Nhà nước mà ra.
+Về thẩm quyền:Ở nước ta,cơ quan quyền lực Nhà nước là QH và HĐND.QH là cơ quan
quyền lực Nhà nước cao nhất,QH phân công chức năng và phân cấp nhiệm vụ quyền hạn cho các
cơ quan Nhà nước(Đ84 HP1992).QH phân cấp quyền hạn cho các “Nhà nước” ở TW và địa
phương,phân cấp quyền hạn cấp trên cấp dưới.Trong phân công,phân cấp QH sử dụng
HP,Luật,Nghị quyết.Như vậy,cơ quan quyền lực Nhà nước thay mặt ND sử dụng quyền lực Nhà
nước,các cơ quan khác của bộ máy Nhà nước là cơ quan chấp hành,thực hiện quyền lực Nhà nước.
+Về hoạt động:các cơ quan khác của bộ máy Nhà nước chịu sự kiểm tra,giám sát của cơ
quan Nhà nước cùng cấp.Toàn bộ bộ máy Nhà nước chịu sự giám sát của cơ quan Nhà nước cao
nhất là QH.Sự giám sát là nhằm bảo đảm cho các cơ quan khác của Nhà nước hoạt động đúng
pháp luật,ý chí,nguyện vọng của ND mà cơ quan quyền lực Nhà nước là cơ quan được ND bầu ra
và được ND uỷ nhiệm quyền lực Nhà nước.
Toàn bộ các MQH trên đây nói lên MQH giữa cơ quan quyền lực Nhà nước và các cơ quan
khác trong bộ máy của Nhà nước XHCN.Một lần nữa minh chứng rằng quyền lực Nhà nước của
ND là quyền lực thống nhất và tập trung.
-Liên hệ thực tiễn:(Xem Nhà nước ta có thực sự là Nhà nước của dân,do dân và vì dân chưa?)
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân,do dân và vì dân,bảo đảm thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân là 1 cuộc đấu tranh lâu dài phức tạp,vừa phải chống tư tưởng bảo
thủ,vừa phải chống tư tưởng cực đoan và phải đi từng bước vững chắc,giữ vững ổn định chính
trị.Cần kiên định các nguyên tắc cơ bản về XD Nhà nước XHCN mà chúng ta đã đúc kết được,kiên
quyết vạch trần và nghiêm khắc phê phán những luận điệu xuyên tạc của những phần tử thù
địch.Với quyết tâm cháy bỏng thực hiện CNH,HĐH đất nước trong những năm đầu của thế kỷ XXI
vì mục tiêu dân giàu,nước mạnh,XH công bằng,dân chủ,văn minh;với sự lảnh đạo dày dạn kinh
nghiệm của ĐCSVN,chúng ta tin tưởng nhiệm vụ XD Nhà nước pháp quyền của dân,do dân,vì dân
sẽ tiếp tục giành được những thành tựu mới,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ XD và bảo vệTổ quốc VN XHCN