-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nhận thức chung về vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông | Tiểu luận HP2 công tác quốc phòng an ninh
Trật tự, an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công cộng, nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
HP2 Công tác quốc phòng an ninh 53 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Nhận thức chung về vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông | Tiểu luận HP2 công tác quốc phòng an ninh
Trật tự, an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công cộng, nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: HP2 Công tác quốc phòng an ninh 53 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
------------------------- TIỂU LUẬN
HP2 CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
NHẬN THỨC CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG-TÌNH HÌNH
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG HIỆN NAY
Sinh viên: MAI ĐỨC LƯƠNG
Mã số sinh viên: 2155330026 Lơp GDQP&AN: 03 Lớp : TTHCM_K 1 4
Hà nội, tháng 09 năm 2021 1
MỞ ĐẦU
Trật tự, an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và
điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công
cộng, nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn,
hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông. Đảm bảo trật tự, an toàn giao
thông là một yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của mọi quốc gia và xem đó là điều
kiện cần thiết để phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng và ổn định
trật tự xã hội. Trật tự, an toàn giao thông nói chung, trật tự, an toàn giao thông
đường bộ nói riêng của mỗi quốc gia luôn là sản phẩm chung được kế thừa
của nhiều hoạt động khác nhau trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội và an ninh trật tự của quốc gia đó.
Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được xem là bộ mặt của xã hội, là một
trong những tiêu chí cơ bản phản ánh tiềm lực kinh tế, năng lực quản lý và mức
độ văn minh của mỗi quốc gia. Nếu nhìn nhận, phân tích đánh giá dưới góc độ
kinh tế thì hoạt động giao thông còn được ví như mạch máu của nền kinh tế
quốc dân. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia nói chung và
vùng đô thị hay mỗi khu kinh tế nói riêng phụ thuộc vào quy mô tổ chức hoạt
động giao thông và yêu cầu đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Tuy nhiên hiện nay ,vấn đề vi phạm an toàn giao thông vẫn đang rất nhức nhối,
là một trong những vấn đề nóng mang tính thời sự và cấp bách của đất nước.
Để giải quyết vấn đề nêu trên , tôi xin chọn và thực hiện đề tài: “ Nhận thức
chung về vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự ,an toàn giao thông- tình hình
trật tự, an toàn giao thông hiện nay” làm tiểu luận kết thúc học phần môn
“Công tác quốc phòng và an ninh”của mình với mục tiêu nâng cao nhận thức
về vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông , phản ảnh thực
trạng trật tự an toàn giao thông của nước ta hiện nay và đưa ra giải pháp cho
vấn đề này. Tôi hy vọng bải tiểu luận của mình có thể góp mọt phần đóng góp để g ả
i i quyết vấn đề đảm bảo trật tự an toàn giao thông 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
MỤC LỤC ........................................................................................................ 2
NỘI DUNG ....................................................................................................... 3
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM
TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ......................................................... 3
1. Nhận thức về pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ............. 3
a. Khái niệm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ............. 3
b. Vai trò của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ............ 3
c. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông ........................................................................................................ 3
2. Nhận thức về vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 4
a. Khái niệm vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 4
b. Dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông . 4
c. Nguyên nhân, điều kiện của tình hình vi phạm pháp luật về bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông ....................................................................... 5
TIỂU KẾT PHẦN 1 ........................................................................................ 5
II.TÌNH HÌNH TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG HIỆN NAY: .......... 5
1. Thực trạng: .............................................................................................. 5
2. Nguyên nhân : ......................................................................................... 6
3. Hậu quả : ................................................................................................. 8
4. Giải pháp: ................................................................................................ 9
KẾT LUẬN .................................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 13 3 NỘI DUNG
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM
TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG
1. Nhận thức về pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
a. Khái niệm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do
Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp
với lợi ích của giai cấp mình.
- Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một bộ phận của hệ thống
pháp luật hành chính nhà nước, bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý
nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
b. Vai trò của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Pháp luật về bảo đảm TTATGT là ý chí của Nhà nước để chỉ đạo và tổ
chức thực hiện bảo đảm TTATGT.
- Pháp luật về bảo đảm TTATGT là là cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng để t ự
h c hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo đảm TTATGT, TTATXH.
c. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành có liên quan đến bảo đảm TTATGT.
- Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính ở trung ương,
địa phương, các cơ quan liên ngành, liên bộ ban hành có liên quan đến bảo đảm TTATGT.
- Các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành ban hành có liên
quan đến bảo đảm TTATGT. 4
2. Nhận thức về vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
a. Khái niệm vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có 2 dạng vi phạm:
Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự (cấu thành các tội xâm phạm an toàn
giao thông), cụ thể như sau:
- Vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật
về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông là những hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố
ý hoặc vô ý xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn giao
thông mà theo quy định của Bộ Luật hình sự phải bị xử lý hình sự.
b. Dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông:
Tính nguy hiểm cho xã hội.
Tính trái pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Tính có lỗi.
Vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là
hành vi bị xử phạt hành chính.
- Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông:
Khách thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông
Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông
Chủ thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông
Mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông 5
c. Nguyên nhân, điều kiện của tình hình vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Quản lý nhà nước về hoạt động giao thông còn nhiều yếu kém, hạn chế.
- Sự không tương thích giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hoạt động giao
thông vận tải quốc gia.
- Tác động tiêu cực của các yếu tố thiên nhiên, môi trường đối với người tham gia giao thông.
TIỂU KẾT PHẦN 1
Trong phần I , tiểu luận đã dề cập những vẫn đề cơ bản nhất của trật tự an
toàn giao thông , giúp ta có cái nhìn đúng , nhận thức đúng về vi phạm pháp
luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông , các loại hình vi phạm trật tự an
toàn giao thông, nguyên nhân và điều kiện của vi phạm pháp luật về đảm bảo
trật tự an toàn giao thông. Từ đó có cơ sở lý luận cơ bản cho những vấn đề sau này.
II.TÌNH HÌNH TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG HIỆN NAY: 1. Thực trạng:
Thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia cho thấy, tai nạn giao thông 12 tháng
của năm 2020 (tính từ ngày 15/12/2019 đến 14/12/2020), toàn quốc xảy ra
14.510 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.700 người, bị thương 10.804 người.
“So với cùng kỳ năm 2019, số vụ tai nạn giao thông giảm 3.111 vụ (giảm
17,6%), số người chết giảm 924 người (giảm 12,1%), số người bị thương
giảm 2.820 người (giảm 20,7%)”, ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng
Ủy ban ATGT Quốc gia cho hay.
Trong đó, đường bộ xảy ra 8.177 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.575 người,
bị thương 4.354 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 844 vụ, giảm 883
người chết, giảm 700 người bị thương. Đường sắt xảy ra 91 vụ, làm chết 71
người, bị thương 23 người; đường thuỷ xảy ra 62 vụ, làm chết 44 người, làm
bị thương 7 người; hàng hải xảy ra 14 vụ, làm chết 10 người, không có người bị thương. 6
Tính riêng trong tháng 12/2020 (từ ngày 15/11/2020 đến 14/12/2020), cả
nước xảy ra 1.525 vụ, làm chết 652 người và làm bị thương 1.152 người. So
với tháng cùng kỳ năm 2019, tai nạn giao thông giảm 237 vụ, giảm 4 người
chết, giảm 330 người bị thương. 2. Nguyên nhân :
- Thứ nhất, do sự tác động tiêu cực của các yếu tố xã hội đối với người
tham gia giao thông. Môi trường xã hội có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng
vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ (thói quen tuỳ tiện, cẩu thả, tự do
của những người tham gia giao thông, chưa có thói quen chấp hành, tuân thủ
quy tắc giao thông; sự xuống cấp của hệ thống giao thông đường bộ, nhận
thức lạc hậu của một bộ phận không nhỏ dân cư sinh sống hai bên đường giao
thông…). Bên cạnh đó, một số tệ nạn xã hội cũng là nguyên nhân của không
ít vụ tai nạn giao thông đường bộ như tình trạng sử dụng các chất kích thích
khi điều khiển phương tiện giao thông, tình trạng lạng lách, đánh võng, đua xe
trái phép, đuổi nhau trên đường bộ… đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an
toàn giao thông, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân và
sự phản ứng, bất bình của dư luận xã hội.
- Thứ hai, sự không tương thích giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hoạt
động giao thông vận tải. Hoạt động giao thông vận tải được cấu thành bởi ba
yếu tố cơ bản là con người, phương tiện và kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
(hệ thống đường, cầu cống, công trình giao thông...). Sự vận hành và phát
triển hài hoà, đồng bộ của nó có ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn giao thông.
Vấn đề mất an toàn giao thông, tình trạng vi phạm hành chính về TTATGT
hiện nay có nguyên nhân sâu xa từ sự không tương thích giữa các yếu tố này, cụ thể:
- Những năm gần đây, do lượng phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ gia tăng quá nhanh trong điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình đã dẫn đến tình trạng ùn 7
tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông đường bộ ở mức
cao, nhất là trên địa bàn các thành phố và đô thị lớn.
- Hiện nay hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã và đang được nâng
cấp, bảo dưỡng song cơ bản chỉ mới tập trung cho những công trình quan
trọng và ở nhưng khu vực thành phố, đô thị, giao thông ở các vùng xa trung
tâm chưa được chú trọng đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, hành lang an toàn
giao thông đường bộ vẫn chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định, hai bên
đường quốc lộ, tỉnh lộ có nhiều khu dân sinh, khu công nghiệp nhưng không
có đủ hệ thống hàng rào, biển báo hiệu, gờ giảm tốc, giải phân cách… để đảm
bảo an toàn giao thông cho người dân; vấn đề ô nhiễm môi trường giao thông
vận tải còn nhiều bất cập (tiếng ồn, khí thải…)
- Tình trạng vi phạm hành chính về TTATGT cũng như tình trạng tai nạn
giao thông đường bộ có nguyên nhân từ ý thức chấp hành quy định về luật
giao thông đường bộ của người tham gia giao thông kém (chiếm tới trên 80%
tổng số vụ xảy ra), phổ biến ở một số dạng như: điều khiển phương tiện chạy
quá tốc độ quy định, uống rượu bia khi tham gia giao thông, lấn làn, vượt ẩu,
không tuân thủ đèn tín hiệu, người chỉ huy điều khiển giao thông ...
Thứ ba, do công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước
về đảm bảo TTATGT đường bộ chậm được đổi mới, thiếu đồng bộ, thiếu
thống nhất, nhiều nội dung đến nay không thực sự phù hợp với thực tiễn công
tác quản lý TTATGT, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện của các lực
lượng thực thi nhiệm vụ, làm hạn chế đến công tác quản lý nhà nước về
TTATGT. Việc tổ chức chỉ đạo, phân công, phân cấp giữa các cơ quan quản
lý nhà nước về giao thông đường bộ còn chưa hợp lý, chưa duy trì tốt mối
quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các lực lượng trong quản lý TTATGT.
Việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ của các chủ
thể có chức năng chính trong phát hiện, xử lý vi phạm hành chính về 8
TTATGT đường bộ chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Hoạt động quản
lý TTATGT của các chủ thể này chưa thật sự phát huy hết vai trò của mình;
trình độ, năng lực một bộ phận cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu của tình hình. Bên cạnh đó, điều kiện trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ
cho công tác đảm bảo TTATGT nói chung và công tác phát hiện, xử lý vi
phạm hành chính về TTATGT đường bộ nói riêng còn thiếu và lạc hậu, chưa
thực sự đáp ứng được yêu cầu đảm bảo TTATGT đường bộ trong tình hình hiện nay… 3. Hậu quả :
Tai nạn giao thông được xem là một trong những thảm họa lớn nhất đe dọa
đến sinh mạng và sức khỏe của con người. Hậu quả của nó rất nặng nề, không
chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn dễ dẫn đến nghèo đói, lạc hậu, bệnh
tật bởi có tới 70% số vụ, số người tử vong là đối tượng thanh niên, trụ cột
trong gia đình. Tai nạn giao thông không chỉ thiệt hại về người và của mà nó
còn tác động khiến người dân phải lo sợ mỗi khi ra đường, điều này đã trở
thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Không chỉ là nổi đau về thể xác của
người bị nạn mà nó còn ảnh hưởng đến người dân và người thân xung quanh
cả về tinh thần, trí lực, gây tổn thất cho xã hội về vật chất.
Hậu quả của tai nạn giao thông là không kể hết khi nó tác động và gây tổn
thương đến toàn xã hội và gia đình người bị nạn.
Một trong những minh chứng cho hậu quả tàn khốc của hành vi vi phạm trật
tự an toàn giao thông là vụ án :Tai nạn liên hoàn khiến 5 người chết tại Đắk
Nông. vào khoảng 6h30 sáng 13/6, tại Km 1818+200 trên đường Hồ Chí
Minh đoạn qua địa bàn xã Đắk R’la, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông đã xảy ra
một vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 4 xe tải khiến 5 người chết, 5 người khác bị thương nặng.
Theo đó, vào thời điểm trên, xe tải chở phân mang BKS 69C-051.59 do tài xế
Ngô Văn Bền điều khiển lưu thông với tốc độ cao theo hướng tỉnh Đắk Nông
đi Đắk Lắk. Khi đi đến khu vực chợ 312 thuộc địa bàn xã Đắk R’la, huyện 9
Đắk Mil thì xe này bị mất thắng, liên tiếp chao đảo trên đường và va quẹt
hông trái xe Container mang BKS 51C-498.44, kéo theo rơ mooc mang BKS
51R-229.09 do tài xế Huỳnh Công Tiến Nhu (trú tại tỉnh Kon Tum) điều
khiển lưu thông cùng chiều. Sau cú va quẹt với xe Container, xe tải mang
BKS 69C-051.59 tiếp tục lao về phía trước khoảng 250 mét tông mạnh vào
phía sau xe tải mang BKS 47C-125.70 do tài xế Hồ Ngọc Sơn (trú tại huyện
Đắk Mil) điều khiển lưu thông cùng chiều phía trước. Cú tông mạnh khiến xe
tải mang BKS 47C-125.70 bị hất văng lao vào bên phải lề đường rồi đâm vào
hàng loạt xe máy và người dân đang mua bán hàng hoá ven đường rồi lật nghiêng.
Chưa dừng lại ở đó, chiếc xe tải mang BKS 69C-051.59 tiếp tục lao về phía
trước tông mạnh vào xe tải mang BKS 48C-035.79 do tài xế Nguyễn Đình
Thắng (trú tại huyện Đắk Mil) điều khiển lưu thông cùng chiều khiến xe tải
này mất lái lao vào ven đường, đè bẹp 4 chiếc xe máy của người dân dựng bên lề đường.
Sau hàng loạt cú va chạm, chiếc xe tải 69C-051.59 tiếp tục lao về phía trước
khoảng 1km, sau đó lao vào ven đường ở một bãi đất trống lật nghiêng. 4. Giải pháp:
- Một là, cần tăng cường hơn sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền,
cơ quan chức năng trong công tác bảo đảm an toàn giao thông. Đẩy mạnh
thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 1 -
8 CT/TW, ngày 4-9-2012, của Ban Bí thư
Trung ương Đảng khóa XI, về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy
nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; Nghị quyết số 88/2011/NQ-CP, ngày
24-8-2011, của Chính phủ về “Tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”; "Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và các chỉ thị,
chính sách, quy định về bảo đảm an toàn giao thông. Trong giải pháp này, cần
nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu đơn vị, ị đ a phương. 10
Chính quyền địa phương, lực lượng chức năng các cấp cần nâng cao hiệu quả,
trách nhiệm trong công tác quản lý an toàn giao thông, lãnh đạo, quản lý việc
quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển giao thông hiệu quả, cần xử
lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành các quy định
về an toàn giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác
quản lý phương tiện giao thông
- Hai là, đẩy mạnh công tác quản lý, thực thi pháp luật bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông. Việt Nam đang đề cao việc xây dựng một xã hội thượng
tôn pháp luận trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đối với
lĩnh vực giao thông càng cần thực hiện quyết liệt bởi ở đây đang diễn ra
“thảm họa” về tai nạn giao thông. Có thể thấy rằng, khi nào và ở đâu, việc
quản lý, thực thi pháp luật về giao thông được tiến hành thường xuyên, đúng
quy định thì tình hình trật tự, an toàn giao thông được bảo đảm, tai nạn giao
thông được giảm thiểu và ngược lại. Thực thi pháp luật mạnh mẽ không chỉ
có tác dụng phát hiện và ngăn chặn kịp thời mà còn có tác dụng to lớn trong
việc răn đe, làm gương, tạo ý thức, thói quen, hành vi đúng đắn của người dân
khi tham gia giao thông. Đặc biệt, trong công tác này cần tăng cường kiểm
tra, kiểm soát và xử lý nghiêm đối với chính các hành vi vi phạm của người
thực thi công vụ, như bao che, không xử lý nghiêm đối với các sai phạm,
nhận hối lộ, cố tình làm sai lệch các vi phạm …
- Ba là, tập trung huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển kết cấu
hạ tầng kỹ thuật giao thông hiện đại, đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi khi tham
gia giao thông. Các cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng cần tiếp tục triển
khai và thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ, ả
b o đảm chất lượng các công
trình hạ tầng kỹ thuật giao thông. Trước mắt, cần ưu tiên đầu tư trọng điểm
vào các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông ở những tuyến đường có lưu
lượng phương tiện tham gia đông, các tuyến huyết mạch, những nơi thường
xuyên xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông 11
- Bốn là, chú trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, giúp cán bộ, đảng viên và nhân
dân nhận thức rõ để có hành vi đúng đắn trong tham gia giao thông, ngăn
ngừa hiểm họa tai nạn giao thông. Công tác tuyên truyền phải bảo đảm đồng
bộ, khoa học, tiến hành toàn diện nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Phương châm
là phải bảo đảm tính “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo”, tạo được niềm tin, sự
đồng thuận trong nhân dân. Bảo đảm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để
tạo ra phong trào toàn dân thực hiện an toàn giao thông, văn hóa tham gia giao thông.
- Năm là, đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng các chủ thể
tham gia giao thông. Đối với người tham gia giao thông, đó là quá trình từ
đào tạo điều kiện tham gia giao thông đúng thực chất, bảo đảm chất lượng;
đồng thời luôn cập nhật các thông tin mới trong tham gia giao thông. Đối với
các lực lượng chức năng và các ngành liên quan lĩnh vực giao thông là yêu
cầu về đào tạo, bồi dưỡng đạo đức công vụ lẫn trình độ, kỹ năng phục vụ
công việc với yêu cầu ngày một cao hơn về chất lượng, thể hiện qua chất
lượng công trình, khả năng làm chủ tình hình, tình huống giao thông theo
đúng nguyên tắc thượng tôn pháp luật, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. TIỂU KẾT PHẦN II
Trong phần II ,tiểu luận đã đưa gia thực trạng của tình hình trật tự an toàn
giao thông hiện nay , những nguyên nhân chủ yếu gây mất trật tự an toàn
giao, hậu quả to lớn của những hành vi vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự
an toàn giao thông gây ra, trong phần này tiểu luận cũng đề cậ đến những giải
pháp nhằm hạn chế thấp nhất những hành vi vi phạm pháp luật về đảm bảo
trật tự an toàn giao thông. 12
KẾT LUẬN
Trật tự, an toàn giao thông nói là tiêu chí cơ bản phản ánh tiềm lực kinh tế,
năng lực quản lý và mức độ văn minh của mỗi quốc gia. Nhận thức vai trò quan
trọng của trật tự, an toàn giao thông đường bộ, những năm qua Đảng, Nhà nước
đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, cùng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm
thiết lập kỷ cương và từng bước ổn định trật tự, an toàn giao thông đường bộ
trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trật tự, an toàn giao thông ở nước ta vẫn đang
diễn biến hết sức phức tạp; còn nhiều hạn chế, bất cập nên vẫn cần phải nghiên
cứu lý luận và đánh giá thực tiễn để đề xuất các giải pháp hoàn thiện đảm bảo
trật tự , an toàn giao thông. Không chỉ vậy , mỗi công dân, người dân Việt nam
cần nhận thức sâu sắc đúng đắn về vấn đề an toàn giao thông và bằng việc làm
của mình trong việc chấp hành Luật an toàn giao thông. Có như vậy thì trật tự
an toàn giao thông mới được đảm bảo, xã hội văn minh , tiến bộ. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Minh Hùng. (2019, 12 13). Tạp Chí Cộng Sản. Retrieved from tapchicongsan.org.vn:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/an-toan-giao-thong-
hanh-phuc-cua-moi-nha/-/2018/815673/mot-s - o giai-phap-nham-
nang-cao-an-toan-giao-thong-o-viet-nam-hien-nay.aspx
2) Thu Giang - Ủy ban ATGT. (2020, 12 23). Tuyên Giáo. Retrieved
from tuyengiao.vn: https://tuyengiao.vn/uy-ban-an-toan-giao-
thong/nam-2020-toan-quoc-xay-ra-1 - 4 510-vu-tai-nan-giao-thong- lam-6-700-nguoi-chet-1 - 0 804-nguoi-bi-thuong-131362
3) Trương Diệu Loan. (2015, 11 11). Cảnh Sát Nhân Dân. Retrieved
from csnd.vn: http://csnd.vn/Home/Thong-tin-ly-luan/1305/Nguyen-
nhan-cua-nhung-vi-pham-hanh-chinh-ve-trat-tu-an-toan-giao-thong- duong-bo-hien-nay
4) Van Thành . (2020, 06 17). Công an nhân dân . Retrieved from
Cand.com.vn: https://cand.com.vn/Phap-luat/Vu-tai-nan-lien-hoan-
tham-khoc-tai-Dak-Nong-Khoi-to-vu-an-khoi-to-bi-can-bat-tam- giam-tai-xe-xe-tai-i569583/ 14