Nhân vật, chi tiết hoặc hình ảnh yêu thích nhất trong Buổi học cuối cùng | Văn mẫu lớp 7 Cánh diều
Tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Nhân vật, chi tiết hoặc hình ảnh yêu thích nhất trong Buổi học cuối cùng. Tài liệu bao gồm 8 đoạn văn mẫu lớp 7, được giới thiệu sẽ cung cấp thêm ý tưởng cho các bạn học sinh.
Chủ đề: Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết (CD)
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Văn mẫu lớp 7
Đề bài: Trong truyện Buổi học cuối cùng, em thích nhất nhân vật hoặc chi tiết,
hình ảnh nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) giải thích lí do vì sao em thích.
Đoạn văn mẫu số 1
Nhân vật mà em yêu thích nhất trong tác phẩm Buổi học cuối cùng chính là thầy
giáo Ha-men. Bởi nhân vật này đã để lại cho em ấn tượng về một người thầy
giáo có lòng yêu nghề, cũng như yêu nước vô cùng sâu sắc, chân thành. Trong
buổi học cuối cùng, thầy đã ăn mặc thật trang trọng: chiếc áo rơ-đanh-gốt, màu
xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. Buổi
học cuối cùng diễn ra với những lời giảng đầy bổ ích, những lời tâm sự của thầy
với học trò đã cho thấy một trái tim giàu yêu thương, trách nhiệm và tình yêu
với đất nước. Thầy giáo Ha-men chính là một tấm gương về tình yêu dành cho
ngôn ngữ dân tộc, cho đất nước.
Đoạn văn mẫu số 2
Phrăng là nhân vật mà em rất yêu thích trong truyện Buổi học cuối cùng. Cậu
hiện lên với vẻ ngây thơ, hồn nhiên và nghịch ngợm cũng giống như biết bao
đứa trẻ bằng tuổi. Phrăng cũng từng định trốn học để đi chơi, chểnh mảng việc
học. Để rồi đến khi phải đối mặt với sự việc xảy ra quá đột ngột buổi học cuối
cùng còn được học tiếng Pháp, cậu đã cảm thấy đau đớn, xót xa. Trong suốt cả
buổi học, cậu chăm chú nghe thầy giảng như nuốt lấy từng lời cho đến khi tiếng
chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên báo hiệu giờ học kết thúc. Nhờ có buổi
học cuối cùng này mà cậu đãhiểu được giá trị của tiếng Pháp - đó không chỉ là
tiếng mẹ đẻ mà còn thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Nhân vật này đã giúp
em nhận ra được một bài học giá trị, thêm trân trọng ngôn ngữ của dân tộc.
Đoạn văn mẫu số 3
Trong truyện Buổi học cuối cùng, em cảm thấy rất ấn tượng với chi tiết ở cuối
truyện. Khi tiếng chuông đồng hồ điểm mười hai giờ và tiếng chuông cầu
nguyện buổi trưa vang lên, thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt và
giọng nói nghẹn ngào như đang xúc động: “Các bạn, thầy nói, hỡi các bạn, tôi…
tôi…”. Sau đó, thầy đã quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết
sức, thầy cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”. Hành động này đã thể
hiện được niềm tự hào sâu sắc của một con người với ngôn ngữ của dân tộc nói
riêng, với đất nước của mình nói chung. Cùng với đó là sự xót xa, đau đớn trước
hoàn cảnh mất nước. Quả là chi tiết nhỏ nhưng làm nên giá trị lớn.
Đoạn văn mẫu số 4
Trong truyện Buổi học cuối cùng, em rất ấn tượng với nhân vật Phrăng. Đây là
nhân vật trung tâm của truyện, góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm mà tác giả
muốn gửi gắm. Phrăng là một cậu bé hồn nhiên, ngây thơ và ham chơi. Vào một
buổi sáng đẹp trời, Phrăng đã định trốn học để chạy nhảy trên cánh đồng cỏ
Ríp-pe. Nhưng cậu bé cưỡng lại được và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.
Khi đến lớp học, thầy Ha-men thông báo với cậu đây là buổi học Pháp văn cuối
cùng. Từ đó, ở Phrăng đã có những thay đổi. Cậu nghe tin mà rụng rời. Khuôn
mặt cậu đỏ bừng vì tức giận, rồi chuyển dần sang tái nhợt vì choáng váng. Đôi
mắt đen láy ngây thơ không còn hiện lên vẻ tinh nghịch mà thay vào đó là một
nỗi mất mát, một nỗi sợ mơ hồ. Đôi bàn tay nhỏ bé run run lấy sách từ trong cặp
để lên bàn, lật giở từng trang thật nhẹ nhàng. Ánh mắt của Phrăng dõi theo thầy
Ha-men như thể sợ thầy có thể biến mất. Lúc được gọi lên đọc bài, Phrăng lúng
túng và đung đưa người trên chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu
lên vì xấu hổ. Cậu quan sát lớp học, những khuôn mặt, hành động và sự nhẫn
nại của thầy Ha-men để khắc sâu hồi ức về buổi học này trước khi bị ép học
tiếng Đức. Suốt cả buổi học, Phrăng chăm chú nghe thầy giảng như nuốt lấy
từng lời cho đến khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên báo hiệu giờ
học kết thúc. Nhờ có buổi học cuối cùng này mà Phrăng mới hiểu được giá trị
của tiếng Pháp - đó không chỉ là tiếng mẹ đẻ mà còn thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc.
Đoạn văn mẫu số 5
Trong truyện ngắn Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê, tôi cảm thấy
rất ấn tượng với chi tiết cả lớp học im lặng tập viết, chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút
sột soạt trên giấy. Sau lời thông báo của thầy Ha-men, tất cả học sinh trong lớp
đều cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của buổi học cuối cùng. Ai cũng
nghiêm túc học bài, ngay cả những bạn học sinh được nghịch ngợm nhất. Vì
vậy mà mới có sự im lặng đến kì lạ của lớp học. Chi tiết cho thấy cái nhìn tinh
tế của nhà văn. Đồng thời cũng cho thấy sự nghiêm trang của một lớp học vùng
An-dát trong buổi học Pháp văn - tiếng mẹ đẻ của họ lần cuối cùng. Một chi tiết
nhỏ nhưng lại thể hiện được điều giá trị.
Đoạn văn mẫu số 6
Khi đọc truyện “Buổi học cuối cùng”, em rất ấn tượng với hình ảnh về thầy giáo
Ha-men ở buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Khác với thường ngày, buổi học hôm
đó, thầy Ha-men đã mặc trang phục chỉ được mặc vào những dịp đặc biệt
(những hôm có thanh tra hoặc trao phần thưởng). Đó là chiếc áo rơ-đanh-gốt
màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.
Điều này cho thấy thái độ trân trọng của thầy, cũng như ý nghĩa thiêng liêng của
buổi học. Không chỉ về trang phục, lời nói và hành động của thầy cũng rất khác.
Thầy không trách mắng Phrăng mà chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở cậu vào lớp. Thầy
kiên nhẫn và nhiệt tình giảng bài như muốn truyền đạt hết kiến thức cho học
sinh trong buổi học cuối cùng. Khi tiếng chuông đồng hồ điểm mười hai giờ, rồi
đến cả tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên, thầy Ha-men đứng dậy trên
bục, người tái nhợt và giọng nói nghẹn ngào như đang xúc động. Hành động
cuối cùng của thầy là quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết
sức, cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM! đã in sâu vào tâm trí của học trò.
Đoạn văn mẫu số 7
Trong truyện ngắn Buổi học cuối cùng, em cảm thấy yêu thích nhất là nhân vật
Phrăng - một cậu bé hồn nhiên, ngây thơ. Vào một buổi sáng đẹp trời, Phrăng
đã trốn học để đi dạo chơi trên cánh đồng. Câu đã cảm thấy vô cùng buồn bã về
những lời trêu đùa của các bạn trong lớp. Nhưng nhờ sự nhắc nhở của bác phó
rèn Oát-stơ mà cậu mới ba chân bốn cẳng chạy tới trường. Thầy Ha-men nói với
cả lớp đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng nghe tin mà rụng rời.
Khuôn mặt của cậu đỏ bừng lên vì tức giận, rồi chuyển dần sang tái nhợt vì
choáng váng. Đôi mắt hiện lên một nét sợ hãi mơ hồ. Cậu cảm thấy ân hận và
tiếc nuối vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, không chịu học hành. Buổi học cuối
cùng diễn ra thật trang nghiêm từ tiết tập đọc, tập viết rồi tiết Lịch sử. Thầy Ha-
men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp. Phrăng chăm chú nghe giảng cho
đến khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên cũng là lúc buổi học phải kết thúc.
Đoạn văn mẫu số 8
Khi đọc truyện Buổi học cuối cùng, tôi ấn tượng với chi tiết thầy Ha-men tâm
sự với học sinh về buổi học cuối cùng. Chi tiết này nằm sau đoạn mở đầu, khi
Phrăng đã vào lớp học. Thầy Ha-men với một giọng dịu dàng đã thông báo đây
là buổi học Pháp văn cuối cùng. Nghe những điều thầy thông báo Phrăng cảm
thấy choáng váng. Trước nỗi xúc động tột cùng, cậu bé đã không kìm được cảm
xúc mà bật lên tiếng nguyền rủa: “A! Quân khốn nạn…” - lời nói ấy không còn
là của một chú bé ngây thơ, mà đó là lời của một con người yêu nước. Sau giây
phút ấy chú bé đã vô cùng hối hận vì những lần đã trốn học hay lãng phí thời
gian. Phrăng quên cả những lời thầy mắng mỏ khi không thuộc bài. Lúc này
đây, những lời thầy Ha-men nói như chạm vào tâm can mỗi học trò. Đặc biệt
nhất là khi nghe những lời tâm sự của thầy, tất cả mọi người trong lớp học đều
cảm thấy xúc động. Quả là một chi tiết nhỏ nhưng để lại ý nghĩa sâu sắc.
Document Outline
- Đoạn văn mẫu số 1
- Đoạn văn mẫu số 2
- Đoạn văn mẫu số 3
- Đoạn văn mẫu số 4
- Đoạn văn mẫu số 5
- Đoạn văn mẫu số 6
- Đoạn văn mẫu số 7
- Đoạn văn mẫu số 8