Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào

Trường:

Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu

Thông tin:
8 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào

105 53 lượt tải Tải xuống
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn
Note: không được trích quá 30% và cần ghi nguồn
Chương 1: Tổng quan về khoa học xã hội và nhân văn
Khoa học là gì?
+ Khoa học: scientia(tri thức)
+ Khoa học: science được hiểu là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận
động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, quy luật và tư duy
+ Theo luật khoa học và công nghệ( quốc hộ 2013): khoa học là hệ thống tri thức về bản chất,
quy luật tồn tại và sự phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên xã hội và tư duy
- Tri thức khoa học là hệ thống phổ quát những quy luật và lí thuyết nhằm giải thích 1
hiện tượng hoặc hành vi nào đó, có được thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học
bằng cách sử dụng khoa học. (trong đó quy luật được là từ các hiện tượng hoặc hành vi,
còn lí thuyết là những kiến giải có tính hệ thống về hiện tượng khác hành vi đó)
VD: thuyết tiến hóa của Darwin, định luật vạn vật hấp dẫn,…
- Tri thức kinh nghiệm: là những tri thức được tích lũy ngẫu nhiên qua kinh nghiệm cuộc
sống hằng ngày và là tiền đề của tri thức khoa học
VD: trông mặt bắt hình dong, chuồn chuồn bay thấp thì mưa,…
Một số thuật ngữ
-Nghiên cứu khoa học: là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc phát hiện
bản chất sự vật, phát triển, nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phong phú
mới và phương tiện kĩ thật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động
của con người( Vũ Cao Đàm-2005). [Như vậy bản chất của nghiên cứu khoa học học cái
mới nó là nhân tố quyết định cũng là cốt tử cho hoạt động này]
-Đề tài nghiên cứu: là một công trình khoa học do một người hoặc một nhóm người
thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặc ứng dụng vào thực tế. Mỗi
đề tài nghiên cứu có tên đề tài là phát biểu ngắn gọn và khái quát về mục tiêu nghiên
cứu.
Vấn đề
Hỏi nêu lên
Như vật vấn đề là tự nêu ra 1 câu hỏi và giải đáp câu hỏi đó
- Mục đích của nghiên cứu( research purpose): ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu (nghiên
cứu nhằm vào việc gì? Nghiên cứu để phục vụ cái gì?)
- Khách thể nghiên cứu/quần thể nghiên cứu(research population): là 1 nhóm hay 1 coọng
đồng các đối tượng, vật thể, sự kiện có chung 1 đặc tính và được nhà nghiên cứu quan
tâm nghiên cứu( nghiên cứu ai? Nghiên cứu cộng đồng nào?)
- Đối tượng nghiên cứu(research focus): là bản chất cốt lõi của khách thể nghiên cứu
được người nghiên cứu tập trung xem xét và làm rõ( nghiên cứu cái gì?)
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn
- Đối tượng khảo sát/ mẫu khảo sát( research sample): là một bộ phận điển hình, mang
đủ những dặc tính đại diện của khách thể nghiên cứu, được người nghiên cứu sàng lọc
để xem xét và qua đó làm rõ khách thể nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu(research scope): sự giới hạn về quy mô, không gian, thời gian, nội
dung nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu(research topic): là những nội dung được đặt ra để nghiên cứu trên
cơ sở tên đề tài nghiên cứu đã được xác định
- KHOA HỌC BAO GỒM NHỮNG NGÀNH NÀO?
+ Khoa học tự nhiên
+ Khoa học kĩ thuật và công nghệ
+ Khoa học y dược
+ Khoa học ngôn ngữ
+ Khoa học xã hội
+ Khoa học nhân văn
- Theo UNESCO
+ Khoa học NN và chính xác
+ Khoa học kĩ thuật và công nghệ
+ Khoa học tự nhiên
+ Khoa học sức khỏe
+ khoa học xã hội và nhân văn: tâm lí, kinh tế học….
1.1. Khái niệm khoa học xã hội và nhân văn ( quan tâm tới tính đặc thù, tính cá thể)
1.1.1. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Khoa học xã hội và nhân
n
1.1.1.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nhận thức( con người-xã hội): +Nhận thức về con người: nhân
cách và văn hóa tinh thần
+Nhận thức về các hiện tượng,
quy luật xã hội
Mục đích dự báo (nguy cơ-rủi ro): + Dự báo những rủi ro, nguy cơ phát
triển nhân cách văn hóa lệch chuẩn của con người
+ Dự báo những rủi ro, nguy cơ về phát
triển xã hội, thiếu cân bằng hài hòa
Mục đích xây dựng (cái tốt đẹp của con người và xã hội):
+ Xây dựng con người có nhân cách, có văn hóa tốt đẹp, có khả năng tự
hòa thiện nhân cách văn hóa của bản thân
+ Xây dựng xã hội, nhân văn, phát triển hài hòa, bền vững.
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn
Khác biệt
Khoa học xã hội và nhân văn
-Mục đích:
Nhận thức, mô tả, giải thích và tiên đoàn về các hiện tượng , quy luật xã hội
Giúp con người nhân thức được thế giới xung quanh và chính bản thân 1 cách khách quan hơn
Định hướng hoạt động cho con người
Trau dồi cho con người những kiến thức về lịch sử, văn hóa … để từ đó áp dụng hiệu quả vào
việc xây dựng nền kính tế, chính trị, xã hội ổn định
Khoa học tự nhiên
-Mục đích:
Nhận thức, miêu tả, giải thích và tiên đoán về các hiện tượng, quy luật tự nhiên, dựa trên
những dấu hiệu được kiếm chứng chắc chắn
Bảo vệ con người, năng cao chất lượng sống
1.1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của KHXH&NV
-G.Hegel: đối tượng của KHXH&NV là “những hoạt động có chủ đích của
con người
-M.Bakhtin: đối tượng của KHXH&NV là “xã hội, lịch sử, văn hóa, nhân
cách”
-H.Rickert: đối tượng của KHXH&NV ( được gọi là KH văn hóa) là “ các quá
trình văn hóa”,”nhân loại văn hóa” -> văn hóa bao trùm
- Các vấn đề phổ quát: về con người, xã hội, văn hóa, tinh thần, tư duy
- Các hiện tượng, quan hệ và định chế xã hội, văn hóa, môi trường, lịch sử
hình thành và phát triển của xã hội,văn hóa và tư duy
- Đời sống tinh thần( tư tưởng, tình cảm) của con người trong các mối
quan hệ nội tại, cơ cấu của nhân cách, sự hình thành , phát triển, giáo dục
nhân cách, ứng xử của nhân cách đối với môi trường tự nhiên và xã hội
- Các văn bản (các hệ thống kí hiệu<nghĩa hẹp> có tổ chức ý nghĩa ) chứa
đựng thông tin về văn hóa, tinh thần con người và xã hội (hoặc hiện vật
mang tính lịch sử) -> sử dụng phổ biến nhất
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn
-> đối tượng của khoa học xã hội và nhân văn là con người, con người
trong hệ thống các mối quan hệ nhân tạo “con người và thế giới”, “con
người và xã hội”, “con người và chính mình” (kết luận)
KHOA HỌC TỰ NHIÊN -con người tự nhiên ( cá thể)
+ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -con người xã hội (con người văn hóa)
mang nghĩa mở rộng hơn
= CON NGƯỜI
1.1.1.3. Phạm vi nghiên cứu Khoa học xã hội và nhân văn
- Phạm vi về đối tượng:
+ Xã hội : các hiện tượng, quan hệ và định chế xã hội, văn hóa, môi trường lịch sử hình
thành và phát triển của xã hội, văn hóa, tư duy
+ Đời sống tinh thần của con người, nhân cách, ứng xử
+ Các văn hóa chứa đựng thông tin về văn hóa, tinh thần con người và xã hội
- Phạm vi về không gian:
+ nhỏ/hẹp: không gian cá nhân, gia đình, nhóm, khu vực, vùng miền
+ rộng: thế giới, châu lục, quốc gia, vùng lãnh thổ
- Phạm vi về thời gian
+ Quá khứ: các giai đoạn tiểu sử, nhân loại, dân tộc, quốc gia.
+ Hiện tại: các hiện tượng đương đại
+ Dự báo tương lai căn cứ vào quá khứ, hiện tại
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- Đối tượng: là con người-con người trong hệ thống các mối quan hệ nhân tạo “con người
và thế giới”, “con người và xã hội”, “con người và chính mình”
- Phạm vi nghiên cứu: +đời sống tinh thần của con người, nhân cách, xã hội
+trong thời gian loài người
+trong tiến trình hình thành đổi thay, phát triển của loài người
(GẮN VỚI CON NGƯỜI TINH THẦN)
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
- Đối tượng: các hiện tượng thiên tạo, quy luật tự nhiên xảy ra trên Trái đất cũng như
ngoài vũ trụ
- Phạm vi nghiên cứu: + Đời sống tự nhiên, vật chất của tinh thần
+ Toàn bộ tồn tại vật chất ( vô cơ và hữu cơ) trên Trái đất và trong
vũ trụ
+ Toàn bộ tiến trình hình thành phát triển, suy vong của các thực
thể trên Trái đất và trong vũ trụ
(THỰC THỂ SỐNG, TỒN TẠI)
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn
- Khoa học xã hội và nhân văn là nhóm ngành khoa học nghiên cứu về xã hội, văn hóa và
con người, về đời sống tinh thần, nhân cách và ứng xử của con người, nghiên cứu hiện
tượng, bản chất, các mối quan hệ, định chế xã hội và nhiều quy luật hình thành, phát
triển của xã hội, văn hóa, nghiên cứu cơ chế vận dụng quy luật, xử lí hiện tượng, nhằm
thúc đẩy xã hội và con người vận động, phát triển
- Khoa học xã hội và nhân văn là nhóm ngành khoa học nghiên cứu về con người trong hệ
thống các mối quan hệ nhân tạo- con người với xã hội, con người với tự nhiên ,con
người với chính mình nhằm thúc đẩy xã hội và con người vận động, phát triển.
1.1.2. Cơ cấu các ngành Khoa học xã hội và nhân văn
Vấn đề phân biệt Khoa học xã hội và Khoa học nhân văn
- Khoa học xã hội và nhân văn hiểu theo nghĩa rộng đồng nghĩa với Khoa học xã hội ( là
khoa học về con người cá nhân hóa tập thể người như nhóm, cơ quan, xã hội hoặc các
tổ chứ kinh tế - và nhiều hành vi cá nhân tập thể của các cơ cấu tổ chứ này
- Khái niệm : khoa học xã hội này đặt trong tương quan với khoa học tự nhiên là khoa học
về sự vật , hiện tượng xảy ra trong tự nhiên
- Song nhiều nhà nghiên cứu có xu hướng phân biệt khoa học nhân văn với khoa học xã
hội ( theo nghĩa hẹp). Do ranh giới xác định khá rạch ròi và mối quan hệ qua lại hết sức
gần gũi giữa các ngành khoa học này nên việc phân biệt không tuyệt đối và phổ quát
- Tuy nhiên, phân biệt khoa học xã hội và nhân văn vẫn đặc biệt có ý nghĩa đối với việc xác
định đối tượng, phạm vi và phương pháp của từng chương trinh nghiên cứu cụ thể
KHOA HỌC XÃ HỘI (theo nghĩa hẹp)
- Khoa học xã hội ( social sciences) là khoa học nghiên cứu về những quy luật vận động và
phát triển của xã hội – đó cũng là nhũng quy luật phản ánh mối quan hệ giữa người và
người, quan hệ giữa con người và xã hội , mà đối tượng của nó là các hiện tượng xã hội
nảy sinh từ mối quan hệ giữa người với người (Ngô T. Phượng -2005 về khái niệm và đặc
điểm của khoa học xã hội và nhân văn) kỷ yếu “Hội nghị khoa học nữ” lần thứ 10, HN,
2005, tr.663
- Tri thức khoa học xã hội là loại hình tri thức khách quan về xã hội, nghiên cứu các quy
luật vận hành, phát triển của các lĩnh vực xã hội riêng biệt và của toàn thể xã hội các quy
luật khách quan của vận động, xã hội…Khoa học xã hội áp dụng khuynh hướng chương
trình nghiên cứu duy tự nhiên và mô hình giải thích của nó, quan hệ chủ thể không thể
tách biệt (A.A.Mavlydow(2019) cơ sở triết học Khoa học xã hội và nhân văn)
KHOA HỌC NHÂN VĂN
- “Khoa học nhân văn” (Humanities) là khoa học nghiên cứu về con người tuy nhiên chỉ
nghiên cứu đời sống tinh thần của con người , những cách xử sự, hoạt động của cá nhân
và tập thể, bao gồm các bộ môn Triết học, Nghiên cứu văn học, Tâm lý học, Đạo đức học,
Ngôn ngữ học…Khoa học nhân văn chính là khoa học nghiên cứu việc phát triển nhân
cách về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, tư tưởng, tình cảm… của con người (…) Khoa học
nhân văn góp phần hình thành và phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, năng lực tư
duy của con người, của một cộng đồng, giai cấp
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn
- ‘Khoa học nhân văn là khoa học về con người, lịch sử và văn hóa khoa học nhân văn áp
dụng chương trình nghiên cứu mang tính văn hóa trung tâm luận với định hướng đặc
thù của nó cơ quan của khách thể và sử dụng phương pháp luận thông hiểu
- -> Giữa khoa học xã hội và khoa học nhân văn tuy có sự phân biệt nhưng vẫn có sự quan
hệ mật thiết, gần gũi, giao thoa, thâm nhập lẫn nhau
- Khoa học xã hội luôn bao hàm trong nó những nội dung, mục đích nhân văn
- Còn khoa học nhân văn luôn mang bản chất xã hội
- Do đó, các khoa học này ở nước ta được xếp chung thành nhóm ngành Khoa học xã hội
và nhân văn
1.2. Đặc điểm chung của Khoa học xã hội và nhân văn
Quan điểm của GS. Hoàng Chí Bảo (2004)
1. Tôn trọng cái khách quan, tất yếu chế ước đời sống xã hội và hoạt động của con
người, đồng thời làm sáng tỏ vai trò của những nỗ lực chủ quan để làm chủ quy
luật, đó là tính chính xác trong những kiến giải của Khoa học xã hội và nhân văn
TÍNH PHẲNG CỦA KHTN > KHXHVN
2. Khoa học xã hội và nhân văn và lý luận có quan hệ trực tiếp với chính trị, mang
tính giai cấp sâu sắc, có vai trò và chức năng phục vụ chính trị một cách trực tiếp,
các kết quả nghiên cứu có thể và cần phải trở thành tiếng nói tư vấn và phản biện
về mặt xã hội
3. Với KHXH-NV và lý luận, nghiên cứu cơ bản triệt để đồng thời là nghiên cứu ứng
dụng
Quan điểm của PGS.TS Ngô Thị Phượng (2005)
1. KHXH-NV là khoa học mang tính chính trị, tính giai cấp rõ nét
2. KHXH-NV là khoa học mang tính trừu tượng, khái quát hơn. Những kết luận của
KHXH-NV chỉ sau 1 thời gian áp dụng vào cuộc sống mới được thực tế kiểm
nghiệm, chứng minh.
3. Đối tượng nghiên cứu của KHXH-NV biến đổi nhiều hơn. Trong không gian và thời
gian khác nhau. Nguyên tắc thống nhất giữa lịch sử và logic là yêu cầu không thể
thiếu trong nghiên cứu của KHXH-NV
4. KHXH-NV có tác dụng trực tiếp, to lớn và lâu dài đến hoạt động của toàn xã hội.
Tri thức KHXH-NV phản ánh quy luật vận động và phát triển của xã hội nên nó có
khả năng dự báo tương lai hướng đến hoạt động cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã
hội mới. KHXH-NV cần định hướng cho KH công nghệ phát triển vì mục đích tiến
bộ. Nó tác động đến hệ tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan của toàn xã hội
định hướng cho tư duy, lối sống, hành vi của các thành viên trong cộng đồng
Quan điểm của PGS.TS Trần Thanh Ái (2015)
1. Đối tượng nghiên cứu của KHXH-NV thay đổi rất nhanh chóng và rất đa dạng
trong không gian và thời gian. Chẳng những thế loài người là chủ thể có ý
thức, luôn tác động vào xã hội theo trình độ nhận thức của mình, khiến đối
tượng nghiên cứu càng phức tạp hơn.
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn
2. Phương pháp nghiên cứu KHXH-NV áp dụng các phương pháp thiên về định
tính và tổng hợp để mô tả hiện tượng trong tổng thể
3. Đặc điểm của kiến thức: tính tương đối trong KHXH-NV rất lớn nên kiến thức
thường mang tính tạm bợ vì nhanh chóng bị các kiến thức khác thay thế hoặc
điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hơn. Những kiến thức mô tả thường là
chưa đủ, mà phải hướng đến việc giải thích hiện tượng, tìm hiểu hiện tượng
thì mới có ích lợi thiết thực cho xã hội
4. Cách tiếp cận của nhà nghiên cứu : nhiều vấn đề nghiên cứu luôn luôn tác
động đến nhiều nghiên cứu khiến họ không thể che giấu quan điểm, thái độ
của cá nhân họ trong nghiên cứu. Nhà nghiên cứu không thể trung lập và
khách quan như trong KHTN
Quan điểm của GS. Trần Ngọc Thêm (2011)
Tiêu chí KHTN & CN KHXH
1. Khả năng tiếp cận đối
tượng
Tính toàn vẹn Tính chi tiết
2. Khả năng xác định đối
tượng
Tính xác định Tính phiếm định
3. Quan hệ ngoài của đối
tượng và khoa học
Tính độc lập và phân
ngành
Tính lệ thuộc và liên
ngành
4. Nội dung nghiên cứu Tính phổ quát Tính đặc thù
5. Phạm vi sử dụng nghiên
cứu
Tính chuyên sâu Tính phổ biến
Quan điểm của A. Mavliudov
1. Khoa học xã hội và nhân văn hướng tới đối tượng là các hoạt động tinh thần
của con người và các hiện tượng, quy luật của văn hóa, xã hội, khác với hiện
tượng và quy luật tự nhiên chúng được tạo ra bởi con người trong quá trình
sống của họ
2. Trong nhận thức KHXH & NV, nổi bật lên là dấu ấn thái độ, hệ giá trị cảu nhà
khoa học. địa vị xã hội, sở thích cá nhân hay quan niệm đạo đức, dạng thức
cảm xúc của nhân cách , hay ảnh hưởng của chính sách nhà nước, lợi ích của
các thành phần xã hội
3. KHXH&NV áp dụng lối giải thích theo tinh thần mục đích luận (teleology),
cũng như áp dụng quy trình thông diễn học (hermeneutics) hướng tới sự
thông hiểu và diễn giải
4. Tri thức KHXH&NV luôn được định giá từ những hệ giá trị tinh thần khách thể
không chỉ được nhận thức, mà còn được đánh giá bởi chủ thể.
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn
5. Tri thức KHXH&NV, phương pháp cá nhân hóa gắn liền với việc xem xét
những sự vật (hiện tượng) cá biệt đơn lẻ, rất có ý nghĩa , phương pháp khái
quát hóa theo lối loại trừ những biểu hiện cá biệt, vốn quan trọng trong khoa
học tự nhiên, ở đây trở lên thứ yếu.
6. KHXH&NV nhất thiết phải giải thích những hành động của con người không
thể lý giải được từ lý tính khoa học. Khoa học về tinh thần phải là sự thông
hiểu dựa trên cơ sở thâm nhập bằng trực giác vào mạng lưới những mối
quan hệ mang tính người trong thế giới. Do vậy nhưng yếu tố phi lý tính đóng
vai trò quan trọng trong khoa học xã hội và nhân văn.
| 1/8

Preview text:

Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn
Note: không được trích quá 30% và cần ghi nguồn
Chương 1: Tổng quan về khoa học xã hội và nhân văn Khoa học là gì?
+ Khoa học: scientia(tri thức)
+ Khoa học: science được hiểu là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận
động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, quy luật và tư duy
+ Theo luật khoa học và công nghệ( quốc hộ 2013): khoa học là hệ thống tri thức về bản chất,
quy luật tồn tại và sự phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên xã hội và tư duy -
Tri thức khoa học là hệ thống phổ quát những quy luật và lí thuyết nhằm giải thích 1
hiện tượng hoặc hành vi nào đó, có được thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học
bằng cách sử dụng khoa học. (trong đó quy luật được là từ các hiện tượng hoặc hành vi,
còn lí thuyết là những kiến giải có tính hệ thống về hiện tượng khác hành vi đó)
VD: thuyết tiến hóa của Darwin, định luật vạn vật hấp dẫn,… -
Tri thức kinh nghiệm: là những tri thức được tích lũy ngẫu nhiên qua kinh nghiệm cuộc
sống hằng ngày và là tiền đề của tri thức khoa học
VD: trông mặt bắt hình dong, chuồn chuồn bay thấp thì mưa,… Một số thuật ngữ
-Nghiên cứu khoa học: là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc phát hiện
bản chất sự vật, phát triển, nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phong phú
mới và phương tiện kĩ thật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động
của con người( Vũ Cao Đàm-2005). [Như vậy bản chất của nghiên cứu khoa học học cái
mới nó là nhân tố quyết định cũng là cốt tử cho hoạt động này]
-Đề tài nghiên cứu: là một công trình khoa học do một người hoặc một nhóm người
thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặc ứng dụng vào thực tế. Mỗi
đề tài nghiên cứu có tên đề tài là phát biểu ngắn gọn và khái quát về mục tiêu nghiên cứu. Vấn đề Hỏi nêu lên
 Như vật vấn đề là tự nêu ra 1 câu hỏi và giải đáp câu hỏi đó -
Mục đích của nghiên cứu( research purpose): ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu (nghiên
cứu nhằm vào việc gì? Nghiên cứu để phục vụ cái gì?) -
Khách thể nghiên cứu/quần thể nghiên cứu(research population): là 1 nhóm hay 1 coọng
đồng các đối tượng, vật thể, sự kiện có chung 1 đặc tính và được nhà nghiên cứu quan
tâm nghiên cứu( nghiên cứu ai? Nghiên cứu cộng đồng nào?) -
Đối tượng nghiên cứu(research focus): là bản chất cốt lõi của khách thể nghiên cứu
được người nghiên cứu tập trung xem xét và làm rõ( nghiên cứu cái gì?)
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn -
Đối tượng khảo sát/ mẫu khảo sát( research sample): là một bộ phận điển hình, mang
đủ những dặc tính đại diện của khách thể nghiên cứu, được người nghiên cứu sàng lọc
để xem xét và qua đó làm rõ khách thể nghiên cứu -
Phạm vi nghiên cứu(research scope): sự giới hạn về quy mô, không gian, thời gian, nội dung nghiên cứu -
Nhiệm vụ nghiên cứu(research topic): là những nội dung được đặt ra để nghiên cứu trên
cơ sở tên đề tài nghiên cứu đã được xác định -
KHOA HỌC BAO GỒM NHỮNG NGÀNH NÀO? + Khoa học tự nhiên
+ Khoa học kĩ thuật và công nghệ + Khoa học y dược + Khoa học ngôn ngữ + Khoa học xã hội + Khoa học nhân văn - Theo UNESCO
+ Khoa học NN và chính xác
+ Khoa học kĩ thuật và công nghệ + Khoa học tự nhiên + Khoa học sức khỏe
+ khoa học xã hội và nhân văn: tâm lí, kinh tế học…. 1.1.
Khái niệm khoa học xã hội và nhân văn ( quan tâm tới tính đặc thù, tính cá thể)
1.1.1. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Khoa học xã hội và nhân văn 1.1.1.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nhận thức( con người-xã hội): +Nhận thức về con người: nhân
cách và văn hóa tinh thần
+Nhận thức về các hiện tượng, quy luật xã hội
Mục đích dự báo (nguy cơ-rủi ro): + Dự báo những rủi ro, nguy cơ phát
triển nhân cách văn hóa lệch chuẩn của con người
+ Dự báo những rủi ro, nguy cơ về phát
triển xã hội, thiếu cân bằng hài hòa
Mục đích xây dựng (cái tốt đẹp của con người và xã hội):
+ Xây dựng con người có nhân cách, có văn hóa tốt đẹp, có khả năng tự
hòa thiện nhân cách văn hóa của bản thân
+ Xây dựng xã hội, nhân văn, phát triển hài hòa, bền vững.
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn Khác biệt
Khoa học xã hội và nhân văn -Mục đích:
Nhận thức, mô tả, giải thích và tiên đoàn về các hiện tượng , quy luật xã hội
Giúp con người nhân thức được thế giới xung quanh và chính bản thân 1 cách khách quan hơn
Định hướng hoạt động cho con người
Trau dồi cho con người những kiến thức về lịch sử, văn hóa … để từ đó áp dụng hiệu quả vào
việc xây dựng nền kính tế, chính trị, xã hội ổn định Khoa học tự nhiên -Mục đích:
Nhận thức, miêu tả, giải thích và tiên đoán về các hiện tượng, quy luật tự nhiên, dựa trên
những dấu hiệu được kiếm chứng chắc chắn
Bảo vệ con người, năng cao chất lượng sống 1.1.1.2.
Đối tượng nghiên cứu của KHXH&NV
-G.Hegel: đối tượng của KHXH&NV là “những hoạt động có chủ đích của con người
-M.Bakhtin: đối tượng của KHXH&NV là “xã hội, lịch sử, văn hóa, nhân cách”
-H.Rickert: đối tượng của KHXH&NV ( được gọi là KH văn hóa) là “ các quá
trình văn hóa”,”nhân loại văn hóa” -> văn hóa bao trùm
- Các vấn đề phổ quát: về con người, xã hội, văn hóa, tinh thần, tư duy
- Các hiện tượng, quan hệ và định chế xã hội, văn hóa, môi trường, lịch sử
hình thành và phát triển của xã hội,văn hóa và tư duy
- Đời sống tinh thần( tư tưởng, tình cảm) của con người trong các mối
quan hệ nội tại, cơ cấu của nhân cách, sự hình thành , phát triển, giáo dục
nhân cách, ứng xử của nhân cách đối với môi trường tự nhiên và xã hội
- Các văn bản (các hệ thống kí hiệu có tổ chức ý nghĩa ) chứa
đựng thông tin về văn hóa, tinh thần con người và xã hội (hoặc hiện vật
mang tính lịch sử) -> sử dụng phổ biến nhất
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn
-> đối tượng của khoa học xã hội và nhân văn là con người, con người
trong hệ thống các mối quan hệ nhân tạo “con người và thế giới”, “con
người và xã hội”, “con người và chính mình” (kết luận)
KHOA HỌC TỰ NHIÊN -con người tự nhiên ( cá thể)
+ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -con người xã hội (con người văn hóa) mang nghĩa mở rộng hơn = CON NGƯỜI 1.1.1.3.
Phạm vi nghiên cứu Khoa học xã hội và nhân văn -
Phạm vi về đối tượng:
+ Xã hội : các hiện tượng, quan hệ và định chế xã hội, văn hóa, môi trường lịch sử hình
thành và phát triển của xã hội, văn hóa, tư duy
+ Đời sống tinh thần của con người, nhân cách, ứng xử
+ Các văn hóa chứa đựng thông tin về văn hóa, tinh thần con người và xã hội - Phạm vi về không gian:
+ nhỏ/hẹp: không gian cá nhân, gia đình, nhóm, khu vực, vùng miền
+ rộng: thế giới, châu lục, quốc gia, vùng lãnh thổ - Phạm vi về thời gian
+ Quá khứ: các giai đoạn tiểu sử, nhân loại, dân tộc, quốc gia.
+ Hiện tại: các hiện tượng đương đại
+ Dự báo tương lai căn cứ vào quá khứ, hiện tại
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -
Đối tượng: là con người-con người trong hệ thống các mối quan hệ nhân tạo “con người
và thế giới”, “con người và xã hội”, “con người và chính mình” -
Phạm vi nghiên cứu: +đời sống tinh thần của con người, nhân cách, xã hội
+trong thời gian loài người
+trong tiến trình hình thành đổi thay, phát triển của loài người
(GẮN VỚI CON NGƯỜI TINH THẦN) KHOA HỌC TỰ NHIÊN -
Đối tượng: các hiện tượng thiên tạo, quy luật tự nhiên xảy ra trên Trái đất cũng như ngoài vũ trụ -
Phạm vi nghiên cứu: + Đời sống tự nhiên, vật chất của tinh thần
+ Toàn bộ tồn tại vật chất ( vô cơ và hữu cơ) trên Trái đất và trong vũ trụ
+ Toàn bộ tiến trình hình thành phát triển, suy vong của các thực
thể trên Trái đất và trong vũ trụ
(THỰC THỂ SỐNG, TỒN TẠI)
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn -
Khoa học xã hội và nhân văn là nhóm ngành khoa học nghiên cứu về xã hội, văn hóa và
con người, về đời sống tinh thần, nhân cách và ứng xử của con người, nghiên cứu hiện
tượng, bản chất, các mối quan hệ, định chế xã hội và nhiều quy luật hình thành, phát
triển của xã hội, văn hóa, nghiên cứu cơ chế vận dụng quy luật, xử lí hiện tượng, nhằm
thúc đẩy xã hội và con người vận động, phát triển -
Khoa học xã hội và nhân văn là nhóm ngành khoa học nghiên cứu về con người trong hệ
thống các mối quan hệ nhân tạo- con người với xã hội, con người với tự nhiên ,con
người với chính mình nhằm thúc đẩy xã hội và con người vận động, phát triển.
1.1.2. Cơ cấu các ngành Khoa học xã hội và nhân văn 
Vấn đề phân biệt Khoa học xã hội và Khoa học nhân văn -
Khoa học xã hội và nhân văn hiểu theo nghĩa rộng đồng nghĩa với Khoa học xã hội ( là
khoa học về con người cá nhân hóa tập thể người như nhóm, cơ quan, xã hội hoặc các
tổ chứ kinh tế - và nhiều hành vi cá nhân tập thể của các cơ cấu tổ chứ này -
Khái niệm : khoa học xã hội này đặt trong tương quan với khoa học tự nhiên là khoa học
về sự vật , hiện tượng xảy ra trong tự nhiên -
Song nhiều nhà nghiên cứu có xu hướng phân biệt khoa học nhân văn với khoa học xã
hội ( theo nghĩa hẹp). Do ranh giới xác định khá rạch ròi và mối quan hệ qua lại hết sức
gần gũi giữa các ngành khoa học này nên việc phân biệt không tuyệt đối và phổ quát -
Tuy nhiên, phân biệt khoa học xã hội và nhân văn vẫn đặc biệt có ý nghĩa đối với việc xác
định đối tượng, phạm vi và phương pháp của từng chương trinh nghiên cứu cụ thể
KHOA HỌC XÃ HỘI (theo nghĩa hẹp) -
Khoa học xã hội ( social sciences) là khoa học nghiên cứu về những quy luật vận động và
phát triển của xã hội – đó cũng là nhũng quy luật phản ánh mối quan hệ giữa người và
người, quan hệ giữa con người và xã hội , mà đối tượng của nó là các hiện tượng xã hội
nảy sinh từ mối quan hệ giữa người với người (Ngô T. Phượng -2005 về khái niệm và đặc
điểm của khoa học xã hội và nhân văn) kỷ yếu “Hội nghị khoa học nữ” lần thứ 10, HN, 2005, tr.663 -
Tri thức khoa học xã hội là loại hình tri thức khách quan về xã hội, nghiên cứu các quy
luật vận hành, phát triển của các lĩnh vực xã hội riêng biệt và của toàn thể xã hội các quy
luật khách quan của vận động, xã hội…Khoa học xã hội áp dụng khuynh hướng chương
trình nghiên cứu duy tự nhiên và mô hình giải thích của nó, quan hệ chủ thể không thể
tách biệt (A.A.Mavlydow(2019) cơ sở triết học Khoa học xã hội và nhân văn) KHOA HỌC NHÂN VĂN -
“Khoa học nhân văn” (Humanities) là khoa học nghiên cứu về con người tuy nhiên chỉ
nghiên cứu đời sống tinh thần của con người , những cách xử sự, hoạt động của cá nhân
và tập thể, bao gồm các bộ môn Triết học, Nghiên cứu văn học, Tâm lý học, Đạo đức học,
Ngôn ngữ học…Khoa học nhân văn chính là khoa học nghiên cứu việc phát triển nhân
cách về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, tư tưởng, tình cảm… của con người (…) Khoa học
nhân văn góp phần hình thành và phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, năng lực tư
duy của con người, của một cộng đồng, giai cấp
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn -
‘Khoa học nhân văn là khoa học về con người, lịch sử và văn hóa khoa học nhân văn áp
dụng chương trình nghiên cứu mang tính văn hóa trung tâm luận với định hướng đặc
thù của nó cơ quan của khách thể và sử dụng phương pháp luận thông hiểu -
-> Giữa khoa học xã hội và khoa học nhân văn tuy có sự phân biệt nhưng vẫn có sự quan
hệ mật thiết, gần gũi, giao thoa, thâm nhập lẫn nhau -
Khoa học xã hội luôn bao hàm trong nó những nội dung, mục đích nhân văn -
Còn khoa học nhân văn luôn mang bản chất xã hội -
Do đó, các khoa học này ở nước ta được xếp chung thành nhóm ngành Khoa học xã hội và nhân văn 1.2.
Đặc điểm chung của Khoa học xã hội và nhân văn
Quan điểm của GS. Hoàng Chí Bảo (2004)
1. Tôn trọng cái khách quan, tất yếu chế ước đời sống xã hội và hoạt động của con
người, đồng thời làm sáng tỏ vai trò của những nỗ lực chủ quan để làm chủ quy
luật, đó là tính chính xác trong những kiến giải của Khoa học xã hội và nhân văn
TÍNH PHẲNG CỦA KHTN > KHXHVN
2. Khoa học xã hội và nhân văn và lý luận có quan hệ trực tiếp với chính trị, mang
tính giai cấp sâu sắc, có vai trò và chức năng phục vụ chính trị một cách trực tiếp,
các kết quả nghiên cứu có thể và cần phải trở thành tiếng nói tư vấn và phản biện về mặt xã hội
3. Với KHXH-NV và lý luận, nghiên cứu cơ bản triệt để đồng thời là nghiên cứu ứng dụng
Quan điểm của PGS.TS Ngô Thị Phượng (2005)
1. KHXH-NV là khoa học mang tính chính trị, tính giai cấp rõ nét
2. KHXH-NV là khoa học mang tính trừu tượng, khái quát hơn. Những kết luận của
KHXH-NV chỉ sau 1 thời gian áp dụng vào cuộc sống mới được thực tế kiểm nghiệm, chứng minh.
3. Đối tượng nghiên cứu của KHXH-NV biến đổi nhiều hơn. Trong không gian và thời
gian khác nhau. Nguyên tắc thống nhất giữa lịch sử và logic là yêu cầu không thể
thiếu trong nghiên cứu của KHXH-NV
4. KHXH-NV có tác dụng trực tiếp, to lớn và lâu dài đến hoạt động của toàn xã hội.
Tri thức KHXH-NV phản ánh quy luật vận động và phát triển của xã hội nên nó có
khả năng dự báo tương lai hướng đến hoạt động cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã
hội mới. KHXH-NV cần định hướng cho KH công nghệ phát triển vì mục đích tiến
bộ. Nó tác động đến hệ tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan của toàn xã hội
định hướng cho tư duy, lối sống, hành vi của các thành viên trong cộng đồng
Quan điểm của PGS.TS Trần Thanh Ái (2015)
1. Đối tượng nghiên cứu của KHXH-NV thay đổi rất nhanh chóng và rất đa dạng
trong không gian và thời gian. Chẳng những thế loài người là chủ thể có ý
thức, luôn tác động vào xã hội theo trình độ nhận thức của mình, khiến đối
tượng nghiên cứu càng phức tạp hơn.
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn
2. Phương pháp nghiên cứu KHXH-NV áp dụng các phương pháp thiên về định
tính và tổng hợp để mô tả hiện tượng trong tổng thể
3. Đặc điểm của kiến thức: tính tương đối trong KHXH-NV rất lớn nên kiến thức
thường mang tính tạm bợ vì nhanh chóng bị các kiến thức khác thay thế hoặc
điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hơn. Những kiến thức mô tả thường là
chưa đủ, mà phải hướng đến việc giải thích hiện tượng, tìm hiểu hiện tượng
thì mới có ích lợi thiết thực cho xã hội
4. Cách tiếp cận của nhà nghiên cứu : nhiều vấn đề nghiên cứu luôn luôn tác
động đến nhiều nghiên cứu khiến họ không thể che giấu quan điểm, thái độ
của cá nhân họ trong nghiên cứu. Nhà nghiên cứu không thể trung lập và khách quan như trong KHTN
Quan điểm của GS. Trần Ngọc Thêm (2011) Tiêu chí KHTN & CN KHXH
1. Khả năng tiếp cận đối Tính toàn vẹn Tính chi tiết tượng
2. Khả năng xác định đối Tính xác định Tính phiếm định tượng
3. Quan hệ ngoài của đối Tính độc lập và phân Tính lệ thuộc và liên tượng và khoa học ngành ngành 4. Nội dung nghiên cứu Tính phổ quát Tính đặc thù
5. Phạm vi sử dụng nghiên Tính chuyên sâu Tính phổ biến cứu
Quan điểm của A. Mavliudov
1. Khoa học xã hội và nhân văn hướng tới đối tượng là các hoạt động tinh thần
của con người và các hiện tượng, quy luật của văn hóa, xã hội, khác với hiện
tượng và quy luật tự nhiên chúng được tạo ra bởi con người trong quá trình sống của họ
2. Trong nhận thức KHXH & NV, nổi bật lên là dấu ấn thái độ, hệ giá trị cảu nhà
khoa học. địa vị xã hội, sở thích cá nhân hay quan niệm đạo đức, dạng thức
cảm xúc của nhân cách , hay ảnh hưởng của chính sách nhà nước, lợi ích của các thành phần xã hội
3. KHXH&NV áp dụng lối giải thích theo tinh thần mục đích luận (teleology),
cũng như áp dụng quy trình thông diễn học (hermeneutics) hướng tới sự
thông hiểu và diễn giải
4. Tri thức KHXH&NV luôn được định giá từ những hệ giá trị tinh thần khách thể
không chỉ được nhận thức, mà còn được đánh giá bởi chủ thể.
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn
5. Tri thức KHXH&NV, phương pháp cá nhân hóa gắn liền với việc xem xét
những sự vật (hiện tượng) cá biệt đơn lẻ, rất có ý nghĩa , phương pháp khái
quát hóa theo lối loại trừ những biểu hiện cá biệt, vốn quan trọng trong khoa
học tự nhiên, ở đây trở lên thứ yếu.
6. KHXH&NV nhất thiết phải giải thích những hành động của con người không
thể lý giải được từ lý tính khoa học. Khoa học về tinh thần phải là sự thông
hiểu dựa trên cơ sở thâm nhập bằng trực giác vào mạng lưới những mối
quan hệ mang tính người trong thế giới. Do vậy nhưng yếu tố phi lý tính đóng
vai trò quan trọng trong khoa học xã hội và nhân văn.