-
Thông tin
-
Quiz
Nhóm 10 - lớp 03 Phân tích kinh doanh - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nhóm 10 - lớp 03 Phân tích kinh doanh - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Quản trị nhân lực (mn) 152 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Nhóm 10 - lớp 03 Phân tích kinh doanh - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nhóm 10 - lớp 03 Phân tích kinh doanh - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Quản trị nhân lực (mn) 152 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:









Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
PHÂN TÍCH KINH DOANH
ĐỀ TÀI : Chỉ số ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến con người mỗi năm Sinh viên thực hiện : 1. TRẦN THỊ TƯỜNG VI 2. TRƯƠNG PHÚC DUY 3. LÂM MỸ NHI 4. NGUYỄN THANH TÂM 5. DƯƠNG THỊ TỐ NỮ
CHƯƠNG 1 : Lý do chọn đề tài
CHƯƠNG 2 : Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Lí thuyết về ô nhiễm không khí
Một người có thể sống qua nhiều ngày mà không có thức ăn, một vài ngày mà
không có nước uống. Nhưng nếu không có không khí, con người sẽ chết trong
vòng từ 5 đến 7 phút. Không khí mà chúng ta thở là hỗn hợp khí tự nhiên không
màu, không mùi, chủ yếu là nitơ (78%), oxy (21%). 1% còn lại chủ yếu là khí
argon (0,93%), khí carbon dioxyd (0,032%) và dạng vết các khí neon, heli, ozon,
xenon, hydro, metal, kripton và hơi nước. Khi bất kỳ chất nào được thêm vào hỗn
hợp khí tự nhiên này là ô nhiễm không khí (ÔNKK) sẽ xảy ra. Nói một cách khác,
ÔNKK là kết quả của việc thải các chất độc hại vào không khí ở một tỷ lệ vượt quá
khả năng của khí quyển (mưa, gió) trong việc chuyển đổi, phân huỷ và hoà tan các chất độc này.
Ô nhiễm không khí là một hệ thống lý học và hoá học hết sức phức tạp. Nó có thể
được coi là một số chất khí và hạt được hoà tan hoặc lơ lửng trong không khí. Rất
nhiều chất ô nhiễm không khí có thể phản ứng với nhau, tạo ra một số hậu quả xấu.
Mức độ trầm trọng của ÔNKK thay đổi theo mùa, theo ngày, theo các hoạt động
công nghiệp, theo thay đổi trong giao thông, thay đổi theo lượng mưa và tuyết.
Thành phần của ô nhiễm không khí biến đổi từ ngày này sang ngày khác, từ tuần
này sang tuần khác, nhưng thường có khuynh hướng theo một chu kỳ. Nói tóm lại,
ô nhiễm không khí có thể được định nghĩa như sau:
Định nghĩa: Ô nhiễm không khí xảy ra khi không khí có chứa các thành phần độc
hại như các loại khí, bụi lơ lửng, khói, mùi. Hay nói cách khác những chất này
trong không khí có thể ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ hoặc sự thoải mái của con
người, động vật hoặc có thể dẫn đến nguy hại đối với thực vật và các vật chất khác.
Trong không khí bị ô nhiễm có chứa các loại khí, các hạt vật chất lơ lửng và các
hạt chất lỏng dưới dạng bụi (aerosol) làm thay đổi thành phần tự nhiên của khí
quyển. Một số loại khí là những thành phần của không khí sạch như CO2 cũng sẽ
trở nên nguy hại và là chất ô nhiễm không khí khi nồng độ của nó cao hơn mức
bình thường. Ô nhiễm không khí có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và
những thành phần khác của môi trường như đất, nước.
2.1.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội
*Nguyên nhân từ tự nhiên
Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa: Núi lửa phun trào mang theo một lượng
lớn chất dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, lượng lớn khí Metan, Clo, Lưu huỳnh sinh
ra trong quá trình phun trào núi lửa lại là nguyên nhân khiến không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Cháy rừng: Những đám cháy sẽ sản sinh ra một lượng Nito Oxit khổng lồ. Hơn
thế, cháy rừng còn giải phóng một lượng khói bụi và tàn tro lớn vào không khí.
Gió là tác nhân gián tiếp gây ô nhiễm: Không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng
gió cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí. Gió chính là
phương tiện đưa bụi bẩn, các chất khí độc hại từ các nhà máy, thiên tai,... đi xa và
lan rộng. Điều này khiến sự ô nhiễm lây lan một cách chóng mặt.
Ô nhiễm không khí do những cơn bão: Những cơn bão sẽ sản sinh ra một lượng
lớn khí COx và bụi mịn, điều này càng làm tăng sự ô nhiễm trong không khí.
Ngoài những nguyên nhân trên thì việc phân hủy xác chết động vật, sóng biển hay
phóng xạ tự nhiên cũng là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.
*Nguyên nhân từ con người (nhân tạo)
Con người là nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường, tuy nhiên con người cũng
chính là những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều các hoạt động
hằng ngày của con người góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường không khí.
*Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp
Đây là nguyên nhân chính, gây nhức nhối cho cộng đồng và nhà nước, không riêng
gì Việt Nam mà rất nhiều các nước đang phát triển điều vướng phải tình trạng này.
Khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp trong những khu công nghiệp làm
đen ngòm một khoảng trời. Chúng thải ra các khí CO2, CO, SO2, NOx cùng một
số chất hữu cơ khác, với nồng độ cực cao.
Những khu công nghiệp này không chỉ làm ô nhiễm môi trường không khí mà còn
là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cho các “làng ung thư” được hình thành.
Mưa Axit cũng chính là hậu quả của những hoạt động sản xuất công nghiệp không
xử lý thải đúng cách gây nên.
Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hay các hoạt động đốt rơm, rạ, đốt rừng làm
rẫy cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí *Giao thông vận tải
Đây chính là nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm không khí hiện nay. Với một số
lượng các phương tiện giao thông khổng lồ và di chuyển liên tục, lượng khí thải từ
các phương tiện này cũng vô cùng khủng khiếp. Đặc biệt, đối với những xe đã cũ,
hệ thống máy móc hoạt động kém thì lượng khí thải càng lớn. Các phương tiện
giao thông thải vào không khí các chất độc hại như: CO, VOC, NO2, SO2,... với
nồng độ cực cao và liên tục.
Nguyên nhân này chỉ đứng sau hoạt động công nghiệp, khi mà lượng khí thải từ
các phương tiện giao thông xả ra môi trường rất lớn. Theo báo cáo Cơ quan năng
lượng quốc tế (IEA) giao thông vận tải đóng góp 24,34% lượng Carbon mỗi năm.
*Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng
Các hoạt động xây dựng cao ốc, chung cư cao tầng hay cầu đường luôn luôn mang
đến sự ô nhiễm môi trường không khí nặng nề. Tiêu điểm là ở Hà Nội vào những
ngày giữa tháng 12/2020 bụi mịn bao phủ hoàn toàn Hà Nội, làm giảm tầm nhìn và
ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người dân.
Khi vận chuyển vật liệu, cho dù được che chắn kỹ lưỡng thì các bụi bẩn cũng sẽ
vương vãi ra môi trường và gây ô nhiễm. Chưa kể, đối với những trường hợp
không được che chắn sẽ bị rơi vật liệu ra đường, gây nguy hiểm và sản sinh lượng
khói bụi khổng lồ có thể cản trở các phương tiện cùng lưu thông trên đường. Do
vậy, việc chú ý che chắn đúng cách khi vận chuyển vật liệu là bắt buộc phải làm.
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm không khí Yếu tố khí tượng a) Ảnh hưởng của gió
Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền chất độc hại
trong không khí. Gió tạo ra các dòng không khí chuyển động rối trên mặt đất.
Nồng độ của chất ô nhiễm tại một địa điểm phụ thuộc nhiều vào hướng gió và vận
tốc gió thổi. Gió có vận tốc lớn ở tầng không khí sát mặt đất vào ban ngày, còn ban đêm thì ở tầng cao.
Nếu gió thổi vào khu vực đô thị từ khu công nghiệp thì mức độ ô nhiễm có khả
năng cao lên so với khi không khí thổi từ hướng khác. Điều này đặt ra vấn đề về
việc quy hoạch các khu công nghiệp một cách hợp lý.
Đồng thời bức xạ mặt trời cũng là nguyên nhân gây hiện tượng nghịch nhiệt. Hiện
tượng nghịch nhiệt là một hiện tượng đảo chiều của các thành phần khí trong khí
quyển, được hiểu đơn giản là nhiệt độ của tầng không khí bên trên cao hơn dưới
mặt đất. Thường xảy ra vào sáng sớm khi mặt đất chưa được mặt trời làm ấm, hiện
tượng có thể kéo dài vài giờ nhưng cũng có thể đến vài ngày. *Phát thải ô nhiễm
Một số chất ô nhiễm tập trung nhiều ở các khu vực khác nhau tùy thuộc vào nguồn
phát thải. Ví dụ, các khu vực nơi có các nhà máy nhiệt điện đốt than có khả năng
phát thải ô nhiễm sulfur dioxide cao hơn. Ô nhiễm xe cơ giới có thể tạo ra mức độ
cao của nitơ dioxide, carbon monoxide và hydrocarbon trong các thành phố và thị
trấn. Ô nhiễm bụi có thể cao do ô nhiễm xe, đốt nhiên liệu, xây dựng công trình,
khí thải công nghiệp, bụi đất và đường và khai thác đá. Phát thải ô nhiễm ở các
quốc gia khác cũng có thể được vận chuyển qua biên giới quốc tế để tạo ra mức độ ô nhiễm cao như ozone.
b) Ảnh hưởng của độ ẩm và mưa *Độ ẩm
Giống như nhiệt độ và bức xạ mặt trời, hơi nước đóng vai trò quan trọng trong
nhiều phản ứng nhiệt và quang hóa trong khí quyển. Vì các phân tử nước nhỏ và
phân cực, chúng có thể liên kết mạnh với nhiều chất. Nếu được gắn vào các hạt lơ
lửng trong không khí, chúng có thể làm tăng đáng kể lượng ánh sáng bị tán xạ bởi
các hạt bụi (đo khả năng hiển thị). Nếu các phân tử nước bám vào các khí ăn mòn,
chẳng hạn như sulfur dioxide, khí sẽ hòa tan trong nước và tạo thành dung dịch
axit có thể gây tổn hại cho sức khỏe và tài sản. *Mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí. Các hạt mưa kéo theo các hạt
bụi, hoà tan một số khí độc hại và sau đó rơi xuống, gây ô nhiễm đất và ô nhiễm
nguồn nước. Mưa cũng làm sạch bụi ở trên các lá cây, làm cho các dải cây xanh
tăng khả năng hút bám và che chắn bụi.
c) Bức xạ năng lượng mặt trời và hiện tượng nghịch nhiệt
Bức xạ mặt trời là một chất xúc tác quan trọng của phản ứng quang hóa tạo Ozone
bề mặt. Vào buổi trưa, khi bức xạ mặt trời là lớn nhất, phản ứng giữa NO2 + VOCs
được thải ra từ động cơ đốt trong với xúc tác là bức xạ mặt trời để tạo thành khí ozone.
2.1.4 Biểu đồ chất lượng môi trường không khí tại Thủ đô Hà Nội năm 2018 và 3 tháng đầu năm 2019
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu để thấy rõ được thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Hà
Nội.Tìm hiểu được thực trạng của ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng của
nó đến hoạt động kinh tế- xã hội của thành phố, cũng như đề xuât các giải pháp
cho vấn đề này. Giúp cải thiện môi trường sinh thái tạo ra những điều kiện sống tốt
hơn cho nhân dân sinh sống. Từ đó hướng đến sự phát triển bền vững môi trường tại Hà Nội.
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong những năm gần đây, Hà Nội xảy ra nhiều đợt ô nhiễm không khí kéo dài.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm
không khí như khí xả thải từ ôtô, xe máy; đun bếp than tổ ong, đốt củi; xây dựng,
phá dỡ các công trình; đốt rơm rạ, rác; thu gom rác thải chưa tốt... Kết quả quan
trắc của các trạm quan trắc tự động được lắp đặt tại các huyện ngoại thành Hà Nội
giữa năm 2020 cho thấy, thông số bụi mịn PM2.5 đã vượt quá giới hạn cho phép
tại một số khu vực ngoại thành.
Kết quả quan trắc tại 65 làng nghề năm 2017- 2018 cho thấy, mức độ ô nhiễm
không khí ở các làng nghề là khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào quy mô sản xuất,
công nghệ và nguồn nguyên liệu sử dụng. Chủ yếu ô nhiễm không khí xảy ra cục
bộ xung quanh các hộ sản xuất trong làng nghề. Các làng nghề chế biến nông sản
thực phẩm thường sử dụng nhiều than đá gây ra ô nhiễm không khí do các chất
SO2, H2S và NH3. Đối với các làng nghề nhuộm, thuộc da, các chất gây ra ô
nhiễm không khí bao gồm: NO2, SO2, H2S và NH3. Các làng nghề cơ kim khí và
tái chế chất thải thì các chất ô nhiễm chính là SO2 và CO. Kết quả quan trắc cũng
cho thấy, thông số CO và NO2 ở Hoài Đức có nồng độ cao hơn các huyện khác [5].
Hoài Đức nằm phía Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 16km, diện tích 83,94
km2, dân số gần 26 vạn người [8]. Hoài Đức có 51/53 làng nghề với 12 làng nghề
đã được công nhận như: làng nghề nhiếp ảnh truyền thống ở Lai Xá - xã Kim
Chung; làng nghề điêu khắc mỹ nghệ ở xã Sơn Đồng; làng nghề sản xuất bánh k攃⌀o
- dệt kim ở xã La Phù; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ở xã Dương Liễu,
Cát Quế, Minh Khai; làng nghề xây dựng, chế biến nông sản ở xã Yên Sở; làng nghề làm bánh đa
Những năm qua, việc phát triển các làng nghề ở huyện Hoài Đức tuy đã tạo ra
nhiều việc làm và thu nhập cho người dân nhưng việc xử lý nước thải, rác thải,
tiếng ồn, khói bụi ở các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn [6]. Thực tế này đòi hỏi
phải có giải pháp khả thi để giảm thiểu ô nhiễm. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều
nghiên cứu phân tích cụ thể về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí làng nghề đến
sức khỏe và đời sống của người dân.
CHƯƠNG 3 : Chạy dữ liệu
CHƯƠNG 4 : Giải thích thông số
Hình 1: Vấn đề môi trường bức xúc nhất
Nước: 55,4% thể hiện sự bất xúc vừa phải của con người
Đất: 1,8% thể hiện sự bất xúc của con người không có gì đáng lo
Không khí: 61,1% thể hiện sự bất xúc của con người cao
Tiếng ồn: 50,9% thể hiện sự bất xúc đáng lo ngại của con người
Chất thải rắn: 10,7% thể hiện sự bất xúc này nên chú trọng hơn
Hình 2: Thành phần của chất thải
Khí thải: 49,2% thấy được mức nghiêm trọng của khí thải
Nước thải: 50,8% chất thải nước ngày một nghiêm trọng
Nilon, rác thải nhựa: 29,2% chất thải này ngày càng một tăng hơn
Xỉ than: 0.8% chất thải này tuy ít nhưng chúng ta cũng phải chú trọng hơn
Vải, gỗ, giấy vụn: 51,7% chất thải của các loại này ngày càng nhiều
Rác thải hữu cơ: 20,8% ta cũng thấy được lượng chất thải này cũng khá là vấn đề ta để ý đến
Hình 3: Đánh giá về hiện trạng môi trường ở làng nghề hiện nay (%)
Đánh giá về hiện trạng môi trường ở làng nghề hiện nay, có tới 93 người cho rằng
“Ô nhiễm” (chiếm 77,5%); chỉ có 8 người cho rằng “Không ô nhiễm” (chiếm
6,7%). Như vậy có thể thấy, hầu hết người dân đều cho rằng, môi trường ở làng
nghề hiện nay là rất ô nhiễm và ô nhiễm, chỉ một phần rất nhỏ đánh giá bình
thường và không ô nhiễm.
Hình 4: Ảnh hưởng của chất thải từ sản xuất làm nghề (%)
Khảo sát nhận thức về ảnh hưởng của chất thải từ sản xuất làm nghề đến đời sống
sinh hoạt của người dân, có tới hơn hai phần ba (73,2%) cho rằng “Gây hại cho sức
khỏe”; 24,1% cho rằng “Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp” của địa phương.
Hình 5: Tự đánh giá tác động đến môi trường của hộ gia đình/cơ sở sản xuất (%)
Đối với các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất làm nghề, khi được hỏi về việc tự đánh
giá tác động của cơ sở sản xuất của gia đình đối với môi trường thì hầu hết đều cho
rằng hộ gia đình/cơ sở sản xuất của mình “Ít gây ô nhiễm đến môi trường”, chiếm
đến 86,6%; chỉ có 10% cho rằng “Gây ô nhiễm nặng đến môi trường”.
CHƯƠNG 5 : Kết luận
Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang ở mức báo động, đặc biệt tại
thành phố Hà Nội đang là mối quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng
như cộng đồng. Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp ở đây chưa có hệ thống xử lý ô
nhiễm không khí hoặc có nhưng hoạt động không thật hiệu quả và đôi khi mang
tính chất đối phó. Bên cạnh đó, với đặc điểm của một nền công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp mang tính chất sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu... đã thải vào môi
trường sống một khối lượng lớn bụi, hơi khí độc... gây ảnh hưởng không chỉ cho
các công nhân trực tiếp sản xuất mà cho cả dân cư khu vực lân cận. Quá trình phát
triển kinh tế cùng với mức độ gia tăng đáng kể các khu đô thị, khu dân cư, khu
công nghiệp thiếu sự quy hoạch đồng bộ, tổng thể lại càng gây phức tạp thêm cho
công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn thải. Các phương tiện giao
thông công cộng ngày càng gia tăng cùng với hiện trạng quy hoạch về mạng lưới
các tuyến đường không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đã gây thêm ô nhiễm
môi trường không khí. Các hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, và xây dựng
là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí, trong đó do giao thông gây ra chiếm
tỷ lệ 70%. Đây là vấn đề vô cùng bức xúc, nó không chỉ làm suy thoái môi trường,
biến đổi khí hậu, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khoẻ, tính mạng của người dân, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe, tính
mạng, sự phát triển của trẻ em nói riêng và sự phát triển con người nói chung. Bởi
vậy, sự phát triển kinh tế không thể ổn định và bền vững. Việc giải quyết vấn đề ô
nhiễm này vô cùng nan giải, đòi hỏi phải có sự cần một chiến lược dài, một sự phối
hợp của tất cả các ban ngành và người dân trong việc bảo vệ môi trường và chấp
hành đúng như pháp luật đã quy định.