Nhóm 2: Phương pháp dạy học xưa và nay - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nhóm 2: Phương pháp dạy học xưa và nay - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Preview text:
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ NGÀNH DIGITAL MARKETING
LỚP PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC – 2400 BÁO CÁO CUỐI KỲ
PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC Đề tài: PHƯƠ NG PHÁP
Giảng viên: Nguyễn Ngọc Minh H C Ọ Lớp: PPHĐH_1194 Nhóm: 2 T P Ậ X A VÀ Ư NAY Tháng 06 /Năm 2022 1 KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ NGÀNH DIGITAL MARKETING
LỚP PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC – 2400 BÁO CÁO CUỐI KỲ
PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC Đề tài: PHƯƠ NG PHÁP
Danh sách nhóm sinh viên thực hiện: ST Họ và tên MSSV T 1 Lê Gia Nghị 2212248 0 2 Nguyễn Bá Phước Nguyên 2210159 4 3 Trương Thị Ánh Nguyệt 2211518 8 4 Trần Mai Hồng Ngọc 2211063 9 5 Nguyễn Thảo My Tháng 06 /Năm 22112707 2022 6 Châu Gia Nghi 22113188 ii TRÍCH YẾU
Học đại học là một bước tiến nhiều trải nghiệm mới đánh dấu cột mốc của mỗi
cuộc đời của từng sinh viên như chúng ta. Chúng ta xem việc học đại học như là một
quá trình giúp ta thay đổi từ một cô cậu học sinh trở thành một sinh viên trưởng thành,
vượt qua nhiều vấp ngã. Thế nhưng trong chúng ta có ai biết được rằng để xây dựng tốt
phương pháp học đại học ta cần những điều kiện gì? Làm sao để ta đề ra những nghiên
cứu phù hợp cho việc thích nghi với môi trường đại học? Điều đấy mới chính là điều
sinh viên chúng ta đang cần tập trung xây dựng và tìm kiếm để lựa ra phương pháp thích hợp cho bản thân.
Khi chúng ta tạo điều kiện cho bản thân để học hỏi, tự tìm tòi nghiên cứu và cách làm
để đạt được mục tiêu mà mình đề ra khi ta còn ngồi trên giảng đường thì khi ấy những
quyết định đều sẽ dẫn theo một kết quả tương xứng với công sức mà ta đã bỏ ra. Để hoà
nhập, học hỏi với môi trường mới chúng ta sẽ phải tích luỹ đầy đủ những kiến thức
ngành, kỹ năng ngành, thái độ hay đạo đức ngành và hàng loạt kỹ năng mềm chuẩn bị
cho việc ra trường. Học đại học đúng phương pháp sẽ truyền cho ta cảm hứng học tập,
cảm hứng nghề nghiệp, giúp cho bạn tiếp tục nỗ lực để vững tin bước đến thành công
trong tương lai. Giáo dục đại học không chỉ cung cấp cho bạn kiến thức mà điều quan
trọng bạn sẽ rèn cho mình tư duy tự học, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo và khả năng
sắp xếp cho cuộc đời và công việc. iii MỤC LỤC
TRÍCH YẾU...............................................................................iii
MỤC LỤC..................................................................................iv
LỜI CẢM ƠN..............................................................................v
NỘI DUNG.................................................................................1
1.Đặt vấn đề...........................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài...........................................................1
1.2. Giá trị của đề tài............................................................1
2. Nội dung............................................................................1
2.1. Khái niệm......................................................................1
2.2. Phân loại.......................................................................1
2.1.1. Phương pháp học tập truyền thống...........................1
2.1.2. Phương pháp học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
........................................................................................ 2
2.3. So sánh giữa hai phương pháp học tập............................4
2.4. Ưu điểm và nhược điểm..................................................7
2.4.1. Phương pháp học tập truyền thống...........................7
2.4.2. Phương pháp học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
........................................................................................ 7
2.5. Cách áp dụng cả hai phương pháp ở đại học....................9
2.5.1. Áp dụng phương pháp truyền thống:.........................9
2.5.2. Áp dụng phương pháp học chủ động:........................9
3. Kết luận nhận định............................................................10
3.1. Các kết luận................................................................10 iv
3.2. Nhận định....................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................11 LỜI CẢM ƠN
Trước tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn đến với
trường Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện và cơ hội cho lớp được trải
nghiệm và tiếp xúc với môn học bổ ích này. Và chúng em đặc biệt xin
chân thành cảm ơn giảng viên Nguyễn Ngọc Minh đã truyền đạt
những phương pháp học tập hiệu quả nên có ở đại học cũng như cho
sinh viên có cơ hội thực hành, thuyết trình để đánh giá và cải thiện bản thân.
Lần thuyết trình giữa kì có lẽ chúng em đã chưa hoàn thành tốt
công việc nhưng với nỗ lực và ý thức trách nhiệm đối với môn học nói
chung và bài báo cáo cuối kỳ nói riêng, chúng em mong là những cố
gắng của cả nhóm sẽ giúp chúng em qua môn và có thành tích tốt.
Dù đây không phải là bài luận đầu tiên nhưng nếu có những lỗi nhỏ sơ
suất mà nhóm phạm phải, chúng em rất mong nhận được sự vu vi góp
ý và chỉnh sửa về những lỗi sai ấy để chúng em có thể rút kinh
nghiệm và hoàn thành những bài tiểu luận, báo cáo tiếp theo trong
những năm học tới tốt hơn và hoàn chỉnh hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn ! v vi NỘI DUNG 1.Đặt vấn đề
1.1. Lý do chọn đề tài
Mục đích chọn đề tài này với mong muốn mở rộng kiến thức về phương
pháp học tập được đổi mới hiện nay. Sự tiến bộ và có hiệu quả to lớn của
phương pháp học tập như thế nào giữa thời kì xưa và nay. Ngày nay không
ai mà không thấy sự cần thiết của việc học, nó là điều kiện buộc phải có
để sống, để hội nhập với xã hội. Nó cũng là điều kiện cơ bản như một tiêu
chí để đo lường mức thang giá trị của con người, giá trị của một cá nhân.
Và đặc biệt, với những tìm biểu về phương pháp học truyền thống và hiện
đại, chúng ta có thể tìm được đâu là phương pháp tốt nhất cho bản thân.
1.2. Giá trị của đề tài
Đề tài “Phương pháp học tập xưa và nay” giúp chúng ta mở rộng thêm
kiến thức về các khái niệm, ý nghĩa về tầm quan trọng của phương pháp
học tập xưa và nay. Nó giúp chúng ta biết được các ưu điểm, nhược điểm
của từng loại phương pháp, từ đó xác định cho mình phương pháp học tập
tốt nhất cho bản thân cũng như cách ứng dụng, kết hợp hai loại phương
pháp học tập một cách hiệu quả. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm
"Những cách thức hay đường lối học hành mà khi chúng ta đầu tư vào học tập với những
khoảng thời gian hợp lí và mang lại hiệu quả cao. Giúp người học hiểu rõ và nắm bắt được
nội dung của bài học thì được gọi là phương pháp học tập.” 2.2. Phân loại
2.1.1. Phương pháp học tập truyền thống
Phương pháp học tập truyền thống được hiểu là những phương pháp, cách thức học vẹt, học
nằm lòng và đã được áp dụng từ rất trước. Về cốt lõi, phương pháp học này lấy giáo viên làm 1
chính.Và giáo viên sẽ trực tiếp giảng dạy, truyền đạt và diễn giải kiến thức cho người học và
người học sẽ chăm chú theo dõi, ghi chép và thuộc nằm lòng những kiến thức đó.
Phương pháp học tập này đã có từ lâu đời và phương pháp này cuối cùng vẫn mang lại những
lợi ích nhất định. Nhưng sau cùng khi dung nạp kiến thức bằng phương pháp này cũng sẽ
mang lại những yếu điểm như học sinh sẽ tiếp thu kiến thức theo một cách thụ động, nghiêng
về các lý thuyết, thực hành không nhiều, chủ động tìm tòi nên rất khó nhớ lâu và không áp
dụng được trong thực tế.
2.1.2. Phương pháp học tập tích cực, chủ động, sáng tạo
"Phát huy tinh thần học tập tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh". Phương pháp học
chủ động tích cực nhằm hướng tới tất cả các hoạt động khác trong môi trường học đường, và
nhằm tích cực hóa hoạt động của người học. Cách thức này chủ yếu hướng đến sự chủ động,
sáng tạo, tư duy của người học làm căn bản, người truyền đạt kiến thức chỉ là người dẫn dắt
và gợi mở vấn đề. Dưới đây là ví dụ về một số phương pháp học được xem là hiệu quả nhất
trong việc áp dụng trong việc tích lũy kiến thức:
*Phương pháp SQ3R (SQRRR) viết tắt của các từ: Survey, Question, Read, Recite, Review
Đọc sách giáo khoa nhưng không hiểu nó nói gì? Phương pháp SQ3R chính là một phương
pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu nhanh hơn, tiếp thu bài chuẩn nhất và nhanh
nhất. Sau đây là các bước tiến hành:
Survey (Quan sát tổng thể): Cũng giống như đọc một bài báo, chúng ta thường đọc tiêu đề,
phần tóm tắt nội dung được in đậm trong bài. Đọc sách giáo khoa cũng vậy, hãy chú ý tiêu đề
và bảng tóm tắt trước, các hình ảnh, biểu đồ (nếu có).
Question (Đặt câu hỏi): Tại sao bài này lại có tiêu đề như vậy? Trước hoặc trong khi đọc bài
hãy thử đặt câu hỏi trước bởi vì khi lần lượt hỏi “Tại sao? Như thế nào?” để xác suất tiếp thu
bài học của chúng ta sẽ tăng lên.
Read (Đọc): Đây là quá trình mà bạn sẽ tự mình tìm ra câu trả lời cho bước “Question” ở trên.
Recite (Trả bài): Đây có thể là quá trình ám ảnh nhất cuộc đời học sinh. Nhưng ngiêm túc mà
nói đây lại là bước quan trọng nhất của phương pháp học tập này, vì nó là bước để củng cố
kiến thức đã học. Mẹo: lấy tay che đáp án và trả lời thuộc lòng (áp dụng cho các môn học lý thuyết).
Review (Ôn tập): Ôn tập cũng là một trong những bước khá quan trọng để củng cố kiến thức.
Ví dụ điển hình khi bạn bắt đầu học ngoại ngữ mới, nếu không ôn lại bài thì khoảng 1-2 tuần 2
sau là quên sạch hết những gì đã học. Vì vậy, hãy học cách chủ động ôn lại bài, đừng để xảy
ra tình trạng “nước tới chân rồi mới nhảy”.
Khi nào thì dùng phương pháp này?
Phương pháp SQ3R đặc biệt phù hợp trong việc đọc sách cung cấp thật nhiều thông tin, lý
thuyết và yêu cầu phải nắm vững như sinh học, tâm lý, xã hội học.
Phương pháp kỹ thuật Feynman
Kỹ thuật Feynman là một phương pháp hiệu quả khi học một khái niệm phức tạp bằng ngôn
từ đơn giản dễ hiểu của chính mình. Nó dựa trên ý tưởng, "Nếu bạn muốn hiểu rõ điều gì đó,
hãy cố gắng giải thích nó một cách đơn giản". Sau đây là các bước tiến hành:
Viết một khái niệm và tìm hiểu: Hãy chọn ra một từ, một câu,… miễn là lượng kiến thức
mình đang tiếp thu vào một tờ giấy. Sau đó, hãy ghi tất cả những cảm nghĩ của bản thân về
nó. Ví dụ: Môn Tiếng Anh, hãy ghi từ vựng mới “economy” và diễn tả những gì mình hiểu về
nghĩa của nó bằng tiếng anh trên giấy trắng.
Giả vờ như đang dạy nó cho một đứa trẻ: Sau khi chắc chắn về lời giải thích cho khái niệm
trên, đã đến lúc hóa thân thành giáo viên và giảng cho học trò ở đây chính là bản thân mình
hiểu sâu và nắm chắc được kiến thức. Có thể áp dụng hình ảnh, ví dụ để làm rõ vấn đề.
Kiểm tra những lỗ hỏng và tìm hiểu lại: Việc để hiểu một khái niệm phức tạp rất là khó, vì
vậy chắc chắn bạn sẽ mắc sai lầm ngay lần đầu. Vì thế sau khi thực hiện bước 2 chúng ta phải
kiểm tra lại những lỗ hỏng mà mình phạm phải, rồi lại điều chỉnh kiến thức cho thật đúng.
Hãy trở thành giáo viên không có khuyết điểm nào về kiến thức nhé!
Điều chỉnh, hệ thống lại kiến thức và hoàn thiện bài giảng lại lần nữa: Từ những kinh nghiệm
ở trên, chúng ta dần dần tự hình thành 1 hệ thống kiến thức trong đầu. Sau khi đã chuẩn bị
xong một bài giảng hoàn chỉnh và thu hút, hãy lặp lại bước 2 và bạn sẽ thấy ngạc nhiên về sự
cải thiện trong kiến thức của mình. Từ đó để hiểu khái niệm phức tạp không còn là nỗi sợ nữa.
Khi nào thì dùng phương pháp này?
Kỹ thuật Feynman hiệu quả khi học các môn có khái niệm phức tạp, khó hiểu, cần thời gian
phân tích để dễ học hơn như vật lí, hóa học,…
Phương pháp ghi chú kiểu đóng hộp ( the boxing method)
Phương pháp này dù vẫn được biết rộng rãi nhưng lại phổ biến đối với hững bạn thích trang
trí cách ghi bài vở sao cho đẹp mắt. Các phần cần ghi chú được đóng lại thành một khối hộp 3
và mỗi hộp đại diện cho một phần chính, giúp giảm thời gian trong việc đọc và tìm kiếm.
Việc ghi chú này khá giống khung ghi nhớ trong các sách giáo khoa.
Khi nào thì dùng phương pháp này?
Phương pháp này thực sự hiệu quả khi bạn ứng dụng trong một số môn học nào đó bắt buộc
phải chia vở thành những phần khác nhau Ưu điểm
Tách lẻ và sắp xếp các ghi chú dưới dạng hộp.
Tập trung ánh nhìn khi đọc.
Tăng khả năng ghi nhớ giữa mối liên hệ của phần ghi chép.
Thích hợp cho những người hay ghi chú trên laptop, máy tính bảng. Nhược điểm
Không phù hợp với một số môn học như Toán, Hóa.
Tốn thời gian để nối các hộp với nhau khi sử dụng.
Đòi hỏi có chủ đề chính và các chủ đề phụ để tạo mối liên hệ.
Không hiệu quả và dễ bị rối trong các bài giảng không rõ cấu trúc.
2.3. So sánh giữa hai phương pháp học tập.
Đặc điểm dễ thấy nhất của phương pháp học tập truyền thống đó chính là
cách ghi chép dài dòng, có quá nhiều thông tin và dễ làm cho người học
rối loạn kiến thức. Ngoài ra lí do phương pháp học tập truyền thống khiến
học sinh, sinh viên khó ghi nhớ kiến thức là vì bản chất nó mang tính thụ
động: thầy đọc trò chép. Một ví dụ điển hình mà chúng ta đã từng gặp
phải ở môn lịch sử, hầu hết các em học sinh đều có tình trạng “chữ thầy
tôi trả cho thầy”. Thứ nhất, nội dung ghi chép được trình bày dưới lời văn
của chính giáo viên. Thứ hai, trong sách có bao nhiêu thì giáo viên sẽ cho
ghi bấy nhiêu. Thế hỏi thử làm sao học sinh có thể ghi nhớ lâu dài được,
thậm chí có nhiều em còn không nhớ trận chiến sông Bạch Đằng diễn ra
vào năm nào. Trong khi đó, với phương pháp học tập chủ động, sáng tạo,
các em đã tự mình ghi chú những thông tin cần thiết theo văn chương của
mình khi thầy cô giảng bài. Cách làm này không những giúp các em tiếp
thu kiến thức dễ dàng hơn mà còn giúp học sinh ghi nhớ bài lâu hơn, hiệu
quả hơn. Hiện nay, hơn hai phần ba số học sinh mỗi lớp đã thực hiện 4