Nhóm 5: chủ đề phật giáo - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nhóm 5: chủ đề phật giáo - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(CN01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HOA SEN NHÓM 5
PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH
THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BÀI THU HOẠCH
TP. HỒ CHÍ MINH, 2023
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HOA SEN NHÓM 5
PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH
THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Lớp: 1642 BÀI THU HOẠCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GV. ThS Phạm Thị Ngọc Anh
TP. HỒ CHÍ MINH, 2023 DANH SÁCH NHÓM Họ và tên Mã số sinh viên Phan Minh Luân 22205530 Lê Thanh Hải Thuỷ 22200054 Nguyễn Thành Long 22206585 Hồ Diệp Minh Thi 22205054 Đỗ Thu Trang 22206295 Tạ Nguyễn Thiện Vương 22207146 Nguyễn Khôi Nguyên 22200937 Mai Xuân Mai 22118405 Phạm Huỳnh Hồng Hân 22110631 MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................. 1
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3
NỘI DUNG............................................................................................................... 4
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO................................................................4
1. Nguồn gốc ra đời của Phật giáo.................................................................4
2. Triết lý nhân sinh của Phật giáo.................................................................5
PHẦN 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA
NGƯỜI VIỆT NAM...................................................................................................9
1. Phật giáo du nhập vào Việt Nam................................................................9
2. Những ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt...9
KẾT LUẬN.............................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................14 1 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đến cô Ngọc Anh, giảng
viên Đại học Hoa Sen vì đã giúp đỡ và hướng dẫn để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài
“Phật giáo và sự ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam”.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến những tác giả, tổ chức đã cho
chúng tôi những thông tin trên các trang báo, Internet để cung cấp cho chúng tôi đầy đủ các
kiến thức về Phật giáo. Điều này giúp chung tôi có thể tiết kiệm được nhiều thời gian trong
việc tìm hiểu các thông tin chi tiết.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. 2 MỞ ĐẦU
Phật giáo ra đời cách đây hơn 2500 năm, trong quá trình du nhập và trải qua nhiều thời
kỳ lịch sử. Phật giáo vừa là một tôn giáo, vừa là triết học bởi nó chứa đựng nhiều quan điểm
sâu sắc về thế giới và nhân sinh. Đạo Phật đã khơi dậy được những giá trị văn hóa trong con
người, hướng mọi người đến với chân – thiện - mỹ. Phật giáo với cái đích là cứu con người
qua mọi nỗi khổ, chứa đựng những tư tưởng về thế giới quan, nhân sinh quan vô cùng sâu
sâu sắc. Do sự tác động mạnh mẽ của nề kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, đạo đức và
lối sống con người có nhiều biến đổi về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Chúng ta cần phát huy
mọi nguồn lực để xây dựng một lối sống tiến bộ, lành mạnh.
Từ đó, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu về “Phật giáo và sự ảnh hưởng của Phật giáo đến
đời sống tinh thần của người Việt Nam”, nội dung của bài gồm 2 phần cụ thể như sau:
Phần 1: Tổng quan về Phật giáo
Phần 2: Sự ảnh hưởng của Phật giáo tới đời sống tinh thần của người Việt Nam 3 NỘI DUNG
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO
I.1 Nguồn gốc ra đời của Phật giáo Xuất xứ: Ấn Độ
Thời gian ra đời: Thế kỷ 6 trước Công Nguyên
Người sáng lập: Đức Phật Thích Ca lịch sử (xuất thân từ Thái tử Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm
(Siddhattha Gotama) của vương quốc dòng họ Thích Ca (Sakya).
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cách đây khoảng 2.600 năm khi một thái tử của một quốc gia
tại Tây Bắc Ấn Độ là Tất-Đạt-Đa (Siddhattha) giác ngộ thành đạo, trở thành một vị Phật
(Buddha), có nghĩa là “người giác ngộ”, sau nhiều năm tu hành gian khổ để đi tìm câu trả
lời cho câu hỏi “làm thế nào để con người thoát khỏi khổ- đau và sinh-tử”. Sau này Ngài
đổi niên hiệu thành Thích Ca Mâu Ni.
Theo nhiều các tài liệu kinh điển của Phật giáo, cũng như các tài liệu khoa học và khảo
cổ đã chứng minh rằng, ông đã sống và thuyết giảng ở vùng đông bắc ẤnĐộ ngày nay từ
khoảng thế kỉ thứ 6 TCN đến thế kỉ thứ 5 TCN. Sau việc Đức Phật nhập niết-bàn (nibbāna)
được khoảng hơn 100 năm, khi Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai diễn ra thì
Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng khác nhau, với nhiều
sự khác biệt, mặc dù cùng có xuất phát từ tư tưởng của Phật giáo Nguyên thủy của Đức Phật.
Những lời dạy của Phật đã được ghi chép và bảo tồn bởi đại đa số tu sĩ đệ tử của
Người trong tàng thư “Tam Tạng Kinh” (Tipitaka), mà nghĩa đen của từ này là “Ba Rổ
Kinh”. Ba rổ kinh (hay quen gọi là Tam Tạng Kinh” theo từ Hán Việt), bao gồm:
Luật Tạng (Vinaya-pitaka): những giới luật đối với tăng ni, và một số giới luật dành cho Phật tử tại gia.
Kinh Tạng (Suttanta-pitaka): tập hợp những bài thuyết giảng của Đức Phật và những
vị đại đệ tử của Phật).
Diệu Kinh Tạng (Abhidhamma-pitaka): đây là phần triết lý cao học của Phật giáo). 4
Phật giáo là tôn giáo vô-thần, không theo hữu thần, không đề cao thần thánh là quyết
định vận mệnh con người, chỉ coi trọng về lý nhân-quả và mọi sự của một người là do
chính người ấy làm và nhận lãnh.
Hai trường phái Phật giáo: Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) được truyền bá và
phát triển các nước Đông Nam Á như Sri Lanka (Tích Lan), Thailand (Thái Lan), Burma
(Myanmar, Miến Điện), Laos (Lào), Cambodia (Cam-pu-chia) và một phần ở miền nam Việt
Nam. Ngày nay có rất nhiều người theo Phật giáo Nguyên Thủy ở Ấn Độ, khắp các nước
châu Âu, châu Úc và châu Bắc Mỹ.
Phật giáo Đại Thừa phát triển ở các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều
Tiên, Đài Loan, Việt Nam, và Tây Tạng (thuộc tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc ngày nay).
I.2 Triết lý nhân sinh của Phật giáo
Theo phương Đông quan niệm, triết lý nhân sinh là bản tính tự nhiên của con người. Ở
phương Tây thì đưa ra kết luận rằng con người được cấu tạo nên từ vật chất. Theo Phật giáo,
nguồn gốc của vũ trụ và con người không do một thế lực siêu nhiên hay đấng tối cao nào tạo
dựng. Thay vào đó, thế giới vũ trụ, vạn pháp hay con người đều được cấu thành bởi vô số
nhân và duyên. Phật giáo cũng cho rằng thế giới là vô cùng, vô tận; ngoài thế giới chúng ta
đang sống thì có hàng ngàn, hàng vạn các thế giới khác đều đang tồn tại. Điều này được nói
rất rõ trong kinh “Hoa Nghiêm”, kinh “Khởi thế nhân bốn” và kinh “Tiểu duyên”. Còn quan
niệm của Phật giáo về triết lý nhân sinh được thể hiện trong giáo lý “Tứ diệu đế”. Nội dung
của “Tứ diệu đế” gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
Trong “Khổ đế” (Dukkha), Phật giáo cho rằng bản chất sự tồn tại của con người là khổ
đau. Theo Phật giáo, tất cả những nỗi khổ trên thế gian nếu nói tổng quát thì phân loại thành
“Tam khổ”, còn nếu nói sâu rộng lại chia thành “Bát khổ”. “Tam khổ” gồm ba thứ khổ:
- Khổ khổ: là sự đau khổ chồng chất, xảy ra liên tiếp.
- Hành khổ: là những chủ tâm, ý định khởi nguồn cho những hành động của thân, khẩu, ý.
- Hoại khổ: sự vô thường, hủy hoại khiến chúng sanh đau khổ. 5
“Tam khổ” nếu suy luận rộng hơn sẽ thành “Bát khổ”. “Bát khổ” là tám loại khổ mà
chúng sanh sinh tử luân hồi trong Lục đạo luôn luôn phải gánh chịu, tám cái khổ ấy là:
- Sanh khổ: nỗi khổ đau của người mẹ và thai nhi trong quá trình thụ thai và sinh ra đời.
- Lão khổ: sự khổ lúc tuổi đã già. Khi con người già đi tinh thần và trí óc không còn
minh mẫn, thân thể hao mòn và trở nên yếu ớt. Lão khổ có hai loại là tăng trưởng và hoại diệt.
- Bệnh khổ: sự khổ trong cơn ốm đau, bệnh tật; hễ có thân là sẽ có bệnh. Bệnh khổ
gồm có hai loại là thân bệnh và tâm bệnh.
- Tử khổ: sự khổ trong lúc chết; gồm có bệnh tử và ngoại duyên.
- Ái biệt ly khổ: sự đau khổ khi xa lìa người thân yêu; gồm có khổ sanh ly và khổ tử biệt.
- Oán tắng hội khổ: sự khổ về oan gia hội ngộ.
- Cầu bất đắc khổ: sự khổ khi mong cầu nhưng không đạt được.
- Ngũ ấm thạnh khổ: sự khổ về năm ấm hưng thạnh. Năm ấn là sắc, thọ, tưởng, hành,
thức. Trong đó sắc thuộc về thân; còn thọ, tưởng, hành, thức lại thuộc về tâm. Như vậy, đây
là nỗi khổ của thân và tâm.
Trong “Tập đế” (Samudaya), Phật giáo đã chỉ ra nguyên nhân của đau khổ là 10 phiền
não căn bản gồm: Tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ.
- Tham: có nghĩa là tham lam. Những thứ như quyền lực, danh lợi, tiền tài… là cội nguồn của lòng tham.
- Sân: là cơn nóng giận, lòng hận thù. Khi lòng tham không được thỏa mãn thì tâm sân
nổi lên. Tâm sân là nguy hiểm nhất vì nó khiến con người mất đi lí trí, nhân tính dẫn đến
những hành động xấu xa, ác độc. 6
- Si: là sự si mê, vô minh, u tối. Vì si mà con người mất đi sự sáng suốt, không biết
phân biệt phải trái, đúng sai tốt xấu.
- Mạn: nghĩa là ngạo mạn, tự mãn, kiêu căng. Tâm ngã mạn khiến con người tự cho
rằng bản thân mình là nhất, là hơn người khác dẫn đến việc khinh rẻ, coi thường người khác.
- Nghi: là sự hoài nghi, ngờ vực.
- Thân kiến: cung phụng cái Ta, làm mọi thứ để chiều theo cái Ta muốn.
- Biện kiến: là lý luận độc đoán, một chiều. Biện kiến chia làm 2 loại là thường kiến
(tin rằng khi chết đi, cái Ta vẫn tiếp tục tồn tại) và đoạn kiến (tin rằng chết là hết).
- Tà kiến: có những quan niệm sai lầm, làm những việc sai phạm, trái với đạo đức và
trái với luật nhân quả.
- Kiến thủ: cố chấp, bảo thủ hành vi và ý kiến của mình.
- Giới cấm thủ: tin theo lời răn cấm của những giáo phái tà đạo một cách mê muội, mù quáng.
Biết được nguồn cơn của mọi đau khổ nên trong “Diệt đế” (Nirodha Dukkha), Phật
giáo đã khẳng định rằng nỗi khổ của chúng sinh là có thể tiêu trừ được và điều đó phải hoàn
toàn dựa vào khả năng của chính mình mà không phải do một ai khác. “Diệt đế” là chân lý
chắc chắn giúp mọi chúng sinh đạt được một hạnh phúc viên mãn, chân thật. Phải hiểu rằng,
hạnh phúc mà Phật giáo hướng đến là sự thanh tịnh, an lạc trong tâm của mỗi con người chứ
không phải những hạnh phúc tạm bợ nhất thời của thế gian - Ngọn nguồn của bao nỗi phiền
não, sầu khổ. Và muốn chấm dứt phiền não, có được hạnh phúc thì phải có trí tuệ. Trí tuệ sẽ
là thứ soi sáng chúng sinh trên mọi ngả đường tăm tối, là con thuyền vững chắc vượt qua
mọi bể khổ ở vòng sinh tử luân hồi, chứng được Niết bàn.
Niết bàn (Nirvana) là một thuật ngữ gốc tiếng Phạn, được hiểu như:
- Ngọn lửa của phiền não đã bị dập tắt. - Nhập niết-bàn 7