Những cơ sở của gia đình trong thời kỳ quá độ - Chủ Nghĩa Xã hội khoa học | Đại học Tôn Đức Thắng
ơ sở kinh tế - xã hội cho việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxãhội chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất xã hội chủnghĩa. Cốt lõi của quan hệ sản xuất mới ấy là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tưliệu sản xuất từng bước hình thành. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (TĐT02)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 2. Trình bày những cơ sở của gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Cơ sở kinh tế - xã hội
Cơ sở chính trị - xã hội Cơ sở của gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Cơ sở văn hoá
Chế độ hôn nhân tự nguyện
2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội:
Cơ sở kinh tế - xã hội cho việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa. Cốt lõi của quan hệ sản xuất mới ấy là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư
liệu sản xuất từng bước hình thành và củng cố thay thế chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất. Đó là việc xoá bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất,
phát triển và hoàn thiện dần phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ nguồn gốc gây nên tình trạng thống
trị của người đàn ông trong gia đình, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng,
sự nô dịch đối với phụ nữ.
Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cũng là cơ sở làm cho hôn nhân được thực
hiện dựa trên cơ sở tình yêu chứ không phải vì lý do kinh tế, địa vị xã hội hay một sự tính toán nào khác.
2.2. Cơ sở chính trị - xã hội:
Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là việc
thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà nước xã
hội chủ nghĩa. Trong đó, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động được thực hiện
quyền lực của mình không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Việt Nam chúng ta thiết lập
chế độ dân chủ cộng hòa sau Cách Mạng Tháng 8 năm 1945, sau đó thì Hiến pháp năm
1946 ra đời, đã ban bố quyền tự do dân chủ, quyền bầu cử ứng cử không hề phân biệt tôn
giáo, nam nữ, dân tộc. Cùng với nhà nước, các bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị
xã hội chủ nghĩa như: Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản, liên Đoàn lao
động,… ngày càng có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng quan hệ hôn nhân gia đình xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ sở của việc xây dựng gia đình trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện rõ nét nhất ở vai trò của hệ thống pháp luật,
trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình cùng với hệ thống chính sách xã hội đảm bảo lợi
ích của công dân, các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự bình đẳng giới, chính sách
dân số, việc làm, y tế, bảo hiểm xã hội… Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội đó vừa
định hướng vừa thúc đẩy quá trình hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
=> Tiến bộ và văn minh (của dân, do dân, vì dân). Bình đẳng trong xã hội là cơ sở của
bình đẳng trong gia đình.
2.3. Cơ sở văn hóa:
Ở thời kì 4.0 hiện nay vẫn còn tồn đọng những suy nghĩ lạc hậu, những định kiến trọng
nam khinh nữ, tư tưởng phu quyền gia trưởng như: Phụ nữ áp lực chuyện sinh con trai
Ngày càng có nhiều trường hợp lựa chọn giới tính con trước khi sinh Gây mất cân
bằng giới tính ở Việt Nam (Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện công tác dân số kế hoạch
hóa gia đình, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội Nguyễn Minh Xuân cho
biết, trong 6 tháng đầu năm năm 2022, tỷ số giới tính khi sinh còn ở mức cao 113 trẻ
trai/100 trẻ gái, tăng so với cùng kỳ năm 2021 (112,7 trẻ trai/100 trẻ gái)). Ngoài ra, việc
phá thai khi biết là con gái cũng ngày càng tăng cao (Theo báo cáo dân số thế giới năm
2020, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 40.800 trẻ em gái không được sinh ra).
Vì vậy, cơ sở văn hóa cho việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội chính là nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, vừa kế thừa những giá trị văn hóa dân tộc
và nhân loại tốt đẹp, vừa sáng tạo những giá trị văn hóa mới, chống lại những quan điểm
không đúng, những hiện tượng không đúng về hôn nhân, những cổ hủ của gia đình cũ
(Trọng nam khinh nữ, tư tưởng phụ quyền gia trưởng của người đàn ông trong gia đình)
và những tư tưởng này cần thời gian để cải thiện bằng các kiến thức mới như Luật Hôn
nhân và gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, và Luật Bình đẳng giới được Quốc
hội thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực ngày 01/7/2007.
Là tiền đề quan trọng để xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Sự phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ góp phần nâng cao
trình độ dân trí, kiến thức khoa học và công nghệ của xã hội, đồng thời cũng cung cấp
cho các thành viên trong gia đình kiến thức, nhận thức mới, làm nền tảng cho sự hình
thành những giá trị, chuẩn mực mới, điều chỉnh các mối quan hệ gia đình trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thiếu đi cơ sở văn hóa, hoặc cơ sở văn hóa không đi liền với
cơ sở kinh tế, chính trị, thì việc xây dựng gia đình sẽ lệch lạc, không đạt hiệu quả cao.
2.4. Chế độ hôn nhân tiến bộ:
- Hôn nhân tự nguyện:
Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ - hôn nhân tự nguyện.
Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do trong việc lựa chọn người
kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ. Tuy nhiên hiện nay có những phong tục
rất cổ hủ như Tục Bắt vợ của người Mông, ngủ thử 5 ngày mới được cưới, lễ bắt chồng ở Tây Nguyên...
Hôn nhân tiến bộ còn bao hàm cả quyền tự do ly hôn. Nhưng hôn nhân tiến bộ không
khuyến khích việc ly hôn, cần ngăn chặn hiện tượng lợi dụng quyền ly hôn vì mục đích
vụ lợi. Quyền yêu cầu ly hôn được xuất phát từ quyền tự do ly hôn. Quyền tự do ly hôn
của vợ chồng được Nhà nước ghi nhận nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ
chồng và các chủ thể liên quan, tại Điều 36 Hiến pháp 2013 quy định: "Nam, nữ có
quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng,
vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau."
- Hôn nhân tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng:
Thực hiện hôn nhân một vợ một chồng là điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng
thời cũng phù hợp với quy luật tự nhiên, phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức con
người. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một
chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn
nhau giữa vợ và chồng. Trong đó vợ và chồng đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau
về mọi vấn đề của cuộc sống gia đình. Vợ và chồng được tự do lựa chọn những vấn đề
riêng, chính đáng như nghề nghiệp, công tác xã hội, học tập và một số nhu cầu khác v.v..
Đồng thời cũng có sự thống nhất trong việc giải quyết những vấn đề chung của gia đình
như ăn, ở, nuôi dạy con cái...
Là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ với con cái và quan hệ giữa
anh chị em với nhau Xây dựng một gia đình hạnh phúc.
- Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý:
Tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề riêng của mỗi người, nhưng khi hai người đã thỏa
thuận để đi đến kết hôn, thì phải có sự thừa nhận của xã hội, điều đó được biểu hiện bằng
thủ tục pháp lý trong hôn nhân khi đăng kí kết hôn cần phải đến Ủy ban nhân dân cấp xã
có thẩm quyền để làm thủ tục giấy tờ, là thể hiện sự tôn trọng trong tình yêu, trách nhiệm
giữa nam và nữ, trách nhiệm của cá nhân với gia đình và xã hội và ngược lại.
Tình cảm giữa các thành viên trong gia đình luôn là sợi dây vô hình gắn bó con người,
tạo ra nguồn năng lượng tỏa sáng cuộc sống hạnh phúc. Giữ bền sợi dây tình cảm, giữ mãi
nguồn năng lượng hạnh phúc đó là nhờ có những tiêu chí ứng xử tôn trọng, bình đẳng
yêu thương và chia sẻ của mọi thành viên trong gia đình.
https://kinhtedothi.vn/ha-noity-so-gioi-tinh-khi-sinh-con-o-muc-cao-113-tre-trai-100-tre-
gai.html#:~:text=Tuy%20nhi%C3%AAn%2C%206%20th%C3%A1ng
%20%C4%91%E1%BA%A7u,k%E1%BB%83%20v%E1%BB%9Bi%20n%E1%BB
%97%20l%E1%BB%B1c%20l%E1%BB%9Bn.
https://kinhtedothi.vn/ha-noity-so-gioi-tinh-khi-sinh-con-o-muc-cao-113-tre-trai-100-tre-
gai.html#:~:text=Tuy%20nhi%C3%AAn%2C%206%20th%C3%A1ng
%20%C4%91%E1%BA%A7u,k%E1%BB%83%20v%E1%BB%9Bi%20n%E1%BB
%97%20l%E1%BB%B1c%20l%E1%BB%9Bn.