Những điều kiện và tiền đề khách quan - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Hàng Không Việt Nam
Những điều kiện và tiền đề khách quan - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (cnxhkh24)
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
• Điều kiện kinh tế – xã hội
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển
mạnh mẽ gắn liền với sự ra đời và lớn mạnh của nền công nghiệp lớn. Cùng với sự lớn
mạnh của giai cấp tư sản, giai cấp công nhân có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và
sự chuyển đổi về cơ cấu. Tỷ trọng công nhân công nghiệp đã tăng đáng kể và trở thành
bộ phận hạt nhân của giai cấp. Đây là lực lượng công nhân lao động trong khu vực sản
xuất then chốt có trình độ công nghệ và kỹ thuật hiện đại nhất. Cuộc đấu tranh của giai
cấp công nhân chống lại sự thống trị áp bức của giai cấp tư sản, biểu hiện về mặt xã hội
của mâu thuẫn ngày càng quyết liệt giữa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội ngày càng
cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu
sản xuất. Nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh đã bắt đầu có tổ chức và trên
quy mô rộng khắp. Điều kiện kinh tế, xã hội ấy đòi hỏi phải có lý luận tiên phong dẫn
đường, điều mà chủ nghĩa xã hội không tưởng trước đó một vài thập kỷ đã không thể
đảm đương; không chỉ đặt ra yêu cầu đối với các nhà tư tưởng của giai cấp công nhân mà
còn là mảnh đất hiện thực cho sự sinh thành ra lý luận mới, tiến bộ soi sáng sự vận động đi lên của lịch sử.
• Tiền đề văn hoá và tư tưởng
Đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực khoa học, văn hoá
và tư tưởng. Trong khoa học tự nhiên, những phát minh vạch thời đại trong vật lý học và
sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng.
Trong triết học và khoa học xã hội, phải kể đến sự ra đời của triết học cổ điển Đức với tên
tuổi của các nhà triết học vĩ đại: Hêghen, Phoiơbắc; của kinh tế chính trị học cổ điển
Anh: A. Smít và Đ. Ricácđô; của chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán: H. Xanh
Ximông, S. Phuriê và R. Ôoen. Những giá trị khoa học, cống hiến mà các ông để lại đã
tạo ra tiền đề cho các nhà tư tưởng, các nhà khoa học thế hệ sau kế thừa.
• Thời kỳ thứ hai (1848-1871):
Thời kỳ này bao quát những sự kiện của cách mạng dân chủ tư sản của các nước Tây Âu
(1848-1851), việc thành lập Quốc tế I (1864). Điều nổi bật trong thời kỳ này được đánh
dấu bằng việc xuất bản tập I bộ Tư bản của Mác (1867) khẳng định thêm một cách vững
chắc địa vị kinh tế – xã hội và vai trò lịch sử của giai cấp công nhân.
Các giai đoạn cơ bản trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học
Mác và Ph. Ăngghen đặt nền móng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học (1844-1895)
Quá trình C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội – khoa học có
thể chia thành ba thời kỳ nhỏ.
– Thời kỳ thứ nhất (1844-1848): Nét tiêu biểu trong thời kỳ này là C.Mác và
Ph.Ăngghen chuyển từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã hội, từ chủ nghĩa
duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng. Sự chuyển biến ấy được phản ánh trong các
tác phẩm tiêu biểu như: Lời nói đầu của Góp phần phê phán triết học pháp quyền của
Hêghen, Bản thảo kinh tế – triết học 1844, Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh, Gia đình
thần thánh, Hệ tư tưởng Đức, Sự khốn cùng của triết học…
Sự xuất hiện tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản vào đầu năm 1848 do
C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo đánh dấu sự hình thành về cơ bản chủ nghĩa xã hội
khoa học. Những nguyên lý cơ bản được nêu ra trong tác phẩm này đã đặt cơ sở cho chủ
nghĩa xã hội khoa học, nó thừa nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là người đào
huyệt chôn chủ nghĩa tư bản và là người xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó chứng minh cách
mạng xã hội chủ nghĩa là điều kiện tất yếu để chuyển chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội, để giai cấp công nhân từ giai cấp bị bóc lột trở thành giai cấp thống trị cả về chính trị
và kinh tế. Nó thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong cuộc đấu tranh vì một
xã hội mới. Nó cũng chứng minh sự cần thiết phải thực hiện chủ nghĩa quốc tế vô sản
trong phong trào cộng sản và công nhân…
• Thời kỳ thứ hai (1848-1871):
Thời kỳ này bao quát những sự kiện của cách mạng dân chủ tư sản của các nước Tây Âu
(1848-1851), việc thành lập Quốc tế I (1864). Điều nổi bật trong thời kỳ này được đánh
dấu bằng việc xuất bản tập I bộ Tư bản của Mác (1867) khẳng định thêm một cách vững
chắc địa vị kinh tế – xã hội và vai trò lịch sử của giai cấp công nhân.
Trong thời kỳ này, lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học được phát triển phong phú thêm
nhờ tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của giai cấp công nhân. Mác đã rút ra kết luận hết
sức quan trọng là, để giành lại quyền thống trị về chính trị, giai cấp công nhân cần đập
tan bộ máy nhà nước quan liêu tư sản, xây dựng một nhà nước mới, nhà nước chuyên
chính vô sản. Các nhà sáng lập chủ nghĩa khoa học đã xây dựng học thuyết về cách
mạng không ngừng, về liên minh giai cấp của giai cấp công nhân, về chiến lược, sách
lược đấu tranh giai cấp, về lựa chọn các phương pháp và hình thức đấu tranh trong các
thời kỳ phát triển và suy thoái của cách mạng, v.v
Thời kỳ thứ ba (1871-1895):
C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trên cơ sở tổng kết kinh
nghiệm Công xã Pari, được thể hiện trong các tác phẩm chủ yếu Nội chiến ở Pháp, Phê
phán Cương lĩnh Gôta, Chống Đuyrinh, Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không
tưởng đến khoa học, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước
Trong các tác phẩm này, các ông đã nêu nhiều luận điểm quan trọng về phá huỷ bộ máy
nhà nước tư sản, về một số nguyên lý xây dựng nhà nước mới, thừa nhận Công xã Pari là
một hình thái nhà nước của giai cấp công nhân. ở thời kỳ này, nhất là trong hai tác phẩm
Phê phán cương lĩnh Gôta và Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăng ghen đã trình bày khá
tập trung dự kiến khoa học về chủ nghĩa xã hội với những nét khái quát: Hình thái cộng
sản chủ nghĩa chia thành hai giai đoạn thấp và cao; về mục đích, chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản khác về cơ bản với tất cả các xã hội đã từng tồn tại trong lịch sử. Đó là
một xã hội tạo mọi điều kiện để phát huy năng lực của con người và nhằm thoả mãn
những nhu cầu ngày càng tăng của con người. Để đạt mục đích trên, các ông chỉ ra một
số phương hướng cần phải làm…
Như mọi hệ thống khoa học khác, chủ nghĩa Mác nói chung, chủ nghĩa xã hội khoa học
nói riêng là một hệ thống chỉnh thể tri thức. Trong hệ thống ấy, có các tri thức về các
nguyên lý cơ bản phản ánh các quy luật vận động biến đổi của xã hội là những tri thức
phản ánh bản chất của khách thể, chúng tồn tại mãi mãi với thời gian và không ngừng
được bổ sung, hoàn thiện. Các tri thức về cách thức, biện pháp và phương pháp vận dụng
các quy luật ấy có thể thay đổi và cần phải thay đổi theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Điều này, với tư cách là những nhà khoa học chân chính,sinh thời chính C.Mác và Ph.
Ăngghen cũng đã căn dặn chúng ta. Điều quan trọng là không thể và không bao giờ được
cho rằng những hạn chế, nhược điểm thậm chí cả sai lầm trong các cách thức, biện pháp
tác động mà các ông nêu ra là những sai lầm của cả các tri thức phản ánh quy luật đã
được nhận thức. Điều này cũng giống như, không thể vì những thất bại của hàng nghìn
thí nghiệm của Êđixơn nhằm sáng chế ra đèn điện mà lại nói rằng nguyên lý về sự có thể
chuyển điện năng thành nhiệt năng là sai lầm.