Những mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay | Tài liệu môn giáo dục quốc phòng và an ninh học phần I Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh
Mối đe dọa từ an ninh kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, an ninh kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia. Thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế những năm vừa qua đã chứng minh một cách sâu sắc hơn vai trò trung tâm của an ninh kinh tế trong an ninh quốc gia. Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển trở thành nước đang phát triển. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Preview text:
1.Những mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay
Mối đe dọa từ an ninh kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế, an ninh kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia. Thực tế
các cuộc khủng hoảng kinh tế những năm vừa qua đã chứng minh một cách sâu sắc
hơn vai trò trung tâm của an ninh kinh tế trong an ninh quốc gia. Sau hơn 35 năm
đổi mới, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển trở thành
nước đang phát triển. Tuy nhiên, năng lực điều hành, quản lý vĩ mô nền kinh tế còn
nhiều yếu kém; cơ chế, chính sách còn nhiều sơ hở, tạo điều kiện cho các loại tội
phạm hoạt động gây tổn thất cho các lợi ích kinh tế của đất nước, từ đó gây mất
lòng tin của nhân dân; nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế; nguy cơ tham nhũng vẫn còn tồn tại.
- Mối đe dọa từ an ninh xã hội. Hiện nay, ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị
trường đang phát sinh nhiều vấn đề bất cập bên trong nước ta chưa thể giải quyết
được dẫn đến những mâu thuẫn tích tụ trong lòng xã hội, tiềm ẩn nguy cơ xung đột
xã hội. Chúng ta đã thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế, tôn giáo, dân tộc
nhưng vẫn chưa giải quyết được ổn thoả các vấn đề phức tạp trong tôn giáo, dân
tộc, nhất là tại các vùng chiến lược. Ở hầu hết các địa phương đều tồn tại các vụ
khiếu kiện đông người đặc biệt phức tạp kéo dài.
- Mối đe dọa từ an ninh nội bộ. Mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa, hội
nhập đã tác động trực tiếp đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên, làm nảy sinh những
vấn đề phức tạp mới trong nội bộ, đe doạ đến sự ổn định và phát triển của chế độ
chính trị và nhà nước. Không ít cán bộ, đảng viên bị lung lạc ý chí, bị tác động bởi
luận điệu chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch bộc lộ tư
tưởng băn khoăn, lo lắng về tiền đồ của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin;
phủ nhận thắng lợi của cách mạng; mơ hồ mất cảnh giác, mất phương hướng,
muốn Đảng ta phải “cải cách”, “mở rộng dân chủ”. Một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên, thậm chí ở cả cán bộ quản lý cấp cao suy thoái về tư tưởng, chính
trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, hách dịch, xa dời quần chúng đã và đang làm giảm
sút uy tín của Đảng, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền.
- Mối đe dọa từ an ninh thông tin. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu đã cho ra đời những công
cụ vô cùng tiện ích, đó là Internet và công nghệ liên lạc không dây. Tuy nhiên, nhìn
dưới góc độ an ninh, các công cụ này cũng đang trở thành hiểm họa đối với sự ổn
định và phát triển bình thường của các nước. Internet đang được coi là “chiến
trường thứ 5” trong cuộc tranh đấu vì lợi ích của con người. Làm cho an ninh
thông tin, nhất là an ninh mạng đang thực sự trở thành mối lo ngại đối với an ninh
quốc gia của mỗi nước, trong đó có Việt Nam.
- Mối đe dọa từ tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông. Thời gian
gần đây, tình hình tranh chấp Biển Đông diễn biến hết sức phức tạp. Các nước và
các bên có liên quan ở Biển Đông đều có những động thái để tuyên bố và khẳng
định chủ quyền của mình. Đặc biệt, Trung Quốc thực hiện mưu đồ “độc chiếm
Biển Đông” liên tiếp có những hành động khiêu khích và vi phạm nghiêm trọng
chủ quyền của Việt Nam. Họ ngang ngược nêu yêu sách về chủ quyền “đường chữ
U 9 đoạn” hay còn gọi là “đường lưỡi bò” chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông.
Trong vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc thường
xuyên tiến hành các hoạt động như cấm đánh bắt cá, gia tăng các hoạt động khống
chế và uy hiếp ngư dân Việt Nam trên Biển Đông, liên tục cho tàu hải giám, ngư chính tuần tra…
- Mối đe dọa từ khủng bố quốc tế. Đối với Việt Nam, hiện nay các hoạt động
khủng bố quốc tế như đã diễn ra trên thế giới chưa xảy ra, bởi Việt Nam không
phải là mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố, không có xung đột lợi ích, đồng thời các
tổ chức khủng bố quốc tế cũng chưa có cơ sở xã hội tại Việt Nam. Tuy nhiên, mối
đe dọa khủng bố tại nước ta cũng đang hiện hữu, bởi ở trên lãnh thổ Việt Nam
đang có các mục tiêu chính trị của Mỹ và các nước phương Tây.
- Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo báo cáo về chỉ số rủi ro khí
hậu dài hạn năm 2019 của tổ chức German watch tại Hội nghị thượng đỉnh của
Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2018 (COP 24) diễn ra ở Ba Lan từ ngày
02 đến ngày 14-12-2018, Việt Nam nằm trong 10 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất
của biến đổi khí hậu. Số liệu của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi
khí hậu cũng cho thấy, trong hơn 30 năm qua, tại Việt Nam, bình quân mỗi năm,
thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người,
nền kinh tế thiệt hại bình quân lên tới 1,5% GDP hằng năm. Bình quân mỗi năm
Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp bởi 6 - 7 cơn bão. 2. Biện pháp
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực
lượng về những thách thức an ninh phi truyền thống; về đặc điểm, tính chất, nội dung,
phạm vi ảnh hưởng; về sự cần thiết, nội dung, biện pháp, lực lượng, phương tiện để
phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
- Tổ chức nghiên cứu có hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận, trên cơ sở tổng kết
thực tiễn vấn đề an ninh phi truyền thống; nghiên cứu vấn đề phòng ngừa và ứng phó
với các mối de dọa an ninh phi truyền thống; nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm của
các nước trong khu vực và trên thế giới về các vấn đề phòng ngừa và ứng phó với các
mối de dọa an ninh phi truyền thống.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch, tổ chức
diễn tập, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về phòng ngừa và ứng phó với các mối
đe dọa an ninh phi truyền thống từ cấp Trung ương đến các địa phương, cơ sở, nhất là
đối với các lực lượng chuyên trách.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, của chính quyền các cấp;
phát huy sức mạnh của các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn
thể nhân dân, nhất là lực lượng nòng cốt, CAND, QĐND, tham gia phòng ngừa và
ứng phó với các mối de dọa an ninh phi truyền thống.
- Quan tâm xây dựng các lực lượng, nhất là lực lượng chuyên trách để sẵn sàng ứng
phó với các mối de dọa an ninh phi truyền thống. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối,
kết hợp các lực lượng trong ứng phó kịp thời, có hiệu quả với các mối đe dọa an ninh truyền thống.
- Tăng cường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo đảm thông tin cho các hoạt
động tổng kết thực tiễn, nghiên cứu phát triển lý luận và tổ chức triển khai thực hiện
kế hoạch phòng ngừa và ứng phó kịp thời, có hiệu quả với các mối đe dọa an ninh truyền thống.
- Tăng cường phối hợp, hợp tác quốc tế, khu vực trong phòng ngừa và ứng phó kịp
thời, có hiệu quả với các mối đe dọa an ninh truyền thống.