Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh

Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời và mưu  kế. Quán triệt tư  tưởng lấy ít đánh nhiều, biết tập trung ưu thế lực lượng cần thiết để đánh thắng  địch. Kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục tiêu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

----- -----a&b
TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG AN NINH
Những vấn đề cơ bản về
lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
Hà Nội, tháng 09 năm 2021
Sinh viên :
Mã sinh viên :
Lớp 1 :
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Đặt vấn đề:........................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:..................................................3
2.1 Mục đích nghiên cứu:...............................................................3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:..............................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................4
NỘI DUNG................................................................................................4
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài...................................................4
1.1 Một số khái nhiệm:...................................................................4
1.1.2 Khái niệm chiến lược quân sự:........................................5
1.2 Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật quân
sự:...................................................................................................5
1.2.1 Đặc điểm về địa ly và xã hội:..........................................5
1.3 Cở sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam:......................8
1.3.1 Truyền thống đánh giặc của tổ tiên:................................8
1.3.2 Mác-Lênin về tư tưởng quân sự:.....................................9
1.3.3 Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh:...................................10
Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển.............................10
nghệ thuật quân sự Việt Nam..........................................................10
2.1 Khái quát truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của cha ông
ta:..................................................................................................10
2.1.1 Khái quát truyền thống đánh giặc của cha ông ta:.........10
2.1.2 Nội dung nghệ thuật đánh giặc giữ nước của cha ông ta:
................................................................................................11
2.2 Nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh
đạo:...............................................................................................15
2.2.1 Chiến lược quân sự:.......................................................15
2.2.2 Nghệ thuật chiến dịch:...................................................16
2.2.3 Chiến thuật:...................................................................17
Chương 3: Vận dụng bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự
Việt Nam vào sự nhiệp bảo vệ tổ quốc:...........................................18
3.1 Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công....................................18
3.2 Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc..................................19
3.3 Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời và mưu
kế..................................................................................................19
3.4 Quán triệt tư tưởng lấy ít đánh nhiều, biết tập trung ưu thế lực
lượng cần thiết để đánh thắng địch...............................................20
3.5 Kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục
tiêu................................................................................................20
3.6 Trách nhiệm của sinh viên......................................................21
Chương 4: Liên hệ:...........................................................................21
1
KẾT LUẬN.............................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................22
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói “Dân ta có một lòng
nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến
nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay đã có lịch sử truyền thống đấu
tranh dựng nước và giữ nước vô cùng oanh liệt. Các cuộc chiến tranh
chống kẻ thù xâm lược do nhân dân ta tiến hành đều là những cuộc chiến
tranh chính nghĩa, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia ủng hộ.
Ngày nay, khi nhìn lại lịch sử chống giặc ngoại xâm của đân tộc, chúng ta
càng tự hào về truyền thống hào hùng ấy. Bên cạnh những chiến thắng
vang dội ấy không thể không kể đến nghệ thuật chiến tranh mà cha ông ta
đã vận dụng vào các cuộc chiến tranh một cách tài tình, khéo léo để đạt
được những kết quả hơn cả mong đợi. Nghệ thuật chiến tranh đã được
hình thành rất sớm trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến
tranh nhân dân Việt Nam đã trải qua những bước phát triển trong lịch sử
đấu tranh vũ trang và đạt đỉnh cao trong thời đại Hồ Chí Minh dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việt Nam chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử phải liên tục chống kẻ
thù xâm lược, dân tộc ta luôn ở trong tình thế chiến đấu không cân sức,
nhất là ở thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa hoặc chiến tranh. So với lực
lượng đối kháng chúng ta còn thua kém trên nhiều phương diện, ngoại trừ
tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí độc lập tự do của nhân
dân. Chính trong cuộc chiến không cân sức ấy mà dân tộc ta đã hình
thành nên rất nhiều loại hình nghệ thuật quân sự như nghệ thuật chiến
tranh nhân dân, nghệ thuật chiến tranh du kích, nghệ thuật khởi nghĩa vũ
2
trang...Tùy vào tình hình cụ thể của ta và địch mà trong mỗi trận đánh
khác nhau ông cha ta lại sử dung một loại hình nghệ thuật quân sự khác
nhau, trong số những nghệ thuật ấy nghệ thuật chiến tranh nhân dân đóng
vai trò là nòng cốt là chủ đạo trong mọi cuộc chiến. Do đó đòi hỏi nhân
dân ta, dân tộc ta muốn đánh thắng kẻ thù cần phải phát huy sức mạnh
đoàn kết của cả dân tộc, kết hợp khéo léo giữa các loại hình nghệ thuật,
lấy nghệ thuật chiến tranh nhân dân làm chủ đạo.Để tạo nên sức mạnh
dân tộc to lớn, sức mạnh toàn dân, toàn diện mà không có một thế lực nào
có thể đánh bại được.
Lý luận và thực tiễn chiến tranh nhân dân Việt Nam thực sự là một
cống hiến quan trọng đối với phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng
của nhân dân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chính vì vậy mà tôi
lựa chọn đề tài này để tìm hiểu một cách sâu sắc về nét độc đáo đặc sắc
của nghệ thuật Quân sự Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1 Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ khái niệm và cơ sở lý luận của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
- Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật quân
sự Việt Nam.
- Tìm hiểu về những nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật quân sự của
cha ông nhằm vận dựng vào việc xây dựng và phát triển Tổ quốc XHCN.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu, đề tài cần tập trung giải quyết
các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của nghệ thuật chiến
tranh nhân dân.
Thứ hai: Tìm hiểu, nghiên cứu các yếu tố tác động và nội dung nghệ
thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên.
3
Thứ ba: Nghiên cứu về nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật quân sự
Việt Nam, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Nghệ thuật quân sự Việt Nam.
+ Phương pháp để vận dụng nghệ thuật quân sự vào sự nghiệp bảo vệ tổ
quốc trong tình hình mới.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghệ thuật quân sự của tổ tiên.
+ Nghệ thuật quân sự từ khi có Đảng lãnh đạo tới nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp lý luận thông qua việc nghiên cứu thu thập tài
liệu, các kênh thông tin quân đội.
- Sử dụng phương pháp hệ thông để thể hiện đầy đủ quá trình hình
thành và phát triểu của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
4
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
1.1 Một số khái nhiệm:
1.1.1 Khái niệm nghệ thuật quân sự:
Nghệ thuật quân sự là cách đánh, cách dùng binh đã trở thành thông
thạo, điêu luyện trong một trận chiến đấu, một chiến dịch hay trên toàn bộ
chiến trường. nghệ thuật quân sự không có một khuôn mẫu cụ thể nào, nó
có thể biến hòa khôn lường muôn hình muôn vẻ.( Trích tư tưởng Hồ Chí
Minh về quân sự)
1.1.2 Khái niệm chiến lược quân sự:
Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược
được hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh thắng
lợi, bộ phận hợp thành có tác động chủ đạo trong nghệ thuật quân sự.
(Trích Quốc Phòng toàn dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và xây
dựng đất nước)
1.2 Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật quân sự:
1.2.1 Đặc điểm về địa ly và xã hội:
1.2.1.1 Địa lý:
Nước ta nằm ở cực đông bán đảo Đông Dương, phía Đông Nam lục
địa Châu Á, chiếm diện tích khoảng 331. 212km2. Phía Đông và Nam
tiếp giáp Thái Bình Dương trong vùng nhiệt đới gió mùa, biên giới giáp
với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Bắc Bộ và Biển Đông ở phía Tây, Trung
Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia ở phía Tây. Đất nước ta có dạng
hình chữ S, với khoảng cách từ Bắc đến Nam khảng 1650 km, vị trí hẹp
nhất chiều Đông sang Tây là 50 km (ở Quảng Bình). Với đường bờ biển
dài 3260 km không kể các đảo, Việt Nam tuyên bố có 12 hải lý ranh giới
lãnh thổ. Nước ta có địa hình đa dạng bao gồm rừng núi cao nguyên,
trung du chiếm 3/4 lãnh thổ, nhiều sông ngòi kênh rạch. Nước ta có 2 con
sông lớn nhất là Sông Hồng và Sông Mêkông
5
Do Việt Nam là nước giàu tài nguyên, có điều kiện để phát triển nền
sản xuất nông nghiệp nhưng lại nằm ở vành đai thiên tai, lụt lội, khí hậu
không điiều hoà. Mặt khác nước ta nằm ở một vị trí chiến lược hết sức
quan trọng, cửa ngõ đi vào lục địa Châu Á, đi ra Thái Bình Dương, điểm
cắt nhau của đường thiên di Bắc Nam và Đông Tây. Vì thế nước ta luôn
bị các thiên tai địch hoạ, kẻ thù dòm ngó tiến công xâm lược. Điều này
đòi hỏi dân tộc ta phải biết đoàn kết, cảnh giác, sát cánh bên nhau, cùng
nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp chống lại sự tàn phá của thiên nhiên,
đánh bại mọi kẻ thù để tồn tại, xây dựng và phát triển đất nước. Trong
đánh giặc, tổ tiên ta đã biết vận dụng yếu tố “thiên thời, địa lợi” sáng tạo
ra nhiều cách đánh phù hợp hiệu quả như: Lợi dụng núi rừng, đèo dốc,
sông biển, đồng ruộng ao hồ,đầm lầy...để tiêu diệt kẻ địch, bảo vệ mình.
Để bảo vệ dất nước, bảo vệ sự trường tồn của dân tộc, ông cha ta đã đoàn
kết và phát huy tối đa ưu thế của địa hình để lập thế trận đánh giặc. Như
Thường Kiệt chặn giữ 20 vạn quân Tống ở địa bàn bắc sông Như
Nguyệt, chia cắt hai cánh quân thuỷ, bộ của chúng, quần cho chúng
nhược rồi tổ chức đòn phản công chiến lược, đánh tiêu diệt, đánh tan đạo
quân chủ chốt của giặc trên bộ. Hay Trần Hưng Đạo đã đưa đạo quân
Nguyên -Mông khổng lồ vào địa hình nhiều đầm lầy, sông ngòi, khiến sở
trường tác chiến bằng kỵ binh của chúng không phát huy được mà còn bị
vây hãm, tiêu hao đến nguy hiểm. Trần Hưng Đạo tiến hành vây hãm
thuỷ trại Chương Dương, một điểm yếu trong thế trận giặc, buộc chúng
phải đưa quân từ Thăng Long ra ứng cứu. Ta vừa tiêu diệt quân địch đi
ứng cứu bằng cách đánh vận động, vừa lợi dụng sơ hở đánh úp thành
Thăng Long, nơi tập trung quân của giặc và buộc giặc tan vỡ tháo chạy.
1.2.1.2.Kinh tế
Trước đây, nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào nông nghiệp và sản
xuất thủ công theo mô hình tự cung tự cấp, ít canh tác, quy mô nhỏ, mang
tính chất phân tán. Trình độ phát triển kinh tế. Ít ảnh hưởng trực tiếp đến
6
nghệ thuật đánh giặc của dân tộc. Vì vậy ngay từ đầu, dân tộc ta đã biết
kết hợp chặt chẽ giữa dựng nước với cần cù củng cố và chuẩn bị quốc
phòng. Đánh giặc bảo vệ Tổ quốc trên tinh thần tự lực, tự cường và tư
tưởng “Quốc phú, binh cường ”. Trong công cuộc xây dựng đất nước, ông
cha ta đã đặt ra chủ trương phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng là
“ngụ binh ư nông”. Binh lính và nông dân “thời Lý”, lấy sức dân tạo nên
sức mạnh kế tục lâu dài của “nhà Trần”, chăm chỉ đắp đường, đắp đập,
đào kênh, cải tạo đồng ruộng, đẩy mạnh chăn nuôi, sản xuất nông sản.
Các loại thiết bị công tác, đóng tàu để phát triển sản xuất và động viên bộ
đội. Trong cuộc chiến đấu chống giặc, nhân dân ta đã biết cất giấu lương
thực để ổn định cuộc sống, nuôi quân và sử dụng các phương tiện lao
động sản xuất. chế tạo các loại vũ khí, trang bị như mũi tên đồng, cung
nỏ, giáo mác ... để đánh giặc, bảo vệ quê hương.
1.2.1.3 Chính trị, văn hóa - xã hội:
Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, không theo chế độ
chiếm hữu nô lệ, không có nhiều phân tranh cát cứ. Vì chúng ta phải cùng
nhau chống lại thiên tai, sự phá hoại của thù địch và các nhà nước phong
kiến. Chính trị hòa hợp dân tộc nên ít xảy ra xung đột, hận thù giữa các
dân tộc. Đây là nhân tố, là cơ sở để tạo nên sức mạnh đoàn kết, thống
nhất dân tộc và sự cố kết cộng đồng bền vững. Khi dựng nước, chúng ta
đã tổ chức bang giao để xác định chủ quyền. Lập địa, tổ chức quân đội,
thông qua luật lệ để quản lý, xây dựng và bảo vệ quê hương. Các nhà
nước phong kiến Việt Nam đều có tư tưởng trọng dân, đưa ra nhiều chính
sách hợp lòng dân, kiên quyết xác định vai trò, vị trí của quần chúng nhân
dân, mối quan hệ giữa dân với nước, nước và dân được ví như “không
phân biệt được đâu là cá, đâu là nước”, chính vì vậy nó đã động viên và
phát huy được sức mạnh của nhân dân. Dân tộc ta đã chiến đấu và đánh
thắng nhiều kẻ thù, bảo vệ vững chắc quê hương, giữ gìn nền độc lập của
dân tộc.
7
Trong quá trình xây dựng đất nước, dân tộc ta luôn coi trọng phát
triển nền văn hoá, giáo dục kiến thức hội hoạ, âm nhạc mang bản sắc
truyền thống dân tộc, đồng thời không ngừng tiếp thu có chọn lọc những
tinh hoa của nền văn hoá thế gới làm cho nền văn hóa nước ta ngày càng
phong phú, đa dạng và tràn đầy sức sống
Tóm lại: Các yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội có ảnh
hưởng rất lớn đến nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta. Tất cả những yếu
tố này đã không ngừng được nghiên cứu và phát triển để tạo nên sức
mạnh. Sức mạnh to lớn của dân tộc ta trong công cuộc dựng nước, giữ
nước, đấu tranh bảo vệ giống nòi, giữ gìn độc lập dân tộc, bảo vệ toàn
vẹn lãnh thổ quê hương.
1.3 Cở sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam:
1.3.1 Truyền thống đánh giặc của tổ tiên:
Từ khi vua Hùng dựng nước Văn Lang đến nay, dân tộc ta đã bao
lần chiến đấu chống ngoại xâm phong kiến phương Bắc mạnh hơn ta gấp
nhiều lần, biết bao chiến tích oai hùng trước những kẻ thù mạnh nhất thời
đại như quân Mông Cổ, đế chế phong kiến Trung Quốc đời Tần, Đường,
Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, còn vang vọng trong lòng mỗi
người dân Việt Nam và được nhiều người trên thế giới biết đến và đánh
giá cao.
Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền trước quân Nam
Hán là một điển hình cho nghệ thuật đánh bằng mưu kế, thắng bằng thế,
thời. Sau khi Kiều Công Tiễn ám sát Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết
độ sứ và bán nước cho nhà Nam Hán, Ngô Quyền - một tướng tài giỏi,
lúc đó đang được cử trông coi Ái Châu (Thanh Hoá) – liền kéo quân ra
Bắc trị tội tên phản bội và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. Quân
Nam Hán dùng thuỷ quân vào đánh chiếm nước ta theo vịnh Hạ Long.
Ngô Quyền cho binh lính đóng cọc lim trên cửa sông Bạch Đằng. Khi
thuỷ triều lên, ông cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch vào trong cửa
8
sông. Khi thuỷ triều xuống, thuyền quân ta phản công, phối hợp với phục
binh ở hai bên bờ. Thuyền địch vướng phải cọc đắm vỡ, giặc bị chết và bị
bắt rất nhiều, chỉ huy Hoằng Tháo bị giết tại trận. Mưu kế của Ngô
Quyền trong trận này bắt nguồn từ kinh nghiệm dựa vào quy luật thuỷ
triều lên xuống của dân chài, thế - thời được vận dụng rất rõ và rất hay.
Thế là cọc Bạch Đằng, thời là nước thuỷ triều lên xuống.
Cuối năm 1788, nhân cơ hội Lê Chiêu Thống cầu cứu, quân Thanh
dưới sự chỉ huy của Tôn Sĩ Nghị tiến vào nước ta chiếm đóng Thăng
Long. Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, khẩn trương
chuẩn bị phản công. Nguyễn Huệ chia lực lượng làm hai khối: khối bao
vây và khối tiến công. Liên tiếp trong ba ngày, quân ta tiến công tiêu
diệt mấy vạn quân Thanh và quân của Lê Chiêu Thống. Sau đó, quân ta
tiến hành công kích các mục tiêu chủ yếu: Nguyễn Huệ tiến đánh Ngọc
Hồi; Đặng Tiến Đông tiến công Đống Đa. Kết quả là Tôn Sĩ Nghị tháo
chạy khỏi Thăng Long, tướng giặc Sầm Nghi Đống và Hứa Thế Hanh bị
giết, hàng vạn quân bị tiêu diệt. Chỉ sau năm ngày tác chiến, Nguyễn
Huệ cùng đại quân tiến vào kinh ô, đất nước được hoàn toàn giải phóng.
Có thể nói, tài năng, nghệ thuật quân sự của Quang Trung - Nguyễn Huệ
đã đạt tới đỉnh cao, chiến tích trận Thăng Long có thể so sánh với các trận
đánh hay nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới, là sự kết hợp giữa chính
binh và kỳ binh. Đây là một nghệ thuật hay và hiểm, có tính bất ngờ cao,
tính thời cơ lớn, và vua Quang Trung đã vận dụng nghệ thuật này một
cách hoàn hảo.
Trong quá trình đánh giặc , ông cha ta đã xây dựng nên truyền thống
và nghệ thuật đánh giặc hết sức độc đáo, sáng tạo, đó là tinh thần đoàn
kết, lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, ý chí quyết thắng. Với tư tưởng
chủ động tiến công, toàn dân là binh cả nước đánh giặc, đánh giặc bằng
trí thông minh sáng tạo, dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều ,...
9
1.3.2 Mác-Lênin về tư tưởng quân sự:
Chủ nghĩa Mác Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho nhận
thức và hành động của Đảng ta. Là bài học về các quy luật tiến hành xây
dựng quân đội cách mạng. Chiến tranh cách mạng và bảo vệ tổ quốc xã
hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở học thuyết Mác-Lênin về chiến tranh quân đội và bảo vệ tổ
quốc. Đảng ta đã định ra đường lối quân sự cách mạng trong khởi nghĩa
giành chính quyền tháng 8 năm 1945. Chiến tranh nhân dân giải phóng và
chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
1.3.3 Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh:
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tư tưởng quân sự của
cha ông, tinh hoa quân sự cổ kim của nhiều nước trên thế giới, quan trọng
nhất là tư tưởng quân sự của chủ nghĩa Mác – Lê nin được Hồ Chí Minh
chọn lọc, vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tiễn đất nước và con người
Việt Nam. Có thể khái quát tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh
thành các nội dung chủ yếu sau:
Một là, tư tưởng dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản
cách mạng.
Hai là, tư tưởng về khởi nghĩa vũ trang toàn dân.
Ba là, tư tưởng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
Bốn là, tư tưởng về kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa
vào sức mình là chính.
Năm là, tư tưởng về quốc phòng toàn dân, về chiến lược bảo vệ Tổ
quốc.
tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh lấy sức mạnh chính trị - tinh thần của
toàn dân làm nền tảng, trên cơ sở đó phát huy tài thao lược của toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân, phát huy được tinh hoa nghệ thuật quân sự
của cha ông và tinh hoa nghệ thuật quân sự của thế giới. Do đó, tư tưởng
quân sự Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng của học thuyết quân sự cách
10
mạng Việt Nam. Chính Người đã cùng với Đảng ta nâng nghệ thuật quân
sự trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh nhân dân ở thời đại Hồ Chí
Minh lên một tầm cao mới.
Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển
nghệ thuật quân sự Việt Nam
2.1 Khái quát truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta:
2.1.1 Khái quát truyền thống đánh giặc của cha ông ta:
Là một đất nước nhỏ bé đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước, ngày ngày phải đối mặt với những thế lực xâm lược , Việt Nam đã
sớm hình thành nên truyền thống quân sự của riêng mình. Đó là truyền
thống của một nước nhỏ đánh thắng kẻ thù, là truyền thống dựng nước đi
đôi với giữ nước, truyền thống tập hợp, quy tụ sức mạnh toàn dân tộc,
dùng sức mạnh đó để đánh thắng kẻ thù. Truyền thống quân sự này được
đúc kết, thống nhất và truyền từ đời này sang đời khác.
2.1.2 Nội dung nghệ thuật đánh giặc giữ nước của cha ông ta:
Từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm,dân ta đã hình thành nghệ
thuật chiến tranh nhân dân,toàn dân đánh giặc,nghệ thuật lấy nhỏ thắng
lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông.
Trong quá trình đó,nghệ thuật quân sự Việt Nam từng bước phát triển
và được thể hiện rất sinh động trong khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải
phóng trên các phương diện tư tưởng chỉ đạo tác chiến, mưu kế đánh
giặc…
2.1.2.1 Tư tưởng, kế sách đánh giặc:
2.1.2.1.1 Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến:
Tư tưởng xuyên suốt là: tích cực chủ động tiến công. Đây là một quy
luật để giành thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
Cách tiến công là: tiến công liên tục từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến
toàn bộ.
11
Mục đích tiến công: Tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm thay đổi so
sánh lực lượng trên chiến trường, thay đổi cục diện chiến tranh và giành
thắng lợi.
Thể hiện tiêu biểu trong lịch sử về vận dụng tư tưởng tiến công:
Ông cha ta luôn nắm vững tư tưởng tiến công, coi đó như 1 quy luật
để dành thắng lợi trong suốt quá trình chiến tranh. Thực hiện tiến công
liên tục mọi lúc, mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ, để quét sạch quân thù ra
khỏi bờ cõi.
Các trận đánh tiêu biểu thể hiện tư tưởng tích cực chủ động tiến công
từ thời Trần, tư tưởng tích cục chủ động tiên công càng thể hiện rõ nét khi
nhà Nguyên cử sứ giả sang đưa yêu sách buộc ta phải đầu hàng nhà Trần
đã bắt giam sứ giả, đồng thời chuẩn bị vật chất và xây dựng lực lượng
quyết tâm đánh giặc. Tổ chức Hội nghị Diên Hồng thể hiện tinh thần
“quyết đánh”, tinh thần “sát thát”, đã ba lần đánh thắng quân Nguyên.
Tư tưởng tiến công được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá
trình chuẩn bị và tiến hành chiến tranh giữ nước. Tư tưởng đó thể hiện rất
rõ trong đánh giá đúng kẻ thù, chủ động đề ra kế sách đánh, phòng, khẩn
trương chuẩn bị lực lượng kháng chiến, tìm mọi biện pháp làm cho địch
suy yếu, tạo ra thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản công, tiến công…
2.1.2.1.2 Về mưu kế đánh giặc:
Mưu là để lừa địch, đánh vào chổ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị, làm
cho chúng bị động, lúng túng đối phó.
Kế là để điều địch theo ý định của ta, dành quyền chủ động, buộc
chúng phải đánh theo cách đánh của ta.
Kế sách đánh giặc của ông cha ta không những sáng tạo, mà còn hết
sức mềm dẻo, khôn khéo đó là “biết tiến, biết thoái, biết công, biết thủ”.
Biết kết hợp chặc chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao,
tạo thế mạnh cho ta, biết phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến công quân
sự luôn giữ vai trò quyết định.
12
Ông cha ta đã phát triển mưu kế đánh giặc,biến cả nước thành một
chiến trường,tạo ra 1 “thiên la, địa võng” để diệt địch.” làm cho địch
đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu”, đi đến đâu cũng bị đánh, luôn bị tập
kích, phục kích, lực lượng bị tiêu hao, tiêu diệt, rơi vào trạng thái “tiến
thoái lưỡng nan”.
Trong tác chiến, ông cha ta đã triệt để khoét sâu điểm yếu của địch là
tác chiến ở chiến trường xa, tiếp tế khó khăn, nên đã tập trung triệt phá
lương thực, hậu cần của địch.
2.1.2.2 Toàn dân là binh cả nước đánh giặc:
Nghệ thuật nghệ thuật quân sự của ta là nghệ thuật tổ chức toàn dân
đánh giặc. Nó khác hẳn với nghệ thuật quân sự của kẻ xâm lược-nghệ
thuật tổ chức lực lượng quân sự nhà nghề với những cỗ máy chiến tranh
khổng lồ, chuyên nghiệp.
Đối tượng của nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng của ta là toàn
dân. Ta tổ chức lực lượng theo cấu trúc toàn dân đánh giặc; bao gồm lực
lượng vũ trang ba thứ quân gắn liền với lực lượng kháng chiến của từng
huyện, tỉnh, thành phố; kết hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực. Đó là nghệ
thuật tổ chức có tính khoa học, tính thống nhất và chặt chẽ, làm cho toàn
dân ta triệu người như một, tạo sức mạnh tổng hợp lớn nhất để đánh địch,
thắng địch. Đi đôi với nghệ thuật tổ chức lực lượng, ta xác định hai hình
thức đấu tranh chủ yếu: đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị; hai
phương thức tác chiến cơ bản: tác chiến tập trung và tác chiến du kích.
Với nghệ thuật tổ chức và vận dụng các hình thức, phương thức tác chiến
như thế, ta đã xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân “thiên la địa
võng”, rộng khắp, vững chắc, nhưng mạnh ở trọng điểm. Điều đó lý giải
vì sao ta có thể "Mở mặt trận ở bất cứ nơi nào có bóng địch, đánh ngay ở
cả sau lưng địch, trong trung tâm phòng ngự của địch" và “Kéo địch ra
khỏi hang ổ mà đánh, căng địch ra mà đánh, luồn sâu vào hậu phương
địch mà đánh...". Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuâ năm
13
1975, bảo đảm cho ta luôn đánh địch ở thế chủ động, càng đánh càng
mạnh. Ngược lại, địch luôn ở thế bị động, càng đánh càng bộc lộ sơ hở,
càng đánh càng bị dồn vào nguy cơ thất bại. Trong chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử nhờ nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc mà ta vừa có điều
kiện tập trung đánh lớn ở các thành phố lớn, tiêu diệt và bắt sống hàng
nghìn tên địch; đồng thời, vừa có điều kiện đánh địch rộng khắp, loại
khỏi vòng chiến đấu hàng trăm nghìn tên địch ở các chiến trường khác.
Nhờ nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc, ta đã kết thành lưới lửa của
thế trận chiến tranh nhân dân, diệt hàng nghìn máy bay, tàu chiến, đánh
bại hoàn toàn ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, khiến Mỹ -ngụy từng
bước rơi vào cơn khốn quẫn và kết cục thất bại cả về quân sự và chính trị.
Như vậy, có thể nói, đây là nét độc đáo và đặc sắc nhất của nghệ thuật tổ
chức toàn dân đánh giặc của ta đã đánh thắng chiến tranh xâm lược bằng
lực lượng quân đội nhà nghề của địch.
2.1.2.3 Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống
mạnh:
Trên cơ sở điều kiện thực tiễn chiến tranh ở nước ta: luôn phải chống
lại các đội quân xâm lược có quân số, vũ khí, trang bị lớn hơn ta rất nhiều
lần thì đây là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha
ta.
Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
chính là sản phẩm của lấy “thế” thắng “lực”. Ông cha ta đã sớm xác định
đúng về sức mạnh trong chiến tranh đó là: sức mạnh tổng hợp của nhiều
yếu tố, chứ không đơn thuần là sự so sánh, hơn kém về quân số, vũ khí
của mỗi bên tham chiến.
Quy luật của chiến tranh là mạnh được yếu thua, nhưng từ trong thực
tiễn chống giặc ngoại xâm,cha ông ta đã sớm xác định đúng về sức mạnh
trong chiến tranh đó là: “sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố,chứ không
14
thuần túy là sự so sánh hơn kém về quân số,vũ khí của mỗi bên tham
chiến”.
2.1.2.4 Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự,
chính trị ngoại giao, binh vận:
Trên cơ sở điều kiện thực tiễn chiến tranh ở nước ta: Do chiến tranh là
sự thử thách toàn diện đối với xã hội, do đó phải kết hợp chặt chẽ các mặt
trận, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, giành thắng lợi trong chiến tranh. Kẻ
thù khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, chúng cũng đánh ta trên
nhiều lĩnh vực, vì vậy ta phải đánh địch trên các mặt trận.
Mặt trận chính trị nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân, qui tụ
sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là cơ sở tạo ra sức mạnh quân đội
Mặt trận quân sự là mặt trận quyết liệt nhất, thực hiện tiêu diệt sinh
lực, phá huỷ phương tiện chiến tranh của địch, quyết định thắng lợi trực
tiếp của chiến tranh, tạo đà, tạo thế cho các mặt trận khác phát triển
Mặt trận ngoại giao có vị trí rất quan trọng, đề cao tính chính nghĩa
của nhân dân ta, phân hoá, cô lập kẻ thù, tạo thế có lợi cho cuộc chiến.
Mặt khác, mặt trận ngoại giao kết hợp với mặt trận quân sự, chính trị tạo
ra thế có lợi để kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.
Mặt trận binh vận để vận động làm tan rã hàng ngũ của giặc, góp
phần quan trọng để hạn chế thấp nhất tổn thất của nhân dân ta trong chiến
tranh
2.2 Nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo:
2.2.1 Chiến lược quân sự:
Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược
được hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh (xung
đột vũ trang) thắng lợi, là bộ phận hợp thành (quan trọng nhất) có tác
dụng chủ đạo trong nghệ thuật quan sự Việt Nam. Nội dung chủ yếu:
Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tượng tác chiến: Đây là vấn đề quan
trọng của chién tranh cách mạng, nhiệm vụ của chiến lược quân sự phải
15
xác định chính xác để từ đó có đối sách và phương thức đối phó hiệu quả
nhất
Đánh giá đúng kẻ thù: Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích,
đánh giá đúng mạnh, yếu của kẻ thù.Từ những nhận định đúng đắn vvề
kẻ thù đã tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân ta quyết tâm đánh Pháp, Mĩ
và biết thắng Pháp, Mĩ
Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc: Đây là một vấn đề mang
tính nghệ thuật cao trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta, nhằm giành
thắng lợi trọn vẹn nhất những hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất
Phương châm tiến hành chiến tranh: Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến
tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện trê tất
cả các mặt trận quân sự, chính trị, văn hoá, ngoại giao…trong đó, mặt
trận quân sự giữ vai trò quyết định nhất. Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến
tranh với tinh thần “”tự lực cách sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là
chính
Phương thức tiến hành chiến tranh: Cuộc chiến tranh chống quân xâm
lược của nước ta là chiến tranh cách mạng, chính nghĩa và tự vệ. Do đó
Đảng ta chỉ đạo: phương thức tiứn hành chiến tranh là chiến tranh nhân
dân kết hợp giữa địa phương với các binh đoàn chủ lực , kết hợp chặt chẽ
tiến công địch bằng hai lực lượng chính trị, quân sự
2.2.2 Nghệ thuật chiến dịch:
Nghệ thuật chiến dịch, lí luận và thực tiễn chuẩn bị, thực hành chiến
dịch và các hoạt động tác chiến tương đương; bộ phận hợp thành của
nghệ thuật quân sự, khâu nối liền giưũa chiến lược quân sự và chiến
thuật. Sự hình thành chiến dịch và phát triển của nghệ thuật chiến dịch,
bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam là toàn diện, tập
trung vào những vấn đề sau:
Loại hình chiến dịch:
16
- Chiến dịch tiến công (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, chiến
dịch tiến công Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc tổng tiến
công và nổi dậy mùa xuân 1975).
- Chiến dịch phản công: Chiến dịch phản công VIệt Bắc năm 1947,
chiến dịch phản công đường số 9- Nam Lào năm 1971
- Chiến dịch phòng ngự: chiến dịch phòng ngự Quảng Trị năm 1972
- Chiến dịch phòng không: chiến dịch phòng không Hà Nội năm 1972
- Chiến dịch tiến công tổng hợp: chiến dịch tiến công tổng hợp khu 8
Qui mô chiến dịch: trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ, qui mô
chiến dịch được phát triển cả về số lượng và chất lượng
Nghệ thuật chiến dịch là cách đánh chiến dịch:
Thời kì đầu, chúng ta có nghệ thuật chon khu vực tác chiến chủ yếu,
nghệ thuật chuẩn bị thế trận chiến dịch, nghệ thuật tập trung ưu thế lực
lượng bảo đảm chắc thắng trận mở màn chiến dịch, nghệ thuật xử trí
chính xác các tình huống trong tác chiến chiến dịch
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ: Xác định đúng phương châm tác
chiến chiến dịch, thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng
nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”; Xây dựng thế trận chiến dịch vững
chắc, thực hiện bao vây rộng lớn, chia cắt và cô lập ĐBP với các chiến
trường khác; Phát huy cao nhất sức mạnh tác chiến hợp đồng các binh
chủng, tập trung ưu thế binh hoả lực đánh dứt điểm từng trận then chốt;
Vận dụng sáng tạo cách đánh chiến dịch, dựa vào hệ thống trận địa, thực
hành vây hãm kết hợp với đột phá, kết hợp đánh chính diện với các mũi
thọc sâu, luồn sâu. tạo thế chia cắt địch
Trong kháng chiến chống Mĩ: Nghệ thuật chiến dịch đã nâng lên một
tầm cao mới. Nghệ thuật chiến dịch đã chỉ đạo chiến thuật đánh bại tất cả
các chiến lược quân sự, biện pháp, thủ đoạn tác chiến của quân Mĩ, Nguỵ
và chư hầu. Đặc biệt trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân
1975, nghệ thuật chiến dịch có buớc nhảy vọt, được thể hiện: nghệ thuật
17
tạo ưu thế lực lượng, bảo đảm đánh địch trên thế mạnh, hình thành sức
manhj áp đảo địch trong chiến dịch; Nghệ thuật vận dụng sáng tạo cách
đấnh chiến dịch (lần lượt và đồng loạt); Nghệ thuật kết hợp tiến công với
nổi dậy, phối hợp tác chiến 3 thứ quân….
2.2.3 Chiến thuật:
Chiến thuật là lí luận và thực tiễn về tổ chức và thực hành chiến đấu
của phân đội, binh đội, binh đoàn lực lượng vũ trang, bộ phận hợp thành
của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Nội dung của chiến thuật được thể
hiện:
Vận dụng các hình thức chiến thuật vào trong các trận chiến đấu
- Giai đoạn đầu của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, chiến
thuật thường vận dụng là tập kích, phục kích, vận động tiến công trong
đó, phục kích có lợi hơn tập kích
- Các giai đoạn sau của 2 cuộc kháng chiến, bộ đội ta đã trưởng thành,
không những giỏi vận động chiến (đánh địch ngoài công sự) mà còn từng
bước vận dụng công kiên chiến (đánh địch trong công sự)
- Giai đoạn cuối của 2 cuộc kháng chiến, do yêu cầu của chiến lược,
chiến dịch, chiến thuật phòng ngự xuất hiện, ngoài ra còn có các hình
thức chiến thuật truy kích, đánh địch đổ bộ đường không
Quy mô lực lượng tham gia trong các trận chiến đấu: Giai đoạn đầu
của 2 cuộc kháng chiến, lực lượng tham gia chủ yếu trong biên chế và
được tăng cường một số hoả lực như súng cối 82mm, DKZ…Các giai
đoạn sau, quy mô lực lượng tham gia các trận chiến đấu ngày càng lớn,
có sự hiệp đồng binh chủng giữa bộ binh, xe tăng, pháo binh, phòng
không… Hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội
địa phương và dân quân tự vệ ngày càng nhiều
Cách đánh: Là nội dung quan trọng nhất của lí luận chiến thuật. Mỗi
binh chủng, mỗi hình thức chiến thuật đều có những cách đánh cụ thể,
phù hợp với đối tượng và địa hình. Cách đánh của ta thể hiện tính tích
18
cực, chủ động tiến công, bám thắt lưng địch, chia địch ra mà đánh, trói
địch lại mà diệt. Kết hợp chặt chẽ giữa hành động tiến công và phòng ngự
của 3 thứ quân để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao
Chương 3: Vận dụng bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự Việt
Nam vào sự nhiệp bảo vệ tổ quốc:
3.1 Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công
Trong lịch sử chiến tranh giữ nước, nghệ thuật quân sự của cha ông ta
trước đây luôn nhấn mạnh tư tưởng tích cực, chủ động tiến công địch.
Ngày nay, kẻ thù của chúng ta là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địch, có ưu thế và tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ mạnh,
trên cơ sở đánh giá đúng mạnh yếu của địch và ta, chúng ta phải biết phát
huy sức mạnh của mọi lực lượng, vận dụng linh hoạt mọi hình thức và
qui mô tác chiến, mọi cách đánh mới có thể tiến công địch liên tục, mọi
lúc, mọi nơi. Không chỉ tiến công trên mặt trận quân sự mà phải tiến công
toàn diện trên mọi mặt trận, đặc biệt là mặt trận chính trị, binh vận, thực
hiện “mưu phạt công tâm”, đánh vào lòng người, góp phần thay đổi cục
diện chiến tranh
3.2 Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc
Đây là sự kế thừa và phát huy lên một trình độ mới từ nghệ thuật quân
sự truyền thống của dân tộc. Trong hoạt đọng tác chiến của các lực lượng
vũ trang, kết hợp đánh phân tán với đánh tập trung, kết hợp đánh nhỏ,
đánh vừa, đánh lớn. Mỗi lực lượng, mỗi thứ quân dều có vị trí, tác dụng
và có những qui luật hoạt động riêng. Vì vậy, cần phải phối kết hợp tác
chiến của các lực lượng, các thứ quân cả về chiến lược cũng như trong
chiến dịch và trong chiến đấu. Có kết hợp được như vậy mới phát huy
được uy lực của mọi vũ khí từ thô sơ đến hiện đại, làm cho binh lực địch
bị phân tán, dàn mỏng, khiến cho chúng đông mà hoá ít, mạnh mà hóa
yếu và luôn bị động đối phó, trên cơ sở đó thực hiện những đòn đánh
quyết định, tạo sự thay đổi trên chiến trường có lợi cho ta.
19
| 1/23

Preview text:

----- ----- a&b TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Những vấn đề cơ bản về
lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam Sinh viên : Mã sinh viên : Lớp 1 :
Hà Nội, tháng 09 năm 2021 1 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Đặt vấn đề:........................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:..................................................3
2.1 Mục đích nghiên cứu:...............................................................3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:..............................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................4
NỘI DUNG................................................................................................4
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài...................................................4
1.1 Một số khái nhiệm:...................................................................4
1.1.2 Khái niệm chiến lược quân sự:........................................5
1.2 Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật quân
sự:...................................................................................................5
1.2.1 Đặc điểm về địa ly và xã hội:..........................................5
1.3 Cở sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam:......................8
1.3.1 Truyền thống đánh giặc của tổ tiên:................................8
1.3.2 Mác-Lênin về tư tưởng quân sự:.....................................9
1.3.3 Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh:...................................10
Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển.............................10
nghệ thuật quân sự Việt Nam..........................................................10

2.1 Khái quát truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của cha ông
ta:..................................................................................................10
2.1.1 Khái quát truyền thống đánh giặc của cha ông ta:.........10
2.1.2 Nội dung nghệ thuật đánh giặc giữ nước của cha ông ta:
................................................................................................11
2.2 Nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh
đạo:...............................................................................................15
2.2.1 Chiến lược quân sự:.......................................................15
2.2.2 Nghệ thuật chiến dịch:...................................................16
2.2.3 Chiến thuật:...................................................................17
Chương 3: Vận dụng bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự
Việt Nam vào sự nhiệp bảo vệ tổ quốc:...........................................18

3.1 Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công....................................18
3.2 Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc..................................19
3.3 Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời và mưu
kế..................................................................................................19
3.4 Quán triệt tư tưởng lấy ít đánh nhiều, biết tập trung ưu thế lực
lượng cần thiết để đánh thắng địch...............................................20
3.5 Kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục
tiêu................................................................................................20
3.6 Trách nhiệm của sinh viên......................................................21
Chương 4: Liên hệ:...........................................................................21 2
KẾT LUẬN.............................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................22
MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề:
Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói “Dân ta có một lòng
nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến
nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay đã có lịch sử truyền thống đấu
tranh dựng nước và giữ nước vô cùng oanh liệt. Các cuộc chiến tranh
chống kẻ thù xâm lược do nhân dân ta tiến hành đều là những cuộc chiến
tranh chính nghĩa, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia ủng hộ.
Ngày nay, khi nhìn lại lịch sử chống giặc ngoại xâm của đân tộc, chúng ta
càng tự hào về truyền thống hào hùng ấy. Bên cạnh những chiến thắng
vang dội ấy không thể không kể đến nghệ thuật chiến tranh mà cha ông ta
đã vận dụng vào các cuộc chiến tranh một cách tài tình, khéo léo để đạt
được những kết quả hơn cả mong đợi. Nghệ thuật chiến tranh đã được
hình thành rất sớm trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến
tranh nhân dân Việt Nam đã trải qua những bước phát triển trong lịch sử
đấu tranh vũ trang và đạt đỉnh cao trong thời đại Hồ Chí Minh dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việt Nam chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử phải liên tục chống kẻ
thù xâm lược, dân tộc ta luôn ở trong tình thế chiến đấu không cân sức,
nhất là ở thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa hoặc chiến tranh. So với lực
lượng đối kháng chúng ta còn thua kém trên nhiều phương diện, ngoại trừ
tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí độc lập tự do của nhân
dân. Chính trong cuộc chiến không cân sức ấy mà dân tộc ta đã hình
thành nên rất nhiều loại hình nghệ thuật quân sự như nghệ thuật chiến
tranh nhân dân, nghệ thuật chiến tranh du kích, nghệ thuật khởi nghĩa vũ 3
trang...Tùy vào tình hình cụ thể của ta và địch mà trong mỗi trận đánh
khác nhau ông cha ta lại sử dung một loại hình nghệ thuật quân sự khác
nhau, trong số những nghệ thuật ấy nghệ thuật chiến tranh nhân dân đóng
vai trò là nòng cốt là chủ đạo trong mọi cuộc chiến. Do đó đòi hỏi nhân
dân ta, dân tộc ta muốn đánh thắng kẻ thù cần phải phát huy sức mạnh
đoàn kết của cả dân tộc, kết hợp khéo léo giữa các loại hình nghệ thuật,
lấy nghệ thuật chiến tranh nhân dân làm chủ đạo.Để tạo nên sức mạnh
dân tộc to lớn, sức mạnh toàn dân, toàn diện mà không có một thế lực nào
có thể đánh bại được.
Lý luận và thực tiễn chiến tranh nhân dân Việt Nam thực sự là một
cống hiến quan trọng đối với phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng
của nhân dân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chính vì vậy mà tôi
lựa chọn đề tài này để tìm hiểu một cách sâu sắc về nét độc đáo đặc sắc
của nghệ thuật Quân sự Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1 Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ khái niệm và cơ sở lý luận của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
- Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
- Tìm hiểu về những nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật quân sự của
cha ông nhằm vận dựng vào việc xây dựng và phát triển Tổ quốc XHCN.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu, đề tài cần tập trung giải quyết
các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của nghệ thuật chiến tranh nhân dân.
Thứ hai: Tìm hiểu, nghiên cứu các yếu tố tác động và nội dung nghệ
thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên. 4
Thứ ba: Nghiên cứu về nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật quân sự
Việt Nam, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Nghệ thuật quân sự Việt Nam.
+ Phương pháp để vận dụng nghệ thuật quân sự vào sự nghiệp bảo vệ tổ
quốc trong tình hình mới. - Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghệ thuật quân sự của tổ tiên.
+ Nghệ thuật quân sự từ khi có Đảng lãnh đạo tới nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp lý luận thông qua việc nghiên cứu thu thập tài
liệu, các kênh thông tin quân đội.
- Sử dụng phương pháp hệ thông để thể hiện đầy đủ quá trình hình
thành và phát triểu của nghệ thuật quân sự Việt Nam. 5 NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
1.1 Một số khái nhiệm:
1.1.1 Khái niệm nghệ thuật quân sự:
Nghệ thuật quân sự là cách đánh, cách dùng binh đã trở thành thông
thạo, điêu luyện trong một trận chiến đấu, một chiến dịch hay trên toàn bộ
chiến trường. nghệ thuật quân sự không có một khuôn mẫu cụ thể nào, nó
có thể biến hòa khôn lường muôn hình muôn vẻ.( Trích tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự)
1.1.2 Khái niệm chiến lược quân sự:
Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược
được hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh thắng
lợi, bộ phận hợp thành có tác động chủ đạo trong nghệ thuật quân sự.
(Trích Quốc Phòng toàn dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước)
1.2 Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật quân sự:
1.2.1 Đặc điểm về địa ly và xã hội: 1.2.1.1 Địa lý:
Nước ta nằm ở cực đông bán đảo Đông Dương, phía Đông Nam lục
địa Châu Á, chiếm diện tích khoảng 331. 212km2. Phía Đông và Nam
tiếp giáp Thái Bình Dương trong vùng nhiệt đới gió mùa, biên giới giáp
với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Bắc Bộ và Biển Đông ở phía Tây, Trung
Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia ở phía Tây. Đất nước ta có dạng
hình chữ S, với khoảng cách từ Bắc đến Nam khảng 1650 km, vị trí hẹp
nhất chiều Đông sang Tây là 50 km (ở Quảng Bình). Với đường bờ biển
dài 3260 km không kể các đảo, Việt Nam tuyên bố có 12 hải lý ranh giới
lãnh thổ. Nước ta có địa hình đa dạng bao gồm rừng núi cao nguyên,
trung du chiếm 3/4 lãnh thổ, nhiều sông ngòi kênh rạch. Nước ta có 2 con
sông lớn nhất là Sông Hồng và Sông Mêkông 6
Do Việt Nam là nước giàu tài nguyên, có điều kiện để phát triển nền
sản xuất nông nghiệp nhưng lại nằm ở vành đai thiên tai, lụt lội, khí hậu
không điiều hoà. Mặt khác nước ta nằm ở một vị trí chiến lược hết sức
quan trọng, cửa ngõ đi vào lục địa Châu Á, đi ra Thái Bình Dương, điểm
cắt nhau của đường thiên di Bắc Nam và Đông Tây. Vì thế nước ta luôn
bị các thiên tai địch hoạ, kẻ thù dòm ngó tiến công xâm lược. Điều này
đòi hỏi dân tộc ta phải biết đoàn kết, cảnh giác, sát cánh bên nhau, cùng
nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp chống lại sự tàn phá của thiên nhiên,
đánh bại mọi kẻ thù để tồn tại, xây dựng và phát triển đất nước. Trong
đánh giặc, tổ tiên ta đã biết vận dụng yếu tố “thiên thời, địa lợi” sáng tạo
ra nhiều cách đánh phù hợp hiệu quả như: Lợi dụng núi rừng, đèo dốc,
sông biển, đồng ruộng ao hồ,đầm lầy...để tiêu diệt kẻ địch, bảo vệ mình.
Để bảo vệ dất nước, bảo vệ sự trường tồn của dân tộc, ông cha ta đã đoàn
kết và phát huy tối đa ưu thế của địa hình để lập thế trận đánh giặc. Như
Lý Thường Kiệt chặn giữ 20 vạn quân Tống ở địa bàn bắc sông Như
Nguyệt, chia cắt hai cánh quân thuỷ, bộ của chúng, quần cho chúng
nhược rồi tổ chức đòn phản công chiến lược, đánh tiêu diệt, đánh tan đạo
quân chủ chốt của giặc trên bộ. Hay Trần Hưng Đạo đã đưa đạo quân
Nguyên -Mông khổng lồ vào địa hình nhiều đầm lầy, sông ngòi, khiến sở
trường tác chiến bằng kỵ binh của chúng không phát huy được mà còn bị
vây hãm, tiêu hao đến nguy hiểm. Trần Hưng Đạo tiến hành vây hãm
thuỷ trại Chương Dương, một điểm yếu trong thế trận giặc, buộc chúng
phải đưa quân từ Thăng Long ra ứng cứu. Ta vừa tiêu diệt quân địch đi
ứng cứu bằng cách đánh vận động, vừa lợi dụng sơ hở đánh úp thành
Thăng Long, nơi tập trung quân của giặc và buộc giặc tan vỡ tháo chạy. 1.2.1.2.Kinh tế
Trước đây, nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào nông nghiệp và sản
xuất thủ công theo mô hình tự cung tự cấp, ít canh tác, quy mô nhỏ, mang
tính chất phân tán. Trình độ phát triển kinh tế. Ít ảnh hưởng trực tiếp đến 7
nghệ thuật đánh giặc của dân tộc. Vì vậy ngay từ đầu, dân tộc ta đã biết
kết hợp chặt chẽ giữa dựng nước với cần cù củng cố và chuẩn bị quốc
phòng. Đánh giặc bảo vệ Tổ quốc trên tinh thần tự lực, tự cường và tư
tưởng “Quốc phú, binh cường ”. Trong công cuộc xây dựng đất nước, ông
cha ta đã đặt ra chủ trương phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng là
“ngụ binh ư nông”. Binh lính và nông dân “thời Lý”, lấy sức dân tạo nên
sức mạnh kế tục lâu dài của “nhà Trần”, chăm chỉ đắp đường, đắp đập,
đào kênh, cải tạo đồng ruộng, đẩy mạnh chăn nuôi, sản xuất nông sản.
Các loại thiết bị công tác, đóng tàu để phát triển sản xuất và động viên bộ
đội. Trong cuộc chiến đấu chống giặc, nhân dân ta đã biết cất giấu lương
thực để ổn định cuộc sống, nuôi quân và sử dụng các phương tiện lao
động sản xuất. chế tạo các loại vũ khí, trang bị như mũi tên đồng, cung
nỏ, giáo mác ... để đánh giặc, bảo vệ quê hương.
1.2.1.3 Chính trị, văn hóa - xã hội:
Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, không theo chế độ
chiếm hữu nô lệ, không có nhiều phân tranh cát cứ. Vì chúng ta phải cùng
nhau chống lại thiên tai, sự phá hoại của thù địch và các nhà nước phong
kiến. Chính trị hòa hợp dân tộc nên ít xảy ra xung đột, hận thù giữa các
dân tộc. Đây là nhân tố, là cơ sở để tạo nên sức mạnh đoàn kết, thống
nhất dân tộc và sự cố kết cộng đồng bền vững. Khi dựng nước, chúng ta
đã tổ chức bang giao để xác định chủ quyền. Lập địa, tổ chức quân đội,
thông qua luật lệ để quản lý, xây dựng và bảo vệ quê hương. Các nhà
nước phong kiến Việt Nam đều có tư tưởng trọng dân, đưa ra nhiều chính
sách hợp lòng dân, kiên quyết xác định vai trò, vị trí của quần chúng nhân
dân, mối quan hệ giữa dân với nước, nước và dân được ví như “không
phân biệt được đâu là cá, đâu là nước”, chính vì vậy nó đã động viên và
phát huy được sức mạnh của nhân dân. Dân tộc ta đã chiến đấu và đánh
thắng nhiều kẻ thù, bảo vệ vững chắc quê hương, giữ gìn nền độc lập của dân tộc. 8
Trong quá trình xây dựng đất nước, dân tộc ta luôn coi trọng phát
triển nền văn hoá, giáo dục kiến thức hội hoạ, âm nhạc mang bản sắc
truyền thống dân tộc, đồng thời không ngừng tiếp thu có chọn lọc những
tinh hoa của nền văn hoá thế gới làm cho nền văn hóa nước ta ngày càng
phong phú, đa dạng và tràn đầy sức sống
Tóm lại: Các yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội có ảnh
hưởng rất lớn đến nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta. Tất cả những yếu
tố này đã không ngừng được nghiên cứu và phát triển để tạo nên sức
mạnh. Sức mạnh to lớn của dân tộc ta trong công cuộc dựng nước, giữ
nước, đấu tranh bảo vệ giống nòi, giữ gìn độc lập dân tộc, bảo vệ toàn
vẹn lãnh thổ quê hương.
1.3 Cở sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam:
1.3.1 Truyền thống đánh giặc của tổ tiên:
Từ khi vua Hùng dựng nước Văn Lang đến nay, dân tộc ta đã bao
lần chiến đấu chống ngoại xâm phong kiến phương Bắc mạnh hơn ta gấp
nhiều lần, biết bao chiến tích oai hùng trước những kẻ thù mạnh nhất thời
đại như quân Mông Cổ, đế chế phong kiến Trung Quốc đời Tần, Đường,
Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, còn vang vọng trong lòng mỗi
người dân Việt Nam và được nhiều người trên thế giới biết đến và đánh giá cao.
Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền trước quân Nam
Hán là một điển hình cho nghệ thuật đánh bằng mưu kế, thắng bằng thế,
thời. Sau khi Kiều Công Tiễn ám sát Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết
độ sứ và bán nước cho nhà Nam Hán, Ngô Quyền - một tướng tài giỏi,
lúc đó đang được cử trông coi Ái Châu (Thanh Hoá) – liền kéo quân ra
Bắc trị tội tên phản bội và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. Quân
Nam Hán dùng thuỷ quân vào đánh chiếm nước ta theo vịnh Hạ Long.
Ngô Quyền cho binh lính đóng cọc lim trên cửa sông Bạch Đằng. Khi
thuỷ triều lên, ông cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch vào trong cửa 9
sông. Khi thuỷ triều xuống, thuyền quân ta phản công, phối hợp với phục
binh ở hai bên bờ. Thuyền địch vướng phải cọc đắm vỡ, giặc bị chết và bị
bắt rất nhiều, chỉ huy Hoằng Tháo bị giết tại trận. Mưu kế của Ngô
Quyền trong trận này bắt nguồn từ kinh nghiệm dựa vào quy luật thuỷ
triều lên xuống của dân chài, thế - thời được vận dụng rất rõ và rất hay.
Thế là cọc Bạch Đằng, thời là nước thuỷ triều lên xuống.
Cuối năm 1788, nhân cơ hội Lê Chiêu Thống cầu cứu, quân Thanh
dưới sự chỉ huy của Tôn Sĩ Nghị tiến vào nước ta chiếm đóng Thăng
Long. Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, khẩn trương
chuẩn bị phản công. Nguyễn Huệ chia lực lượng làm hai khối: khối bao
vây và khối tiến công. Liên tiếp trong ba ngày, quân ta tiến công tiêu
diệt mấy vạn quân Thanh và quân của Lê Chiêu Thống. Sau đó, quân ta
tiến hành công kích các mục tiêu chủ yếu: Nguyễn Huệ tiến đánh Ngọc
Hồi; Đặng Tiến Đông tiến công Đống Đa. Kết quả là Tôn Sĩ Nghị tháo
chạy khỏi Thăng Long, tướng giặc Sầm Nghi Đống và Hứa Thế Hanh bị
giết, hàng vạn quân bị tiêu diệt. Chỉ sau năm ngày tác chiến, Nguyễn
Huệ cùng đại quân tiến vào kinh ô, đất nước được hoàn toàn giải phóng.
Có thể nói, tài năng, nghệ thuật quân sự của Quang Trung - Nguyễn Huệ
đã đạt tới đỉnh cao, chiến tích trận Thăng Long có thể so sánh với các trận
đánh hay nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới, là sự kết hợp giữa chính
binh và kỳ binh. Đây là một nghệ thuật hay và hiểm, có tính bất ngờ cao,
tính thời cơ lớn, và vua Quang Trung đã vận dụng nghệ thuật này một cách hoàn hảo.
Trong quá trình đánh giặc , ông cha ta đã xây dựng nên truyền thống
và nghệ thuật đánh giặc hết sức độc đáo, sáng tạo, đó là tinh thần đoàn
kết, lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, ý chí quyết thắng. Với tư tưởng
chủ động tiến công, toàn dân là binh cả nước đánh giặc, đánh giặc bằng
trí thông minh sáng tạo, dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều ,... 10
1.3.2 Mác-Lênin về tư tưởng quân sự:
Chủ nghĩa Mác Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho nhận
thức và hành động của Đảng ta. Là bài học về các quy luật tiến hành xây
dựng quân đội cách mạng. Chiến tranh cách mạng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở học thuyết Mác-Lênin về chiến tranh quân đội và bảo vệ tổ
quốc. Đảng ta đã định ra đường lối quân sự cách mạng trong khởi nghĩa
giành chính quyền tháng 8 năm 1945. Chiến tranh nhân dân giải phóng và
chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
1.3.3 Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh:
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tư tưởng quân sự của
cha ông, tinh hoa quân sự cổ kim của nhiều nước trên thế giới, quan trọng
nhất là tư tưởng quân sự của chủ nghĩa Mác – Lê nin được Hồ Chí Minh
chọn lọc, vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tiễn đất nước và con người
Việt Nam. Có thể khái quát tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh
thành các nội dung chủ yếu sau:
Một là, tư tưởng dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.
Hai là, tư tưởng về khởi nghĩa vũ trang toàn dân.
Ba là, tư tưởng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
Bốn là, tư tưởng về kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính.
Năm là, tư tưởng về quốc phòng toàn dân, về chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh lấy sức mạnh chính trị - tinh thần của
toàn dân làm nền tảng, trên cơ sở đó phát huy tài thao lược của toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân, phát huy được tinh hoa nghệ thuật quân sự
của cha ông và tinh hoa nghệ thuật quân sự của thế giới. Do đó, tư tưởng
quân sự Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng của học thuyết quân sự cách 11
mạng Việt Nam. Chính Người đã cùng với Đảng ta nâng nghệ thuật quân
sự trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh nhân dân ở thời đại Hồ Chí
Minh lên một tầm cao mới.
Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển
nghệ thuật quân sự Việt Nam
2.1 Khái quát truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta:
2.1.1 Khái quát truyền thống đánh giặc của cha ông ta:
Là một đất nước nhỏ bé đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước, ngày ngày phải đối mặt với những thế lực xâm lược , Việt Nam đã
sớm hình thành nên truyền thống quân sự của riêng mình. Đó là truyền
thống của một nước nhỏ đánh thắng kẻ thù, là truyền thống dựng nước đi
đôi với giữ nước, truyền thống tập hợp, quy tụ sức mạnh toàn dân tộc,
dùng sức mạnh đó để đánh thắng kẻ thù. Truyền thống quân sự này được
đúc kết, thống nhất và truyền từ đời này sang đời khác.
2.1.2 Nội dung nghệ thuật đánh giặc giữ nước của cha ông ta:
Từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm,dân ta đã hình thành nghệ
thuật chiến tranh nhân dân,toàn dân đánh giặc,nghệ thuật lấy nhỏ thắng
lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông.
Trong quá trình đó,nghệ thuật quân sự Việt Nam từng bước phát triển
và được thể hiện rất sinh động trong khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải
phóng trên các phương diện tư tưởng chỉ đạo tác chiến, mưu kế đánh giặc…
2.1.2.1 Tư tưởng, kế sách đánh giặc:
2.1.2.1.1 Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến:
Tư tưởng xuyên suốt là: tích cực chủ động tiến công. Đây là một quy
luật để giành thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
Cách tiến công là: tiến công liên tục từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn bộ. 12
Mục đích tiến công: Tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm thay đổi so
sánh lực lượng trên chiến trường, thay đổi cục diện chiến tranh và giành thắng lợi.
Thể hiện tiêu biểu trong lịch sử về vận dụng tư tưởng tiến công:
Ông cha ta luôn nắm vững tư tưởng tiến công, coi đó như 1 quy luật
để dành thắng lợi trong suốt quá trình chiến tranh. Thực hiện tiến công
liên tục mọi lúc, mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ, để quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.
Các trận đánh tiêu biểu thể hiện tư tưởng tích cực chủ động tiến công
từ thời Trần, tư tưởng tích cục chủ động tiên công càng thể hiện rõ nét khi
nhà Nguyên cử sứ giả sang đưa yêu sách buộc ta phải đầu hàng nhà Trần
đã bắt giam sứ giả, đồng thời chuẩn bị vật chất và xây dựng lực lượng
quyết tâm đánh giặc. Tổ chức Hội nghị Diên Hồng thể hiện tinh thần
“quyết đánh”, tinh thần “sát thát”, đã ba lần đánh thắng quân Nguyên.
Tư tưởng tiến công được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá
trình chuẩn bị và tiến hành chiến tranh giữ nước. Tư tưởng đó thể hiện rất
rõ trong đánh giá đúng kẻ thù, chủ động đề ra kế sách đánh, phòng, khẩn
trương chuẩn bị lực lượng kháng chiến, tìm mọi biện pháp làm cho địch
suy yếu, tạo ra thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản công, tiến công…
2.1.2.1.2 Về mưu kế đánh giặc:
Mưu là để lừa địch, đánh vào chổ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị, làm
cho chúng bị động, lúng túng đối phó.
Kế là để điều địch theo ý định của ta, dành quyền chủ động, buộc
chúng phải đánh theo cách đánh của ta.
Kế sách đánh giặc của ông cha ta không những sáng tạo, mà còn hết
sức mềm dẻo, khôn khéo đó là “biết tiến, biết thoái, biết công, biết thủ”.
Biết kết hợp chặc chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao,
tạo thế mạnh cho ta, biết phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến công quân
sự luôn giữ vai trò quyết định. 13
Ông cha ta đã phát triển mưu kế đánh giặc,biến cả nước thành một
chiến trường,tạo ra 1 “thiên la, địa võng” để diệt địch.” làm cho địch
đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu”, đi đến đâu cũng bị đánh, luôn bị tập
kích, phục kích, lực lượng bị tiêu hao, tiêu diệt, rơi vào trạng thái “tiến thoái lưỡng nan”.
Trong tác chiến, ông cha ta đã triệt để khoét sâu điểm yếu của địch là
tác chiến ở chiến trường xa, tiếp tế khó khăn, nên đã tập trung triệt phá
lương thực, hậu cần của địch.
2.1.2.2 Toàn dân là binh cả nước đánh giặc:
Nghệ thuật nghệ thuật quân sự của ta là nghệ thuật tổ chức toàn dân
đánh giặc. Nó khác hẳn với nghệ thuật quân sự của kẻ xâm lược-nghệ
thuật tổ chức lực lượng quân sự nhà nghề với những cỗ máy chiến tranh
khổng lồ, chuyên nghiệp.
Đối tượng của nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng của ta là toàn
dân. Ta tổ chức lực lượng theo cấu trúc toàn dân đánh giặc; bao gồm lực
lượng vũ trang ba thứ quân gắn liền với lực lượng kháng chiến của từng
huyện, tỉnh, thành phố; kết hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực. Đó là nghệ
thuật tổ chức có tính khoa học, tính thống nhất và chặt chẽ, làm cho toàn
dân ta triệu người như một, tạo sức mạnh tổng hợp lớn nhất để đánh địch,
thắng địch. Đi đôi với nghệ thuật tổ chức lực lượng, ta xác định hai hình
thức đấu tranh chủ yếu: đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị; hai
phương thức tác chiến cơ bản: tác chiến tập trung và tác chiến du kích.
Với nghệ thuật tổ chức và vận dụng các hình thức, phương thức tác chiến
như thế, ta đã xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân “thiên la địa
võng”, rộng khắp, vững chắc, nhưng mạnh ở trọng điểm. Điều đó lý giải
vì sao ta có thể "Mở mặt trận ở bất cứ nơi nào có bóng địch, đánh ngay ở
cả sau lưng địch, trong trung tâm phòng ngự của địch" và “Kéo địch ra
khỏi hang ổ mà đánh, căng địch ra mà đánh, luồn sâu vào hậu phương
địch mà đánh...". Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuâ năm 14
1975, bảo đảm cho ta luôn đánh địch ở thế chủ động, càng đánh càng
mạnh. Ngược lại, địch luôn ở thế bị động, càng đánh càng bộc lộ sơ hở,
càng đánh càng bị dồn vào nguy cơ thất bại. Trong chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử nhờ nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc mà ta vừa có điều
kiện tập trung đánh lớn ở các thành phố lớn, tiêu diệt và bắt sống hàng
nghìn tên địch; đồng thời, vừa có điều kiện đánh địch rộng khắp, loại
khỏi vòng chiến đấu hàng trăm nghìn tên địch ở các chiến trường khác.
Nhờ nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc, ta đã kết thành lưới lửa của
thế trận chiến tranh nhân dân, diệt hàng nghìn máy bay, tàu chiến, đánh
bại hoàn toàn ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, khiến Mỹ -ngụy từng
bước rơi vào cơn khốn quẫn và kết cục thất bại cả về quân sự và chính trị.
Như vậy, có thể nói, đây là nét độc đáo và đặc sắc nhất của nghệ thuật tổ
chức toàn dân đánh giặc của ta đã đánh thắng chiến tranh xâm lược bằng
lực lượng quân đội nhà nghề của địch.
2.1.2.3 Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh:
Trên cơ sở điều kiện thực tiễn chiến tranh ở nước ta: luôn phải chống
lại các đội quân xâm lược có quân số, vũ khí, trang bị lớn hơn ta rất nhiều
lần thì đây là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta.
Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
chính là sản phẩm của lấy “thế” thắng “lực”. Ông cha ta đã sớm xác định
đúng về sức mạnh trong chiến tranh đó là: sức mạnh tổng hợp của nhiều
yếu tố, chứ không đơn thuần là sự so sánh, hơn kém về quân số, vũ khí của mỗi bên tham chiến.
Quy luật của chiến tranh là mạnh được yếu thua, nhưng từ trong thực
tiễn chống giặc ngoại xâm,cha ông ta đã sớm xác định đúng về sức mạnh
trong chiến tranh đó là: “sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố,chứ không 15
thuần túy là sự so sánh hơn kém về quân số,vũ khí của mỗi bên tham chiến”.
2.1.2.4 Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự,
chính trị ngoại giao, binh vận:
Trên cơ sở điều kiện thực tiễn chiến tranh ở nước ta: Do chiến tranh là
sự thử thách toàn diện đối với xã hội, do đó phải kết hợp chặt chẽ các mặt
trận, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, giành thắng lợi trong chiến tranh. Kẻ
thù khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, chúng cũng đánh ta trên
nhiều lĩnh vực, vì vậy ta phải đánh địch trên các mặt trận.
Mặt trận chính trị nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân, qui tụ
sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là cơ sở tạo ra sức mạnh quân đội
Mặt trận quân sự là mặt trận quyết liệt nhất, thực hiện tiêu diệt sinh
lực, phá huỷ phương tiện chiến tranh của địch, quyết định thắng lợi trực
tiếp của chiến tranh, tạo đà, tạo thế cho các mặt trận khác phát triển
Mặt trận ngoại giao có vị trí rất quan trọng, đề cao tính chính nghĩa
của nhân dân ta, phân hoá, cô lập kẻ thù, tạo thế có lợi cho cuộc chiến.
Mặt khác, mặt trận ngoại giao kết hợp với mặt trận quân sự, chính trị tạo
ra thế có lợi để kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.
Mặt trận binh vận để vận động làm tan rã hàng ngũ của giặc, góp
phần quan trọng để hạn chế thấp nhất tổn thất của nhân dân ta trong chiến tranh
2.2 Nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo:
2.2.1 Chiến lược quân sự:
Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược
được hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh (xung
đột vũ trang) thắng lợi, là bộ phận hợp thành (quan trọng nhất) có tác
dụng chủ đạo trong nghệ thuật quan sự Việt Nam. Nội dung chủ yếu:
Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tượng tác chiến: Đây là vấn đề quan
trọng của chién tranh cách mạng, nhiệm vụ của chiến lược quân sự phải 16
xác định chính xác để từ đó có đối sách và phương thức đối phó hiệu quả nhất
Đánh giá đúng kẻ thù: Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích,
đánh giá đúng mạnh, yếu của kẻ thù.Từ những nhận định đúng đắn vvề
kẻ thù đã tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân ta quyết tâm đánh Pháp, Mĩ và biết thắng Pháp, Mĩ
Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc: Đây là một vấn đề mang
tính nghệ thuật cao trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta, nhằm giành
thắng lợi trọn vẹn nhất những hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất
Phương châm tiến hành chiến tranh: Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến
tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện trê tất
cả các mặt trận quân sự, chính trị, văn hoá, ngoại giao…trong đó, mặt
trận quân sự giữ vai trò quyết định nhất. Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến
tranh với tinh thần “”tự lực cách sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính
Phương thức tiến hành chiến tranh: Cuộc chiến tranh chống quân xâm
lược của nước ta là chiến tranh cách mạng, chính nghĩa và tự vệ. Do đó
Đảng ta chỉ đạo: phương thức tiứn hành chiến tranh là chiến tranh nhân
dân kết hợp giữa địa phương với các binh đoàn chủ lực , kết hợp chặt chẽ
tiến công địch bằng hai lực lượng chính trị, quân sự
2.2.2 Nghệ thuật chiến dịch:
Nghệ thuật chiến dịch, lí luận và thực tiễn chuẩn bị, thực hành chiến
dịch và các hoạt động tác chiến tương đương; bộ phận hợp thành của
nghệ thuật quân sự, khâu nối liền giưũa chiến lược quân sự và chiến
thuật. Sự hình thành chiến dịch và phát triển của nghệ thuật chiến dịch,
bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam là toàn diện, tập
trung vào những vấn đề sau: Loại hình chiến dịch: 17
- Chiến dịch tiến công (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, chiến
dịch tiến công Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc tổng tiến
công và nổi dậy mùa xuân 1975).
- Chiến dịch phản công: Chiến dịch phản công VIệt Bắc năm 1947,
chiến dịch phản công đường số 9- Nam Lào năm 1971
- Chiến dịch phòng ngự: chiến dịch phòng ngự Quảng Trị năm 1972
- Chiến dịch phòng không: chiến dịch phòng không Hà Nội năm 1972
- Chiến dịch tiến công tổng hợp: chiến dịch tiến công tổng hợp khu 8
Qui mô chiến dịch: trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ, qui mô
chiến dịch được phát triển cả về số lượng và chất lượng
Nghệ thuật chiến dịch là cách đánh chiến dịch:
Thời kì đầu, chúng ta có nghệ thuật chon khu vực tác chiến chủ yếu,
nghệ thuật chuẩn bị thế trận chiến dịch, nghệ thuật tập trung ưu thế lực
lượng bảo đảm chắc thắng trận mở màn chiến dịch, nghệ thuật xử trí
chính xác các tình huống trong tác chiến chiến dịch
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ: Xác định đúng phương châm tác
chiến chiến dịch, thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng
nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”; Xây dựng thế trận chiến dịch vững
chắc, thực hiện bao vây rộng lớn, chia cắt và cô lập ĐBP với các chiến
trường khác; Phát huy cao nhất sức mạnh tác chiến hợp đồng các binh
chủng, tập trung ưu thế binh hoả lực đánh dứt điểm từng trận then chốt;
Vận dụng sáng tạo cách đánh chiến dịch, dựa vào hệ thống trận địa, thực
hành vây hãm kết hợp với đột phá, kết hợp đánh chính diện với các mũi
thọc sâu, luồn sâu. tạo thế chia cắt địch
Trong kháng chiến chống Mĩ: Nghệ thuật chiến dịch đã nâng lên một
tầm cao mới. Nghệ thuật chiến dịch đã chỉ đạo chiến thuật đánh bại tất cả
các chiến lược quân sự, biện pháp, thủ đoạn tác chiến của quân Mĩ, Nguỵ
và chư hầu. Đặc biệt trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân
1975, nghệ thuật chiến dịch có buớc nhảy vọt, được thể hiện: nghệ thuật 18
tạo ưu thế lực lượng, bảo đảm đánh địch trên thế mạnh, hình thành sức
manhj áp đảo địch trong chiến dịch; Nghệ thuật vận dụng sáng tạo cách
đấnh chiến dịch (lần lượt và đồng loạt); Nghệ thuật kết hợp tiến công với
nổi dậy, phối hợp tác chiến 3 thứ quân…. 2.2.3 Chiến thuật:
Chiến thuật là lí luận và thực tiễn về tổ chức và thực hành chiến đấu
của phân đội, binh đội, binh đoàn lực lượng vũ trang, bộ phận hợp thành
của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Nội dung của chiến thuật được thể hiện:
Vận dụng các hình thức chiến thuật vào trong các trận chiến đấu
- Giai đoạn đầu của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, chiến
thuật thường vận dụng là tập kích, phục kích, vận động tiến công trong
đó, phục kích có lợi hơn tập kích
- Các giai đoạn sau của 2 cuộc kháng chiến, bộ đội ta đã trưởng thành,
không những giỏi vận động chiến (đánh địch ngoài công sự) mà còn từng
bước vận dụng công kiên chiến (đánh địch trong công sự)
- Giai đoạn cuối của 2 cuộc kháng chiến, do yêu cầu của chiến lược,
chiến dịch, chiến thuật phòng ngự xuất hiện, ngoài ra còn có các hình
thức chiến thuật truy kích, đánh địch đổ bộ đường không
Quy mô lực lượng tham gia trong các trận chiến đấu: Giai đoạn đầu
của 2 cuộc kháng chiến, lực lượng tham gia chủ yếu trong biên chế và
được tăng cường một số hoả lực như súng cối 82mm, DKZ…Các giai
đoạn sau, quy mô lực lượng tham gia các trận chiến đấu ngày càng lớn,
có sự hiệp đồng binh chủng giữa bộ binh, xe tăng, pháo binh, phòng
không… Hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội
địa phương và dân quân tự vệ ngày càng nhiều
Cách đánh: Là nội dung quan trọng nhất của lí luận chiến thuật. Mỗi
binh chủng, mỗi hình thức chiến thuật đều có những cách đánh cụ thể,
phù hợp với đối tượng và địa hình. Cách đánh của ta thể hiện tính tích 19
cực, chủ động tiến công, bám thắt lưng địch, chia địch ra mà đánh, trói
địch lại mà diệt. Kết hợp chặt chẽ giữa hành động tiến công và phòng ngự
của 3 thứ quân để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao
Chương 3: Vận dụng bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự Việt
Nam vào sự nhiệp bảo vệ tổ quốc:
3.1 Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công
Trong lịch sử chiến tranh giữ nước, nghệ thuật quân sự của cha ông ta
trước đây luôn nhấn mạnh tư tưởng tích cực, chủ động tiến công địch.
Ngày nay, kẻ thù của chúng ta là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địch, có ưu thế và tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ mạnh,
trên cơ sở đánh giá đúng mạnh yếu của địch và ta, chúng ta phải biết phát
huy sức mạnh của mọi lực lượng, vận dụng linh hoạt mọi hình thức và
qui mô tác chiến, mọi cách đánh mới có thể tiến công địch liên tục, mọi
lúc, mọi nơi. Không chỉ tiến công trên mặt trận quân sự mà phải tiến công
toàn diện trên mọi mặt trận, đặc biệt là mặt trận chính trị, binh vận, thực
hiện “mưu phạt công tâm”, đánh vào lòng người, góp phần thay đổi cục diện chiến tranh
3.2 Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc
Đây là sự kế thừa và phát huy lên một trình độ mới từ nghệ thuật quân
sự truyền thống của dân tộc. Trong hoạt đọng tác chiến của các lực lượng
vũ trang, kết hợp đánh phân tán với đánh tập trung, kết hợp đánh nhỏ,
đánh vừa, đánh lớn. Mỗi lực lượng, mỗi thứ quân dều có vị trí, tác dụng
và có những qui luật hoạt động riêng. Vì vậy, cần phải phối kết hợp tác
chiến của các lực lượng, các thứ quân cả về chiến lược cũng như trong
chiến dịch và trong chiến đấu. Có kết hợp được như vậy mới phát huy
được uy lực của mọi vũ khí từ thô sơ đến hiện đại, làm cho binh lực địch
bị phân tán, dàn mỏng, khiến cho chúng đông mà hoá ít, mạnh mà hóa
yếu và luôn bị động đối phó, trên cơ sở đó thực hiện những đòn đánh
quyết định, tạo sự thay đổi trên chiến trường có lợi cho ta.