Những vi phạm pháp luật về an toàn giao thông về những giải pháp ngăn chặn trong tình hình hiện nay | Tiểu luận HP2 công tác quốc phòng an ninh
Nhận thức chung về việc phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự về an toàn giao thông. Những biện pháp để giải quyết, chống vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông. Trách nhiệm của nhà trường sinh viên phòng chống vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: HP2 Công tác quốc phòng an ninh
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
------------------------- TIỂU LUẬN
HP2 CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
NHỮNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO
THÔNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
Sinh viên: NGUYỄN BẢO ANH
Mã số sinh viên: 2155380003 Lớp GDQP&AN: 4
Lớp : TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH K41
Hà nội, tháng 11 năm 2021 1 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... ..2
Giới thiệu chung về đề tài...................................................................................2
NỘI DUNG ..............................................................................................................3
1. Nhận thức chung về những hành vi vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an
toàn giao thông........... ... ..... ..... ........ ... ..... ..... ............ ... ..... ................. ..... ...3
1.1.Nhận thức về pháp luật trật tự an toàn giao hông…………………..3
1.2. Nhận thức những vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông...
……………………………………………….……………………………4
2.Tình hình về trật tự an toàn giao thông trong thời kì mới................ ......... ..4
2.1. Thực trạng về những vi phạm pháp luật về an toàn giao thông hiện
nay…........................................................................................................4
2.2. Nguyên nhân dẫn đến những vi phạm pháp luật an toàn giao thông
………………………………………………………………………….8
3.Giải pháp phòng chống những vi phạm pháp luật về an toàn giao thông
trong tình hình mới.................................................................. .... ........ .... .... .9
3.1. Nhận thức chung về việc phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự
về an toàn giao thông……………………………………………….10
3.2. Những biện pháp để giải quyết, chống vi phạm pháp luật trật tự an
toàn giao thông....................................................................................11
3.3. Trách nhiệm của nhà trường, sinh viên phòng chống vi phạm pháp
luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông………………………12
KẾT LUẬN ..........................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................14 2
NHỮNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ
NHỮNG GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY MỞ ĐẦU
Giới thiệu chung về đề tài
Một trong những chủ đề nóng được các cơ quan thông giới báo chí truyền thông cũng
như tất cả mọi người đều đang quan tâm đó chính là về an toàn giao thông. Chủ đề này
vẫn luôn là chủ đề nóng nhất của mọi thời đại. Tình hình giao thông hiện nay diến biến
vô cùng phức tạp, có rất nhiều những vấn đề xảy ra xung quanh nhất là những hành vi
vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông dẫn đến những sự việc nghiêm
trọng. Tai nạn giao thông vẫn luôn ở mức độ cao ngất ngưởng, trong hơn 10 năm chết
hơn 100.000 người, ta có thể thấy đất nước thời bình mà chết nhiều như chiến tranh.
Một phần cũng là do kĩ năng, kiến thức của những người tham gia giao thông hiện nay
họ có những biểu hiện coi thường luật pháp hay là lách luật, đó cũng như đang bán rẻ
đi mạng sống của mình cho tử thần. Bên cạnh đó cũng là vì cơ sở hạ tầng giao thông
còn kém vì do sự phá hoại của chính con người và nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế, văn hóa của xã hội cũng như ảnh hưởng đến hình ảnh của người Việt Nam đến
bạn bè quốc tế. Do đó chủ đề về an toàn giao thông luôn là “ chảo lửa” và phải đề cập
và đặt ra những vấn đề vô cùng cấp thiết. 3 NỘI DUNG
1.Nhận thức chung về vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1.1. Nhận thức về pháp luật trật tự an toàn giao thông
- Pháp luật về trật tự an toàn và giao thông là một bộ phận của hệ thống pháp luật hành
chính nhà nước, bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban
hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tỏ cức, thực hiện
hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và
công dân trên lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Pháp luật về trật tự an toàn giao thông có những vai trò nhất định: đó là ý chi của Nhà
nước để thực hiện chỉ đảo về an toàn giao thông, là cơ sở, công cụ pháp lý để thực hiện
chức năng nhà nước về quản lý an toàn giao thông và an toàn xã hội.
- Các văn bàn quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành; do các cơ quan hành chính ở
trung ương, địa phườn, các cơ quan liên ngành, liên bộ ban ngành ban hành; của các bộ, ngành ban hành.
1.2. Nhận thức những vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông có 2 dạng vi phạm: Vi phạm hành
chinh và vi phạm hình sự:
- Vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông là hành 4
vi của cá nhân tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an
toàn giao thông mà không phải là tội phạm thì bị xử phạt theo vi phạm hành chính. Các dấu hiệu như là:
Tinh nguy hiểm cho xã hội
Tính trái pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông Tính có lỗi
Vi phạm hành chính xảy ra trong trật tự an toàn giao thông
- Vi phạm hình sự là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy luật trong Bộ
Luật Hình sự, do người có đủ năng lực trách nhiệm và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
thực iện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm vào những quy định của Nhà nước mà
theo quy định của Bộ Luật hình sự phải bị xử lý hình sự. Các dấu hiệu như là:
Khách thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông
Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông
Chủ thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông
Mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông
2. Tình hình về trật tự an toàn giao thông trong thời kì mới
2.1. Thực trạng về những vi phạm pháp luật về an toàn giao thông hiện nay
Thực trạng giao thông hiện nay đang diễn biến rất phức tạp, có nhiều vấn đề lớn xoay
quanh và đến giờ vẫn chưa tìm ra được giải pháp. Và những vi phạm về trật tự an toàn
giao thông ngày một nhiều gây nhức nhối trong xã hội, ảnh hường đến trật tự, an ninh
của cả đất nước. Một phần lớn lớp người hiện nay vẫn chưa có kiến thức tham gia về
an toàn giao thông, đi trên đường coi thường tính mạng của mình và của người khác.
Đặc biệt phải nói đến độ tuổi thanh thiếu niên hiện nay, những cô cậu còn là học trò
hoặc vừa mới bắt đầu vào tuổi trưởng thành niên nhận thức vẫn còn kém, chưa ý thức 5
được rõ sự quan trọng của pháp luật về an toàn giao thông, chưa nhận thức được sâu
sắc về những vi phạm pháp luật sẽ bị như thế nào. Vì thế có hàng loạt những hành vi từ
hành vi vi phạm hành chính bình thường đến những vi phạm hình sự mang tính nguy hiểm cao.
Thống kê gần đây, lực lượng Cảnh sát giao thông đã tiến hành rà soát các phương tiện
tham gia giao thông và đã xử lý hơn 1,7 triệu trường hợp vi phạm về trật tự an toàn
giao thông trên đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Đáng chú ý là trên lĩnh vực
đường bộ, đã xử lý gần 1,67 triệu trường hợp. Trong đó có các lỗi lớn như vi phạm
nồng độ cồn, chở tải hàng quá nặng quy định, vi phạm lấn chiếm làn đường, vượt quá tốc độ,...
Hình ảnh lực lượng cảnh sát giao thông tỉnh Ninh Bình kiểm tra xe khách ( Nguồn TTXHVN) 6
Một vi phạm pháp luật phổ biến nhất hiện nay là chống lại người thi hành công vụ. Cục
cảnh sát giao thông cho thấy tình hình chống lại Cảnh sát giao thông khi thi hành
nhiệm vụ thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp với những tính chất và mức độ ngày
càng nghiêm trọng. Các đối tượng vi phạm hết sức manh động, liều lĩnh và coi thường
pháp luật. Đặc biệt gần đây, liên tiếp xả ra những vụ lái xe dương tính với ma túy, vi
phạm nồng độ cồn khi bị kiểm tra đã chống đối quyết liệt, chèn ép cảnh sát, gây tai nạn
giao thông rồi bỏ chạy. Chỉ trong đầu năm 2021 vừa rồi đây, toàn quốc đã xảy ra 30 vụ,
làm 7 cán bộ chiến sĩ bị thương và bắt giữ hơn 36 đối tượng.
Loại tội phạm vi phạm hình sự nguy hiểm đó là những đối tượng vận chuyển trái phép.
Cảnh sát giao thông đã phối hợp với lực lượng kiểm tra và phát hiện hơn 3000 vụ, bắt
giữ 4120 đối tượng. Trong đó có những vụ như tàng trữ, vận chuyển trái phép ma túy;
những vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả,....Và còn phát hiện 33 vụ nhập cảnh trái phép
Gần đây còn rộ lên chuyện một số thanh niên đã lên các trang mạng xã hội để kêu gọi,
rủ rê tập trung gây rối trật tự công cộng, mất an ninh xã hội; rủ rê nhau lạng lách, đánh
võng, đua xe trái phép. Riêng trong quý 1-2021, lực lượng đã phát hiện 326 vụ tụ tập
lạng lách. Tình hình này xuất hiện trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Đó là những lỗi vi phạm hình sự đáng lên án và nguy hiểm, bên cạnh đó còn có những
vi phạm hành chính như: người dân vượt đèn đỏ, đi sai làn đường quy định, điều khiển
các loại xe cơ giới vượt quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm,…Tất cả mọi lỗi đều nằm ở
ý thức của người dân khi tham gia phương tiện giao thông không chấp hành đầy đủ,
không tuân theo luật pháp. Hay đến cả những người không trực tiếp tham gia, giao
thông điều khiển xe cũng vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, điển
hình như những người thương nhân, bán buôn, những chủ nhà hàng kinh doanh,…đã
lấn chiếm vào vỉa hè đi lại, họ xếp bàn ghế, bán hàng trên vỉa hè lấy hết chỗ của người
đi bộ trên vỉa hè, thậm chí họ còn kinh doanh buôn bán ngay dưới lòng đường vô cùng 7
nguy hiểm đến tính mạng của tất cả mọi người. Một báo động đỏ, một thực trạng đáng lên án.
Tất cả những thứ đó đã dẫn đến hậu quả vô cùng thương tiếc, số vụ tai nạn xảy ra mỗi
ngày, nhiều người bị thương và có người tử vong ngay tại chỗ. Theo tổng hợp của Văn
phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, trong 9 tháng đầu năm 2021, toàn quốc xaey ra 8.161
vụ tai nạn làm tử vong hơn 4.000 người và hơn 5.000 người bị thương. Trong đó tai
nạn giao thông đườn bộ xảy ra nhiều nhất. Về ùn tắc giao thông cả nước năm 2020 xảy
ra 46 vụ, tằn 8 vụ so với cùng kì 2018. Nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm
71,7%, lưu lượng phương tiện đông chiếm 15,2%, nguyên nhân khác chiếm 13,04%. 8
Hình ảnh thống kê số vụ tai nạn giao thông từ năm 2016 đến 8 tháng đầu của 2020 ( Nguồn: TTXVN)
2.2. Nguyên nhân dẫn đến những vi phạm pháp luật về an toàn giao thông
Đất nước thời bình mà như thời chiến, số người tử vong ngày một nhiều. Thực trạng
về an toàn giao thông hiện nay đang rất phức tạp, Vậy nguyên nhân là do đâu, tại sao
lại dẫn đến tình trạng như vậy? Nguyên nhân được chia làm hai khía cạnh:
Nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân này nằm ở chính ý thức của mỗi người dân khi
tham gia giao thông không chấp hành Luật giao thông, đặc biệt là đi sai làn đường,
không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, vượt đèn đỏ,… Đó là những hành cố
tình phạm lỗi, họ biết đấy là vi phạm pháp luật nhưng vẫn ngang nhiên tham gia giao
thông một cách rất chủ quan hoặc cũng có thể do hoàn cảnh “ bất đắc dĩ” mà họ tự cho
phép bản thân vi phạm luật giao thông. 9
Hình ảnh hai người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ
trên ngã tư (Nguồn: Báo Giao thông)
Nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân khách quan:
Một là, do sự tác động tiêu cực của các yếu tố xã hội đối với người tham gia giao
thông. Môi trường xã hội có ảnh hưởng đến những lỗi vi phạm này như thói quen tùy
tiện, cẩu thả của mỗi người tham gia giao thông; sự xuống cấp của hệ thống giao thông
đường bộ; nhận thức lạc hậu của một bộ phận dân cư không nhỏ sống hai bên đường
giao thông,…Bên cạnh đoal à những tệ nạn như sử dụng chất kích thích, tụ tập, lạng
lách, đánh võng,…gây tâm lý hoang mang cho quần chúng dân cư.
Hai là, sự không tương thích giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hoạt động giao thông
bận tải. Hoạt động này đươc cấu thành bởi ba yếu tố là con người, phương tiện và kết
cấu hạ tầng giao thông vận tải. Sự vận hành và phát triển ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Cụ thể như:
- Những năm gần đây, hệ thống phương tiện giao thông quá lớn mà điều kiện kết cấu
hạ tầng chưa phát triển kịp dẫn đến ùn tắc, ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông ở mức cao.
- Hiện nay, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã được nâng cấp bảo dương song cơ
bản mới tập trung cho các đô thị và thành phố lớn, Bên cạnh đó, hành lang giao
thông đường bộ chưa được đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định như khu công nghiệp
không có hàng rào, biển giảm tốc, giải phân cách,…
Ba là, do công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông còn quá nhiều hạn
chế, bất cập. Hệ thống pháp luật nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn giao thông còn
chậm được đổi mới, thiếu đồng bộ và thống nhất, gây khó cho công tác quản lý. Việc tổ
chức, chỉ đạo, phân công giữa các cơ quan quản lý chưa tốt. 10
3. Giải pháp phòng chống những vi phạm pháp luật về an toàn giao thông trong tình hình mới.
3.1. Nhận thức chung về việc phòng chống những vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
- Phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hoạt
động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều hình
thức, biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện vi pham
pháp luật về bảm đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm ngăn chặn, hạn chế làm
giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông ra khỏi đời sống xã hội.
- Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là
hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy
định của pháp luật, tiến hành tổng hợp các biện pháp theo quy định để chủ động
nắm tình hình, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông do cá nhân, tổ chức thực hiện, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý
tương ứng với mức độ của các hành vi vi phạm đó, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Chủ thể và mối quan hệ phối hợp trong thực hiện phòng, chống vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
Các cơ quan bảo vệ pháp luật (Các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án).
Các tổ chức xã hội và tổ chức quần chúng tự quản. 11
Các cơ quan quản lý kinh tế, giao thông, văn hóa, giáo dục, dịch vụ, du lịch. Các Công dân.
3.2. Những biện pháp để phòng, chống những vi phạm pháp luật về trật tự an
toàn giao thông trong tình hình mới.
Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người
tham gia giao thông, góp phần hạn chế vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ. Để
Luật giao thông đường bộ thật sự đi vào đời sống của nhân dân và trở thành “văn hóa giao
thông” thì cần tăng cường công tác t
ổ chức tuyên truyền Luật giao thông đường b ộ cho
người tham gia giao thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Vấn đề tuyên truyền cho cá c cá nhân, t
ổ chức nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao
thông có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp giảm số vụ việc vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ.
Hai là, rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạ m hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Hiện nay, hệ thống pháp luật về giao thông
vận tải, đặc biệt là pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này tương
đối đầy đủ như: Luật giao thông đường bộ, Luật xử lý vi phạm hành chính, các Nghị định, các Thông t ư quy định chi tiết v
à hướng dẫn thi hành về xử phạt v i phạm hành
chính về TTATGT đường bộ...Cụ thể như:
Cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác xử phạt v iphạm
hành chính về TTATGT đường bộ của lực lượng CSGT.
Kiên quyết loại bỏ những thủ tục không cần thiết trong quy trình xử phạt vi
phạm hành chính đồng thời xây dựng và hoàn thiện quy trình xử phạt đơn giản,
cụ thể, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu xử phạt, nâng cao ý thức tự giác của người vi phạm. 12
Đổi mới phong cách làm việc của cán bộ, chiến sĩ CSGT đồng thời ban hành và t
ổ chức thực hiện có hiệu quả chế độ công tác, tiếp xúc với nhân dân.
Kiên quyết đấu tranh, lên án và loại bỏ hành vi tiêu cực của cán bộ, chiến
sĩ CSGT khi làm công tác xử l
ý vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ.
Ba là, cần tăng cường quy chuẩn hóa đối với các chủ thể có chức năng xử phạt vi phạm
hành chính về TTATGT đường bộ.
Bốn là, tăng cường đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ đấu tranh phòng
chống tội phạm cho lực lượng Cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát,
xử phạt vi phạm hành chính v ề TTATGT đường bộ.
3.3. Trách nhiệm của nhà trường , sinh viên phòng chống vi phạm pháp luật về
đảm bảo trật tự, an toàn giao thông:
o Trách nhiệm của nhà trường
- Triển khai “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho HS tới trường” hàng năm
vào khoảng tháng 9 để đẩy mạnh giáo dục kiến thức, quy định về ATGT cho học sinh.
- Tuyên truyền về Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ
quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
- Thông qua đó giáo dục học sinh nắm vững các quy định của pháp luật khi tham
gia giao thông với các nội dung trọng tâm là:
- Những quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ,
đường sắt, đường thủy nội địa. 13
- Những tiêu chí văn hoá giao thông.
- Những Nội quy, quy định của nhà trường nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
o Trách nhiệm của sinh viên:
Là một người tham gia giao thông các em học sinh cần nhận thấy rằng chúng ta cần
phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân, gia đình và xã
hội. Chúng ta cần nêu cao ý thức chấp hành luật giao thông, tích cực tham gia xây dựng
văn hóa giao thông không chỉ bằng những lời nói mà cả bằng hành động cụ thể, thiết
thực để góp phần làm giảm thiểu những thiệt hại do tai nạn giao thông gây nên.
- Lái xe an toàn, phù hợp với lứa tuổi.
- Đảm bảo đúng tốc độ..
- Rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường.
- Không gây mất trật tự khi tham gia giao thông.
- Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắng máy,mô tô,...
- Giúp đỡ người khác khi họ bị nạn
- Luôn luôn chấp hành đúng quy định giao thông,… KẾT LUẬN
Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là mạch máu của mọi việc. Giao thông
tắc thì việc gì cũng khó, giao thông tốt thì việc gì cũng dễ dàng”. Hoạt động giao thông
cũng được coi là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia. Nó phản ánh trình độ phát triển
xã hội. Những năm qua hệ thống hạ tầng đã phát triển mạnh, có hướng hiện đại tập
trung, chất lượng hiện tại ngày càng nâng cao. Song tình trạng người tham gia giao 14
thông vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông vẫn còn nhiều và diễn
biến phức tạp với nhiều những hình thức phạm lỗi từ nguy hiểm cho đến cảnh báo ở
mức độ cao. Vì vậy việc phòng chống lại những vi phạm pháp luật về an toàn giao
thông là trách nhiệm của toàn xã hội, giúp cho đất nước ta ngày một giàu đẹp, xã hội
phồn vinh và thịnh vượng.
Bài tiểu luận của em đã nêu lên được những nhận thức chung về vi phạm pháp luật và
chống lại vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Đồng thời phản ánh được
thực trạng về tình hình giao thông hiện nay, qua đó đã đưa ra các biện pháp và trách
nhiệm của nhà trường cũng như sinh viên trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao
thông. Em mong nhận được những nhận xét đánh giá của các thầy cô để lần sau hoàn
thiện bài được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh. Nxb, Giáo dục Việt Nam 2. Báo Tin tức
https://baotintuc.vn/an-ninh-trat-tu/tinh-hinh-trat-tu-an-toan-giao-thong-chuyen-
bien-manh-me-trong-nua-dau-nam-2021-20210703153119420.htm
3. Báo Công an nhân dân online
https://cand.com.vn/Giao-thong/Tinh-trang-dua-xe-trai-phep-Xu-ly-nghiem-de-ran- de-giao-duc-i604141/
4. Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương
https://tuyengiao.vn/uy-ban-an-toan-giao-thong/gan-4-200-nguoi-chet-vi-tai-nan-
giao-thong-trong-9-thang-dau-nam-2021-135836 15
5. Tạp chí nghiên cứu lý luận, nghiệp vụ, khoa học của Học viện Cảnh sát nhân dân
http://csnd.vn/Home/Thong-tin-l -
y luan/1305/Nguyen-nhan-cua-nhung-vi-pham-
hanh-chinh-ve-trat-tu-an-toan-giao-thong-duong-bo-hien-nay