Nội dung cơ bản cái chung và cái riêng - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Trong đời sống, chúng ta thường xuyên gặp những sự vật hiệntượng khác. Mỗi sự vật hiện tượng đó được gọi là cái riêng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ BÀI :
BẰNG VÍ DỤ CỤ THỂ HÃY PHÂN TÍCH NHỮNG NỘI
DUNG CƠ BẢN CỦA CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG VÀ CÁI
RIÊNG. TỪ ĐÓ RÚT RA Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
CỦA VẤN ĐỀ NÀY ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỀ NGHIỆP SAU NÀY CỦA ANH/CHỊ? MỤC LỤC A. Phần mở đầu. B. Phần nội dung: I.
Những nội dung cơ bản của cặp phạ m trù cái chung-cái riêng: 1. Khái niệm: 1.1 KN cái chung+VD1 1.2 KN cái riêng+VD2
1.3 KN cái đơn nhất+VD3
2. Quan điểm của phái duy thực và p hái duy danh:
2.1 Phái duy thực (cái chung)+VD4
2.2 Phái duy danh(cái riêng)+VD5
3. Mối quan hệ biện chứng của cặp phạ m trù cái chung-cái riêng:
3.1 Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng
mà biểu hiện sự tồn tại của mình+VD6
3.2 Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung
không tách rời cái chung+VD7
3.3 Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái
chung thì sâu sắc hơn cái riêng+VD8
3.4 Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa cho nhau+VD9 II.
Ý nghĩa phương pháp luận của vấ
n đề này trong hoạt động
và nghề nghiệp sau này:
1. Đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn.
2. Đối với nghề nghiệp sau này:
2.1 Đối với xã hội.
2.2 Đối với bản thân. C. Kết luận.
D. Tài liệu tham khảo. A. MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong một kỉ nguyên của tri thức, đòi hỏi
mỗi con người phải được đào tạo về trình độ học vấn, năng lực, tu dưỡng và
rèn luyện đạo đức... để đáp ứng yêu cầu của sự biến đổi của khoa học công
nghệ cũng như sự biến đổi ngày càng nhanh của xã hội hiện nay. Trong quá
trình đó, triết học Mác-Lênin đặc biệt là cặp phạm trù triết học cái chung-cái
riêng có vai trò vô cùng to lớn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động nhận thức
và thực tiễn về mọi vấn đề của nước ta. Để góp phần làm hiểu rõ và đầy đủ về
cặp phạm trù cái chung-cái riêng, sau đây tôi xin trình bày những phân tích về
những nội dung cơ bản thông qua các ví dụ cụ thể về những sự vật, hiện
tượng khác nhau của từng mặt của cặp phạm trù cái chung-cái riêng. B. NỘI DUNG I.
Những nội dung cơ bản của cặp phạm trù cái chung-cái riêng 1. Khái niệm:
1.1 Thế nào cái riêng+VD1:
Trong đời sống, chúng ta thường xuyên gặp những sự vật hiện
tượng khác. Mỗi sự vật hiện tượng đó được gọi là cái riêng. Vậy cái
riêng là gì? Cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật,
một hiện tượng, một quá trình nhất định.
Ví dụ: một con người nào đó hay một cá nhân nào... đó cũng
được gọi là một cái riêng. Cái riêng này còn được hiểu theo cách khác
là một nhóm sự vật, một quá trình riêng lẻ tham gia vào một nhóm sự
vật, quá trình rộng hơn, phổ biến hơn.
1.2 Thế nào là cái chung+VD2:
Trong phạm trù triết học, cái chung được dùng để chỉ những mặt
những thuộc tính không những có ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà
còn mà còn lặp lại ở nhiều sự vật, hiện tượng khác.
Để có thể thấy rõ những mặt những thuộc tính của sự vật, hiện
tượng ta có thể thông qua ví dụ sau: con người luôn tồn tại và xảy ra
một quá trình sinh ra, trưởng thành, già nua và chết đi. Ví dụ này đều
xảy ra đối với mỗi con người có tồn tại trên trái đất này. Đây được coi
là một quy luật luôn lặp đi lặp lại không những ở con người mà còn ở
những sự vật khác như: động vật, thực vật...
1.3 Thế nào là cái đơn nhất+VD3:
Sự tồn tại cá biệt của một sự vật, hiện tượng nào đó tồn tại trong
bản thân những thuộc tính không lặp lại ở những sự vật, hiện tượng
khác được gọi là cái đơn nhất.
Cái đơn nhất được hiểu rõ hơn trong ví dụ sau: một đặc điểm mà
chỉ có ở con người mới có đó là dấu vân tay. Ngoài ra, còn nhiều ví dụ
khác cũng có thể thấy được cái đơn nhất tồn tại trong nó như: cấu trúc
gen, nhân cách... cụ thẻ khác nhau. Qua những ví dụ đó, có thế thấy cái
đơn nhất không lặp lại ở một sự vật nào khác ngoài bản thân nó.
Những đặc điểm vốn có đó là cái để phân việt cái chung và cái riêng.
2. Quan điểm của phái duy thức (cái chung) và phái duy danh (cái riêng)
Mối quan hệ qua lại giữa cái chung, cái riêng là một trong những
vấn đề quan trọng của triết học nói tiêng, của sự nhận thức của nhân
loại nói chung. Trong quá trình tìm cách giải quyết vấn đề ấy đã hình
thành nên hai trường phái: duy thực và duy danh
2.1 Phái duy thực (cái chung)+VD4
Quan điểm của phái duy thực tuyên bố rằng cái chung tồn tại độc
lập không phụ thuộc vào cái riêng và nó sinh ra cái riêng. Cái riêng
hoặc là không tồn tại hoặc là nếu tồn tại thì cũng là cái chung sinh ra
và nó chỉ là cái tạm thời. Cái riêng sinh ra và chỉ tồn tại trong một thời
gian nhất định rồi sẽ mất đi. Cái chung tồn tại vnhx viễn không phải
trải qua một biến đổi nào.
Đại biểu cho quan điểm của phái duy thực là nhà triết học Plato.
Theo ông, cái chung là những ý niệm tồn tại đọc lập bện cạnh những
cái riêng. Ví dụ như: con người là một khái niệm chung và chỉ có khái
niệm con người là tồn tại mãi mãi, còn những con người cụ thể là
những khái niệm tạm thời vì những con người cụ thể (cá nhân) có thể
thể mất đi. Những cái riêng lẻ sẽ mất đi ngay lập tức khi ý niệm vừa rời khỏi chúng.
2.2 Phái duy danh (cái riêng)+VD5:
Đối lập với quan điểm của phái duy thực, phái duy danh đưa ra
quan điểm rằng chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, cái chung chỉ là những
cái tên gọi do lí trí đặt ra chứ không phản ánh cái gì trong hiện thực.
Tuy cùng coi cái riêng là duy nhât có thực, song các nhà duy
danh giải quyết khác nhau về sự tồn tại của nó. Như Occam cho rằng,
cái riêng tồn tại như đối tượng vật chất cảm tính. Berkeley lại coi cảm
giác là hình thức tồn ại của cái riêng... ví dụ: không thể nhận thấy, nắm
bắt một con người chung chung mà con người chỉ có thể nhận thấy và
nắm bắt qua những con người cụ thể thông qua các cá nhân cụ thể.
3. Mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù cái chung-cái riêng:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục những khiếm khuyết
của cả hai xu hướng đó trong việc lý giải mối quan hệ giữa cái chung
và cái riêng. Phép biện chưnga duy vật khẳng định rằng cái chung, cái
riêng và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Điều đó được thể hiện qua:
3.1 Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu
hiện sự tồn tại của mình+VD6
Có thể thấy không có cái chung tồn tại thuần túy tách rời cái
riêng. Cái chung tồn tại thực sự, những không tồn tại ngoài cái riêng mà thông qua cái riêng.
Mối quan hệ này được nhìn rõ hơn qua ví dụ sau: mỗi một con cá
cụ thể mà chúng ta thường bắt gặp có thcôcs nhiều thuộc tính cụ thể
khác nhau. Chẳng hạn như có con màu trắng, con màu đen, com màu
vàng, con này mình dày... nhưng dù có khác nhau đi chăng nữa bất kì
con cá nào cũng đều là động vật có xương sống, đều ở dưới nước, thở
bằng mang, bơi bằng vây. Đây là những thuộc tính được lặp đi lặp lại ở
mọi con cá, chúng tạo nên cái chung và được phản ánh trong khái niệm cá.
3.2 Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung+VD7:
Không có cái riêng nào tồn tại độc lập mà không có mối liên hệ
với cái chung. Sở dĩ, cái riêng được gọi là cái riêng vì nó được xem xét
trong mối quan hệ với cái chung. Sự vật, hiện tượng riêng nào cũng bao hàm cái chung.
Như vậy, sự vật hiện tượng nào cũng có hai mặt là cái riêng và
cái chung chẳng hạn như: Cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cái
riêng nhưng cuộc cách mạng vẫn có mối quan hệ chung với cuộc cách
mạng xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
3.3 Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là
cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng+VD8:
Cái chung sâu sắc hơn cái riêng là vì nó phản ánh những thuộc
tính chung bản chất lặp đi lặp lại ở nhiều sự vật. Còn cái riêng phong
phú hơn cái chung vì nó tổng hợp của cái chung và cái đơn nhất.
Trong xã hội, mỗi cá nhân con người à một cái riêng với đầy đủ
sác thái đa dạng về tính cách, năng lực... nhưng những cái chung của
các cá nhân đó như nền văn hóa,... lại phản ánh sâu sắc những đặc tính
bản chất của các cá nhân đó. Do đó, cái chung là cái gắn liền với bản
chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái chung.
Có thể khái quát bằng một công thức như sau:
Cái riêng= Cái chung+ Cái đơn nhất
3.4 Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa cho nhau+VD9:
Cái chung chuyển hóa thành cái đơn nhất đó là quá trình tồn tại
và tiêu vong dần của cái cũ. Còn cái đơn nhất chuyển hóa thành cái
chung là quá trình ra đời và phát triển cái mới.
Mối quan hệ được thông qua ví dụ sau: khi có một sáng kiến hay
một phát minh mới ra đời- nó là cái đơn nhất, do nhu cầu xã hội nên
sáng kiến hay phát minh này được mở rộng, phổ biến khắp nơi- đó là cái chung.
Sự phân biệt giữa cái chung và cái đơn nhất nhiều khi chỉ mang
tính tương đối. Có những đặc điểm của nhóm sự vật này là cái đơn
nhất, nhưng nếu xét ở nhóm sự vật khác lại là cái chung. Ví dụ như:
cây cối là một đặc điểm chung khi xét tập hợp các cây bạch đàn,
phượng vĩ, bàng,... nhưng nếu xét trong phạm vi thực vật thì cây cối
chỉ là một đặc điểm đơn nhất chỉ các loại cây mà ngoài ra thực vật còn
có cỏ, bụi rậm, nấm,...