-
Thông tin
-
Quiz
Nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc chủ nghĩa xã hội khoa học và ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với Việt Nam | Tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học
Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với Việt Nam. Sự vận dụng cương lĩnh dân tộc của Leenin vào đảng nhà nước ta hiện nay. Sự tác động căn cứ tình hình đặc điểm dân tộc Việt Nam. Cộng đồng dân tộc Việt Nam có chung một lãnh thổ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN211) 138 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc chủ nghĩa xã hội khoa học và ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với Việt Nam | Tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học
Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với Việt Nam. Sự vận dụng cương lĩnh dân tộc của Leenin vào đảng nhà nước ta hiện nay. Sự tác động căn cứ tình hình đặc điểm dân tộc Việt Nam. Cộng đồng dân tộc Việt Nam có chung một lãnh thổ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN211) 138 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUY N Ề
KHOA PHÁT THANH-TRUYỀN HÌNH
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN : Chủ nghĩa xã hội khoa học
ĐỀ TÀI : Nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa
xã hội khoa học và ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với Việt Nam
Sinh viên thực hiện : Lê Nguyệt Hằng
Lớp : Báo mạng điện tử CLC
Mã sinh viên : 2056090016
Giảng viên : Bùi Thị Kim Hậu
Mục Lục
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................01
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................03
CHƯƠNG I QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ
DÂN TỘC...............................................................................................................03
1. Khái niệm dân tộc.......................................................................................03
2. Hai xu hướng khách quan và biểu hiện của sự phát triển quan hệ dân
tộc..................................................................................................................06
2.1. Xu hướng phân lập.................................................................................06
2.2. Xu hướng liên kết...................................................................................06
CHƯƠNG II: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CƯƠNG LĨNH DÂN TỘC CỦA
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC...................................................................08
1. Các dân tộc có quyền bình đẳng................................................................08
2. Các dân tộc có quyền tự quyết...................................................................09
3. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc......................................................10
4. Ý nghĩa của cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa xã hội khoa học.............10
CHƯƠNG III: Ý NGHĨA VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CƯƠNG LĨNH DÂN
TỘC MÁC-LÊNIN ĐỐI VỚI VIỆT NAM..........................................................13
1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với ở Việt Nam. …
. ……………............13
2. Sự vận dụng cương lĩnh dân tộc của Lênin của Đảng vào nhà nước ta
hiện nay…………………………………………………………………....14
2.1. Sự tác động căn cứ vào tình hình đặc điểm dân tộc Việt Nam……..15
2.1.1. Cộng đồng các dân dân tộc Việt Nam có chung một lãnh thổ……...15
2.1.2. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có chung một đời sống kinh
tế………………………………………………………………………...16
2.1.3. Cộng đồng ngôn ngữ, đời sống văn hóa tinh thần và ý thức tự giác
dân tộc ………………………………………………………………....17
2.2. Đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước t
a hiện nay –
sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt Cương lĩnh dân tộc của Lênin……………..18
2.2.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, xã hội cho
các vùng dân tộc thiểu số………………………………………………18
2.2.2. Tôn trọng sự bình đẳng lẫn nhau giữa các dân tộc…………………...19
2.2.3. Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ cho mỗi dân tộc……………………19
2.2.4. Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn vùng
đồng bào dân tộc……………………………………………………….20
2.2.5. Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cường của
các dân tộc……………………………………………………………...20
PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................23
A) Phần mở đầu
Các sự kiện của những thập kỷ gần đây đã cho thấy rằng bước chuyển tiếp của nền
văn minh nhân loại đã bước sang giai đoạn mới, vừa tạo nên những nhân tố mới
làm cho mối liên hệ và ảnh hưởng qua lại giữa các dân tộc và bộ tộc dần tăng lên,
vừa tạo nên nhu cầu và điều kiện cho sự bảo lưu cũng như phát triển về các nét
riêng biệt trong bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc,bộ tộc. Mặt khác, do trình độ
quốc tế hóa mà đời sống tăng lên một cách vươt bậc, làm cho xu hướng xích lại
gần nhau giữa các dân tộc ngày càng trở nên mạnh mẽ. Sự phát triển thống nhất
trong mâu thuẫn giữa hai xu hướng đó là làm xuất hiện hàng loạt vấn đề cần giải
quyết liên quan đến vận mệnh của từng dân tộc và đụng chạm đến mối quan hệ
giữa các dân tộc. Đặc biệt trong những năm gần đây, với những biến động lớn
trong đời sống chính trị-xã hội diễn ra trên toàn cầu, với vấn đề dân tộc mà trọng
tâm là các quan hệ dân tộc cùng diễn biến rất đa dạng và phức tạp.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc gồm 54 dân tộc anh em, mà trong đó dân tộc
Kinh là chiếm đại đa số. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thì chủ yếu sống tại miền
núi, vùng sâu, vùng xa,vùng biên giới; là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng
trong việc phát triển nền kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Đảng và
Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương chính sách phát triển kinh tế
xã hội, nhờ đó mà đời sống vật chất tinh thần của các dân tộc ngày càng được cải
thiện và nâng cao. Văn hóa của các dân tộc luôn được coi trọng, mối quan hệ đoàn
kết giữa các dân tộc ngày càng được tăng cường. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, mà đời sống
của một bộ phận không nhỏ các dân tộc thiểu số sống ở trên miền núi vùng sâu
vùng xa hiện vẫn đang còn gặp rất nhiều những khó khăn thiếu thốn về cả vật chất
lẫn tinh thần. Tình trạng trên không những làm cho các dân tộc thiểu số khó khăn 1
trong việc vươn lên và hòa nhập cùng với sự phát triển chung của cả nước, mà còn
tạo ra khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, tiềm ẩn những yếu tố có thể gây
mất ổn định chính trị xã hội nhất là khi bị các thế lực thù địch lợi dụng.
Để giải quyết tốt vấn đề dân tộc, cần hiểu rõ vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa
các dân tộc cần phải giải quyết ra sao. Qua đó, xác định được tầm quan trọng của
việc giải quyết các vấn đề dân tộc, xác định xu hướng khách quan của sự phát triển
dân tộc. Để từ đó đưa ra phương hướng giải quyết tốt nhất triệt để nhất điều đó chỉ
có thể thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu và vận dụng các quan điểm khoa học và
cách mạng của chủ nghĩa Mác-lênin về vấn đề dân tộc.
Dựa vào tình hình đó, em quyết định lựa chọn và nghiên cứu sâu về đề tài: “Nội
dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa xã hội khoa học và ý
nghĩa của việc nghiên cứu đối với Việt Nam”
Do em không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc làm một bài luận, nên sẽ có đôi
chỗ bị lủng củng, em mong sẽ được cô chấp nhận và thông cảm cho.
Em xin chân thành cảm ơn . 2
B) Phần Nội D ung
Chương I : Quan điểm của chủ nghĩa Mác- LêNin về vấn đề dân tộc 1. Khái niệm dân tộc
Hình 1.1 Các dân tộc Việt Nam
Dân tộc là một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước khi dân tộc
xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc,
bộ lạc, bộ tộc. Cho đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất :
Thứ nhất: Dân tộc hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị -xã hội có
những đặc trưng cơ bản sau đây: 3
Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng quan trọng
nhất của dân tộc và là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên của
dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của dân tộc.
Có lãnh thổ chung ổn định không bị chia cắt, là địa bàn sinh tồn và
phát triển của cộng đồng dân tộc. Khái niệm lãnh thổ bao gồm cả
vùng đất, vùng biển, hải đảo, vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia
dân tộc và thường được thể chế hoá thành luật pháp quốc gia và luật
pháp quốc tế. Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng gắn với việc
xác lập và bảo vệ lãnh thổ quốc gia dân tộc.-Có sự quản lý của một
nhà nước, nhà nước-dân tộc độc lập.
Có ngôn ngữ chung của quốc gia làm công cụ giao tiếp trong xã hội
và trong cộng đồng (bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết).
Có nét tâm lý biểu hiện qua nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc
riêng của nền văn hóa dân tộc. Đối với các quốc gia có nhiều tộc
người thì tính thống nhất trong đa dạng văn hóa là đặc trưng của nền văn hoá dân tộc.
Thứ hai :Dân tộc–tộc người (ethnies).Ví dụ : dân tộc Tày, Thái, Ê Đê... ở
Việt Nam hiện nay.Theo nghĩa này, dân tộc là cộng đồng người được hình
thành lâu dài trong lịch sử và có ba đặc trưng cơ bản sau:
Cộng đồng về ngôn ngữ(bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết; hoặc
chỉ riêng ngôn ngữ nói). Đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt các tộc
người khác nhau và là vấn đề luôn được các dân tộc coi trọng giữ gìn.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển tộc người vì nhiều nguyên nhân
khác nhau, có những tộc người không còn ngôn ngữ mẹ đẻ mà sử
dụng ngôn ngữ khác làm công cụgiao tiếp. 4
Cộng đồng về văn hóa. Văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và phi vật
thể ở mỗi tộc người phản ánh truyền thống, lối sống, phong tục, tập
quán, tín ngưng, tôn giáo của tộc người đó. Lịch sử phát triển của
các tộc người gắn liền với truyền thống văn hóa của họ. Ngày nay,
cùng với xu thế giao lưu văn hóa vẫn song song tồn tại xu thế bảo tồn
và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi tộc người.
Ý thức tự giác tộc người. Đây là tiêu chí quan trọng nhất để phân định
một tộc người và có vị trí quyết định đối với sự tồn tại và phát triển
của mỗi tộc người. Đặc trưng nổi bật là các tộc người luôn tự ý thức
về nguồn gốc, tộc danh của dân tộc mình; đó còn là ý thức tự khẳng
định sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người dù cho có những tác
động làm thay đổi địa bàn cư tr, lãnh thổ, hay tác động ảnh hưởng
của giao lưu kinh tế, văn hóa... Sự hình thành và phát triển của ý thức
tự giác tộc người liên quan trực tiếp đến các yếu tố của ý thức, tình
cảm, tâm lý tộc người.
Ba tiêu chí này tạo nên sựổn định trong mỗi tộc người trong quá trình phát triển.
Đồng thời căn cứ vào ba tiêu chí này để xem xét và phân định các tộc người ở Việt
Nam hiện nay.Trong một quốc gia có nhiều tộc người, căn cứ vào số lượng của
mỗi cộng đồng, người ta phân thành tộc người đa số và tộc người thiểu số. Cách
gọi này không căn cứ vào trình độ phát triển của mỗi cộng đồng. Như vậy, khái
niệm dân tộc cần phải được hiểu theo hai nghĩa khác nhau. Thực chất, hai vấn đề
này tuy khác nhau nhưng lại gắn bó rất mật thiết với nhau và không thể tách rời nhau. 5
2. Hai xu hướng khách quan và biểu hiện của sự phát triển quan hệ dân tộc
Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc 2.1 Xu hướng phân lập.
Ở những quốc gia, khu vực tư bản chủ nghĩa gồm nhiều cộng đồng dân cư có nguồn
gốc tộc người khác nhau làm ăn, sinh sống. Đến một thời kì nhất định nào đó, m à sự
trưởng thành của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh hoàn thiện về quyền sống của mình mà
các cộng đồng dân cư đó muốn tách khỏi nhau để thành lập nên các dân tộc độc lập.
Bởi vì họ hiểu rằng, chỉ có ở trong một cộng đồng độc lập họ mới có thể có quyền
tự quyết định vận mệnh của mình, mà cao nhất là sự tự do lựa chọn chế độ chính
trị và con đường phát triển của dân tộc 2.2. Xu hướng liên kết.
Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên
hiệp lại với nhau. Chính sự phát triển của khoa học công nghệ, của giao lưu kinh tế
và văn hóa trong xã hội tư bản đã tạo nên nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa
các dân tộc, tạo nên mối liên kết giữa các quốc gia và quốc tế rộng lớn giữa các dân
tộc, thc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.
Biểu hiện của hai xu hướng phát triển khách quan của dân tộc trong thời đại ngày nay.
Xét trong phạm vi các quốc gia xã hội chủ nghĩa có nhiều dân tộc. Ở các nước này,
xu hướng thứ nhất biểu hiện trong sự nỗ lực của từng dân tộc để đi tới sự tự chủ và
sự phát triển phồn vinh của dân tộc mình. Xu hướng thứ hai là tạo nên sự thc dẩy
mạnh mẽ để các dân tộc trong cộng đồng quốc gia xích lại gần nhau hơn nữa, hòa 6
hợp với nhau ở mức độ cao hơn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.Trong điều kiện
của chủ nghĩa xã hội, hai xu hướng phát huy tác động qua lại, hỗ trợ nhau và diễn ra
trong sự hình thành và phát triển từng dân tộc, trong cả cộng đồng quốc gia và đụng
chạm đến tất cả các quan hệ dân tộc. Sự tự chủ, phồn vinh của từng dân tộc sẽ tạo
điều kiện cho dân tộc đó có thêm vật chất và tinh thần để hợp tác chặt chẽ hơn với
các dân tộc anh em. Sự xích lại gần nhau hơn của các dân tộc dựa trên cơ sở tự
nguyện và bình đẳng sẽ tạo điều kiện cho từng dân tộc đi nhanh tới sự phát triển, phồn vinh.
Xét trên phạm vi thế giới, sự tác động của hai xu hướng khách quan thể hiện rất nổi
bật. Thời đại ngày nay, là nơi mà người dân họ có quyền được đòi hỏi những quyền
lợi cho bản thân, bao gồm cả quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát
triển của dân tộc, quyền bình đẳng với các dân tộc khác. Đây là một trong những
mục tiêu chính trị chủ yếu của thời đại – mục tiêu độc lập dân tộc. Ngược lại, trong
thời đại ngày nay, còn có xu hướng các dân tộc muốn xích lại gần nhau để trở lại
hợp nhất thành một quốc gia thông nhất nguyên trạng đã được hình thành trong lịch
sử. Xu hướng đó tạo nên sức ht các dân tộc vào các liên minh được hình thành trên
những cơ sở lợi ích nhất định. Có những lợi ích mang tính khu vực – dựa trên yếu tố
gần nhau về địa lý, giống nhau về môi trường thiên nhiên, tương đồng nhau về một
số giá trị văn hóa, trùng hợp nhau về lịch sử và hiện tại trong cuộc đấu tranh chống
một kẻ thù chung nào đó. Lợi ích toàn cầu có tác dụng sâu xa gắn bó loài người trong
một quá trình vận động thống nhất: các dân tộc, quốc gia trê thế giới còn đang ở
những trình độ phát triển khác nhau, cần sự gip đ lẫn nhau cùng tiến bộ. 7 Chương I
I : Nội dung cơ bản của cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa xã hội khoa học Dựa trên tình hìn
h của các dân tộc trên thế giới, mối quan hệ dân tộc trên thế giới
và dựa trên thực tiễn tình hình dân tộc ở nước Nga lúc bấy giờ, Lenin đã nêu ra
Cương lĩnh dân tộc bao gồm các nguyên tắc để giải quyết vấn đề dân tộc theo cả
góc độ mối quan hệ giữa các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc cũng như theo
cả góc độ mối quan hệ dân tộc quốc tế.
Nội dung cơ bản của cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa xã hội khoa học
1. Các dân tộc có quyền bình đẳn g
Quyền bình đẳng dân tộc được Lênin coi là một trong những nội dung cơ bản của cương lĩnh dân tộc. Đ
ây là quyền thiêng liêng của tất cả các dân tộc không phân
biệt trình độ phát triển, không phân biệt là dân tộc chiếm đa số hay thiểu số. Nội
dung của quyền bình đẳng được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...
Mục tiêu của nó là làm cho các dân tộc được hưởng những điều kiện và khả năng
như nhau đối với việc tự do phát triển năng lực và thỏa mãn nhu cầu của mình, c ó
địa vị như nhau đối với tất cả các dân tộc.
Bình đẳng về chính trị là nội dung đầu tiên là tiền đề là quyền của mỗi dân tộc mỗi
người đó là quyền được quyết định vận mệnh của mình,bao gồm các nội dung như:
Quyền được lựa chọn chế độ chính trị lựa chọn con đường phát triển của dân tộc
mình quyền quyết định chính sách dân tộc mình trong mối quan hệ với các dân tộc khác .
Bình đẳng về kinh tế là quyền được phát triển về mặt kinh tế đảm bảo lợi ích kinh
tế cho các dân tộc. Lợi ích kinh tế gắn liền với lợi ích giai cấp, d ân tộc ở mỗi quốc gia. u
Q yền bình đẳng về kinh tế phụ thuộc vào trình độ phát triển của các dân tộc, 8
vì vậy muốn có được bình đẳng về kinh tế đòi hỏi các dân tộc phải chăm lo phát
triển lực lượng sản xuất, đảm bảo nâng cao dần đời sống kinh tế cho nhân dân.
Bình đẳng về kinh tế tạo điều kiện hợp tác có lợi cho sự phát triển kinh tế của quốc
gia. Quyền bình đẳng về kinh tế là cơ sở để đảm bảo cho các quyền bình đẳng khác.
Quyền bình đẳng về văn hóa xã hội là quyền bình đẳng giữa người với người ; giữa
cộng đồng với cộng đồng.Trong một dân tộc ở một quốc gia, Lênin khẳng định :
“Đối với những người mắc xích, vấn đề ”văn hóa dân tộc” có một ý nghĩa to lớn
chẳng những nó xác định nội dung tư tưởng của toàn bộ công tác tuyên truyền và
cổ động của chúng ta về vấn đề dân tộc, l à khác với tuyên truyền tư sản mà còn là
vì toàn bộ các cương lĩnh về tự trị dân tộc về văn hóa trữ doanh đều dựa vào khẩu hiệu đó”. 1
Quyền bình đẳng của các dân tộc khẳng định quyền bình đẳng của tập người, các
dân tộc thiểu số phải khắc phục trình độ phát triển giữa các tộc người,các quốc gia
dân tộc. Đứng trên lập trường của giai cấp công nhân thì vấn đề bình đẳng dân tộc
và đấu tranh cho sự bình đẳng về kinh tế-chính trị-văn hóa và gạt bỏ những lực
cản, những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi dưới mọi hình thức là nội dung
cơ bản của chủ nghĩa Mác-lênin về bình đẳng dân tộc .
2. Các dân tộc được quyền tự quyết
Quyền dân tộc tự quyết là quyền của các dân tộc tự mình định đoạt công việc và
vận mệnh của mình, quyền độc lập chính trị và phân lập về mặt chính trị khỏi dân
tộc áp bức họ. Quyền dân tộc tự quyết có thể biểu hiện ở những mức độ khác nhau,
từ tự trị nội bộ đến tách ra thành quốc gia dân tộc độc lập.
1 V.I Lênin toàn tập,NXB tiến bộ,tập 24,tr.166 9
Quyền dân tộc tự quyết trước tiên xuất hiện trong quốc gia mà được gọi là đa dân
tộc. Do có nạn áp bức, bóc lột ở các dân tộc lớn với dân tộc nhỏ nên đã hình thành
phong trào đòi quyền tự quyết ở các dân tộc bị áp bức. Khi chủ nghĩa tư bản
chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, tình trạng áp bức dân tộc ngày càng trở nên phổ
biến, chủ nghĩa đế quốc xâm lược nô dịch các dân tộc cũ kĩ, lạc hậu, phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc đòi quyền tự quyết phát triển mạnh mẽ ở các dân tộc
là thuộc địa và phụ thuộc của chủ nghĩa đế quốc. Trong những cuộc phong trào này
giai cấp công nhân đã có những đóng góp trong việc xây dựng các nguyên tắc về
quyền tự quyết của các dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc.
Độc lập chính trị được xem là quyền cơ bản thiêng liêng của mỗi dân tộc, cũng là
mục tiêu đầu tiên của giai cấp công nhân ở các dân tộc bị áp bức,bóc lột trong cuộc
đấu tranh giải phóng giai cấp. Thực hiện quyền dân tộc tự quyết là góp phần làm
suy yếu chủ nghĩa để quốc, góp phần xóa bỏ sự hiềm khích, nghi kỵ giữa các dân
tộc, tạo điều kiện cho sự thống nhất giữa giai cấp công nhân với các dân tộc trên toàn thế giới.
3. Liên hiệp giai cấp công nhân giữa tất cả các dân tộc lại.
Đây được xem là tư tưởng cơ bản và quan trọng trong cương lĩnh dân tộc của Lênin,
nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự nghiệp giải
phóng dân tộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp, nó đảm bảo cho dân tộc có đủ sức
mạnh để giành được thắng lợi.
Ngoài ra, nó còn là cơ sở vững chắc để đoàn kết nhân dân lao động trong các dân
tộc để chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dụng
liên hiệp giai cấp công nhân giữa tất cả các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội
dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể. 10
Ba nội dung trên của Cương lĩnh dân tộc là cơ sở lý luận và y sở thực tiễn để giải
quyết các quan hệ dân tộc. Trong ba nội ung ấy, nội dung thứ ba có vai trò liên kết
các nội dung khác rong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin thành một
chinh thể, đồng thời nó thể hiện trên thực tế tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế
chân chính, tạo ra sức mạnh và động lực to lớn có tác dụng thc đẩy các dân tộc xích
lại gần nhau trong cuộc dâu tranh chung. Khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông
Âu sụp đổ, các thế lực chống đối và thù địch với chủ nghĩa xã hội đã ra sức xuyên
tạc chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và quan điểm giải quyết vấn đề dân tộc nói riêng.
Chng kích động tâm lý ly khai, xuyên tạc về quyền dân tộc tự quyết trong mọi
trường hợp, kích động các dân tộc thiểu số đòi phân lập thành lãnh thổ, quốc gia
riêng bất chấp pháp luật quốc gia và công pháp quốc tế. Mặt khác, chng thông qua
quá trình toàn cầu hóa can thiệp thô bạo vào chủ quyền quốc gia, xâm phạm lãnh thổ
nhiều nước dưới dân chủ, tự do tôn giáo.
4. Ý nghĩa của cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa xã hội khoa học :
Nhìn chung, Cương lĩnh dân tộc của Lênin đã có những tác dụng tích cực cho các
nước trong tiến trình cách mạng XHCN. Đó là cơ sở cho sự đoàn kết của công
nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc; đoàn kết giai cấp công nhân gắn
với phong trào giải phóng dân tộc gip cho các nước bị t ự h c dân, đế quốc xâm
lược có lối thoát. Trên cơ sở đó còn tạo điều kiện cho cách mạng vô sản ở các nước
sớm nổ ra. Đồng thời, cương lĩnh còn gip cho giai cấp công nhân và nhân dân lao
động trong việc giành được chính quyền, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới,
thực hiện chính sách dân tộc phù hợp với cương lĩnh mà Lênin đã nêu ra.
Sự vận dụng cương lĩnh Lênin ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã tạo nên
nhiều thành tựu trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc. Tình trạng người bóc lột
người bị thủ tiêu, tình trạng áp bức giữa các dân tộc dần xóa bỏ, nhiều dân tộc bỏ 11
qua trình độ lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, cùng với những thành
tựu lại phạm phải những sai lầm sự thiếu sót trầm trọng dể lại hậu quả tiêu cực
nghiêm trọng buộc ắc một số nước phải trả giá đắt. Song hiện nay ở một số nước
xã hội chủ nghĩa, quan điểm của Lênin về vấn đề dân tộc đã và đang dần phục hồi và trên đà phát triển. 12
Chương III: Ý nghĩa và sự vận dụng của c
ương lĩnh dân tộc Mác- Lênin
đối với Việt Nam hiện nay
1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với ở Việt Nam
Chính sách dân tộc ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
tộc, mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp; trên quan điểm và nguyên tắc các dân
tộc có quyền bình đẳng, tự quyết và liên hợp công nhân các dân tộc lại. Giải quyết
vấn đề dân tộc trên lập trường của giai cấp công nhân và thông qua con đường
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề dân tộc chỉ có thể được giải quyết triệt để
bằng con đường cách mạng vô sản.
Như chng ta đã biết, để có được nền độc lập như ngày hôm nay, chng ta đã trải
qua hơn 4000 năm lịch sử, chịu đựng sự bóc lộc trong 1000 năm bị đô hộ.Và tất cả
dã rẽ sang một hướng khác khi bác Hồ của chng ta tìm ra con đường cứu nowc.
Đó là đi theo chủ nghĩa vô sản.
Trên hành trình tìm đường cứu nước, vào những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí
Minh đến với Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của V.ILênin và tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc. “Chỉ có giải
phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này
chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản”2. Sau này, năm 1959, tổng kết một
chặng đường vẻ vang mà đất nước đã trải qua, Người lại viết: “Muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”3.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết đng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và
vấn đề giai cấp ở nước ta. Đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc lên ngang tầm một
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập,NXB. Chính trị quốc gia,H.2002,t.1,tr.416
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập,NXB. Chính trị quốc gia,H.2002,t.9,tr.314 13
cuộc cách mạng xã hội và khẳng định rằng, cuộc cách mạng xã hội đó bao gồm hai
tiến trình giải phóng gắn bó chặt chẽ với nhau đó là giải phóng dân tộc và giải
phóng giai cấp. Người đã chỉ rõ mục tiêu bao quát ở nước ta tại thời điểm đó là
đánh đuổi thực dân,giành độc lập dân tộc, đánh đuổi phong kiến dành quyên dân
chủ và tạo điều kiện phát triển đất nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.
Khi đất nước ta đi vào thời bình, Đảng và nhà nước đã có rất nhiều những chính
sách về dân tộc nhằm tăng thêm sự đoàn kết, tình yêu thương của con người với
con người. Tạo điều kiện cho những bà con dân tộc ở vùng sâu,vùng xa có điều
kiện để học hỏi và phát triển nhưng bao người khác.
2. Sự vận dụng cương lĩnh dân tộc của Lênin của Đảng vào nhà nước ta hiện nay.
Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là vận dụng Cương lĩnh dân tộc
của Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, xuất phát từ thực tiễn lịc
h sử đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam,
Đảng và Nhà nước ta ngay từ khi thành lập đã xem vấn đề dân tộc và xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc có tầm quan trọng hàng đầu.
Việt Nam – tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng là con cháu của Lạc Long
Quân – Âu Cơ, nở ra từ trăm trứng, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển,
cùng mở mang xây dựng non sông “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, với rừng núi
trùng điệp, đồng bằng sải cánh cò bay và biển Đông bốn mùa sóng vỗ; bờ cõi liền
một dải từ chỏm Lũng C (Bắc) đến xóm Rạch Tàu (Nam), từ đỉnh Trường Sơn
(Tây) đến quần đảo Trường Sa (Đông).
Hiện nay, xét về tính thống nhất Việt Nam được xem là một quốc gia đa dân tộc,
đa sắc tộc, trên dải đất hình chứ S có 54 dân tộc anh em, đó là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ, ố
B Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái, Ba na, Brâu, Bru-
Vân kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ m, Mạ, 14
Mảng, M’Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng, Dao, Mông,
Pà thẻn, Cờ lao, La Chí, La ha, Pu péo, Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai, Hoa,
Ngái, Sán dìu, Cống, Hà nhì, La hủ, Lô lô, Phù lá, Si la.
Xét về tính đa dạng: Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nước ta có nhiều dân tộc, đấy
là điểm tốt. Trong cộng đồng các dân tộc ở nước ta bên cạnh những nét chung giữa
các dân tộc còn nhiều nét khác biệt làm rõ ranh giới của mỗi dân tộc phân biệt với
các dân tộc khác. Người rất trân trọng những nét độc đáo, bản sắc riêng,đặc trưng
cho văn hóa mỗi dân tộc và xem đó như là một trong những tiềm năng to lớn của
vùng đồng bào các dân tộc và miền núi cần được khai thác cho công cuộc xây dựng đất nước.
2.1. Sự tác động căn cứ vào tình hình đặc điểm dân tộc Việt Nam
Dân tộc có bề dày lịch sử một nền tảng văn hóa vững chắc có sức mạnh tiếp biến
các yếu văn hóa bên ngoài làm giàu có và phong ph thêm cho nền văn hóa dân
tộc. Trải qua năm tháng được thử thách, sàng lọc với một chủ thể thông minh sáng
tạo, có ý thức cao về dân tộc mình đã tạo nên hệ các giá trị chuẩn mực mà cao nhất
là lòng yêu nước... tạo nên một bản sắc diện mạo riêng tránh được nạn đồng hóa dân tộc v à vươn lên t ự khẳng định mình.
Việt Nam là một dân tộc thống nhất bao gồm 54 dân tộc, tộc người. Sự thống nhất,
tính cộng đồng của dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài và
được thể hiện đầy đủ trên tất cả các dấu hiệu đặc trưng cơ bản hợp thành một cộng
đồng dân tộc thống nhất về lãnh thổ, đời sống kinh tế, về ngôn ngữ cũng như về
đời sống văn hóa tinh thần. Các giá trị cộng đồng, thống nhất ấy bao hàm trong nó
tính đặc thù về văn hóa, ngôn ngữ của mỗi tộc người. Đến lượt nó, những giá trị
văn hóa, ngôn ngữ mang bản sắc của mỗi tộc người ấy lại hòa quyện vào nhau làm
phong ph và đa dạng thêm đời sống văn hóa của các cộng đồng, tạo thành bản sắc
văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
2.1.1. Cộng đồng các dân dân tộc Việt Nam có chung một lãnh thổ 15
Lãnh thổ Việt Nam là kết quả của hành trình hình thành lịch sử lâu đời,trải qua
hàng ngàn năm,là sự bảo vệ và che chở của tầng tầng lớp lớp con người Việt Nam.
Dù xét từ bất kỳ một phương diện nào, từ lịch sử,địa lý,chính trị,văn hóa học... thì
lãnh thổ Việt Nam là giá trị văn hóa cao nhất của cả cộng đồng các dân tộc-tộc
người đã nương tựa vào nhau.
2.1.2. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có chung một đời sống kinh tế
Từ rất sớm, nghề trồng la nước đã trở thành phương thức sản xuất chủ yếu của
cộng đồng các tộc người Việt Nam. Phương thức sản xuất và đời sống kinh tế dựa
trên phương thức sản xuất ấy đã đặt ra những yêu cầu khách quan, tất yếu đòi hỏi
cộng đồng các tộc người Việt cùng nhau để có thể tồn tại và phát triển. Bên cạnh
đó, các yếu tố địa tự nhiên và địa chính trị đã hợp thành các yếu tố và điều kiện
khách quan, quy định các quan hệ chính trị, nhà nước của cộng đồng các tộc người
Việt. Một chế độ phong kiến trung ương, q
uyền được coi là điều kiện cần thiết cho
sự ra đời, phát tiền một cộng đồng về đời sống kinh tế, từ sản xuất đến lưu công
các sản phẩm hàng hóa, tiền tệ... Một nền kinh tế hàng hóa tiền tệ ra đời từ cách
đây khoảng hơn 600 năm, ngày nay đang thực sự chuyển mình trở thành một quốc 16
gia có đời sống kinh tế ngày càng phát triển, ngày càng thống nhất, với tính cộng
đồng ngày càng bền chặt.
Trong giai đoạn hiện nay, đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, mà các dân tộc ở
Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều với nhau. Trong
khi một số dân tộc đã đạt đến trình độ cao về phát triển kinh tế - xã hội, nhưng
cũng còn có một số dân tộc ở những vùng sâu, vùng xa vẫn ở trình độ phát triển
rất thấp, do đó vấn đề khắc phục sự phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội
giữa các dân tộc là một nội dung quan trọng trong chính sách dân tộc.
2.1.3. Cộng đồng ngôn ngữ, đời sống văn hóa tinh thần và ý thức tự giác dân tộc
Các dân tộc - tộc người Việt Nam có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh
chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm, xây dựng một cộng đồng quốc
gia dân tộc thống nhất. Đoàn kết trong dựng nước, giữ nước, tinh thần cộng đồng
là giá trị văn hóa truyền thống nổi bật của cả cộng đồng các dân tộc - tộc người
Việt Nam. Giá trị truyền thống ấy được hình thành, được giữ gìn và hun đc trải
qua hàng nghìn năm lịch sử, mà thể hiện rõ nhất kể từ thế kỷ thứ hai trước công
nguyên, khi cộng đồng các dân tộc - tộc người Việt Nam bị sự xâm lược thống trị
của phong kiến phương Bắc. Truyền thống ấy đã làm nên sức mạnh để dân tộc ta
giành lại chủ quyền quốc gia dân tộc và chiến thắng ấy đã tạo nên nền tảng đầu
tiên, vững chắc cho truyền thống cố kết cộng đồng các dân tộc - tộc người trong
một quốc gia thống nhất - yếu tố cốt lõi của ý thức tự giác dân tộc về chủ quyền
của quốc gia dân tộc mình.
2.2. Đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay – sự vận
dụng sáng tạo, linh hoạt Cương lĩnh dân tộc của Lênin. 17