-
Thông tin
-
Quiz
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt? | Lịch sử 10
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt? Câu hỏi: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở hình hành của nền văn minh Đại Việt? A. Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc; B. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. C. Sao chép nguyên bản thành tựu văn minh Trung Hoa. D. Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh bên ngoài. Đáp án đúng là: C. Tài liệu giúp bạn tham khảo, Mời bạn đọc đón xem!
Lịch Sử 10 439 tài liệu
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt? | Lịch sử 10
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt? Câu hỏi: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở hình hành của nền văn minh Đại Việt? A. Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc; B. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. C. Sao chép nguyên bản thành tựu văn minh Trung Hoa. D. Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh bên ngoài. Đáp án đúng là: C. Tài liệu giúp bạn tham khảo, Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) (KNTT) 15 tài liệu
Môn: Lịch Sử 10 439 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Lịch Sử 10
Preview text:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt?
Bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê sẽ cung cấp cho quý khách thông tin về Nội dung nào sau đây
không phản ánh đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt? Mong rằng thông tin chúng tôi
đưa ra sẽ hữu ích cho quý khách!
Mục lục bài viết
1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt?
Câu hỏi: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở hình hành của nền văn minh Đại Việt?
A. Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc
B. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
C. Sao chép nguyên bản thành tựu văn minh Trung Hoa.
D. Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh bên ngoài
Đáp án đúng là: C
- Những cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt:
+ Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
+ Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
+ Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh bên ngoài.
2. Giáo án lịch sử bài 12: Văn minh Đại Việt I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được quá trình phát triển của văn minh Đại Việt trên trục thơi gian và một số thành tựu tiêu biểu
của nên văn minh Đại Việt
Giải thích được khái niệm, phân tích được cơ sở hình thành, ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.
Trân trọng giá trị của nền văn minh Đại Việt, vận dụng hiểu biết về văn minh Đại Việt để giới thiệu,
quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hóa Việt Nam. 2. Năng lực - Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các
hoạt động trong lớp.
Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành
nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia
các hoạt động lịch sử. - Năng lực riêng:
Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về những
thành tự của văn minh Đại Việt.
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận dụng hiểu biết về văn minh Đại Việt để giới thiệu,
quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hóa Việt Nam. 3. Phẩm chất
Tự hào và trân trọng về những giá trị của nền văn minh Đại Việt, bồi đắp lòng yêu nước.
Có trách nhiệm gìn giữ, phát huy giá trị và quảng bá văn minh Đại Việt
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
Phiếu học tập dành cho HS.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Khởi động, tạo tình huống vào bài, nhằm kích thích tư duy của HS.
Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu.
Sản phẩm học tập: HS trình bày hiểu biết và suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của nền văm minh Đại Việt.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu hỏi mở đầu yêu cầu HS trả lời:
Em đã tìm hiểu về các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, trong kỉ
nguyên đất nước độc tập và phát triển theo mô hình quân chủ trung ương tập quyền, nền văn minh
Đại Việt được hình thành và phát triển. Hãy chia sẻ một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại
Việt mà em biết. Nền văn minh này có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi và suy nghĩ trả lời.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời: Đáp án:
- Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt:
+ Thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền ngày càng được hoàn thiện và phát triển đến
đỉnh cao dưới thời Lê sơ.
+ Các bộ luật: hình thư, luật Hồng Đức, luật Gia Long
+ Lễ cày tịch điền
+ Các làng nghề thủ công truyền thống như: gốm Bát Tràng; lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…
+ Các tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên; phồn thực
+ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử + Chữ Nôm +….
- Ý nghĩa của văn minh Đại Việt:
+ Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân Đại Việt.
+ Những thành tựu đạt đã chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hoá trong các thời kì lịch sử; góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành
thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
+ Thành tựu của văn minh Đại Việt đạt được trong gần mười thế kỉ là nền tảng để Việt Nam đạt được
nhiều thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo dựng bản lĩnh, bản sắc của
con người Việt Nam, vượt qua thử thách, vững bước tiến vào kỉ nguyên hội nhập và phát triển mới.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: – Bài 12: Văn minh Đại Việt
IV. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hoạt động:
Tìm hiểu về khái niệm và cơ sở hình thành 2. Mục tiêu:
- Giải thích được khái niệm văn minh Đại Việt.
- Phân tích được cơ sở hình thành văn minh Đại Việt.
Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi và hình thành kiến thức.
Sản phẩm học tập: HS giải thích được khái niệm, nêu và phân tích được thông qua các ví dụ cụ thể về
cơ sở hình hành văn minh Đại Việt.
3. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu hỏi yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
1. Khái niệm và cơ sở hình thành trả lời:
a) Khái niệm văn minh Đại Việt
+ Văn minh Đại Việt là gì?
- Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần
+ Hãy phân tích cơ sở hình thành văn minh Đại
tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ
Việt. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì
Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. sao.
b) Cơ sở hình thành
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Văn minh Đại Việt hình thành qua:
- HS đọc nội dung thông tin mục 1a, 1b, trả lời câu + Quá trình sinh sống, lao động và thích ứng với điều kiện tự hỏi.
nhiên và cuộc đấu tranh trong hơn 1000 năm Bắc thuộc để
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
giành độc lập và bảo tồn văn hóa dân tộc.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Quá trình chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc tạo điều
kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ.
- Sau khi các nhóm thảo luận và thống nhất kết quả
làm việc, GV yêu cầu từng nhóm cử đại diện báo
+ Văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn
cáo kết quả thảo luận của nhóm.
minh bên ngoài về tư tưởng, chính trị, giáo dục...
- GV mời các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và
=> Cơ sở quan trọng nhất để hình thành văn vinh Đại Việt là
cùng góp ý, bổ sung..
trải qua quá trình sinh sống và lao động và đấu tranh bảo vệ nền độc lập.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
3. Trắc nghiệm lịch sử liên quan đến Văn minh Đại Việt
Câu 1: Người đã xuất gia tu tập và lập ra Thiền phái Trúc Lâm Đại Việt là ai? A. Vua Lý Thái Tổ.
B. Vua Trần Thái Tông.
C. Vua Trần Nhân Tông.
D. Vua Lý Nhân Tông.
Câu 2: Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về A. Cổ Loa. B. Tây Đô. C. Đại La. D. Phong Châu.
Câu 3: Vì sao Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt?
A. Được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
B. Góp phần củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.
C. Chung sống hòa bình với các tín ngưỡng dân gian.
D. Nội dung dễ tiếp thu, nhân dân dễ tiếp cận.
Câu 4: Những thay đổi trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ thể hiện điều gì?
A. Chế độ quân chủ tập quyền đạt đến đỉnh cao.
B. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền.
C. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế quan liêu.
D. Chế độ quân chủ lập hiến đạt đến đỉnh cao.
Câu 5: Nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ X – XV?
A. Đất nước độc lập, thống nhất và sự phát triển của nông nghiệp.
B. Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển các làng nghề.
C. Nhân dân có nhu cầu tiếp thu thêm các nghề mới từ bên ngoài.
D. Nhu cầu sử dụng các mặt hàng thủ công trong nước tăng nhanh.
Câu 6: Việc chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống thay thế chữ Hán thời Tây Sơn thể hiện điều gì?
A. Sự suy thoái của Nho giáo.
B. Ý thức tự tôn dân tộc.
C. Tính ưu việt của ngôn ngữ.
D. Tinh thần sáng tạo của dân tộc.
Câu 7: Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo thành công A. Súng trường. B. Đại bác. C. Súng thần cơ. D. Tàu chiến.
Câu 8: Hai câu thơ dưới đây nói về sự thịnh vượng của nền nông nghiệp Đại Việt dưới triều đại nào?
“Đời vua Thái tổ, Thái tông.
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”. A. Triều Lý. B. Triều Trần. C. Triều Hồ. D. Triều Lê sơ.
Câu 9: Tên bộ luật thành văn đầu tiên của văn minh Đại Việt là A. Hình Luật. B. Hình thư. C. Hồng Đức. D. Gia Long.
Câu 10: Đê “quai vạc” được hình thành bắt đầu từ triều đại nào trong nền văn minh Đại Việt? A. Triều Lý. B. Triều Trần. C. Triều Hồ. D. Triều Lê sơ.