Nội dung ôn tập chương 6 phần 6 | Đại học Xây Dựng Hà Nội

Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung. Tài liệu giúp bạn tham khảo, học tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem

Thông tin:
7 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nội dung ôn tập chương 6 phần 6 | Đại học Xây Dựng Hà Nội

Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung. Tài liệu giúp bạn tham khảo, học tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem

45 23 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|45222017
lOMoARcPSD| 45222017
NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 6 PHẦN 6.2
Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Phần: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
NHÓM 8: TỔNG HỢP
A. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế ?
1. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì?
- Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền
kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ
các chuẩn mực quốc tế chung
2. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế ?
- Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hóa: là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền
kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia,
các tổ chức hay các nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế,..trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu
hóa luôn đi liền với khu vực hóa.
Khu vực hóa diễn ra trong phạm vi nhất định nhằm mục đích hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau
cùng phát triển, xóa bỏ những cản trở trong việc di chuyển vốn, lực lượng lao động,
hàng hóa dịch vụ.
- Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất
là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay
Giúp các nước đang và kém phát triển có cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên
ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước tư bản cho phát
triển của mình
Là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển có thể tận dụng thời cơ
phát triển, rút ngắn và thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt
hậu ngày càng tăng.
Tác động tích cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô. Mở cửa thị trường, thu hút vốn đầu
tư, tăng tích lũy, cải thiệm thậm hụt về ngân sách, tạo niềm tin cho các chương trình hỗ
trợ quốc tế trong cải cách kinh tế và mở cửa.
Tạo ra cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân
cư.
3. Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế ?
lOMoARcPSD|45222017
- Chuẩn bị các điều kiện để hội nhập hiệu quả, thành công .
- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
Về hình thức, hội nhập kinh tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc
gia với nhiều hình thức khác nhau như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế,
dịch vụ thu ngoại tệ,..
Về mức độ, hội nhập kinh tế diễn ra theo nhiều mức độ, nông, sâu tùy thuộc vào mức
độ tham gia của các nước vào các quan hệ đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế và khu
vực
B. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến Viêt Nam ?
1. Tác động tích cực:
- Mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện để cho sản xuất
trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta trong phân công lao động quốc tế,
phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng
trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao.
- Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu
quả hơn, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút
khoa học, công nghệ hiện đại, và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế.
- Giúp nâng cao trình độ nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia. Nâng
cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới thông qua
đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nền
kinh tế.
- Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường quốc tế, nguồn tín
dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất,.
- Tạo cơ hội cải thiện tiêu dùng trong nước, người tiêu dùng được hưởng thụ các sẩn phẩm
hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại , mẫu mã và chất lượng.
- Tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn về tình hình và xu thế
phát triển của thế giới.
- Tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện tiếp thu tin hoa văn hóa nhân loại, thúc
đẩy tiến bộ văn hóa, xã hội.
- Tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo điều kiện cho cải cachs toàn diện hướng
tới xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN
- Nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của đất nước trong các tổ chức chính trị, kinh tế
toàn cầu.
2. Tác động tiêu cực:
- Làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó
khăn trong phát triển, thậm trí là phá sản, gây nhiều hậu quả bất lợi về kinh tế- xã hội.
- Dẫn đến sự phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm
doanh nghiệp khác nhau trong xã hội, làm gia tăng khoảng cách giàu- nghèo, bất bình
đẳng xã hội.
- Dễ trở thành bãi rác thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên và hủy hoại môi trường ở mức độ cao.
- Tạo ra thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều
vẫn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và trật tự , an toàn xã hội.
lOMoARcPSD|45222017
- Làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn
trước sự xâm lăng của văn hóa nước ngoài.
- Làm gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tôi phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh,
nhập cư trái phép.
C. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt
Nam:
1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.
2. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập quốc tế phù hợp.
3. Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiệ đầy đủ các cam kết
của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực.
4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và pháp luật.
5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế 6. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
của Việt Nam.
- Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào nước khác,
người khác hoặc bất kì một tổ cức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển,
không bị bát cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viện trợ để áp
đặt khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc
- Việt Nam trong quá trình mở cửa, hội nhập, luôn chú trọng tới sự độc lập, tự chủ. Tính
độc lập, tự chủ của Việt Nam thể hiện trước hết trong việc xác định đường lối hội nhập
nhất quán. Hội nhập quốc tế trên cơ sở thực lực của mình, tư duy sáng tạo để có chủ
trương và chính sách đúng đắn và có những bước đi vững chắc trên con đường độc lập,
tự chủ. Trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam luôn chú trọng đổi mới trong nước,
coi cải cách, hoàn thiện thể chế trong nước là cơ sở để hội nhập kinh tế thành công, đồng
thời khai thác, tận dụng các thỏa thuận đã ký và có các biện pháp phòng vệ hợp lý trước
những tác động tiêu cực từ hội nhập kinh tế.
- Độc lập, tự chủ của quốc gia đòi hỏi Việt Nam phải có một nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Đó là nền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và bảo đảm độ an toàn cần thiết; nền
kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao; cơ cấu xuất, nhập khẩu cân
đối; đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong một số ngành kinh tế, nhất là những ngành
kinh tế quan trọng, chiếm một tỷ lệ không thể chi phối được nền kinh tế; hạn chế hoặc
không cho phép đầu tư nước ngoài vào những ngành nhạy cảm... Nói cách khác, một nền
kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hoá là nền kinh tế có khả năng thích ứng
cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến động
đó; trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì được các hoạt động bình
thường của xã hội và phục vụ đắc lực nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
- Xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ ở nước ta được thể hiện ở độc lập, tự chủ về đường lối
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
tạo tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật đủ mạnh; có cơ cấu
kinh tế hợp lý, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao; tập trung phát triển các ngành, lĩnh
vực và sản phẩm kinh tế chủ yếu có vai trò quan trọng hàng đầu, hiệu quả… Cùng với
đó, phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; an toàn năng lượng, tài chính - tiền tệ,
môi trường; đất nước phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.
- Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, độc lập về kinh tế của một quốc gia
không phải là biệt lập, khép kín, tự cung, tự cấp. Tự chủ không phải là tự quyết định một
lOMoARcPSD|45222017
cách cứng nhắc và tuyệt đối, không tính đến các quy định của các thể chế kinh tế - tài
chính quốc tế, không thực hiện đúng các cam kết, luật pháp và thông lệ quốc tế... Tham
gia vào sân chơi quốc tế, chúng ta đã thực hiện mở cửa thị trường nội địa, chủ động thay
đổi kết cấu kinh tế, đã hình thành các khu công nghiệp tập trung và hướng tới hình thành
một số trung tâm kinh tế lớn để thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tư. Mặt khác, chúng
ta thực hiện tự do hoá nền kinh tế theo các cam kết quốc tế, tức là chuyển giao một số
quyền đáng kể từ nhà nước sang thị trường. Trong điều kiện kết cấu độc lập về kinh tế
thay đổi như vậy, trọng tâm của việc bảo đảm chủ quyền kinh tế là tăng cường toàn diện
năng lực tự chủ kinh tế.
- Từ việc xác định đúng mục tiêu, nội dung xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chúng ta
đã tập trung phát triển các ngành, các lĩnh vực trọng yếu tạo nền tảng cho phát triển bền
vững, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước trên mọi tình huống, vừa bảo đảm cho xuất khẩu.
Nguồn lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ
được thu hút cả trong nước và ngoài nước, kết hợp hài hòa giữa ngoại lực và nội lực,
trong đó phát huy mạnh mẽ nội lực.
- Thành công trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong 35 năm đổi mới vừa qua
chính là nền kinh tế có bước phát triển tốt và ổn định, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở
mức hợp lý, xu hướng phát triển năm sau cao hơn năm trước, chất lượng tăng trưởng
được nâng lên. Nền kinh tế từng bước được cơ cấu lại gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được tăng cường, nguồn nhân lực để cung ứng
cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Nền kinh tế Việt Nam đã đứng vững
và phát triển trước những thách thức to lớn từ các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và
nhất là trong đại dịch Covid-19. Chính phủ đã thực hiện tốt vai trò quản lý và kiến tạo.
Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, minh bạch, bình đẳng hơn, năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế đang được nâng lên. Đáng chú ý, các chỉ số về kết quả hội nhập
kinh tế đã đạt được ở mức cao. Theo báo cáo của Chính phủ, tổng số vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) tính chung cả giai đoạn 2016-2020, đạt 167,8 tỷ USD. Hiện đã có hơn
130 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào Việt Nam. Vốn FDI vào Việt Nam
chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Các đối tác đã cam kết viện trợ hơn 3 tỷ
USD cho Việt Nam từ 2018 đến 2020. Đến nay đã có hơn 70 nước công nhận Việt Nam
là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ thành công là
nhân tố trọng yếu để tăng cường nội lực của đất nước.
Câu hỏi: 1. Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức
kinh tế quốc tế như thế nào?
Với cách thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam
đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong
khuôn khổ các tổ chức này. Cụ thể như sau:
* Trong khuôn khổ WTO:
- Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại
theohướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa
lOMoARcPSD|45222017
phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch
vụ.
- Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị
trườnghàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các
cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn
cầu.
- Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong
khuônkhổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam có liên quan đến Việt Nam
như nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ
thương mại của WTO - Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho phiên rà soát chính sách
thương mại lần đầu tiên của Việt Nam, dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian đầu năm
2013.
* Trong khuôn khổ ASEAN
- Sau 16 năm tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, 1995-2011),
mốiquan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngàyng phát triển toàn diện
tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị
thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, ASEAN
luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009, ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ
2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ).
- Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào
năm2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận
lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu trực tiếp nước ngoài, cũng như làm sở, làm
tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác.
- Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm
2010,trong năm 2011, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình hợp tác nhằm thực
hiện Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Cho tới nay, Việt Nam một trong số các nước
tỷ lệ thực hiện cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng
đồng kinh tế ASEAN. * Trong khuôn khổ APEC
- Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC ý nghĩa hết sức quan trọng. APEC khu vực
dànhviện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu nước ngoài, 60% giá trị
xuất khẩu, 80% gtrị nhập khẩu, 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Hầu
hết các đối tác chiến lược quan trọng các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của ta
các nền kinh tế thành viên của APEC.
- Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm 1998, Việt Nam
đãthực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như Báo o về Chương trình Hành
động Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kế hoạch hợp tác
về thuận lợi hoá thương mại, đầu tư... Ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch điều hành nhiều
Nhóm công tác quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 - 2010, Nhóm công tác
về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về thương mại điện tử… Việt Nam đã
triển khai thành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm sáng kiến trên hầu hết các
lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kthuật, y tế, đối phó với thiên tai, chống khủng
bố... Việt Nam đã được đánh giá một trong những thành viên năng động, đã nhiều sự
đóng góp tích cực cho Diễn đàn APEC.
lOMoARcPSD|45222017
* Trong khuôn khổ ASEM
- diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm
quốcnội (GDP) toàn cầu, ASEM không chỉ cầu nối cho quan hệ đối tác mới giữa hai châu
lục Á-Âu còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho hòa bình, hợp
c và phát triển trên thế giới.
- Trong hai năm qua (2010-2011), Việt Nam đã tích cực đề xuất triển khai nhiều
sángkiến, hoạt động của ASEM, nổi bật là việc tổ chức thành công nhiều hội thảo quan trọng
như "Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM thông qua các hoạt động văn hóa", "Hội thảo
ASEM về vượt qua khủng hoảng- định hình sự phát triển bền vững", "Diễn đàn ASEM về an
ninh lương thực", "Diễn đàn ASEM về biến đổi khí hậu", "Diễn đàn ASEM về lưới an toàn
xã hội", Diễn đàn Á Âu (ASEM) về tăng trưởng xanh với chủ đề: “Cùng hành động hướng
tới các nền kinh tế xanh tăng”.
3. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đồng thời tích cực và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế theo tinh thần Đại hội XI của Đảng PGS.TS Trần Thị Minh Châu - Học viện
CT-HC QG Hồ Chí Minh
- Đại hội XI của Đảng ta đã giải quyết nhiều vấn đề trọng đại, trong đó có việc thông qua
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (sau đây gọi tắt là
Cương lĩnh 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 (gọi tắt là Chiến
lược 2011-2020). Một trong những nội dung trọng tâm thể hiện cả trong Cương lĩnh 2011
lẫn trong Chiến lược 2011-2020 là đường lối “xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng
thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”. Để triển khai hiệu quả trong thực tiễn,
cần nhận thức đúng nội dung cơ bản của đường lối này.
- Chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ không phải là chủ trương mới của Đảng
ta. Ngay từ khi giành được độc lập, trong Tuyên ngôn độc lập đọc tại quảng trường Ba
Đình ngày 2.9.1945, Hồ Chủ tịch đã thay mặt Đảng, Nhà nước, nhân dân trịnh trọng tuyên
bố nước Việt Nam là một nước độc lập. Lịch sử đất nước đã chứng minh, độc lập, tự do là
khát vọng, ý chí và bản lĩnh dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước
và giữ nước. Tuy nhiên, độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế là một mô hình mới với
nhiều nội dung cần làm rõ. Chính vì vậy, sự khẳng định một lần nữa đường lối xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế tại Đại
hội XI không những là cần thiết mà còn bao hàm cả sự phát triển về lý luận và nhận thức.
- Về mặt nhận thức, Đại hội XI nhấn mạnh, đường lối xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
đi đôi với tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện xuyên suốt thời kỳ
quá độ lên CNXH ở nước ta. Có nghĩa là sẽ không có bước đảo chiều để quay về nền kinh
tế khép kín tự cung, tự cấp, thay thế hàng nhập khẩu như trước kia. Hơn nữa, hội nhập
quốc tế được coi là một điều kiện để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Chiến lược
2011-2020 nêu rõ: “Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời
tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng đế phát triển nhanh, bền
vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”
1
. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế
lOMoARcPSD|45222017
giới 2008-2009 chưa kết thúc, nhiều quốc gia có xu hướng thực hiện chính sách bảo hộ,
Đại hội XI nhấn mạnh chủ trương tiếp tục hội nhập sâu rộng của nước ta là một điểm đáng
chú ý.
- Tầm quan trọng của xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đi đôi với tích cực và chủ động
hội nhập quốc tế thể hiện ngay trong Cương lĩnh 2011. Ba trong tám phương hướng cơ
bản, một trong tám mối quan hệ lớn cần phải giải quyết trong thời kỳ quá độ là mối quan
hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế. Cương lĩnh 2011 cũng nhấn mạnh, không
được phiến diện, cực đoan, duy ý chí trong giải quyết mối quan hệ này
2
và phải được giải
quyết linh hoạt, mềm dẻo theo nguyên tắc: độc lập tự chủ là nền tảng, hội nhập quốc tế
vừa bổ sung, vừa làm cho nội dung độc lập tự chủ phát triển lên một trình độ mới.
- Về mặt lý luận, độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là hai mặt của mối quan hệ biện chứng
tồn tại trong suốt thời kỳ quá độ ở nước ta. Độc lập, tự chủ là nền tảng bởi vì trong một thế
giới còn chịu sự chi phối của kinh tế thị trường và nguyên tắc tư bản chủ nghĩa thì các
quốc gia dân tộc vẫn là các chủ thể chính trong bảo vệ quyền và lợi ích của dân tộc trên
trường quốc tế. Không có độc lập, tự chủ, quốc gia sẽ trở thành công cụ trong tay các quốc
gia khác, hậu quả là dân tộc bị chèn ép, bóc lột, thua thiệt.
- Tuy nhiên, trong thời đại toàn cầu hóa, nếu cô lập, bất kỳ quốc gia nào cũng bị thiệt thòi
về các phương diện mức sống, trình độ khoa học, kỹ thuật và tốc độ phát triển. Do đó, nền
kinh tế độc lập, tự chủ trong thế giới ngày nay phải là nền kinh tế có năng lực độc lập, tự
chủ trong mở rộng giao lưu kinh tế với các nước khác theo nguyên tắc thị trường. Bởi vì
mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, kỹ thuật với các nước, nhất là với các nước phát triển,
Nhà nước, doanh nghiệp, dân cư có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu thành tựu văn
hóa, khoa học kỹ thuật của toàn thế giới, cơ hội mở rộng thị trường nhằm sử dụng tốt hơn
các nguồn lực vốn có của đất nước. Hội nhập cũng là con đường tối ưu để nước ta có thể
tham gia vào mạng phân công lao động toàn cầu trên cơ sở sử dụng lợi thế cạnh tranh. Hội
nhập cho phép nước ta thu hút ngoại lực để phát triển nhanh, đi tắt, đón đầu, rút ngắn
khoảng cách lạc hậu.
| 1/7

Preview text:

lOMoARcPSD| 45222017 lOMoAR cPSD| 45222017
NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 6 PHẦN 6.2
Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Phần: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ NHÓM 8: TỔNG HỢP
A. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế ?
1. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì?
- Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền
kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ
các chuẩn mực quốc tế chung
2. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế ?
- Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hóa: là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền
kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia,
các tổ chức hay các nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế,..trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu
hóa luôn đi liền với khu vực hóa.
Khu vực hóa diễn ra trong phạm vi nhất định nhằm mục đích hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau
cùng phát triển, xóa bỏ những cản trở trong việc di chuyển vốn, lực lượng lao động, hàng hóa dịch vụ.
- Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất
là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay
Giúp các nước đang và kém phát triển có cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên
ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước tư bản cho phát triển của mình
Là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển có thể tận dụng thời cơ
phát triển, rút ngắn và thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng tăng.
Tác động tích cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô. Mở cửa thị trường, thu hút vốn đầu
tư, tăng tích lũy, cải thiệm thậm hụt về ngân sách, tạo niềm tin cho các chương trình hỗ
trợ quốc tế trong cải cách kinh tế và mở cửa.
Tạo ra cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư.
3. Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế ? lOMoARcPSD| 45222017
- Chuẩn bị các điều kiện để hội nhập hiệu quả, thành công .
- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
Về hình thức, hội nhập kinh tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc
gia với nhiều hình thức khác nhau như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế,
dịch vụ thu ngoại tệ,..
Về mức độ, hội nhập kinh tế diễn ra theo nhiều mức độ, nông, sâu tùy thuộc vào mức
độ tham gia của các nước vào các quan hệ đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực
B. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến Viêt Nam ?
1. Tác động tích cực:
- Mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện để cho sản xuất
trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta trong phân công lao động quốc tế,
phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng
trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao.
- Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu
quả hơn, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút
khoa học, công nghệ hiện đại, và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế.
- Giúp nâng cao trình độ nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia. Nâng
cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới thông qua
đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế.
- Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường quốc tế, nguồn tín
dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất,.
- Tạo cơ hội cải thiện tiêu dùng trong nước, người tiêu dùng được hưởng thụ các sẩn phẩm
hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại , mẫu mã và chất lượng.
- Tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn về tình hình và xu thế
phát triển của thế giới.
- Tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện tiếp thu tin hoa văn hóa nhân loại, thúc
đẩy tiến bộ văn hóa, xã hội.
- Tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo điều kiện cho cải cachs toàn diện hướng
tới xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN
- Nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của đất nước trong các tổ chức chính trị, kinh tế toàn cầu.
2. Tác động tiêu cực:
- Làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó
khăn trong phát triển, thậm trí là phá sản, gây nhiều hậu quả bất lợi về kinh tế- xã hội.
- Dẫn đến sự phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm
doanh nghiệp khác nhau trong xã hội, làm gia tăng khoảng cách giàu- nghèo, bất bình đẳng xã hội.
- Dễ trở thành bãi rác thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên và hủy hoại môi trường ở mức độ cao.
- Tạo ra thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều
vẫn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và trật tự , an toàn xã hội. lOMoARcPSD| 45222017
- Làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn
trước sự xâm lăng của văn hóa nước ngoài.
- Làm gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tôi phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư trái phép.
C. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam:
1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.
2. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập quốc tế phù hợp.
3. Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiệ đầy đủ các cam kết
của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực.
4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và pháp luật.
5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế 6. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ của Việt Nam.
- Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào nước khác,
người khác hoặc bất kì một tổ cức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển,
không bị bát cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viện trợ để áp
đặt khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc
- Việt Nam trong quá trình mở cửa, hội nhập, luôn chú trọng tới sự độc lập, tự chủ. Tính
độc lập, tự chủ của Việt Nam thể hiện trước hết trong việc xác định đường lối hội nhập
nhất quán. Hội nhập quốc tế trên cơ sở thực lực của mình, tư duy sáng tạo để có chủ
trương và chính sách đúng đắn và có những bước đi vững chắc trên con đường độc lập,
tự chủ. Trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam luôn chú trọng đổi mới trong nước,
coi cải cách, hoàn thiện thể chế trong nước là cơ sở để hội nhập kinh tế thành công, đồng
thời khai thác, tận dụng các thỏa thuận đã ký và có các biện pháp phòng vệ hợp lý trước
những tác động tiêu cực từ hội nhập kinh tế.
- Độc lập, tự chủ của quốc gia đòi hỏi Việt Nam phải có một nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Đó là nền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và bảo đảm độ an toàn cần thiết; nền
kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao; cơ cấu xuất, nhập khẩu cân
đối; đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong một số ngành kinh tế, nhất là những ngành
kinh tế quan trọng, chiếm một tỷ lệ không thể chi phối được nền kinh tế; hạn chế hoặc
không cho phép đầu tư nước ngoài vào những ngành nhạy cảm... Nói cách khác, một nền
kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hoá là nền kinh tế có khả năng thích ứng
cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến động
đó; trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì được các hoạt động bình
thường của xã hội và phục vụ đắc lực nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
- Xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ ở nước ta được thể hiện ở độc lập, tự chủ về đường lối
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
tạo tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật đủ mạnh; có cơ cấu
kinh tế hợp lý, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao; tập trung phát triển các ngành, lĩnh
vực và sản phẩm kinh tế chủ yếu có vai trò quan trọng hàng đầu, hiệu quả… Cùng với
đó, phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; an toàn năng lượng, tài chính - tiền tệ,
môi trường; đất nước phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.
- Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, độc lập về kinh tế của một quốc gia
không phải là biệt lập, khép kín, tự cung, tự cấp. Tự chủ không phải là tự quyết định một lOMoARcPSD| 45222017
cách cứng nhắc và tuyệt đối, không tính đến các quy định của các thể chế kinh tế - tài
chính quốc tế, không thực hiện đúng các cam kết, luật pháp và thông lệ quốc tế... Tham
gia vào sân chơi quốc tế, chúng ta đã thực hiện mở cửa thị trường nội địa, chủ động thay
đổi kết cấu kinh tế, đã hình thành các khu công nghiệp tập trung và hướng tới hình thành
một số trung tâm kinh tế lớn để thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tư. Mặt khác, chúng
ta thực hiện tự do hoá nền kinh tế theo các cam kết quốc tế, tức là chuyển giao một số
quyền đáng kể từ nhà nước sang thị trường. Trong điều kiện kết cấu độc lập về kinh tế
thay đổi như vậy, trọng tâm của việc bảo đảm chủ quyền kinh tế là tăng cường toàn diện
năng lực tự chủ kinh tế.
- Từ việc xác định đúng mục tiêu, nội dung xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chúng ta
đã tập trung phát triển các ngành, các lĩnh vực trọng yếu tạo nền tảng cho phát triển bền
vững, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước trên mọi tình huống, vừa bảo đảm cho xuất khẩu.
Nguồn lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ
được thu hút cả trong nước và ngoài nước, kết hợp hài hòa giữa ngoại lực và nội lực,
trong đó phát huy mạnh mẽ nội lực.
- Thành công trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong 35 năm đổi mới vừa qua
chính là nền kinh tế có bước phát triển tốt và ổn định, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở
mức hợp lý, xu hướng phát triển năm sau cao hơn năm trước, chất lượng tăng trưởng
được nâng lên. Nền kinh tế từng bước được cơ cấu lại gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được tăng cường, nguồn nhân lực để cung ứng
cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Nền kinh tế Việt Nam đã đứng vững
và phát triển trước những thách thức to lớn từ các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và
nhất là trong đại dịch Covid-19. Chính phủ đã thực hiện tốt vai trò quản lý và kiến tạo.
Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, minh bạch, bình đẳng hơn, năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế đang được nâng lên. Đáng chú ý, các chỉ số về kết quả hội nhập
kinh tế đã đạt được ở mức cao. Theo báo cáo của Chính phủ, tổng số vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) tính chung cả giai đoạn 2016-2020, đạt 167,8 tỷ USD. Hiện đã có hơn
130 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào Việt Nam. Vốn FDI vào Việt Nam
chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Các đối tác đã cam kết viện trợ hơn 3 tỷ
USD cho Việt Nam từ 2018 đến 2020. Đến nay đã có hơn 70 nước công nhận Việt Nam
là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ thành công là
nhân tố trọng yếu để tăng cường nội lực của đất nước.
Câu hỏi: 1. Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức
kinh tế quốc tế như thế nào?

Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam
đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong
khuôn khổ các tổ chức này. Cụ thể như sau:
* Trong khuôn khổ WTO:
- Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại
theohướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa lOMoARcPSD| 45222017
phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ.
- Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị
trườnghàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các
cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
- Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong
khuônkhổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam có liên quan đến Việt Nam
như nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ
thương mại của WTO - Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho phiên rà soát chính sách
thương mại lần đầu tiên của Việt Nam, dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian đầu năm 2013.
* Trong khuôn khổ ASEAN -
Sau 16 năm tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, 1995-2011),
mốiquan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có
tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị
thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, ASEAN
luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009, ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ
2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ). -
Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào
năm2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận
lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, làm
tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác. -
Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm
2010,trong năm 2011, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình hợp tác nhằm thực
hiện Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Cho tới nay, Việt Nam là một trong số các nước có
tỷ lệ thực hiện cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng
đồng kinh tế ASEAN. * Trong khuôn khổ APEC -
Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng. APEC là khu vực
dànhviện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị
xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Hầu
hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của ta là
các nền kinh tế thành viên của APEC. -
Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm 1998, Việt Nam
đãthực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như Báo cáo về Chương trình Hành
động Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kế hoạch hợp tác
về thuận lợi hoá thương mại, đầu tư... Ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch và điều hành nhiều
Nhóm công tác quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 - 2010, Nhóm công tác
về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về thương mại điện tử… Việt Nam đã
triển khai thành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm sáng kiến trên hầu hết các
lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, y tế, đối phó với thiên tai, chống khủng
bố... Việt Nam đã được đánh giá là một trong những thành viên năng động, đã có nhiều sự
đóng góp tích cực cho Diễn đàn APEC. lOMoARcPSD| 45222017
* Trong khuôn khổ ASEM -
Là diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm
quốcnội (GDP) toàn cầu, ASEM không chỉ là cầu nối cho quan hệ đối tác mới giữa hai châu
lục Á-Âu mà còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho hòa bình, hợp
tác và phát triển trên thế giới. -
Trong hai năm qua (2010-2011), Việt Nam đã tích cực đề xuất và triển khai nhiều
sángkiến, hoạt động của ASEM, nổi bật là việc tổ chức thành công nhiều hội thảo quan trọng
như "Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM thông qua các hoạt động văn hóa", "Hội thảo
ASEM về vượt qua khủng hoảng- định hình sự phát triển bền vững", "Diễn đàn ASEM về an
ninh lương thực", "Diễn đàn ASEM về biến đổi khí hậu", "Diễn đàn ASEM về lưới an toàn
xã hội", Diễn đàn Á – Âu (ASEM) về tăng trưởng xanh với chủ đề: “Cùng hành động hướng
tới các nền kinh tế xanh tăng”.
3. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đồng thời tích cực và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế theo tinh thần Đại hội XI của Đảng PGS.TS Trần Thị Minh Châu - Học viện
CT-HC QG Hồ Chí Minh

- Đại hội XI của Đảng ta đã giải quyết nhiều vấn đề trọng đại, trong đó có việc thông qua
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (sau đây gọi tắt là
Cương lĩnh 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 (gọi tắt là Chiến
lược 2011-2020). Một trong những nội dung trọng tâm thể hiện cả trong Cương lĩnh 2011
lẫn trong Chiến lược 2011-2020 là đường lối “xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng
thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”. Để triển khai hiệu quả trong thực tiễn,
cần nhận thức đúng nội dung cơ bản của đường lối này.
- Chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ không phải là chủ trương mới của Đảng
ta. Ngay từ khi giành được độc lập, trong Tuyên ngôn độc lập đọc tại quảng trường Ba
Đình ngày 2.9.1945, Hồ Chủ tịch đã thay mặt Đảng, Nhà nước, nhân dân trịnh trọng tuyên
bố nước Việt Nam là một nước độc lập. Lịch sử đất nước đã chứng minh, độc lập, tự do là
khát vọng, ý chí và bản lĩnh dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước
và giữ nước. Tuy nhiên, độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế là một mô hình mới với
nhiều nội dung cần làm rõ. Chính vì vậy, sự khẳng định một lần nữa đường lối xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế tại Đại
hội XI không những là cần thiết mà còn bao hàm cả sự phát triển về lý luận và nhận thức.
- Về mặt nhận thức, Đại hội XI nhấn mạnh, đường lối xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
đi đôi với tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện xuyên suốt thời kỳ
quá độ lên CNXH ở nước ta.
Có nghĩa là sẽ không có bước đảo chiều để quay về nền kinh
tế khép kín tự cung, tự cấp, thay thế hàng nhập khẩu như trước kia. Hơn nữa, hội nhập
quốc tế được coi là một điều kiện để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Chiến lược
2011-2020 nêu rõ: “Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời
tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng đế phát triển nhanh, bền
vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”1. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế lOMoARcPSD| 45222017
giới 2008-2009 chưa kết thúc, nhiều quốc gia có xu hướng thực hiện chính sách bảo hộ,
Đại hội XI nhấn mạnh chủ trương tiếp tục hội nhập sâu rộng của nước ta là một điểm đáng chú ý.
- Tầm quan trọng của xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đi đôi với tích cực và chủ động
hội nhập quốc tế thể hiện ngay trong Cương lĩnh 2011. Ba trong tám phương hướng cơ
bản, một trong tám mối quan hệ lớn cần phải giải quyết trong thời kỳ quá độ là mối quan
hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế. Cương lĩnh 2011 cũng nhấn mạnh, không
được phiến diện, cực đoan, duy ý chí trong giải quyết mối quan hệ này 2 và phải được giải
quyết linh hoạt, mềm dẻo theo nguyên tắc: độc lập tự chủ là nền tảng, hội nhập quốc tế
vừa bổ sung, vừa làm cho nội dung độc lập tự chủ phát triển lên một trình độ mới.
- Về mặt lý luận, độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là hai mặt của mối quan hệ biện chứng
tồn tại trong suốt thời kỳ quá độ ở nước ta. Độc lập, tự chủ là nền tảng bởi vì trong một thế
giới còn chịu sự chi phối của kinh tế thị trường và nguyên tắc tư bản chủ nghĩa thì các
quốc gia dân tộc vẫn là các chủ thể chính trong bảo vệ quyền và lợi ích của dân tộc trên
trường quốc tế. Không có độc lập, tự chủ, quốc gia sẽ trở thành công cụ trong tay các quốc
gia khác, hậu quả là dân tộc bị chèn ép, bóc lột, thua thiệt.
- Tuy nhiên, trong thời đại toàn cầu hóa, nếu cô lập, bất kỳ quốc gia nào cũng bị thiệt thòi
về các phương diện mức sống, trình độ khoa học, kỹ thuật và tốc độ phát triển. Do đó, nền
kinh tế độc lập, tự chủ trong thế giới ngày nay phải là nền kinh tế có năng lực độc lập, tự
chủ trong mở rộng giao lưu kinh tế với các nước khác theo nguyên tắc thị trường. Bởi vì
mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, kỹ thuật với các nước, nhất là với các nước phát triển,
Nhà nước, doanh nghiệp, dân cư có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu thành tựu văn
hóa, khoa học kỹ thuật của toàn thế giới, cơ hội mở rộng thị trường nhằm sử dụng tốt hơn
các nguồn lực vốn có của đất nước. Hội nhập cũng là con đường tối ưu để nước ta có thể
tham gia vào mạng phân công lao động toàn cầu trên cơ sở sử dụng lợi thế cạnh tranh. Hội
nhập cho phép nước ta thu hút ngoại lực để phát triển nhanh, đi tắt, đón đầu, rút ngắn khoảng cách lạc hậu.