-
Thông tin
-
Quiz
Nội dung ôn tập cuối kỳ - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Những hình thức lịch sử của phép biện chứng? Nội dung 2 nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật cà ý nghĩa của việc nghiên cứu 2 nguyên lý này? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác -Lênin (THML01) 1.1 K tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Nội dung ôn tập cuối kỳ - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Những hình thức lịch sử của phép biện chứng? Nội dung 2 nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật cà ý nghĩa của việc nghiên cứu 2 nguyên lý này? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01) 1.1 K tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
ÔN TẬP CUỐI KÌ TRIẾT HỌC – Khoá 8/2022 PSG.TS.VŨ TÌNH
Gmail:Vutinhxhnv@gmail.com SĐT: 0903.716.695
NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI:
Câu 1: Những hình thức lịch sử của phép biện chứng? Nội dung 2 nguyên lý cơ bản
của phép biện chứng duy vật cà ý nghĩa của việc nghiên cứu 2 nguyên lý này?
Câu 2: Nội dung 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa của việc
nghiên cứu các quy luật này.
Câu 3: Nội dung cơ bản của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Ý nghĩa của việc
nghiên cứu học thuyết này và sự vận dụng của nó vào XHVN giai đoạn hiện nay?
Câu 4: Trình bày mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ý nghĩa của việc
nghiên cứu mối quan hệ này?
Câu 5: Trong tất cả các triết học đã du nhập vào nước ta, triết học nào ảnh hưởng
sâu sắc nhất đến vận mệnh của dân tộc Việt Nam? Giá trị (chức năng) của triết học
đó đối với cách mạng VN giai đoạn hiện nay. Lưu ý:
1. Đây là tài liệu sưu tầm và biên tập nên admin hoàn toàn không chịu trách
nhiệm về tính chính xác của nội dung, các bạn chỉ sử dụng cho mục đích tham khảo nhé.
2. Tài liệu lưu hành nội bộ và không chia sẻ lên các trang mạng xã hội, bất kì ai
chia sẻ sẽ tự chịu trách nhiệm.
3. Đề đóng nên các bạn không được mang tài liệu vào phòng thi.
4. Theo như kinh nghiệm của các khoá trên, đề sẽ cho học viên lựa chọn trả lời
một trong hai câu hỏi và khả năng cao là ba câu đầu sẽ có một câu.
Câu 1: Những hình thức lịch sử của phép biện chứng? Nội dung 2 nguyên lý cơ
bản của phép biện chứng duy vật cà ý nghĩa của việc nghiên cứu 2 nguyên lý này?
Nội dung cần trình bày:
- Phép biện chứng là gì?
- Giới thiệu 3 hình thức lịch sử của phép biện chứng (chủ yếu thời gian biểu hiện và đặc trưng của nó)
- Trình bày nội dung hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật (NL về MLH phổ
biến và NL về sự phát triển)
- Trình bày ba yêu cầu có tính nguyên tắc mà phép BCDV đòi hỏi (NT toàn diện; NT
lịch sử - cụ thể; NT phát triển) Gợi ý làm bài:
1.1. Phép biện chứng là gì?
Phép biện chứng là học thuyết về các mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận
động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng trong quá trình tự
nhiên, xã hội và tư duy.
Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.
+ Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất,
+ Biện chứng chủ quan là phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời
sống ý thức của con người.
Phép biện chứng vừa là lý luận vừa là phương pháp:
+ Là lý luận vì phép biện chứng là học thuyết về các mối liên hệ,
sự vận động và phát triển.
+ Là phương pháp vì phép biện chứng là hệ thống những yêu cầu đòi hỏi con
người phải thực hiện trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Học thuyết là sản phẩm của nhận thức, nhưng nhận thức của con người không
cố định, nên các học thuyết này không cố định và phụ thuộc vào sự thay đổi trình
độ nhận thức của con người. (thời gian này có thể nhận thức con người thế này,
thời gian khác có thể nhận thức con người thế khác). Vậy nên các học thuyết trong
lịch sử cũng thay đổi, “phép biện chứng” trong lịch sử cũng đề cập đến nhiều nội
dung khác nhau, nhưng chung quy lại người ta đưa ra ba nội dung chính gọi là ba
hình thức lịch sử của “phép biện chứng”.
1.2. Giới thiệu 3 hình thức lịch sử của phép biện chứng, trong đó chú ý đến thời
gian biểu hiện hình thức ấy và đặc trưng của nó.
Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức, ba trình độ cơ bản: phép
biện chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép
biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Phép biện chứng chất phác: Ra đời ở thời kỳ cổ đại. Nó là một nội dung cơ bản
trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Đặc trưng
của chúng là sự ngây thơ, chất phác. Tiêu biểu là các học thuyết “biến dịch luận”,
“ngũ hành luận” của Âm dương gia (Trung Quốc); các phạm trù “vô ngã”, “ vô
thường”, “nhân duyên” của triết học Phật giáo (Ấn Độ); tư tưởng của các nhà triết
học Arixtốt, Hêraclit (Hy Lạp).
+ Tích cực: Nhận thức đúng về tính biện chứng của thế giới, thu được kết
quả của quá trình quan sát trực tiếp, phản ánh kinh nghiệm của con người trong cuộc sống.
+ Hạn chế: Nặng tính chất kinh nghiệm bằng trực kiến thiên tài, bằng trực
quan chất phác, ngây thơ; còn thiếu sự chứng minh bởi những thành tựu phát triển của khoa học tự nhiên.
Phép biện chứng duy tâm: Là học thuyết về mối liên hệ, sự vận động và phát
triển của các nhà triết học duy tâm ra đời vào đầu thế kỷ XVIII. Phép biện chứng
duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Cantơ và hoàn thiện ở đỉnh cao nhất được
thể hiện trong triết học của Heghen.
+ Tích cực: Lần đầu tiên trong lịch sử của nhân loại, Heghen đã nhận thức
được toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần và trình bày những nội dung cơ bản
về các mối liên hệ, sự vận động và phát triển không ngừng dưới dạng học thuyết
rất chặt chẽ, có hệ thống, thông qua các nguyên lý, quy luật, phạm trù. Sau này,
phép biện chứng của ông trở thành một trong những tiền đề lý luận để sinh ra phép biện chứng duy vật.
+ Hạn chế: mang tính chất duy tâm, thần bí. Hêghen coi biện chứng là quá
trình phát triển khởi đầu của “ý niệm tuyệt đối”, các mối liên hệ, sự vận động và
phát triển tồn tại trong thế giới tinh thần, vận động và chuyển hóa thành các mối
liên hệ, sự vận động và phát triển trong thế giới vật chất, và rồi vận động và
chuyển hóa lại thành trong thế giới tinh thần (coi ý thức quyết định vật chất).
Phép biện chứng duy vật: do Các Mác và Ănghen xây dựng ở giữa thế kỷ XIX sau
đó được Lê-nin bảo vệ và phát triển, ra đời trên cơ sở kế thừa trực tiếp những nội
dung hợp lý trong phép biện chứng duy tâm của Heghen, được xây dựng trên nền
tảng của thế giới quan duy vật. Phép biện chứng duy vật đã khắc phục được những
hạn chế của phép biện chứng duy tâm, là hình thức phát triển cao nhất của phép
biện chứng trong lịch sử triết học, là một trong những nội dung quan trọng nhất
của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
1.3. Trình bày nội dung 2 nguyên lý của phép biện chứng duy vật (NL về MLH phổ
biến và NL về sự phát triển)
Đặc trưng của nguyên lý: đơn giản, dễ hiểu, nhưng là nền tảng để xây dựng
và giải quyết những vấn đề khác.
Nội dung của phép biện chứng duy vật rất phong phú, song có thể được khái
quát thành hai nguyên lý sau, hai nguyên lý được cụ thể hóa qua các quy luật cơ
bản và các quy luật không cơ bản (các cặp phạm trù).
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại cô
lập, tách rời khỏi sự vật hiện tượng khác mà chúng luôn nằm trong những mối liên hệ với nhau.
Mối liên hệ: Là một phạm trù triết học, là khái niệm dùng để chỉ sự tác động
qua lại lẫn nhau, ràng buộc nhau, góp phần quy định sự tồn tại của nhau, chuyển
hóa nhau của các sự vật, hiện tượng.
+ Tính khách quan: các mối liên hệ tồn tại ngoài ý thức, không phụ thuộc
vào ý thức của con người.
+ Tính phổ biến: bất kỳ sự vật nào, hiện tượng nào cũng có mối liên hệ; ở
đâu (về không gian) cũng có mối liên hệ; lúc nào (về thời gian) cũng có mối liên hệ
với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất
kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thphần, những yếu tố khác.
+ Tính đa dạng, phong phú: sự vật khác nhau, không gian khác nhau, thời
gian khác nhau thì các mối liên hệ khác nhau. Có thể chia các mối liên hệ thành
nhiều loại: MLH bên trong, MLH bên ngoài, MLH chủ yếu, MLH thứ yếu… Các MLH
này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng.
Ý nghĩa phương pháp luận:
Xuất phát từ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, trong nhận thức và trong
hoạt động thực tiễn, con người muốn phát triển tối ưu, cần quán triệt và tuân thủ
hai yêu cầu có tính nguyên tắc (phương pháp luận): nguyên tắc toàn diện và nguyên
tắc lịch sử - cụ thể.
+ Thứ nhất, nếu các mối liên hệ có tính khách quan tính phổ biến thì trong
hoạt động của mình, con người phải tôn trọng nguyên tắc toàn diện.
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi: Khi nhận thức một đối tượng nào đó con
người phải tìm hiểu tất cả những mối liên hệ mà nó có, phải phân loại được các
mối liên hệ đồng thời phải chống tư tưởng phiến diện.
+ Thứ hai, nếu các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú thì trong hoạt động
của mình, con người phải tôn trọng nguyên tắc lịch sử – cụ thể.
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể đòi hỏi: Khi nhận thức một đối tƣợng nào đó con
người phải đặt đối tượng ấy vào đúng không gian, đúng thời gian và đúng mối liên
hệ của nó đồng thời phải chống tư tưởng hời hợt, đại khái.
Nguyên lý về sự phát triển: Mọi sự vật ở trạng thái động nằm trong khuynh
hướng chung là phát triển.
Vận động: khái niệm chỉ mọi sự biến đổi, đây là sự biến đổi chưa xác định chiều hướng.
Phát triển: khái niệm chỉ quá trình vận động theo hướng từ trình độ thấp
đến tình độ cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Sự phát triển có ba tính chất cơ bản:
+ Thứ nhất, tính khách quan: vì nó là sự tự thân vận động, tự thân phát triển.
+ Thứ hai, tính phổ biến: vì nó tồn tại trong tất cả mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Thứ ba, tính đa dạng, phong phú: vì nó diễn ra trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau.
Ý nghĩa phương pháp luận:
Nếu phát triển có tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng phong phú
thì trong cuộc sống, con người phải tôn trọng nguyên tắc phát triển.
Nguyên tắc phát triển đòi hỏi: Khi nhận thức một đối tượng nào đó phải
nhận thức nó ở trạng thái động nằm trong khuynh hướng chung là phát triển;
phải tìm ra nguồn gốc, cách thức, khuynh hướng của sự phát triển đó; đồng thời
phải chống lại tư tưởng bảo thủ, trì trệ (không nên quan niệm cái gì đó “nhất thành bất biến”).
Câu 2: Nội dung 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa của
việc nghiên cứu các quy luật này
Nội dung cần trình bày: - Quy luật là gì?
- Giới thiệu 3 quy luật cơ bản của PBCDV (tên quy luật, vị trí của quy luật trong
PBCDV, tóm tắt ND của quy luật ấy).
- Rút ra ý nghĩa phương pháp luận. Gợi ý làm bài:
“Quy luật” là gì?
- Là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, tương đối ổn định, được lặp đi lặp
lại ở các sự vật, hiện tượng, quá trình.
- Quy luật không tồn tại hữu hình, cảm tính,
- Không phải mối liên hệ nào cũng là quy luật, chỉ những mlh phản ánh bản chất đối tượng …
1. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn)
Vị trí của quy luật: hiểu về nguồn gốc của sự vận động và phát triển → hạt nhân,
phần quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật.
Tóm tắt quy luật: mỗi sự vật hiện tượng là một thể thống nhất, gồm những
thành phần khác nhau, nhiều yếu tố khác nhau liên kết lại với nhau tạo thành. Trong
đó, có những yếu tố vận động theo khuynh hướng ngược chiều nhau → 2 mặt đối
lập tạo nên 1 mâu thuẫn.
Mâu thuẫn: là mối liên hệ của 2 mặt đối lập
Ví dụ: Thiện - ác , thông minh - ngu đần, tích lũy - tiêu dùng, đồng hóa - dị
hóa, bóc lột - bị bóc lột, đẹp - xấu, biết - chưa biết
Mâu thuẫn nào cũng có 3 tính chất cơ bản: tính khách quan, phổ biến, đa dạng
. Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
¥ Thống nhất của các mặt đối lập: các mặt đối lập cùng tồn tại và các
mặt đối lập ràng buộc nhau - khi mặt đối lập này thay đổi, thì mặt đối lập kia cũng thay đổi
¥ Đấu tranh của các mặt đối lập: các mặt đối lập thâm nhập vào nhau, chuyển hóa nhau
Đấu tranh của các mặt đối lập phát triển làm mâu thuẫn trở nên sâu sắc, đến
một lúc nào đó thì mâu thuẫn được giải quyết, sự vật chuyển hóa. Sự vật hiện tượng mới ra đời.
Như vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Ví dụ:
Mâu thuẫn thời gian - tài chính - hiểu biết - thói quen - nhu cầu → tri thức
Kiến thức ít & kiến thức nhiều Nông & sâu
rời rạc & hệ thống sao chép & sáng tạo
Ý nghĩa phương pháp luận:
¥ Tìm ra mâu thuẫn, phân loại mâu thuẫn, xác định tầm quan trọng của từng mâu thuẫn.
¥ Chủ động tạo ra điều kiện cần thiết để giải quyết mâu thuẫn
2. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại:
Vị trí của quy luật: hiểu về cách thức của sự vận động và phát triển
Tóm tắt quy luật: Mọi sự vật, hiện tượng đều có chất và lượng. Chất tương đối
ổn định, lượng thường xuyên biến đổi. Lượng biến đỗi đến một mức độ nhất định
thì chất sẽ thay đổi. Khi đó sự vật, hiện tượng chuyển hoá. Sự vật hiện tượng mới
ra đời có chất mới, lượng mới. Lượng vẫn thường xuyên biến đổi, nhưng sự biến
đổi của lượng mới khác sự biến đổi của lượng cũ. Sự khác nhau này do chất quy định.
Phân tích nd của quy luật:
Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính khách quan vốn có về số lượng nhiều hay
ít, quy mô lớn hay nhỏ, tốc độ nhanh hay chậm, trình độ cao hay thấp, … của sự vật
hiện tượng song lượng chưa là cơ sở để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự
vật hiện tượng khác.
Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, làm cho nó là nó, nó
phân biệt được với những cái khác.
Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng: Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng
có chất và lượng; trong đó chất tương đối ổn định, còn lượng thường xuyên biến
đổi. Lúc đầu, lượng biến đổi nhưng chất chưa thay đổi. Song, nếu lượng biến đổi
đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì chất sẽ thay đổi.
Khi đó, sư vật hiện tượng này sẽ chuyển hoá sang sự vật hiện tượng khác.
Độ - Điểm nút - Bước nhảy:
+ Giới hạn mà lượng biến đổi nhưng chất chưa thay đổi gọi là “độ”.
+ Nơi diễn ra sự thay đổi về chất gọi là “điểm nút”.
+ Sự chuyển hoá từ chất cũ sang chất mới gọi là “bươc nhảy”. Bước nhảy thể
hiện đa dạng: đốt biến hay tiệm tiến, toàn thể hay cục bộ,…
Ví dụ: đối với con người
chiều cao - trọng lượng - tôn giáo - học vấn: lượng Nhân cách : chất
Phổ thông: tiếp cận tri thức một cách bắt buộc - dàn trải - kiến thức nông -
sao chép - lượng thay đổi chậm
Đại học: tự giác - định hướng - kiến thức sâu - bắt đầu sáng tạo - lượng thay đổi nhanh
Sau đại học: hoàn toàn tự giác - kiến thức rất sâu - sáng tạo - lượng thay đổi rất nhanh
Ví dụ chứng minh lượng - chất:
lượng dinh dưỡng trong hạt giảm dần → nảy mầm
Lượng virus tăng lên: ban đầu chưa đủ virus làm test nhanh hiện 2 vạch →
sau đó vài ngày thì lượng virus tăng lên , dương tính,
Lượng kháng thể trong cơ thể tăng lên → miễn dịch
Mang thai: lượng dinh dưỡng từ mẹ sang con tăng, kích thước tăng, có sự
thay đổi hình thành các cơ quan trong cơ thể trẻ sơ sinh,
Khi lượng đủ, thời gian đủ, vỡ nước ối → sinh, đứa trẻ ra đời, sau đó lại tiếp
tục có sự biến đổi về lượng → đứa trẻ lớn lên, chất: tuổi dậy thì, trưởng thành.
Ý nghĩa phương pháp luận
+ Vì từ những thay đổi về lượng mới dẫn đến sự thay đổi về chất nên muốn có sự
thay đổi về chất phải tự giác tích cực tích luỹ về lượng.
+ Vì lượng thay đổi đến điểm nút mới dẫn đến sự thay đổi về chất nên cần tránh
nôn nóng, tránh đốt cháy giai đoạn, tránh muốn có sự thay đổi về chất khi lượng
chưa thay đổi đến mức cần thiết.
+ Vì điền kiện ảnh hưởng trực tiếp đến bước nhảy nên phải tạo ra hay xoá bỏ những
điều kiện cần thiết để bước nhảy được thực hiện theo nhu cầu con người, …
3. Quy luật phủ định của phủ định
Vị trí của quy luật: hiểu về khuynh hướng của sự vận động và phát triển
Tóm tắt quy luật: Vận động, phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà
là quá trình quanh co, phức tạp được biễu diễn bằng hình xoáy ốc đi lên. Đây là
quá trình phủ định của phủ định; trong đó cái mới ra đời thay thế cái cũ và hết mỗi
một chu kỳ sự vật, hiện tượng lặp lại như cái ban đầu nhưng phát triển hơn.
Phân tích nội dung quy luật:
+ Phủ định: khái niệm dùng để chỉ sự thay thế trạng thái tồn tại này bằng một
trạng thái tồn tại khác trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
+ Phân loại phủ định: Phủ định sạch trơn và phủ định của phủ định (phủ định
cái phủ định - phủ định biện chứng - phủ định của sự phát triển).
Phủ định sạch trơn là phủ định do nguyên nhân bên ngoài gây nên và không
có tính kế thừa nên không tạo được tiền đề cho sự phát triển.
Ví dụ: trứng -- tằm - nhộng - ngài - trứng; Sâu - bướm; Trứng - nòng nọc - ếch
Phủ định cái “cử nhân” → phát triển thành trình độ “sau đại học”
+ Tính khách quan: nằm ngay bên trong bản thân sự vật.
+ Tính kế thừa: cái ra đời sau, giữ lại một số yếu tố của cái trước nó, để làm cơ
sở cho nó tồn tại và phát triển. Nếu không kế thừa thì không có sự phát triển, kế
thừa nhanh phát triển nhanh - kế thừa chậm phát triển chậm.
+ Tính chu kì, trong đó có sự ra đời cái mới: cái mới là cái ra đời ngay sau khi
phủ định của quá trình phát triển: hai đặc trưng của cái mới: cái mới là cái “yếu” ;
chính ở cái yếu ấy chứa đựng khuynh hướng của sự phát triển, phát triển đến một
mức độ nào đó thì sẽ được khẳng định.
Ý nghĩa của phương pháp luận:
+ Phải lấy vai trò quyết định của nguyên nhân bên trong để phát huy nội lực.
+ Phải thấy tầm quan trọng của tính kế thừa để tự giác, tích cực, chọn lọc trong kế thừa.
+ Phải có thái độ đúng đối với các đang được khẳng định với cái mới.
+ Phải thấy tính chất phức tạp của quá trình phát triển để không bi quan trước
những khúc quanh trong quá trình phát triển.
Câu 3: Nội dung cơ bản của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Ý nghĩa của việc
nghiên cứu học thuyết này và sự vận dụng của nó vào XHVN giai đoạn hiện nay? Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày định nghĩa về hình thái KT-XH
- Rút ra cấu trúc hình thái KT-XH
- Trình bày nội dung của 2 quy luật (QL1: Định hướng sản xuất – QHSX; QL2: CSHT – KTTT).
- Tóm tắt được nội dung của học thuyết.
- Ý nghĩa của học thuyết. - Vận dụng vào XHVN. Bài làm
Hình thái kinh tế xã hội là phạm trù để chỉ một xã hội trọn vẹn trong từng giai
đoạn lịch sử cụ thể, trong đó có các quan hệ sản xuất do trình độ của lực lượng sản
xuất quy định, những quan hệ sản xuất này tạo nên kết cấu kinh tế của xã hội, mà
trên đó được xây dựng nên một kiến trúc thượng tầng. Các xã hội trọn vẹn của loài
người là công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Khi
một hình thái kinh tế xã hội sau ra đời thay thế cho hình thái kinh tế xã hội trước
đó thì xã hội loài người phát triển thêm một bậc. Nếu tìm được nguyên nhân, động
lực làm cho hình thái kinh tế xã hội này ra đời thay thế cho hình thái kinh tế xã hội
trước đó, thì ta đã tìm được nguyên nhân, động lực cho sự phát triển của xã hội loài người.
Hình thái kinh tế xã hội có cấu trúc phức tạp, gồm ba lĩnh vực cơ bản: lực lượng
sản xuất, quan hệ sản xuất (những quan hệ sản xuất này tạo thành kết cấu kinh tế,
cơ sở hạ tầng của xã hội), kiến trúc thượng tầng. Trong đó, lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất tạo nên phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất là cách thức
tạo ra của cải vật chất của con người trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, nó thể
hiện tài năng và nhân cách của con người. Phương thức sản xuất quy định các mặt
của đời sống xã hội, mỗi xã hội được đặc trưng bởi một phương thức sản xuất nhất
định. Ví dụ ở việc trồng lúa, xã hội công xã nguyên thủy dùng sức người, cắm các
hòn đá vào đất để tạo thành lỗ, rồi gieo trồng lúa. Xã hội chiếm hữu nô lệ và phong
kiến dùng sức vật là trâu bò, để kéo cày, làm đất tơi xốp để trồng lúa. Còn ở xã hội
tư bản chủ nghĩa thì người ta dùng máy móc hiện đại hơn. Bất kì phương thức sản
xuất nào cũng có lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Nội dung của học thuyết hình thái kinh tế xã hội được thể hiện chủ yếu qua hai quy luật.
Quy luật thứ nhất: quy luật về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Trước tiên cần tìm hiểu khái niệm, cấu trúc và tính chất của lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất trước khi bước vào nội dung quy luật.
Lực lượng sản xuất là toàn bộ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất, nó biểu
hiện mối quan hệ giữa người và giới tự nhiên trong quá trình sản xuất, có cấu trúc
gồm người lao động và tư liệu sản xuất.
Người lao động là người tham gia vào quá trình sản xuất, đáp ứng các điều kiện về
sức khỏe, năng lực tư duy, độ tuổi theo quy định của pháp luật.
Tư liệu sản xuất là toàn bộ giới tự nhiên tham gia vào quá trình sản xuất, gồm
tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó tư liệu lao động gồm công cụ lao
động và phương tiện lao động. Công cụ lao động là vật trung gian giúp truyền sức
từ người đến các vật khác. ví dụ như dùng rìu để đốn cây thì rìu là công cụ lao động.
Phương tiện lao động là vật hỗ trợ con người trong quá trình sản xuất về mặt
chuyên chở, bảo quản như cầu đường, kho bãi.
Đối tượng lao động là vật chịu sự tác động của công cụ lao động, ví dụ như
dùng rìu để đốn cây thì cây là đối tượng lao động.
Công cụ lao động và phương tiện lao động phải được xem xét trong không
gian cụ thể, thời gian cụ thể, mối liên hệ cụ thể, phải đứng trên quan điểm lịch sử
cụ thể. Ví dụ như cưa máy, khi được dùng để đốn cây thì nó là công cụ lao động,
nhưng khi bị hư hỏng cần sửa chữa thì nó là đối tượng lao động.
Trong lực lượng sản xuất, các yếu tố có vai trò nhất định. Người lao động giữ
vai trò quyết định vì là chủ thể của các yếu tố còn lại. Công cụ lao động đóng vai trò
quan trọng vì nó quyết định năng suất lao động, nó thể hiện khả năng chinh phục
giới tự nhiên của con người. Hàm lượng khoa học trong công cụ lao động nhiều hơn
thì năng suất lao động cao hơn. Năng suất lao động là số lượng sản phẩm cùng chất
lượng được tạo ra trong cùng khoảng thời gian xác định. Ví dụ người A dùng rìu để
đốn các cây giống nhau, trong 2 ngày đốn được 8 cây. Người B dùng cưa máy đốn
các cây giống người A, trong 2 ngày đốn được 15 cây. Hàm lượng khoa học trong
cưa máy cao hơn trong rìu, năng suất lao động của người B cao hơn của người A.
Lực lượng sản xuất có tính chất thường xuyên biến đổi theo chiều hướng phát triển, mang tính cách mạng
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất, có
cấu trúc cực kỳ phức tạp, song có thể khái quát thành ba quan hệ cơ bản: quan hệ
sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ quản lý và phân công lao động, quan hệ phân phối
sản phẩm. Các quan hệ trong quan hệ sản xuất có mối liên hệ mật thiết với nhau,
trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định, chi phối hai quan
hệ còn lại. Ai có tư liệu sản xuất là công cụ lao động, phương tiện lao động thì người
đó có quyền được phân công, quyền được quản lý lao động, được quyền phân phối
sản phẩm. Hay, ai sở hữu tư liệu sản xuất thì có quyền quyết định, chi phối 2 quan
hệ còn lại, nắm quyền lực, hưởng quyền lợi.
Quan hệ sản xuất có tính chất tĩnh, ít biến đổi, mang tính bảo thủ.
Mối liên hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được thể hiện
qua quy luật: quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Trình
độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở ba yếu tố: sức khỏe và trí tuệ của người lao
động, hàm lượng khoa học trong công cụ lao động và phương tiện lao động, tính
hợp lý trong khai thác công cụ lao động. Có thể tóm tắt nội dung quy luật như sau:
Trình độ của lực lượng sản xuất thường xuyên phát triển. Khi lực lượng sản xuất
phát triển đến mức độ nhất định thì quan hệ sản xuất phải thay đổi theo để phù
hợp với trình độ mới này, khi đó phương thức sản xuất mới ra đời. Trong toàn bộ
quá trình ấy, nếu quan hệ sản xuất thay đổi phù hợp thì sẽ thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển, ngược lại sẽ kìm hãm toàn bộ quá trình phát triển ấy.
Nội dung có hai quy luật thể hiện:
Trình độ của lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, cụ thể: trình độ của
lực lượng sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất phải tương ứng như vậy; Trình
độ của lực lượng sản xuất thường xuyên phát triển, khi nó phát triển đến mức độ
nhất định thì quan hệ sản xuất phải thay đổi theo, để phù hợp với trình độ mới của
lực lượng sản xuất. Ví dụ: trình độ của người lao động là văn hóa cấp một, thì không
thể giao tư liệu sản xuất hiện đại cho người đó quản lý, nhưng nếu người này có
trình độ đại học thì khác. Vì vậy việc giao tư liệu sản xuất thô sơ hay hiện đại không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, mà phụ thuộc vào trình độ của lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất, cụ thể: nếu quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất thì sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển, sản xuất cũng phát triển; nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình
độ của lực lượng sản xuất thì sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, kìm
hãm quá trình sản xuất. Ví dụ: quan hệ phân phối sản phẩm hợp lý (ai làm nhiều
hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, trình độ cao hưởng nhiều hơn trình độ thấp) thì sẽ
thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, sản xuất phát triển. NGược
lại, nếu phân phối sản phẩm không hợp lý (mọi người đều hưởng như nhau dù làm
nhiều hay ít) thì không có ai chịu lao động, sản xuất bị trì trệ, xã hội không phát triển.
Quy luật thứ hai, là quy luật về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ các quan hệ sản xuất tạo nên kết cấu kinh tế của xã hội,
cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ
sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất mầm mống. Trong đó, quan hệ sản xuất thống
trị giữ vai trò chủ đạo, quyết định các quan hệ còn lại, nó quy định xu hướng chung
của đời sống kinh tế xã hội. Ví dụ khi nghiên cứu về xã hội phong kiến (hình thái
kinh tế xã hội phong kiến) sẽ có lực lượng sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất
phong kiến. Quan hệ sản xuất phong kiến chính là quan hệ sản xuất thống trị, quan
hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ còn tồn đọng sang xã hội phong kiến là quan hệ sản
xuất tàn dư, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng xã hội phong
kiến là quan hệ sản xuất mầm mống.
Kiến trúc thượng tầng là hệ tư tưởng của xã hội và các thiết chế tương ứng với
hệ tư tưởng ấy. Hệ tư tưởng của xã hội được biểu hiện qua các học thuyết, thể hiện
qua lý luận và hệ thống các quan điểm, ví dụ như học thuyết tôn giáo, học thuyết
pháp quyền. Còn thiết chế tương ứng với hệ tư tưởng là các tổ chức người và công
cụ vật chất mà tổ chức ấy sử dụng để thực hiện hệ tư tưởng. Ví dụ, với học thuyết
chính trị và pháp quyền, thiết chế tương ứng là nhà nước, vì suy cho cùng nhà nước
là các tổ chức (sở, ban, ngành) sử dụng các công cụ vật chất (là tòa àn, đài phát
thanh) để thực hiện các học thuyết về chính trị và pháp quyền của chế độ ấy. Trong
kiến trúc thượng tầng, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau mà yếu tố này nổi lên nắm
vai trò quan trọng hay yếu tố khác nổi lên giữ vai trò quan trọng. Ví dụ như hiện
nay khoa học và nhà nước giữ vai trò quan trọng, nhưng ở phương tây thời trung
cổ, giáo hội giữ vai trò quan trọng, vai trò của nhà nước không là gì cả.
Mối liên hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng được thể
hiện qua quy luật cơ sở hạ tầng phù hợp kiến trúc thượng tầng. tóm tắt nội dung
quy luật: cơ sở hạ tầng sinh ra và quyết định tính chất của kiến trúc thượng tầng,
song kiến trúc thượng tầng có thể tác động trở lại cơ sở hạ tầng với tư cách là động
lực thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển kinh tế, thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Quy luật có hai nội dung thể hiện:
Thứ nhất: cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, cụ thể: mỗi cơ sở hạ tầng
sinh ra một kiến trúc thượng tầng và quyết định tính chất của kiến trúc thượng tầng
đó. Khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Ví dụ:
cơ sở hạ tầng là phong kiến thì sinh ra hệ tư tưởng phong kiến (Tam cương ngũ
thường, tam tòng tứ đức) và tổ chức cơ cấu theo kiểu phong kiến (Vua, thượng
thư, quan lại), khi nền kinh tế phong kiến sang tư bản chủ nghĩa, thì hình thành hệ
tương tưởng tư bản chủ nghĩa và tổ chức cơ cấu theo kiểu tư bản chủ nghĩa (tổng
thống, thượng viện, nghị sĩ)
Thứ hai: kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng, cụ thể: kiến trúc
thượng tầng luôn củng cố, bảo vệ cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó; kiến trúc thượng
tầng thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển kinh tế thông qua các tác động của nó đến
các quan hệ sản xuất cấu thành cơ sở hạ tầng. Ví dụ: kiến trúc thượng tầng đặc biệt
là nhà nước luôn duy trì, củng cố và bảo vệ quan hệ sản xuất thống trị, vì quan hệ
sản xuất thống trị nào thì sẽ sinh ra chế độ thống trị đó, do đó bảo vệ quan hệ sản
xuất thống trị là bảo vệ chính nó. Thông qua đường lối, chính sách thì kiến trúc
thượng tầng có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội thông qua
tác động đến quan hệ sản xuất.
Tóm tắt học thuyết hình thái kinh tế xã hội: mỗi hình thái kinh tế xã hội là một
xã hội trọn vẹn, có cấu trúc phức tạp, gồm ba lĩnh vực cơ bản là lực lượng sản xuất,
quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng. Trong đó, lực lượng sản xuất thường
xuyên phát triển, khi nó phát triển đến mức độ nhất định thì quan hệ sản xuất thay
đổi, quan hệ sản xuất thay đổi thì cơ sở hạ tầng thay đổi (vì nó là toàn bộ các quan
hệ sản xuất). Cơ sở hạ tầng thay đổi dẫn đến kiến trúc thượng tầng thay đổi. Đến
đây, toàn bộ các yếu tố của một hình thái kinh tế xã hội đã thay đổi, hình thái kinh
tế xã hội này chuyển sang hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn, xã hội này chuyển
sang xã hội khác phát triển hơn.
Ý nghĩa của hình thái kinh tế xã hội: xã hội là một chỉnh thể có cấu trúc phức
tạp, các lĩnh vực của xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, song có mối liên hệ mật thiết
với nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội, phương
thức sản xuất giữ vai trò quyết định đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội
nguyên nhân sâu xa, động lực của sự phát triển xã hội không nằm ở đảng phái, tổ
chức hay cá nhân cầm quyền, mà sự phát triển của xã hội là quá trình lịch sử tự
nhiên, tuân theo các quy luật khách quan, trong đó quan trọng nhất là quy luật về
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, quy luật về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Ý nghĩa phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế xã hội: để sản xuất
phát triển, xã hội phát triển cần phải đầu tư vào lực lượng sản xuất, trong đó đầu
tiên và quan trọng nhất là đầu tư vào người lao động (yếu tố quyết định), sau đó là
đầu tư vào công cụ lao động (yếu tố quan trọng, quyết định năng suất lao động).
Phải hoàn thiện tất cả các quan hệ của quan hệ sản xuất, đặc biệt là quan hệ sở hữu
tư liệu sản xuất, để quan hệ sản xuất có thể tác động tích cực trở lại lực lượng sản xuất
từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thông qua việc hoàn thiện quan hệ sản xuất
thống trị và mối liên hệ của nó với các loại quan hệ còn lại, bằng các chính sách để
xây dựng kết cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hoàn thiện kiến trúc thượng tầng thông qua việc xây dựng hệ tư tưởng khoa
học, nhân văn, xây dựng bộ máy đảng, nhà nước và các tổ chức xã hội trí tuệ, trong
sạch, vững mạnh, để hoạt động của các tổ chức này có thể tác động tích cực trở lại
cơ sở hạ tầng, tác động tích cực đến kinh tế xã hội
Vận dụng học thuyết vào xã hội việt nam hiện nay
con đường đi lên của nước ta là phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất
và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng vẫn tiếp thu và kế thừa các thành
tựu của nhân loại đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa (đặc biệt là về khoa học,
công nghệ) để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, người lao động
chuyển từ thủ công sang công nghiệp, phương thức sản xuất cũng chuyển từ hình
thức thủ công sang công nghiệp.
Cụ thể: người lao động được đầu tư nâng cao kiến thức, kỹ năng trong công việc
của mình, được hướng dẫn cách áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc hiện đại vào
quá trình sản xuất, không hoàn toàn dựa vào tri thức kinh nghiệm như trước đây.
Công cụ lao động và phương tiện lao động được trang bị hiện đại, có nhiều khâu
được tự động hóa, đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm.
việt nam xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước và kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo
việt nam xây dựng kiến trúc thượng tầng thông qua xây dựng hệ thống chính trị do
dân làm chủ, nhà nước của dân do dân vì dân.
Câu 4: Trình bày mối quan hệ giữa tồn tài xã hội và ý thức xã hội. Ý nghĩa của việc
nghiên cứu mối quan hệ này? Yêu cầu cần đạt:
- Tồn tại xã hội: khái niệm & biểu hiện cơ bản
- Ý thức xã hội: khái niệm & cấu trúc (theo chiều ngang, theo chiều dọc)
- Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
(tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
biểu hiện về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội)
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tồn tại xh và ý thức xã hội Bài làm
Vật chất là toàn bộ những gì tồn tại ngoài ý thức của con người và không phụ thuộc
vào ý thức của con người. Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ não của con người.
1) Tồn tại xã hội là toàn bộ các yếu tố thuộc lĩnh vực vật chất trong đời sống xh.
Những biểu hiện cơ bản của tồn tại XH
- Môi trường tự nhiên – Hoàn cảnh địa lý
- Dân cư: mật độ dân số, chất lượng dân số, độ tăng dân số, …
- Phương thức sản xuất
Trong những yếu tố trên thì PTSX giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội, hai yếu tố còn lại sẽ tạo điều kiện hoặc gây khó khăn cho đời sống,
cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
2) Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, là sự phản ánh tồn tại xã
hội vào bộ não của con người. Cấu trúc của ý thức XH có 2 cách tiếp cận
- Tiếp cận theo trình độ phát triể
n của ý thức xã hội, chia thành 2 cấp độ
+ Ý thức đời thường (cấp độ thấp) mà hạt nhân là tâm lý xã hội – Là toàn bộ đời
sống tinh thần của con người xuất hiện trong cuộc sống đời thường (yếu tố ngoại
cảnh tác động đến con người tạo nên đời sống tinh thần như: tâm tư, tình cảm,
thói quen, tập quán…). Ý thức xã hội thông thường tuy ở trình độ thấp nhưng có
vai trò quan trọng vì nhờ nó mà tri thức kinh nghiệm được hình thành. ¥ Tích cực:
+ Tri thức kinh nghiệm đem lại cho con người hiệu quả khi điều kiện chưa thay đổi.
+ Hình thành ở diện rất rộng, ai cũng có thể hình thành, chỉ cần con người
thực hiện một hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần hình thành rất tự nhiên. ¥ Hạn chế:
+ Tri thức kinh nghiệm là tri thức nông cạn không đem lại hiệu quả, hay
hiệu quả rất thấp khi điều kiện thay đổi. Không đi được vào nội dung hay
bản chất của đối tượng.
+ Ý thức lý luận (cấp độ cao) – mà hạt nhân là hệ tư tưởng
là những lý luận về đời sống tinh thần của con người (nó là gì? Bản chất của nó?...),
không thể tự hình thành, chỉ hình thành trong những điều kiện sau: con người phải
có vốn kiến thức nhất định, năng lực tư duy nhất định và trên nền tảng vốn kiến
thức và năng lực tư duy ấy, con người phải tự giác, tích cực học tập, nghiên cứu,
đúc kết một cách nghiêm túc. Nhờ có ý thức lý luận mà tri thức lý luận, tri thức
khoa học được hình thành. ¥ Tích cực:
+ Đây là loại tri thức sâu sắc, trả lời được câu hỏi nguồn gốc, tri thức, chức năng,
bản chất của đối tượng.
+ Có thể mang lại cho con người thành công ngay cả khi điều kiện đã hoàn toàn thay đổi. ¥ Hạn chế:
+ Giữa tri thức lý luận và hiện thực luôn có khoảng cách, vì nó là kết quả của quá
trình của khái quát hóa những cái cụ thể. Khoảng cách xa hay gần tùy thuộc vào
loại lý luận (gần nhất là lý luận chuyên ngành, xa hơn là lý luận ngành, hơn nữa là
lý luận chung, xa hơn nữa là lý luận chung nhất - là những thứ mà triết học đang nghiên cứu).
+ Trong quá trình vận động của hiện thực, những kết luận của lý luận có thể sai
lầm, không còn chính xác. Vì vậy phải không ngừng cập nhật thông tin để lý luận
phản ánh đúng hiện thực, chỉ đạo cho con người hành động đúng.
- theo chiều ngang: Tiếp cận theo nội dung của ý thức xã hội : gồm các hình thái ý
thức xã hội (tôn giáo, pháp luật, đạo đức, kinh tế,…). Mỗi hình thái ý thức xã hội có
2 cấp độ ý thức đời thường và ý thức lý luận.
3) Mối quan hệ giữa tồn tại XH và ý thức XH
Tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức xã hội, điều đó được thể hiện cụ thể là:
- TTXH như thế nào thì nội dung của YTXH phải như thế đó.
- Khi TTXH thay đổi một cách căn bản, nhất là khi phương thức SX đã thay đổi thì
sớm hay muộn thì YTXH cũng thay đổi.
Sự lệ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã hội không phải lúc nào cũng diễn ra
trực tiếp mà cần phải xét đến cùng qua nhiều khâu trung gian mới thấy được, bởi
vì ý thức xã hội có tính độc lập của mình. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
được thể hiện dưới các hình thức sau:
- YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH, biểu hiện ở chỗ khi các yếu tố của tồn tại
xh đã thay đổi nhưng đời sống tinh thần của con người không thay đổi kịp. (vd:
PTSX phong kiến đã qua nhưng vẫn còn tồn tại đến ngày nay)
- YTXH có thể vượt trước TTXH: vì nắm được nội dung bản chất, quy luật vận động
của đối tượng nên ý thức của con người vượt quá xa tồn tại xã hội – (chỉ có ý thức khoa học)
- YTXH có tính kế thừa: nội dung và sự vận động của ý thức xã hội vừa chịu sự quyết
định của TTXH , vừa chịu chi phối của YTXH của thế hệ trước.
- Các hình thái YTXH tác động qua lại lẫn nhau: làm cho đời sống tinh thần của con
người vừa chịu sự tác động của TTXH, vừa chịu sự chi phối của các bộ phận cấu thành.
- YTXH có thể tác động trở lại TTXH Vì ý thức chỉ đạo hành động con người và bằng
hành động con người tác động đến tồn tại xã hội theo hai hướng:
+ Tích cực: Thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển nếu ý thức xã hội là ý thức khoa học.
+ Tiêu cực: Kìm hãm sự phát triển của xã hội nếu ý thức phi khoa học hoặc phản khoa học
4) Ý nghĩa của việc tìm hiểu mối quan hệ giữa TTXH và YTXH
- Nhận thức những hiện tượng tinh thần phải xuất phát từ những yếu tố vật chất. Cụ thể là:
+ Nếu tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội thì muốn hiểu về đời sống tinh thần
con người phải truy tìm đời sống vật chất của con người.
+ Muốn thay đổi đời sống tinh thần thì cùng với giáo dục phải thay đổi các quan
hệ vật chất, điều kiện sinh hoạt vật chất
- Muốn ý thức xã hội (đặc biệt là tri thức khoa học) có thể vượt trước sự tồn tại
xã hội để giúp con người dự báo tương lai, phòng tránh rủi ro, nắm bắt thời cơ… thì phải:
+ Tôn trọng tri thức khoa học; không đùa giỡn với khoa học, không dùng khoa học
để đánh bóng bản thân.
+ Làm chủ tri được tri thức khoa học đòi hỏi phải có ý chí, quyết tâm, chủ động,
tích cực nghiên cứu, học tập một cách nghiêm túc, tự giác
+ Truyền bá được tri thức khoa học vào quần chúng; tập trung đẩy mạnh nền công
nghiệp tri thức, đưa tri thức vào cuộc sống (đây là con đường mà nhà nước ta đang đi,).
- Chống tư tưởng duy tâm; chống chủ nghĩa kinh nghiệm; chống thái độ hời hợt,
xem thường học tập, nghiên cứu, tổng kết, đúc kết.
- Phải đánh giá đúng tầm quan trọng của mỗi hình thái YTXH và chủ động phát huy
vai trò tích cực của chúng.
Hiểu đúng và vận dụng đúng mối quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh
thần trong hoạt động nhận thức và thực tiễn là cơ sở để dự báo tương lai.