Nội dung ôn tập - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam
Nội dung ôn tập - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (0101000747)
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
A. Khái quát
- định nghĩa: hội nhập quốc tế chính là quá trình các nước tiến hành các hoạt
động tăng cường sự gắn kết giữa các nước đó với nhau
-Hội nhập quốc tế có 3 cấp độ chính: Hội nhập toàn cầu. Hội nhập khu vực.
Hội nhập song phương.
- hội nhập quốc tế được triển khai trên 3 lĩnh vực chính:
Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế) – trọng tâm.
Hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh.
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học -
công nghệ và các lĩnh vực khác.
Hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập
trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế.
B. Hội nhập kinh tế quốc tế
I.Khái niệm của hội nhập kinh tế quốc tế
- hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế
của mình với nền kinh tế thế giới
- nguyên tắc: dựa trên sự chia sẽ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung
II.Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
* thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
- toàn cầu hóa kinh tế là: sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế mang
tầm vóc thế giới không còn phạm trù của một quốc gia
* thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các
nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay
- Joseph E.Stglitz: “ toàn cầu hóa đã làm giảm đi tình trạng cô lập mà các nước
đang phát triển thường gặp và tạo ra cơ hội tiếp cận tri thức cho nhiều người ở
những nước đang phát triển”
III.Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất: Chuẩn bị các điều kiện để hội nhập hiệu quả thành công, gồm:
* xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp:
- chiến lược về hội nhập kinh tế thực chất là một kế hoạch tổng thể về phương
hướng, mục tiêu và các giải pháp cho hội nhập kinh tế
- để xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế phù hợp với khả năng điều kiện thực tế cần:
+ đánh giá đúng bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động kinh tế chính trị thế giới
+ phải đánh giá được vai trò các tổ chức kinh tế, công ty xuyên quốc gia của các nước lớn
+ làm rõ vị trí của VN để xác định khả năng và điều kiện để VN có thể hội nhập
* tích cực tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ
các cam kết của Việt Nam trong liên kết kinh tế quốc tế và khu vực
- các tổ chức kinh tế Việt Nam là thành viên: ASEAN (1995), AFTA ( 1996), APEC ( 1998), WTO ( 2007),...
- Việt Nam đã nổ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết của các tổ chức thể hiện ở:
+ các cam kết đa phương về pháp luật, cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ
+ từ năm 2014 Việt Nam đã hoàn thành lộ trình cắt giảm theo WTO
+ bên cạnh đó, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ban hành các biểu thuế
ưu đãi, thuế nhập khẩu với các FTA đã ký kết...
* hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp:
- hoàn thiện cơ chế thị trường
- coi trọng khu vực tư nhân, đổi mới sở hữu và doanh nghiệp nhà nước
- đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới chính sách kinh tế
-Tiếp tục đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn
* nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế
* xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ của Việt Nam
- Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc hay phụ thuộc vào
nước khác, người khác... để áp đặt khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia
và lợi ích cơ bản của dân tộc. - thách thức:
1. Sản xuất phụ thuộc vào bên ngoài
2. Quá trình mua bán, sáp nhập và đầu tư nước ngoài có thể đẩy nền kinh
tế ra xa “bến bờ” độc lập, tự chủ
3. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội
4. Nhân lực khoa học và công nghệ vẫn còn hạn chế về chất lượng
5. Chưa có chính sách trọng dụng hiệu quả nhân tài quốc gia
6. Giáo dục, đào tạo hướng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhưng chuyển biến chậm
7. Đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu phát triển - biện pháp:
1. Hoàn thiện, bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế, xây dựng và phát triển đất nước
2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
3. Đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
4. Tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, áp dụng công nghệ
khoa học hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
5. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong hội
nhập quốc tế, mở rộng quan hệ quốc tế
Thứ hai: Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
- các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế:
+ thỏa thuận thương mại ưu đãi ( PTA )
+ khu vực thương mại tự do ( FTA )
+ liên minh thuế quan ( CU ) + thị trường chung ( CM ) + liên minh kinh tế ( EU )
C. Hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh I.Khái niệm
- Hội nhập quốc tế về quốc phòng, an ninh là việc các quốc gia tham gia vào
quá trình gắn kết cùng nhau trong mục tiêu tăng cường sức mạnh phòng thủ
của quốc gia mình, duy trì hòa bình và an ninh của các quốc gia, khu vực và toàn cầu.
- có nhiều phương thức hội nhập quốc phòng, an ninh khác nhau:
1. Hiệp ước liên minh quân sự song phương.là hinhf thức có từ lâu đời nhất
Vd: Ví dụ: giữa Việt Nam và Liên Xô cũ có Hiệp ước hữu nghị Xô-Việt
năm 1978, trong đó có điều khoản về phòng thủ quân sự chung, hoặc Hoa
Kỳ có hiệp ước liên minh quân sự song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Philíppin.
2. Hiệp ước phòng thủ chung Hiệp ước phòng thủ chung là hình thức khá
phổ biến trong thời kỳ chiến tranh lạnh
Vd: Hiệp ước Vácsava năm 1955 của các nước thuộc Khối các nước xã hội
chủ nghĩa, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1949, Hiệp ước
Đông Nam Á (SEATO) năm 1995, Hiệp ước an ninh Ôxtrâylia – Niu Dilân
- Hoa Kỳ (ANZUS) năm 1951, v.v..
3. Phương thức dàn xếp an ninh tập thể là phương thức liên kết quốc phòng
– an ninh lỏng lẻo hơn cả với các hình thức đa dạng như đối thoại, xây
dựng lòng tin, phòng ngừa và các hình thức khác
Vd; Các hình thức đối thoại, xây dựng niềm tin, như: Diễn đàn khu vực
ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN (ADMM), Hội
nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS)
D. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa- xã hội, giáo dục, khoa học -
công nghệ và các lĩnh vực khác:
- Đây là lĩnh vực lớn bao quát nhiều mặt của đời sống xã hội
- bao gồm: hội nhập quốc tế về văn hóa-xã hội, hội nhập quốc tế về giáo dục,
hội nhập quốc tế về khoa học - công nghệ và hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực khác.
1. Hội nhập quốc tế về văn hoá, xã hội.
Ví dụ: Tham gia, thực hiện Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO)...
2. Hội nhập quốc tế về giáo dục.
Ví dụ: Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc
có buổi tiếp Thứ trưởng Bộ Giáo dục đại học, Khoa học và Đổi mới
Nam Phi Buti Kgwaridi Manamela cùng đoàn công tác đang có chuyến
thăm và làm việc tại Việt Nam.
3. Hội nhập quốc tế về khoa học - công nghệ.
Ví dụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính
làm việc với các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực chuyển đổi số
tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 24-11-2021.