-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nội dung ôn tập thiết chế tài phán quốc tế | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chủ thể của tranh chấp quốc tế phải là chủ thể của luật quốc tế (quốc gia, các tổ chức, dân tộcđấutranhgiànhquyềntựquyết,vàchủthểđặcbiệt).Cánhântrởthànhchủthểcủatranhchấpquốc tế trong hai trường hợp: 1- vi phạm các tội phạm hình sự quốc tế (tội diệt chủng, tộichốngloàingười,tộiphạmchiếntranh,tội xâmlược); Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Luật Thương mại quốc tế (65TMQT) 94 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Nội dung ôn tập thiết chế tài phán quốc tế | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chủ thể của tranh chấp quốc tế phải là chủ thể của luật quốc tế (quốc gia, các tổ chức, dân tộcđấutranhgiànhquyềntựquyết,vàchủthểđặcbiệt).Cánhântrởthànhchủthểcủatranhchấpquốc tế trong hai trường hợp: 1- vi phạm các tội phạm hình sự quốc tế (tội diệt chủng, tộichốngloàingười,tộiphạmchiếntranh,tội xâmlược); Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Thương mại quốc tế (65TMQT) 94 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45474828
NỘI DUNG ÔN TẬP THIẾT CHẾ TÀI PHÁN QUỐC TẾ A. Lý thuyết 1.
Tranh chấp quốc tế
1. Khái niệm tranh chấp quốc tế
Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó các chủ thể của LQT có những quan điểm mâu
thuẫn trái ngược nhau và gắn với đó là các yêu sách hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau.
2. Đặc điểm của tranh chấp quốc tế
Chủ thể: Là CT của LQT. Những TC giữa 1 bên là CT LQT với bên kia không phải CT LQT không
được coi là tranh chấp quốc tế.
● Tranh chấp quốc tế là sự bất đồng mâu thuẫn giữa các chủ thể tranh chấp quốc tế.
● Chủ thể của tranh chấp quốc tế phải là chủ thể của luật quốc tế (quốc gia, các tổ chức, dân tộc
đấu tranh giành quyền tự quyết, và chủ thể đặc biệt). Cá nhân trở thành chủ thể của tranh chấp
quốc tế trong hai trường hợp: 1- vi phạm các tội phạm hình sự quốc tế (tội diệt chủng, tội
chống loài người, tội phạm chiến tranh, tội xâm lược);
● Tranh chấp quốc tế có thể xảy ra ở bất kỳ lĩnh vực nào
Đối tượng: Đa dạng, phát sinh trong mọi LV của ĐSQT.
Tính chất: Không chỉ có sự mâu thuẫn trong quan điểm mà còn gắn với đó là các yêu sách hay những
đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau.
Phân biệt với: “tình thế quốc tế” –mới chỉ dừng ở mức độ: các bên có quan điểm trái ngược nhau.
VD: vấn đề hạt nhân ở Iran. Mỹ cho rằng Iran làm giàu Uranium để sản xuất hạt nhân, nhưng Iran bác
bỏ và nói răng làm giàu uranium để sản xuất điện năng.
● Cơ chế giải quyết TC: Áp dụng các biện pháp hòa bình giải quyết TCQT. Các bên TC được
hoàn toàn tự do thỏa thuận để lựa chọn một biện pháp giải quyết TC, tuy nhiên những biện
pháp đó phải dựa trên các NT cơ bản của LQT như NT hòa bình giải quyết TCQT, NT không
dùng vũ lực hay đe dọa dùng VL trong quan hệ QT.
● Luật áp dụng: Luật QT bao gồm các NT và QPPLQT. PL QG chỉ được sử dụng để giải quyết
TCQT trong trường hợp giải quyết CT tại trọng tài QT và phải có sự thỏa thuận của các chủ
thể => phù hợp với NT bình đẳng về chủ quyền giữa các QG.
3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
Liên hiệp quốc cùng với bản Hiến chương Liên hợp quốc lần đầu tiên đã nâng vấn đề giải quyết hòa
bình các tranh chấp quốc tế lên thành nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia. Khoản 3 Điều 2
Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận “Thành viên Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế
của họ bằng phương pháp hòa bình, làm thế nào khỏi nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế cũng như đến công lý”. lOMoAR cPSD| 45474828
Thế nào là “tranh chấp quốc tế”? Luật quốc tế chưa có một định nghĩa chính xác về tranh chấp quốc tế
được thừa nhận rộng rãi, nhưng đa số các tác giả đều cho rằng tranh chấp quốc tế là những vấn đề phát
sinh giữa các chủ thể Luật quốc tế và những bất đồng về các vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế.
Nguyên tắc “giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế” được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiến
chương Liên hợp quốc và được khẳng định rõ ràng trong Tuyên bố năm 1970, trong đó chỉ rõ “mỗi
quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế của mình với các quốc gia khác bằng phương pháp hòa bình để
không dẫn đến đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế và công bằng”.
Các biện pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được quy định tại Điều 33 Hiến chương Liên
hợp quốc, theo đó, các biện pháp hòa bình mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn như: đàm phán, điều
tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng các tổ chức hoặc các hiệp định khu vực, hoặc bằng
các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình. Như vậy, “giải quyết hòa bình tranh
chấp quốc tế” là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi quốc gia - thành viên của cộng đồng quốc tế. Các bên
có quyền tự do lựa chọn các biện pháp phù hợp nhất, sao cho mọi tranh chấp đều được giải quyết trên
cơ sở Luật quốc tế và nguyên tắc công bằng. Thực tiễn cho thấy, phương pháp đàm phán là phương
pháp thường xuyên được các quốc gia sử dụng để giải quyết các tranh chấp hoặc bất đồng với nhau.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc luôn phải tôn trọng biện pháp “giải quyết hòa bình” mà các bên lựa
chọn. Trong trường hợp các bên tự lựa chọn mà vẫn không giải quyết triệt để vấn đề, Hội đồng Bảo an
có quyền kiến nghị các bên áp dụng các biện pháp khác nhằm nhanh chóng chấm dứt những mối đe dọa.
Cùng với quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, với việc tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế,
hiện nay cộng đồng quốc tế đang dần thừa nhận vai trò cũng như tính hiệu quả của các biện pháp giải
quyết tranh chấp thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế như: EU, ASEAN, Liên Hợp quốc…
II. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
1. Định nghĩa giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
Mặc dù trên thực tế, các tranh chấp quốc tế đã, đang tiếp tục xuất hiện và các chủ thể Luật quốc tế đều nhận
thức được những tác động tiêu cực của tranh chấp đến quan hệ quốc tế nhưng cho đến nay, vẫn chưa có định
nghĩa thống nhất trong các văn bản pháp lý về tranh chấp quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc, ở Điều 34 và
Điều 35 đã đề cập "Tình thế’’, tức khả năng có thể dẵn đến tranh chấp hoặc gây ra tranh chấp. Pháp viện
thường trực quốc tế - cơ quan giải quyết tranh chấp của Hội quốc liên (tổ chức tiền thân của Liên hợp quốc)
đã quan niệm, tranh chấp là sự bất đồng về một quy phạm pháp luật hoặc sự kiện nào đó giữa các chủ thể nhất
định (trong trường hợp này là giữa các quốc gia) khi một trong các bên đưa ra yêu sách, đòi hỏi đối với bên
kia nhưng bên đó không chấp nhận hoặc chỉ chấp nhận một phần.
Quan niệm về tranh chấp quốc tế nói trên có sự phân biệt với “tình thế” theo quan điểm trước đây của Pháp
viện thường trực, là tình trạng căng thẳng phát sinh khi có sự va chạm về quyền lợi giữa các bên, không gắn lOMoAR cPSD| 45474828
liền với các yêu sách rõ ràng giữa họ với nhau. Nhưng không phải cứ có tình thế là sẽ phát triển thành tranh
chấp. Thực tiễn cho thấy, có những tranh chấp và tình thế mà sự tồn tại, kéo dài của chúng có thể đe doạ hoà
bình-an ninh quốc tế và cũng có những tranh chấp hay tình thế không có sự đe doạ này. Cần ngăn chặn kịp
thời việc xuất hiện bất kỳ tranh chấp hoặc tình thế nào và phải nỗ lực giải quyết nhanh chóng nếu chúng phát
sinh, đặc biệt là những tranh chấp và tình thế nguy hiểm, có nguy cơ đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế.
Căn cứ vào thực tiễn quốc tế, có thể hiểu một cách chung nhất, tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà
trong đó, các chủ thể tham gia có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu, hay
đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau. Đó là sự không thoả thuận được với nhau về quyền hoặc sự kiên, đưa đến sự
mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lý hoặc quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau. Hoàn
cảnh này đặt ra nhu cầu giải quyết các tranh chấp để ổn định lại các quan hê quốc tế hiện tại, tránh đưa đến
xung đột vũ trang hoặc xung đột gây mất an ninh và đe dọa hoà bình quốc tế.
Tranh chấp liên quan đến chủ thể luật quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế. Sự xuất hiện của các
tranh chấp quốc tế tất yếu dẫn đến hình thành các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế với hình thức càng
đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp không đơn thuần phụ thuộc vào các
biện pháp được sử dụng mà bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó đặc biệt nhấn mạnh yếu tố
thiện chí của các bên liên quan. Một điều rõ ràng là việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế không chỉ
là một yêu cầu, một đòi hỏi thực tế mà còn là một khả năng hoàn toàn có thể thực hiện được với điều kiện, các
bên có liên quan tuân thủ các quy định của luật quốc tế.
2. Phân loại giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
Trên phương diện lý thuyết, có nhiều cách phân loại tranh chấp quốc tế. Mỗi cách phân loại đều dựa vào
những tiêu chí nhất định.
- Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia tranh chấp quốc tế sẽ có tranh chấp hai bên (tranh chấp song phương)
và tranh chấp nhiều bên (tranh chấp đa phương). Trong tranh chấp nhiều bên lại có tranh chấp có tính chất khu
vực và tranh chấp cố tính chất toàn cầu.
- Căn cứ vào tính chất cùa vụ tranh chấp, có tranh chấp có tính chất chính tri và tranh chấp có tính chất pháp
lý. Tranh chấp có tính chất chính trị có nhiều dạng và thường là những tranh chấp về chủ quyền quốc gia đối
với dân cư, lãnh thổ, về lợi ích giữa các bên... liên quan đến các đòi hỏi phải thay đổi các quy định hiện hành,
gắn liền với quyền và nghĩa vụ của các bên. Tranh chấp thuộc loại này thường rất nguy hiểm, do tính chất
phức tạp và có thể tiềm ẩn khả năng bùng phát các cuộc xung đột, đe doạ hoà bình, ổn định của khu vực cũng
như của thế giới. Tranh chấp có tính chất pháp lý là những tranh chấp giữa các bên, hên quan đến sự bất đồng
trong việc giải thích hoặc áp dụng các quy định hiện hành, như những tranh chấp về giải thích điều ước quốc
tế, về các sự kiện vi phạm nghĩa vụ quốc tế... Đây là những tranh chấp tương đối phổ biến trong quan hệ quốc tế.
- Căn cứ vào đối tượng tranh chấp thì có tranh chấp về kinh tế, về thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước
quốc tế hoặc tổ chức quốc tế... lOMoAR cPSD| 45474828
Nhìn chung, các cách phân loại tranh chấp kể trên chỉ có tính chất tương đối, vì trong thực tế, có tranh chấp
xảy ra, muốn phân biệt chúng thuộc loại tranh chấp nào đều không dễ dàng. Ví dụ, có không ít vụ việc tranh
chấp vừa mang tính chất pháp lý lại vừa mang tính chất chính trị. Vì vậy, các giải pháp cho mỗi vụ tranh chấp
cụ thể cũng cần phải tính tới những yếu tố này.
3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế
Việc sử dụng một số biện pháp hoà bình như đàm phán, trung gian, hoà giải... để giải quyết các tranh chấp nói
chung và tranh chấp quốc tế nói riêng đã được biết đến từ rất sớm trong quan hệ quốc tế. Những luật quốc tế
hiện đại đã xác lập nghĩa vụ chung cho mọi chủ thể liên quan đến các tranh chấp quốc tế phải tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản khi giải quyết các tranh chấp quốc tế. Hành vi tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế sẽ làm hạn chế đáng kể sự xuất hiện của những tranh chấp quốc tế và đồng thời đảm bảo việc giải
quyết nhanh chóng, hiệu quả các tranh chấp quốc tế. Trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, việc áp
dụng nguyên tắc giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế, một mặt xác lập nghĩa vụ của các bên trong một
vụ tranh chấp là phải giải quyết bằng bất cứ biện pháp hoà bình nào, mặt khác có ý nghĩa thừa nhận quyền của
các bên trong một vụ tranh chấp được lựa chọn những biện pháp hoà bình thích hợp.
Điều này được coi là một điểm đặc trưng của việc giải quyết các tranh chấp quốc tế hiện nay. Muốn vậy, các
bên tranh chấp phải tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận, vởi ý nghĩa là nền tảng cho việc lựa chọn các biện pháp
hoà bình đa dạng và phong phú, đang được áp dụng trong thực tiễn quan hệ quốc tế. Pháp luật quốc tế không
quy định và cũng không thể quy định một "công thức" giải quyết bắt buộc, cứng nhắc cho mỗi loại hình tranh
chấp nhất định. Việc sử dụng một biện pháp cụ thể hoàn toàn do các bên liên quan thỏa thuận lựa chọn, chỉ
với điều kiện, đó phải là những biện pháp hoà bình. Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc có đề cập một danh
mục các biện pháp hoà bình như đàm phán, trung gian, hoà giải, điều tra, trọng tài, toà án nhưng hoàn toàn
không có nghĩa là các bên tranh chấp không được tìm đến các biện pháp hoà bình khác, ví dụ giải quyết tranh
chấp bằng con đường ký kết điều ước quốc tế hoặc các giải pháp mang tính chất tình thế như cộng đồng sử
dụng, cộng đồng trách nhiệm.
4. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp hòa bình
Sự tồn tại của tranh chấp là điều khó tránh khỏi trong đời sống quốc tế. Khi tranh chấp xuất hiện, nếu không
được giải quyết thỏa đáng theo ý chí của các chủ thể có liên quan sẽ gây nhiều ảnh hưởng không mong muốn
không chỉ đối với các bên tranh chấp. Chính vì vậy, việc giải quyết tranh chấp có ý nghĩa rất quan trọng.
- Thông qua giải quyết tranh chấp, quyền lợi hợp pháp là đối tượng cùa vụ việc tranh chấp sẽ được khẳng định
và đảm bảo, nhất là những tranh chấp mà một bên ở vị thế yếu hơn.
- Giải quyết tranh chấp góp phần thúc đẩy việc thực thi, tuân thủ luật quốc tế. Nguyên nhân cơ bản làm nảy
sinh các tranh chấp quốc tế là do việc vi phạm pháp luật quốc tế. Tranh chấp được giải quyết nhanh chóng,
hiệu quả sẽ chấm dứt hành vi vi phạm và trật tự quan hệ quốc tế được khôi phục.
- Giải quyết tranh chấp góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế. Nếu
tranh chấp không được giải quyết, sự căng thẳng giữa các bên kéo dài sẽ là nhân tố thường xuyên gây bất ổn lOMoAR cPSD| 45474828
và cản trở việc duy trì, triển khai các hoạt động hợp tác không những giữa các bên tranh chấp mà còn với các quốc gia khác.
IV. Tòa án công lý quốc tế (ICJ).
a. Điều kiện, có sở thực hiện thẩm quyền giải quyết tranh chấp. (Điều 34-36 quy chế Tòa)
- Các bên tranh chấp phải là quốc gia: Các thành viên của Liên Hợp Quốc là các quốc gia đầu tiên được
sử dụng cơ chế của Tòa để giải quyết các tranh chấp pháp lý. Tất cả các quốc gia không phải là thành
viên LHQ, khp thành viên quy chế Tòa phải đệ trình cho Thư ký Tòa một tuyên bố theo đúng những
điều kiện mà Hội đồng bảo an đề ra.
- Các bên tranh chấp phải chấp nhận thẩm quyền của Tòa: 03 phương thức
+ Chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc: Các quốc gia tranh chấp sẽ ký một hiệp ước,
được gọi là thỏa thuận thỉnh cầu, đề nghị Tòa xem xét phân giải tranh chấp giữa họ.Trong thỏa
thuận, các quốc gia cần nêu rõ đối tượng tranh chấp, các câu hỏi cần giải quyết, phạm vi thẩm
quyền, phạm vi luật áp dụng.
+ Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong các ĐƯQT: có thể được xác lập hoặc thông qua
các điều khoản đặc biệt trong các hiệp ước song phương và đa phương thừa nhận trước thẩm
quyền của Tòa. Trong trường hợp ĐƯQT lựa chọn Pháp viện thường trực quốc tế là cơ quan
chính giải quyết thì thầm quyền của Tòa được xác lập ( ICJ là cơ quan kế thâ PVTT, căn cứ Điều 37 Quy chế Tòa).
+ Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa: Các tuyên bố đơn phương này
hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia. Các qgia có toàn quyền tự do lựa chọn thời
điểm, nội dung, điều kiện chấp nhận thẩm quyền bắt buộc của Tòa. Quốc gia thành viên của
Quy chế gửi cho Tổng thư ký LHQ một bản tuyên bố chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa.
b. Điều kiện, cơ sở thực hiện thẩm quyền đưa ra kết luận tư vấn (Đ96 Hiến chương LHQ)
- Cơ chế hỏi ý kiến tư vấn của Tòa chủ dành cho các cơ quan chính của Liên hợp quốc và các tổ
chức chuyên môn được Đại hội đồng cho phép. Các quốc gia không được yêu cầu Tòa cho kết
luận tư vấn về những tranh chấp của mình.
c. Điều kiện/ cơ sở thực hiện thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo đảm -
Điều kiện/ cơ sở thực hiện thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
● tòa cần xác định mình có thẩm quyền sơ bộ/ ngay từ đầu
● yêu cầu của một bên
● quyền được yêu cầu bảo vệ là có cơ sở
● mối quan hệ giữa quyền được yêu cầu và các biện pháp bảo đảm lOMoAR cPSD| 45474828
● nguy cơ/ hậu quả tổn hại không thể khắc phục đối với các quyền mà Tòa đang được yêu cầu xem xét
trước khi có phán quyết cuối cùng: bảo vệ quyền và lợi ích của bên tranh chấp. Đây không phải là một
thẩm quyền độc lập (quy định tại Đ41 quy chế Tòa) - vì các bên tranh chấp không thể gửi đơn lên Tòa
yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà mà chỉ nảy sinh từ một thẩm quyền giải quyết
tranh chấp tức là Tòa đã có thẩm quyền giải quyết tranh chấp rồi mà trong quá trình giải quyết tranh
chấp Tòa có thêm thẩm quyền này ●
d. Các phương thức chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp: 03 phương thức
- Chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc: Các quốc gia tranh chấp sẽ ký một hiệp ước, được
gọi là thỏa thuận thỉnh cầu, đề nghị Tòa xem xét phân giải tranh chấp giữa họ.Trong thỏa thuận, các
quốc gia cần nêu rõ đối tượng tranh chấp, các câu hỏi cần giải quyết, phạm vi thẩm quyền, phạm vi luật áp dụng.
- Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong các ĐƯQT: có thể được xác lập hoặc thông qua các điều
khoản đặc biệt trong các hiệp ước song phương và đa phương thừa nhận trước thẩm quyền của Tòa.
Trong trường hợp ĐƯQT lựa chọn Pháp viện thường trực quốc tế là cơ quan chính giải quyết thì thầm
quyền của Tòa được xác lập ( ICJ là cơ quan kế thâ PVTT, căn cứ Điều 37 Quy chế Tòa).
- Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa: Các tuyên bố đơn phương này hoàn toàn
phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia. Các quốc gia có toàn quyền tự do lựa chọn thời điểm, nội dung,
điều kiện chấp nhận thẩm quyền bắt buộc của Tòa. Quốc gia thành viên của Quy chế gửi cho Tổng thư
ký LHQ một bản tuyên bố chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa.
e. Các quy định về Thẩm phán (Thường trực và ad-hoc) ● Thẩm phán ICJ: -
15 thẩm phán độc lập trong đó không thể có hai người có cùng quốc tịch (Điều 3 Quy chế Tòa). Các
thẩm phán có nhiệm kỳ 9 năm, có thể được bầu lại (riêng lần đầu bầu cử đầu tiên có một phần ba số thẩm
phán có nhiệm kỳ 3 năm và một phần ba số thẩm phán có nhiệm kỳ 6 năm) -
Do Đại hội đồng, Hội đồng bảo an bầu độc lập. Hai cơ quan cùng bầu độc lập. - Thành phần:
+ Phương Tây 5, Châu Á 3, Châu Phi 3, Mỹ Latinh và Caribe 2, Đông Âu 2.
+ Ngầm định 5 vị trí: Anh, Nga, Pháp, Mỹ, TQ.
+ Từ 2017: cuộc bầu cử 2017 lấy 5 thẩm phán. Đại diện thẩm phán của nước Anh không trúng cử => lần đầu
tiên trong lịch sử hoạt động của tòa án quốc tế.
Phá vỡ ngầm định vị trí thường trực xuyên của 5 Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an LHQ
(Chiếm 3 ghế của phương Tây, 1 ghế châu Á và 1 ghế Đông Âu – cuộc bầu cử 2017). -
Tiêu chuẩn: phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra ở quốc gia họ để chỉ định vụ xét xử cao
nhất, hoặc những luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế… •
Thẩm phán ad-hoc (Điều 31 quy chế tòa) lOMoAR cPSD| 45474828
+ Các TP có quốc tịch của 1 trong các bên, được quyền tham gia vào các phiên họp trong vụ việc đang được Tòa án tiến hành.
+ Nếu trong thành phần có mặt xét xử của Tòa có một TP có quốc tịch của 1 bên thì bên kia có thể cử một
người theo sự lựa chọn của mình để tham gia vào việc xét xử với tư cách một TP. Người đó phải được ưu tiên
lựa chọn trong số những người được đưa ra ứng cử theo như đã nêu ở điều 4 và 5.
+ Nếu trong thành phần có mặt xét xử của Tòa không có TP nào có quốc tịch của các bên thì mỗi bên có thể
đề cử một TP theo như đã nêu ở điểm 2 của điều này...
f. Đặc điểm về phán quyết, giá trị, hiệu lực pháp lý, biện pháp bảo đảm thực thi phán quyết, giải
thích và sửa đổi phán quyết
Các yêu cầu chung (Điều 55 – 58): Số phiếu quyết định; Nội dung; Công khai. - Đặc điểm:
+ Giá trị pháp lý của phán quyết: mang tính chất bắt buộc, chung thẩm đối với các bên trong tranh chấp.
+ Biện pháp bảo đảm thực hiện PQ. + Giải thích PQ. + Sửa đổi PQ.
V. Toà án quốc tế về luật biển theo phụ lục 6 Unclos (Itlos)
a. Các thẩm quyền của Toà
● Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
● Thẩm quyền cho ý kiến tư vấn
● Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo đảm
● Thẩm quyền liên quan đến thả tàu nhanh
b. Điều kiện/ cơ sở thực hiện thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên của UNCLOS
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực luật biển - Đ288 Unclos, Đ20-22 QC -
Tranh chấp giữa các quốc gia thành viên Unclos (hiện nay chỉ tồn tại tranh chấp này)
- Tranh chấp giữa các quốc gia, cá nhân, pháp nhân liên quan đến giải thích hoặc áp dụng phần XI Unclos
- Tranh chấp giữa các bên trong các thỏa thuận quốc tế khác có liên quan đến mục đích của Unclos
Điều kiện/ cơ sở thực hiện thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên của UNCLOS ● Thành viên UNCLOS lOMoAR cPSD| 45474828 ●
Cùng tuyên bố lựa chọn ITLOS (287.4) – cùng đưa ra tuyên bố đơn phương hoặc cả 2 cùng thỏa thuận đưa tranh chấp ra tòa ●
Tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS
ko thuộc TH bị loại trừ theo Đ297 2a.3a giải quyết vùng biển đánh bắt hải sản, NCKH biển (giữa 1 qg ven biển vs 1 qgia khác);
Ko thuộc TH ngoại lệ theo Đ298.1
ko có tuyên bố về việc ko chấp nhận gqtc này tại các cq tài phán được quy định tại Đ287.1 ●
Đã tiến hành trao đổi quan điểm theo Đ283 về cách thức giải quyết tranh chấp → thất bại
d. Các quy định về thẩm phán (thường trực và ad-hoc)
● Các quy định về thẩm phán của tòa (thẩm phán thường trực)
● Các quy định về thẩm phán ad - hoc
ĐIỀU 36. Các viện ad-hoc (đặc biệt)
1. Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển lập ra một viện ad-hoc (đặc biệt), gồm có ba thành
viên trong số thành viên của mình, để xét xử một vụ tranh chấp nhất định mà viện có trách nhiệm theo đúng
Điều 188, khoản 1, điểm b. Thành phần của Viện này do Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy
biển quyết định, với sự đồng ý của các bên hữu quan.
2. Nếu các bên không thoả thuận về thành phần của viện ad-hoc (đặc biệt) đã nêu ở khoản 1, thì mỗi bên trong
vụ tranh chấp, chỉ định một thành viên và thành viên thứ 3 được chỉ định qua thoả thuận, hoặc nếu một bên
không chỉ định thành viên, thì Chủ tịch của Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển phải tiến
hành ngay việc chỉ định thành viên này hoặc các thành viên này, lựa chọn trong số các thành viên của Viện,
sau khi đã tham khảo ý kiến của các bên.
3. Các thành viên của viện ad-hoc (đặc biệt) không được làm việc cho một bên tranh chấp nào, cũng không
được là công dân của một quốc gia nào trong số các quốc gia tranh chấp.
f. Đặc điểm về phán quyết
● ĐIỀU 33 (Phụ lục VI UNCLOS). Tính chất quyết định về hiệu lực bắt buộc của các phán quyết
1. Phán quyết của Toà án có tính chất tối hậu và tất cả các bên trong vụ tranh chấp đều phải tuân theo.
2. Phán quyết của Tòa án chỉ có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp và đối với trường hợp đã được quyết định. lOMoAR cPSD| 45474828
3.Trong trường hợp có sự tranh cãi về ý nghĩa và phạm vi của phán quyết, thì Toà án có trách nhiệm giải thích
theo yêu cầu của bất kỳ bên nào.
● Sửa đổi phán quyết Đ127 Quy tắc:
1. Yêu cầu Toà sửa đổi phán quyết chỉ có thể đưa ra trên cơ sở những tình tiết mới được phát hiện mà về
tính chất của chúng có thể ảnh hưởng đến quyết định và những tình tiết đó, trước khi phán quyết được
tuyên, đều không được cả Toà án, cả bên y/c sửa đổi biết tới, với đk tất yếu là việc không biết đó
không phải là hậu quả của sự thiếu thận trọng
2. Yêu cầu sửa đổi phải được thực hiện chậm nhất trong thời hạn 6 tháng sau khi phát hiện ra các tình tiết
mới và =< 10 năm kể từ ngày ra phán quyết
Toà quyết định việc thủ tục sửa đổi được mở
=> các điều kiện: Đ128, 129 Quy tắc
VI. Tòa trọng tài quốc tế về luật biển (theo phụ lục VII UNCLOS)
a. Điều kiện/ cơ sở thực hiện thẩm quyền giải quyết tranh chấp - Thành viên Unclos
- Tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng Unclos
- Không thuộc Th bị quốc gia ven biển loại trừ theo điều 297 khoản 2a,3a (các tranh chấp về
đánh bắt hải sản, NCKH biển)
- Không thuộc TH ngoại lệ theo Đ298.1 (ko có tuyên bố ko chấp nhận gqtc này tại cơ quan tài
phán đc quy định tại điều 287.1)
- Đã tiến hành trao đổi quan điểm theo Đ283 về cách thực gqtc nhưng thất bại
- Cùng tuyên bố lựa chọn toà (Đ287.4 và 287.5)
b. Trọng tài viên và cách thức thành lập tòa trọng tài ● Trọng tài viên
ĐIỀU 2. Danh sách các trọng tài lOMoAR cPSD| 45474828
1. Tổng thư ký Liên hợp quốc lập ra và giữ một bản danh sách các trọng tài. Mỗi quốc gia thành viên có thể
chỉ định bốn trọng tài có kinh nghiệm về những vấn đề biển và nổi tiếng nhất về sự công bằng, về năng lực và
liêm khiết. Tên của những người được chỉ định như vậy được ghi rõ trên một bản danh sách.
2. Vào một thời điểm nào đó, nếu số lượng trọng tài được một quốc gia thành viên chỉ định và có trong bản
danh sách dưới bốn người thì quốc gia này có quyền tiến hành việc chỉ định bổ sung mà mình có quyền.
3. Tên của một trọng tài được ghi ở trên bản danh sách cho đến khi quốc gia thành viên đã chỉ định người
trọng tài này rút người đó khỏi danh sách; dĩ nhiên, người trọng tài này phải tiếp tục làm nhiệm vụ trong mọi
Toà trọng tài mà họ được cử cho đến khi thủ tục tiến hành trước toà này kết thúc.
● Cách thức thành lập toà trọng tài
ĐIỀU 3. Thành lập Tòa trọng tài
Theo thủ tục được trù định trong Phụ lục này, trừ khi các bên liên quan có thoả thuận khác, Tòa trọng tài được lập ra, như sau:
a) Với điều kiện tuân thủ điểm g, Tòa trọng tài gồm có năm thành viên;
b) Bên nguyên cử một thành viên mà mình tuỳ ý lựa chọn ở trên bản danh sách nói ở Điều 2 của Phụ lục này
và người đó có thể là công dân của mình. Tên của người đó được ghi trong bản thông báo nói trong Điều 1 của Phụ lục này;
c) Bên bị trong vụ tranh chấp cử trong thời hạn 30 ngày, tính từ khi nhận được thông báo nói ở Điều 1 của Phụ
lục này một thành viên mà mình tuỳ ý lựa chọn trên bản danh sách, và người đó có thể là công dân của mình.
Nếu họ không cử người trong thời hạn nói trên, thì bên nguyên có thể yêu cầu tiến hành việc cử thành viên đó
theo đúng điểm c trong hai tuần lễ sau khi hết thời hạn này;
d) Ba thành viên khác được các bên thỏa thuận cử ra. Họ được các bên tuỳ ý chọn trên bản danh sách và là
công dân của các quốc gia thứ ba, trừ khi các bên có thoả thuận khác. Các bên cử Chánh tòa của Tòa trọng tài
trong số ba thành viên đó. Nêu trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nói ở Điều 1 của Phụ
lục này, các bên hữu quan không thể thoả thuận về việc chỉ định một hay nhiều thành viên của Toà mà họ phải
cử theo thoả thuận chung hay là về việc cử Chánh tòa, thì theo yêu cầu của bất kỳ bên nào trong vụ tranh
chấp, cần tiến hành cử 1 người hay những người đó theo đúng điểm e Yêu cầu đó phải được đưa lên trong hai
tuần sau khi hết hạn 60 ngày này;
e) Trừ khi các bên hữu quan thoả thuận giao cho một người hoặc cho một quốc gia thứ ba do họ lựa chọn tiến
hành các việc cử người cần thiết theo điểm c và d, Chánh án của Toà án quốc tế về luật biển cần tiến hành việc
hành. Nếu Chánh án bận hoặc là công dân của một trong các bên trong vụ tranh chấp, thì việc cử người giao
cho thành viên thâm niên nhất của Toà án quốc tế về luật biển sẵn sàng làm việc này và không phải là công lOMoAR cPSD| 45474828
dân của một trong các bên hữu quan. Việc cử người tiến hành bằng cách lựa chọn trên bản danh cách nói ở
Điều 2 của Phụ lục này trong một thời hạn là 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và có tham khảo ý
kiến của các bên. Các thành viên được cử như thế cần phải thuộc các quốc tịch khác nhau, không được làm
việc cho một bên nào trong vụ tranh chấp; họ không trú ngụ thường xuyên ở trên lãnh thổ của một trong các
bên hữu quan đó và không phải là công dân của một bên nào;
f) Mọi ghế bị trống đều được cử người thay thế theo các quy định cho lần bổ nhiệm đầu tiên ;
g) Các bên cùng một phía cùng nhau cử một thành viên của Toà qua thỏa thuận chung. Khi có nhiều bên đối
lập nhau hay trong trường hợp không thống nhất về điểm liệu các bên có đứng vào cùng một phía không, thì
mỗi bên trong số họ cử một thành viên của Toà. Số lượng thành viên của Toà do các bên cử riêng rẽ bao giờ
cũng phải ít hơn một người so với số lượng các thành viên của Toà được các bên hữu quan cùng cử;
h) Các điểm a đến f được áp dụng đến hết mức có thể vào các vụ tranh chấp xảy ra có quá hai bên hữu quan trở lên.
7. Toà trọng tài thường trực Lahay (PCA)\
1. Cơ sở hình thành pháp lý
● Tòa trọng tài thường trực La Haye là thiết chế ra đời lâu đời nhất
● Công ước La haye 1899 về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế- điều 20:”Để nhanh chóng giải
quyết các xung đột quốc tế bằng phương thức trọng tài ............ ” 2.
Thành phần tổ chức của Tòa
PCA - TT không thường trực
● chỉ có Ban Thư ký - văn phòng quốc tế
● văn phòng thường trực (cung điện hòa bình - Hague)
● Các văn phòng quốc tế ngoài Hague
● thành viên: trọng tài viên
● danh sách trọng tài viên do các quốc gia thành viên chỉ định nhỏ hơn bằng 4
● năng lực chuyên môn, đạo đức, nhiệm kỳ 6 năm
● xấp xỉ 400 trọng tài viên/ các quốc gia gửi văn phòng quốc tế/ tổng thư ký PCA giữ
● hội đồng hành chính/ điều hành PCA: xác định chính sách, giám sát/ quy định các vấn đề về hành
chính sách, ngân sách (bao gồm đại diện ngoại giao của các thành viên tham gia công ước La haye) -
không phải là cơ quan thường trực của Tòa vì một năm họp 2 lần 3. Chức năng
● Giải quyết tranh chấp
● Lĩnh vực: bất cứ tranh chấp nào miễn là tranh chấp giữa các bên ● Chủ thể:
so với ICJ ở tòa Lahay đều lớn hơn, rộng hơn về lĩnh vực, chủ thể
● Dịch vụ pháp lý - cái này khác với tư vấn pháp lý
● cung cấp hỗ trợ giải quyết tranh chấp: tư vấn, hòa giải, điều tra
● cơ quan đăng ký, hỗ trợ hành chính (ví dụ: ban thư ký cho Tòa thường trực ) lOMoAR cPSD| 45474828
● Cung cấp cơ sở vật chất cho các Tòa trọng tài
Dịch vụ là theo nhu cầu, yêu cầu đối tượng sử dụng dịch vụ thì phải trả phí - khác với chức năng tư vấn của Tòa ICJ
4. Về thẩm quyền, điều kiện tạo nên thẩm quyền như sau
● Phạm vi thẩm quyền: mọi tranh chấp được mang đến tòa
Điều kiện duy nhất: có Thỏa thuận trọng tài - các bên cùng thỏa thuận trao thẩm quyền cho PCA. - thỏa thuận
bằng văn bản - không có chuyện thỏa thuận bằng miệng Đ52 Công ước La Haye 2 ● nội dung tranh chấp
● cam kết tuân thủ phán quyết
● phạm vi thẩm quyền, cách thức chỉ định trọng tài viên
● thời gian, địa điểm, ngôn ngữ 5. Trình tự
● ký thỏa thuận trọng tài
● giải quyết các vấn đề liên quan đến thỏa thuận trọng tài
● chỉ định Trọng tài - thỏa thuận trọng tài giải quyết ● Tố tụng
PCA => tự nguyện, thỏa thuận
● các bên tranh chấp lựa chọn PCA
● các bên tranh chấp lựa chọn luật áp dụng
● các bên tranh chấp tự do lựa chọn quy tắc tố tụng quy định tại Công ước được áp dụng trong tron
gquas trình Tòa giải quyết vụ tranh chấp (Đ30)
● các bên tranh chấp tự do lựa chọn trọng tài viên (1 trọng tài viên hoặc một hội đồng trọng tài - Đ32) ·
không có nghĩa vụ phải chọn các trọng tài viên từ danh sách ·
được tự do lựa chọn cá nhân phù hợp nhất với vụ việc hiện tại
● lựa chọn địa điểm giải quyết (Đ36, Đ60)
● nếu một trong các bên không tuân thủ phán quyết thì cũng không có cơ chế thực thi, chỉ được thực
hiện trên cơ sở tự nguyện, tự giác của các bên.
FORM ĐỀ THI ĐỂ THAM KHẢO
Câu 1 (4 điểm): Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? 1.
Toà Trọng tài theo phụ lục 7 Unclos và Itlos không có thẩm quyền giải quyết giữa các quốc gia về
chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa Đúng
Toà Trọng tài theo phụ lục 7 Unclos và Itlos được thành lập theo điều 287 UNCLOS lOMoAR cPSD| 45474828
Đ287.1 Khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước, hay ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, một
quốc gia được quyền tự do lựa chọn, hình thức tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp sau đây để
giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước:
Tòa án quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VI; Toà án quốc tế;
Một tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII;
Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp
đã được qui định rõ trong đó.
Vì Toà Trọng tài theo phụ lục 7 Unclos và Itlos chỉ giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực luật biển còn việc giải
quyết giữa các quốc gia về chủ quyền HS TS là thuộc luật quốc tế về lãnh thổ 2.
Yêu cầu giải thích và sửa đổi phán quyết chỉ được thực hiện tại Tòa án Công lý quốc tế mà không
được thực hiện tại Toà án quốc tế về Luật biển. Sai
Giải thích và sửa đổi phán quyết được thực hiện ở cả hai Toà
Ở Tòa ICJ việc giải thích và sửa đổi được quy định tại Đ60 và Đ61 của Quy chế Toà án công lý quốc tế
Điều 60. Phán quyết đã làm xong thì không kháng cáo trong trường hợp có sự tranh cãi về ý nghĩa hay về
phạm vi phán quyết thì Tòa án phải giải thích các vấn đề đó theo yêu cầu của bất kỳ bên nào. Điều 61.
1. Yêu cầu phúc thẩm phán quyết có thể đưa ra trên cơ sở đó những tình tiết mới được phát hiện mà về
tính chất của nó có ảnh hưởng quyết định đến xuất phát điểm của vụ tranh chấp và những tình tiết đó
cả Tòa án, cả bên yêu cầu xem xét lại để không biết, với điều kiện tất yếu là việc không biết đó không
phải là hậu quả của sự thiếu thận trọng.
2. Việc mở phúc thẩm là do quyết định của Tòa án khi xác nhận có tình tiết mới công nhận tính chất
làm cơ sở cho việc phúc thẩm vụ tranh chấp và do đó thông qua yêu cầu về phúc thẩm.
3. Tòa án có thể yêu cầu để các điều kiện của phán quyết được thi hành, trước khi Tòa án tiến hành phúc thẩm vụ án
4. Yêu cầu phúc thẩm vẫn phải được công bố thời hạn chậm nhất là 6 tháng sau khi phát hiện ra các tình tiết mới.
5. Không một yêu cầu nào về phúc thẩm được xét sau 10 năm kể từ lúc ra phán quyết.
Toà án quốc tế về Luật biển lOMoAR cPSD| 45474828
Đ33 (phụ lục VI) Quy chế toà
ĐIỀU 33. Tính chất quyết định về hiệu lực bắt buộc của các phán quyết
1. Phán quyết của Toà án có tính chất tối hậu và tất cả các bên trong vụ tranh chấp đều phải tuân theo.
2. Phán quyết của Tòa án chỉ có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp và đối với trường hợp đã được quyết định.
3.Trong trường hợp có sự tranh cãi về ý nghĩa và phạm vi của phán quyết, thì Toà án có trách nhiệm
giải thích theo yêu cầu của bất kỳ bên nào. Đ127 Quy tắc toà
1. Yêu cầu Toà sửa đổi phán quyết chỉ có thể đưa ra trên cơ sở những tình tiết mới được phát hiện mà
về tính chất của chúng có thể ảnh hưởng đến quyết định và những tình tiết đó, trước khi phán quyết
được tuyên, đều không được cả Toà án, cả bên y/c sửa đổi biết tới, với đk tất yếu là việc không biết đó
không phải là hậu quả của sự thiếu thận trọng
2. Yêu cầu sửa đổi phải được thực hiện chậm nhất trong thời hạn 6 tháng sau khi phát hiện ra các tình
tiết mới và =< 10 năm kể từ ngày ra phán quyết
Chú ý: Nếu hỏi:Yêu cầu giải thích và sửa đổi phán quyết được thực hiện ở cả Tòa án Công lý quốc tế và Tòa
án quốc tế về Luật biển → Đúng. Giải thích: như trên
3. Thành phần tham gia xét xử của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) và Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS)
chỉ bao gồm các thẩm phán được bầu (thường trực) Sai
Các thẩm phán được bầu (thường trực) luôn luôn có mặt
Tại Toà án công lý quốc tế (ICJ) Cơ sở pháp lý
Điều 2 Quy chế toà ICJ Tòa án có cơ cấu là một hội đồng các thẩm phán độc lập, được lựa chọn,
không căn cứ quốc tịch, trong số những người có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra ở
quốc gia họ để chỉ định vụ xét xử cao nhất, hoặc là những luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế. Điều 3 Quy chế toà ICJ
1. Tòa án được cấu tạo gồm 15 người, trong đó không thể có 2 công dân của cùng một quốc gia. lOMoAR cPSD| 45474828
2. Người có thể được xem xét để đưa vào thành phần của Tòa án, như công dân của một quốc gia,
được coi là công dân của chính quốc gia đó, mà ở quốc gia ấy công dân này thường xuyên sử dụng các
quyền công dân và các quyền chính trị của mình.
4. Các quốc gia là các bên trong tranh chấp được quyền lựa chọn và sử dụng mọi biện pháp để giải
quyết tranh chấp xảy ra giữa họ
Tại Toà án quốc tế về Luật biển
Điều 2 (phụ lục VI Unclos)
1. Toà án là một tập thể gồm 21 thành viên độc lập, được tuyển chọn trong số các nhân vật nổi tiếng
nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõ ràng trong lĩnh vực luật biển.
2. Thành phần của Toà án phải đảm bảo có sự đại điện của các hệ thống pháp luật chủ yếu của thế giới
và một sự phân chia công bằng về mặt địa lý.
Trong các TH ngoài thẩm phán được bầu còn có thẩm phán ad-hoc -
Khi trong thành phần xét xử không có thẩm phán mang quốc tịch của 1 bên hoặc các bên,
+ nếu trong thành phần xét xử chỉ có thẩm phán mang quốc tịch 1 bên thì bên còn lại có quyền chỉ định 1 thẩm phán ad-hoc
+ trong TH cả 2 bên tranh chấp đều ko có thẩm phán mang quốc tịch nước mình trong thành phần thẩm phán
thường trực à mỗi bên đều có quyền chọn 1 thẩm phán
è Được quy định tại Đ31 Quy chế Toà công lý quốc tế (ICJ) và Đ17 Toà án luật biển (phụ lục VI Unclos) Điều 31.
1. Các Thẩm phán có quốc tịch của một trong các bên được quyền tham gia vào các phiên họp về một vụ việc
đang được Toà án tiến hành.
2. Nếu trong thành phần có mặt xét xử của một Thẩm phán có quốc tịch của một bên thì bên kia có thể cử một
người theo sự lựa chọn của mình để tham gia vào việc xét xử. Người đó được lựa chọn trong số những người
được đưa ra ứng cử theo như đã nêu ở điều 4 và 5.
3, Nếu trong thành phần có mặt xét xử không có một Thẩm phán nào của các bên thì mỗi bên có thể chọn
Thẩm phán theo như đã nêu ở điểm 2 của điều này.
4. Quyết nghị của điều này được áp dụng trong trường hợp đã được nêu ở các điều 26 và 29, trong trường
hợp ấy Chủ tịch yêu cầu một hay, trong trường hợp cần thiết, 2 thành viên của Tòa án trong thành phần của lOMoAR cPSD| 45474828
các ban dành chỗ của mình cho ủy viên của Toà án có quốc tịch của các bên hữu quan; hay khi những người
này vắng mặt, trong trường hợp không thể tham gia, sẽ dành chỗ cho các thẩm phán được các bên lựa chọn.
5. Nếu ở một bên có một vấn đề chung thì các bên, do điều đó có liên quan đến việc áp dụng các nghị quyết
trước, được xem như là một bên. Trong trường hợp có các mối nghi ngờ về vấn đề này thì nó sẽ được Tòa án
xác định và giải quyết.
6. Các thẩm phán được lựa chọn theo điểm 2, 3, 4 của điều này cần phải thỏa mãn các điều kiện đòi hỏi của
điều 2 và điểm 2 của điều 17 và các điều 20, 24 của bản quy chế này. Họ được tham gia một cách bình đẳng
với các đồng sự của họ trong việc tham gia nghị quyết.
ĐIỀU 17. Các thành viên có quốc tịch của các bên
1. Thành viên có quốc tịch của một bên nào đó trong số các bên của một vụ tranh chấp có quyền ngồi xử.
2. Khi xét xử một vụ tranh chấp, nếu Toà án có một thành viên thuộc quốc tịch của một trong các bên, thì bất
kỳ bên nào khác trong vụ tranh chấp có thể chỉ định một người theo sự lựa chọn của mình để tham gia xét xử
với tư cách thành viên của Toà án.
3. Khi xét xử một vụ tranh chấp, nếu Toà án không có một thành viên nào thuộc quốc tịch của các bên, thì
mỗi bên trong các bên này có thể chỉ định một người theo sự lựa chọn của mình để tham gia xét xử với tư
cách thành viên của Toà án.
4. Điều này được áp dụng cho các viện nói trong các Điều 14 và 15 của Phụ lục này. Trong trường hợp như
vậy, Chánh án Toà án sau khi trao đổi với các bên, yêu cầu một số thành viên đúng số lượng cần thiết nhường
chỗ cho các thành viên của Toà án thuộc quốc tịch của các bên hữu quan và nếu không có hoặc trong trong
trường hợp trở ngại, thì nhường chỗ cho các thành viên được các bên này chỉ định một cách đặc biệt.
5. Khi nhiều bên cùng đứng về một phía trong việc áp dụng các điều quy định nói trên, họ chỉ được coi như
một bên. Trong trường hợp nghi vấn, Toà án sẽ quyết định.
6. Các thành viên được chỉ định theo đúng các khoản 2, 3 và 4 cần phải đáp ứng những điều kiện trong các
Điều 2, 8 và 11 của Phụ lục này. Họ tham gia vào việc quyết định trong những điều kiện hoàn toàn bình đẳng
với đồng nghiệp của họ.
Chú ý: nếu hỏi Thành phần tham gia xét xử của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) và Tòa án quốc tế về Luật biển
(ITLOS) bao gồm các thẩm phán được bầu (thường trực) và thẩm phán ad-hoc à Đúng. Giải thích: như trên
4.Các quốc gia là các bên trong tranh chấp được quyền lựa chọn và sử dụng mọi biện pháp để giải quyết
tranh chấp xảy ra giữa họ Sai lOMoAR cPSD| 45474828
Các quốc gia là các bên trong tranh chấp được quyền lựa chọn và sử dụng biện pháp để giải quyết tranh chấp
xảy ra giữa họ nhưng phải là biện pháp hòa bình chứ không phải mọi biện pháp
K3Đ2 Hiến chương LHQ: Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ
bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý
Điều 33 hiến chương LHQ
1. Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến
hoà bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm
phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực,
hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình;
2. Hội đồng bảo an, nếu thấy cần thiết, sẽ yêu cầu các đương sự giải quyết tranh chấp của họ bằng các biện pháp nói trên.
TUYÊN BỐ năm 1970 VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT QUỐC TẾ ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ
HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC GIỮA CÁC QUỐC GIA PHÙ HỢP VỚI HIẾN CHƯƠNG LIÊN HỢP QUỐC
Nguyên tắc tất cả các quốc gia giải quyết các tranh chấp quốc tế của mình bằng các biện pháp hòa bình mà
không làm phương hại đến hòa bình, an ninh và công lý quốc tế.
Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế với những quốc gia khác bằng các biện pháp hòa
bình mà không làm phương hại đến hòa bình, an ninh và công lý quốc tế
Mọi quốc gia do vậy sẽ sớm tìm kiếm và chỉ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng đàm phán, điều tra, trung
gian, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án; sử dụng trung gian khu vực, thỏa thuận hoặc những biện pháp hòa bình
khác do các bên lựa chọn. Trong việc tìm kiếm những biện pháp giải quyết tranh chấp, các bên đồng ý rằng
những biện pháp hòa bình sẽ là thích hợp đối với những hoàn cảnh cụ thể và bản chất của tranh chấp.
Trong trường hợp không đạt được một giải pháp để giải quyết tranh chấp bằng bất kỳ biện pháp đã nêu ở
trên, các bên trong tranh chấp có nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm những biện pháp hòa bình khác để giải quyết
tranh chấp mà các bên thỏa thuận.
Các quốc gia trong tranh chấp cũng như các quốc gia khác sẽ từ bỏ bất kỳ hành vi nào có thể sẽ làm trầm
trọng thêm tình hình hiện tại gây nguy hiểm cho việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, và sẽ hành động
phù hợp với những mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc.
Các tranh chấp quốc tế được giải quyết trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của các quốc gia và phù
hợp với nguyên tắc tự do lựa chọn các cách thức giải quyết tranh chấp. Sự đề nghị, hoặc sự chấp nhận về quá
trình giải quyết mà các quốc gia tự nguyện đồng ý đối với các tranh chấp đang tồn tại hoặc trong tương lai
mà các bên liên quan sẽ không được coi là vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền. lOMoAR cPSD| 45474828
Không có điều nào được nói ở trên có ảnh hưởng hoặc phương hại đến những điều khoản có thể áp dụng của
Hiến chương, đặc biệt là những điều khoản liên quan đến việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. B. BÀI TẬP
I. Đánh giá khả năng sử dụng ICJ của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề phân định biển.
1. Những tranh chấp Việt Nam phải đối diện về phân định biển hiện nay.
Hiện nay, Việt Nam cần giải quyết vấn đề phân định biển với các quốc gia: Trung Quốc về phân định
ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ; Campuchia về phân định vùng nước lịch sử tại Vịnh Thái Lan; Indonexia về vấn đề
phân đinh biển tại vùng đặc quyền kinh tế.
2. Đánh giá khả năng sử dụng ICJ của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề phân định biển
2.1, Giải quyết tranh chấp bằng tòa ICJ đối với phân định biển
Về các chủ thể tranh chấp:
Căn cứ : theo Điều 93 Hiến chương: “Tất cả những thành viên Liên hợp quốc đương nhiên tham gia quy chế
TA quốc tế”. Căn cứ : theo khoản 1 Điều 35 Quy chế Tòa “Tòa án giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia là
thành viên của quy chế này”
Các chủ thể đều là thành viên của Liên hợp quốc. Trung Quốc gia nhập Liên hợp quốc năm 1971, Việt
Nam gia nhập Liên Hợp quốc 1977, Indonexia gia nhập Liên hợp quốc năm1950, Campuchia gia nhập Liên
hợp quốc năm 1955. Các quốc gia trên đều là thành viên của Liên hợp quốc cũng đồng thời là thành viên của
Quy chế Tòa án Công lý quốc tế. Vì vậy, Tòa án Công lý quốc tế đều có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trên.
Tất cả các tranh chấp trên đều là tranh chấp pháp lý: các tranh chấp về phân định biển giữa Việt
Nam với Trung Quốc; Việt Nam với Campuchia và Việt Nam với Indonexia là tranh chấp tranh chấp pháp lý.
Bởi vậy đã thỏa mãn một trong các điều kiện để ICJ thụ lý giải quyết nếu Việt Nam khởi kiện ra ICJ. Điều
khó khăn và nan giải nhất của Việt Nam khi đưa vụ tranh chấp ra Tòa ICJ là việc chấp nhận thẩm quyền đối
với Tòa ICJ từ phía các nước liên quan, đặc biệt là Trung Quốc.
Để Việt Nam khởi kiện các bên lên Tòa án thì cần có thẩm quyền của Tòa ICJ như vậy phải thông qua
1 trong 3 phương thức tạo nên thẩm quyền của Tòa: •
Chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc •
Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong các điều ước quốc tế •
Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa
Đối với Trung Quốc: Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ngoài cửa vịnh Bắc Bộ
vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do quan điểm của hai nước có nhiều sự khác biệt, đặc biệt là quan điểm về chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều
không có tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của tòa, chưa thực hiện phương thức nào để công nhận
thẩm quyền xét xử của Tòa cho phân định biển ngoài vịnh Bắc Bộ. Bên cạnh đó, việc chấp nhận thẩm quyền
của tòa trong các ĐƯQT cũng khó có thể thực hiện khi Trung Quốc thường “tránh né” những ràng buộc pháp
lý có liên quan đến vấn đề biển đảo. lOMoAR cPSD| 45474828
Đối với Campuchia: Quan điểm của cả Việt Nam và Campuchia còn khác xa nhau do có nhiều cách
vẽ cũng như cách hiểu về đường Brévié. Trên thực tế, Việt Nam đề nghị căn cứ vào luật pháp và thực tiễn
quốc tế cũng như hoàn cảnh cụ thể của vùng biển, áp dụng đường cách đều để phân định công bằng. Tuy
nhiên, phía Campuchia vẫn kiên trì đề nghị lấy đường Brévié năm 1939 làm đường biên giới trên biển giữa
hai nước. Đối với thẩm quyền giải quyết tranh chấp của ICJ thì Việt Nam chưa có một tuyên bố, một văn bản
chính thức nào công nhận thẩm quyền của ICJ còn Campuchia vào năm 1957 đã đưa ra tuyên bố chấp nhận
thẩm quyền của Tòa và nước này đã thắng kiện trong vụ kiện với Thái Lan về ngôi đền cổ PreahVihear, là
thuận lợi cho Việt Nam khi khởi kiện Campuchia ra Tòa Công lý quốc tế, vì Campuchia đã tuyên bố đơn
phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa, Việt Nam chủ động chỉ cần đưa ra một tuyên bố đơn phương
chấp nhận thẩm quyền của Tòa.
Do đó có thể sẵn sàng chấp nhận mang vấn đề pháp lý ra ICJ giải quyết, trong khi Việt Nam không
có gì để phản đối. Vì vậy, Việt Nam và Campuchia có thể ký thỏa thuận đặc biệt để mang vụ việc ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
Đối với Indonexia: Hiện nay Việt Nam và Indonexia vẫn chưa giải quyết được vùng đặc quyền kinh
tế. Việc sử dụng nguyên tắc phân định biển và điểm cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải khác nhau nên giữa Việt
Nam và Indonesia có một vùng chồng lấn rộng lớn. Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt
Nam và Indonesia được ký kết năm 2003, có hiệu lực từ ngày 29/5/2007. Tuy nhiên vấn đề phân định vùng
đặc quyền kinh tế vẫn còn bỏ ngỏ. Đối với thẩm quyền giải quyết tranh chấp của ICJ thì Việt Nam chưa có
một tuyên bố, văn bản chính thức nào công nhận thẩm quyền của ICJ. Còn Indonesia đã từng tham gia vụ kiện
ở Tòa ICJ, cụ thể là vụ tranh chấp chủ quyền đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan với Malaysia năm 1998, khả
năng Indonesia chấp nhận mang tranh chấp vùng EEZ với Việt Nam ra tòa ICJ là có thể, trong khi Việt Nam
không có lý do để phản đối. Vì vậy, Việt Nam và Indonesia có thể ký thỏa thuận đặc biệt để mang vụ việc ra
Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
2.2 , Sử dụng chức năng tư vấn của ICJ
Tại ICJ quyền yêu cầu tư vấn không dành cho các quốc gia, do vậy Điều 96 Hiến chương Liên hợp
quốc quy định ICJ chỉ có thẩm quyền cho ý kiến tư vấn đối với Đại hội đồng hoặc Hội đồng bảo an hoặc các
cơ quan chuyên môn khác của Liên hợp quốc. Vì vậy, Việt Nam không thể sử dụng trực tiếp chức năng tư vấn
của ICJ mà chỉ có thể sử dụng chức năng này một cách gián tiếp bằng cách đưa ra thảo luận và thông qua tại
Đại hội đồng hoặc Hội đồng bảo an. Tuy nhiên, việc đề nghị Hội đồng Bảo an khó có thể thực hiện, gặp trở
ngại lớn bởi Trung Quốc là thành viên thường trực, có quyền Veto, việc đề nghị Đại hội đồng khả thi hơn
nhưng sẽ phải thông qua các thủ tục rất phức tạp. Nếu đề nghị Đại hội đồng thì Trung Quốc khó có khả năng
can thiệp nhưng sẽ phải thông qua các thủ tục rất phức tạp.
2.3 , Việt Nam cần chuẩn bị gì để sử dụng các chức năng của Tòa ICJ ?
Từ các phân tích trên, nếu muốn sử dụng chức năng giải quyết tranh chấp của ICJ, Việt Nam phải có
tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của tòa; đưa tranh chấp lên Tòa bằng phương thức xác định thẩm quyền của
Tòa theo vụ việc; Việt Nam cần quyết định lựa chọn phương thức khởi kiện cụ thể; dùng phương thức ngoại
giao khôn khéo để thỏa thuận với Trung Quốc, Campuchia hay Indonesia chấp nhận thẩm quyền của Tòa.
Nếu Việt Nam muốn sử dụng chức năng tư vấn của ICJ thì cần chuẩn bị tốt về mặt thủ tục, có đội ngũ
pháp lý đáng tin cậy, có trách nhiệm và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ngoài ra, Việt Nam cần chuẩn bị
tốt về danh sách các câu hỏi tư vấn như: lOMoAR cPSD| 45474828
- Đường Brévié được Toàn quyền Đông Dương vạch ra năm 1939 có giá trị pháp lý hay không?
Nếu có thì hiện nay còn giá trị hay không?
II. Đánh giá khả năng sử dụng ICJ của Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa.
1. Tranh chấp Việt Nam phải đối diện tại chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Hiện nay, ở quần đảo Hoàng Sa Việt Nam đang còn tranh chấp về chủ quyền đối Trung Quốc.
Trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam tranh chấp với Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
2. Giải quyết tranh chấp bằng tòa ICJ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:
Về các chủ thể tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa: Căn cứ : theo Điều 93 Hiến
chương: “Tất cả những thành viên Liên hợp quốc đương nhiên tham gia quy chế TA quốc tế”. Căn cứ : theo
khoản 1 Điều 35 Quy chế Tòa “Tòa án giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia là thành viên của quy chế này”.
Các chủ thể đều là thành viên của Liên hợp quốc (ngoại trừ Đài Loan). Trung Quốc gia nhập Liên hợp quốc
năm 1971, Việt Nam gia nhập Liên Hợp quốc 1977, Malaysia gia nhập Liên hợp quốc năm 1957, Indonesia
gia nhập Liên hợp quốc năm 1950, Brunây gia nhập Liên hợp quốc năm 1984. Các quốc gia là thành viên của
Liên hợp quốc cũng đồng thời là thành viên của Quy chế Tòa án Công lý quốc tế. Vì vậy, các quốc gia trên
( ngoại trừ Đài Loan) đều là thành viên của Quy chế Tòa, trừ Đài Loan ra thì Tòa án Công lý quốc tế đều có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia còn lại.
Tất cả các tranh chấp trên đều là tranh chấp pháp lý: Các tranh giữa các chủ thể trên quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa là tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, do đó các tranh chấp trên là tranh chấp pháp lý. Bởi vậy
đã thỏa mãn một trong các điều kiện để ICJ thụ lý giải quyết nếu Việt Nam khởi kiện ra ICJ. Điều khó khăn
và nan giải nhất của Việt Nam khi đưa vụ tranh chấp ra Tòa ICJ là việc chấp nhận thẩm quyền đối với Tòa ICJ
từ phía các nước liên quan, đặc biệt là Trung Quốc.
Để Việt Nam khởi kiện các bên lên Tòa án Công lý quốc tế đòi lại chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa là rất khó khăn, bởi để giải quyết tranh chấp này cần có thẩm quyền của Tòa ICJ như vậy phải thông qua 1
trong 3 phương thức tạo nên thẩm quyền của Tòa: •
Chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc •
Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong các điều ước quốc tế •
Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa
Đối với Trung Quốc: Việt Nam cần có sự đồng ý của Trung Quốc để mang vụ kiện ra Tòa án công lý
quốc tế. Điều này là gần như không có khả năng do Trung Quốc luôn luôn kiên định chỉ giải quyết thông qua
đàm phán và hiệp thương chính trị, tuyệt đối không chấp nhận biện pháp qua tài phán. Mặc dù Trung Quốc
luôn khẳng định mình có rất nhiều bằng chứng lịch sử và pháp lý cho chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường
Sa nhưng họ lại luôn từ chối việc nhờ phân xử tại tòa án quốc tế (kể cả việc đồng ý đưa ra tòa hay chấp nhận
trước đó đối với thẩm quyền xét xử của Tòa). Hiện tại, trong cả ba phương thức chấp nhận thẩm quyền của
Tòa ICJ , Trung Quốc chưa thực hiện phương thức nào để công nhận thẩm quyền xét xử của Tòa cho tranh
chấp biển Đông nói chung và Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng. Vì vậy, Việt Nam không thể khởi kiện Trung
Quốc trước Tòa ngay cả khi hành xử của nước này vi phạm Hiến chương Liên hợp Quốc và UNCLOS 1982.