Nội dung phần thời hiệu - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
A nhặt được chiếc đồng hồ ở nhà vệ sinh công cộng. Sau đó, A mang đến công an phường trình báo và nộp cho cơ quan công an vào ngày 1/3/1998. Nếu đến ngày 2/3/1999 không có người đến nhận thì quyền sở hữu chiếc đồng hồ thuộc về A. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Thời hiệu hưởng quyền dân sự: Khi kết thúc thời hạn theo quy định của luật, chủ thể được hưởng
quyền dân sự như: Quyền được thừa kế di sản, quyền được nhận tặng cho tài sản…
A nhặt được chiếc đồng hồ ở nhà vệ sinh công cộng. Sau đó, A mang đến công an phường trình báo và
nộp cho cơ quan công an vào ngày 1/3/1998. Nếu đến ngày 2/3/1999 không có người đến nhận thì quyền
sở hữu chiếc đồng hồ thuộc về A.
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: Khi kết thúc thời hạn theo quy định của luật, người có nghĩa
vụ dân sự được miễn thực hiện nghĩa vụ như: Nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại…
Pháp luật quy định một khoảng thời gian và trong khoảng thời gian này thì người có nghĩa vụ dân sự là
đang phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên nếu khoảng thời gian này kết thúc thì người nghĩa vụ
dân sự sẽ được miễn việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, họ không cần phải thực hiện nghĩa vụ dân sự của học nữa.
Ví dụ: khi mua một sản phẩm điện máy luôn đi kèm với thời gian bảo hành từ nhà sản xuất hay từ người
bán sản phẩm và khi kết thúc thời gian trên thì bên bán được miễn trừ nghĩa vụ bản hành đối với sản phẩm mà mình bán ra.
Điều 446 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 446. Nghĩa vụ bảo hành
- Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành,
khi mà thời hạn này kết thúc thì bên bán (bên có nghĩa vụ) sẽ chấm dứt nghĩa vụ bảo hành đối với
bên mua. Như vậy, đây là loại thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự
- Ngoài ra thì pháp luật dân sự cho phép các bên (bên mua, bên bán) thỏa thuận về thời hạn bảo hành.
Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.
Ví dụ 2: Cơ sở sản xuất thiết bị điện Lioa bào hành các sản phẩm của mình sản xuất và bán trong thời hạn
6 tháng. Nếu A mua 1 máy ổn áp ngày 1/1/1998 thời hạn bảo hành sẽ hết vào ngày 2/7/1998. Đến ngày
3/7/1998 là thời hiệu mà cơ sở ổn áp được miễn nghĩa vụ bảo hành sản phẩm của A
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ
án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện
Đây là thời hiệu mà nó sẽ bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khi họ không thể tự mình bảo
vệ quyền dân sự của mình thì họ sẽ bằng 1 con đường khác là tiến hành khởi kiện đến tòa án để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thì đối với loại thời hiệu khởi kiện có thể hình dung đây là thời hiệu áp dụng cho giải quyết vụ án dân sự
Thời hiệu hiện nay đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định các quan hệ dân sự trong xã hội. Nếu
pháp luật nước ta không quy định thời hiệu, mỗi chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự sẽ luôn bị đe dọa
bởi tranh chấp có thể xảy ra trong thực tế và làm ảnh hưởng đến quyền lợi và đời sống của họ. Đối với
việc giải quyết các tranh chấp dân sự, Tòa án cần phải tiến hành điều tra thu thập chứng cứ để xác định sự
thật khách quan nên nếu thời gian đã qua đi quá lâu, quá trình thu thập chứng cứ khó bảo đảm chính xác,
gây ra những khó khăn cho quá trình xác minh, dễ dần đến những sai lầm.
Ví dụ 1: Ví dụ về thời kiện khởi kiện về hợp đồng như sau:
Điều 429 BLDS 2015 quy định về “thời hiệu khởi kiện về hợp đồng”, luật quy định thời gian mà bên bị xâm phạm được yêu cầu
về các quyền lợi trong hợp đồng
Tòa án giải quyết tranh chấp về
hợp đồng (nghĩa là khởi kiện yêu cầu Tòa án về hợp đồng bị xâm phạm) là 03 năm. Nghĩa là, 03
năm chính là thời hiệu để bên bị xâm phạm quyền và lợi ích tiến hành khởi kiện, quá 03 năm mà
không khởi kiện lên Tòa thì bên bị thiệt hại sẽ không còn quyền khởi kiện nữa.
Ví dụ 2: A 14 tuổi ăn cắp tiền của gia đình mua món đồ chơi trị giá 1.000.000 đ ngày 1/6/1997 thì thời
hiệu cuối cùng của người đại diện theo pháp luật của em A được yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu là ngày 2/6/1998.
Ví dụ 3: Ngày 01/01/2019, A và B ký hợp đồng mua bán hàng hóa. Ngày 10/04/2019, hai bên phát sinh
tranh chấp. Ngày 10/6/2022, A mới khởi kiện ra Tòa án yêu cầu B thực hiện hợp đồng và bồi thường. Tòa
án thụ lý giải quyết vụ án, ngày 01/7/2022, B yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện. Tòa án ra quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm e khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Vụ án bị
đình chỉ là do: Hết thời hiệu khởi kiện (quyền, lợi ích của A bị xâm phạm ngày 10/04/2019. Ngày
10/6/2022, A mới khởi kiện là đã hơn 03 năm) và B có yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện.
2.2.3.2 Hệ quả của thời hiệu khởi kiện
– Khi hết thời hiệu thì khác: do việc áp dụng thời hiệu là bởi các cơ quan nhà nước sử dụng “dấu mốc thời
gian” này để giải quyết các yêu cầu, tranh chấp theo luật định nên khi hết thời hiệu chủ thể không phải
gánh chịu bất kỳ một hậu quả pháp lý nào.
Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua bán nhà, A là bên bán nhà còn B là bên mua; xác định nghĩa vụ của
A là phải giao nhà cho B, quyền lợi của A là sẽ được nhận tiền mua nhà của B - nghĩa vụ của B là phải trả
tiền mua nhà cho A, còn quyền lợi của B là được nhận nhà từ A. Như vậy trong trường hợp A giao nhà
cho B (A đã hoàn thành nghĩa vụ của mình), nhưng B lại không đưa tiền cho A (B không hoàn thành
nghĩa vụ -> lợi ích của A bị xâm phạm). Như vậy, A có quyền khởi kiện B vì B không trả tiền cho A, và
cho dù thời hiệu khởi kiện của A chấm dứt thì sự thật là B vẫn phải có nghĩa vụ trả tiền cho A.
Theo khoản 2 Điều 184 BLTTDS năm 2015 “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp
dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp
sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc”. (hơn nữa cũng không phải lúc nào Tòa án cũng có thể
áp dụng thời hiệu được, trừ trường hợp 01 bên yêu cầu Tòa áp dụng. Nên trên thực tế, nếu k áp dụng thời
hiệu khởi kiện thì dù thời hiệu kết thúc thì Tòa vẫn có quyền xử vụ án bình thường)
2.2.3.3 Những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện (tức là các bên chủ thể có thể đi khởi
kiện bất cứ lúc nào cũng được (1 năm, 2 năm, 3 năm, 10 năm và thậm chí 60 năm thì vẫn có thể đi khởi
kiện được) vì đây là những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện) Theo Điều 155 Bộ luật Dân sự
1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
2. Yêu cẩu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác.
3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
4. Trường hợp khác do luật quy định.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Toà án giải
quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công
cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự cũng tương tự thời hạn khởi kiện, tức là trong một khoảng thời
gian do pháp luật quy định thì các bên chủ thể sẽ có quyền đi đến tòa án để yêu cầu tòa án giải quyết việc
dân sự nhưng nếu thời gian này kết thúc thì xem như mất quyền yêu cầu
Hoặc có thể hiểu là đối với thời hiệu khởi kiện là áp dụng cho giải quyết vụ án dân sự, còn đối với thời
hiệu yêu cầu là dùng để áp dụng giải quyết cho việc dân sự, còn lại là tương tự nhau là các bên chủ
thể có quyền đi đến tòa án để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như
là những chủ thể khác, và nếu như thời gian này kết thúc thì thì xem như là mất quyền yêu cầu
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu
Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127,
128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:
a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải
biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
Ví dụ: A nghiện rựu, và có hành vi phá tán tài sản, ngày 1/5/2012 A lấy 12 chỉ vàng của gia đình bán đi
nhậu. Vợ A là B có thời hạn là 1 năm kể từ ngày 1/5/2012 là ngày phát sinh quyền yêu cầu tòa án tuyên
bố A bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Ví dụ 2: Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yệu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc
bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản, kể từ
thời điểm mở thừa kế theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015. Thời hiệu khởi kiện giao dịch dân sự vô
hiệu là 2 năm (khoản 1 Điều 132 BLDS)