-
Thông tin
-
Quiz
Nội dung, phương thức kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng đi đôi với bảo vệ Tổ quốc đã trở thành quy luật. Theo đó, việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh được thực hiện xuyên suốt chiều dài lịch sử. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Đường lối quốc phòng và an ninh 110 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.2 K tài liệu
Nội dung, phương thức kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng đi đôi với bảo vệ Tổ quốc đã trở thành quy luật. Theo đó, việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh được thực hiện xuyên suốt chiều dài lịch sử. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Đường lối quốc phòng và an ninh 110 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ------------------------- TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐỀ TÀI : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC KẾT HỢP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG
CỐ QUỐC PHÒNG-AN NINH. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH
VIÊN VỚI NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI GẮN
VỚI CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI.
Sinh viên: NGUYỄN HỒNG MINH
Mã số sinh viên: 2156080034 Lớp GDQP&AN: 22
Lớp : BÁO TRUYỀN HÌNH CLC K41 Hà nội, tháng 11 năm 2021 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................2
1.Tính tất yếu phải kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng
cường củng cố quốc phòng – an ninh ở nước ta hiện nay:...........2
1.1. Khái niệm kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng
cố quốc phòng – an ninh :.................................................................2
1.2. Cơ sở thực tiễn của kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng
cường củng cố quốc phòng – an ninh................................................2
1.3. Thực trạng và những vấn đề mới đặt ra có liên quan đến phát
triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng- an ninh................3
2. Nội dung, phương thức kết hợp phát triển kinh tế xã hội với
tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh ở nước ta hiện nay....5
2.1. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh theo vùng
lãnh thổ............................................................................................5
2.2.Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh trong các
ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội.................................................12
3.Trách nhiệm của sinh viên với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã
hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng an ninh trong tình
hình mới..........................................................................................17
KẾT LUẬN.........................................................................................19
Tài liệu tham khảo.............................................................................20 1 MỞ ĐẦU
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng
đi đôi với bảo vệ Tổ quốc đã trở thành quy luật. Theo đó, việc kết hợp phát triển
kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh được thực hiện xuyên suốt
chiều dài lịch sử. Trong thời kỳ phong kiến, điều này được thể hiện tập trung ở
các chính sách, như “Ngụ binh ư nông”, “Quốc phú binh cường”,“Tĩnh vi nông,
động vi binh”... của các triều đại nhà Lý, Trần, Lê Sơ. Kế thừa tư tưởng, truyền
thống quý báu đó của dân tộc, trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lê-nin về mối quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng, về xây dựng quân đội kiểu
mới của giai cấp vô sản, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo việc kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng.
Những năm tới, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức
tạp, khó lường; sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta đứng trước
những thuận lợi và cơ hội lớn, song, có không ít khó khăn, thách thức. Trong bối
cảnh đó, việc kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng đặt ra những yêu
cầu rất cao, đòi hỏi chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Vì vậy em
lựa chọn đề tài :”Nội dung, phương thức kết hợp phát triển kinh tế xã hội với
tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh. Trách nhiệm của sinh viên với
nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng
an ninh trong tình hình mới.” 2 NỘI DUNG
1.Tính tất yếu phải kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố
quốc phòng – an ninh ở nước ta hiện nay:
1.1. Khái niệm kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh :
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng – an
ninh ở nước ta là hoạt động tích cực, chủ động của Nhà nước và nhân dân trong việc
gắn kết chặt chẽ hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh trong một chỉnh thể
thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương, thúc đẩy nhau cùng phát
triển, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, thực hiện thắng lợi hai nhiệm
vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.2. Cơ sở thực tiễn của kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh.
Trong thời đại ngày nay, phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh
đã trở thành quy luật phổ biến ở mọi quốc gia, dân tộc độc lập có chủ quyền. Dù nước
đã phát triển, đang phát triển hay chậm phát triển, với chế độ chính trị xã hội khác nhau
nhưng cũng đều chú ý quan tâm, chăm lo thực hiện phát triển kinh tế - xã hội gắn với
quốc phòng - an ninh. Tuy nhiên, các nhà nước khác nhau, với chế độ chính trị xã hội
khác nhau và trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau thì sự gắn kết đó có mục
đích, mục tiêu và nội dung phương thức thực hiện cũng khác nhau. Ngay ở mỗi nước,
trong từng giai đoạn phát triển thì sự gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh cũng khác nhau.
Ở nước ta phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh không những
là một tất yếu khách quan, là vấn đề có tính quy luật mà còn là một truyền thống trong
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Đảng ra đời lãnh đạo cách mạng Việt Nam, do nắm bắt được quy luật, biết kế
thừa kinh nghiệm lịch sử nên đã thực hiện việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc 3
phòng - an ninh một cách nhất quán bằng những chủ trương, giải pháp sáng tạo, phù hợp
với từng thời kỳ, từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam từ sau năm 1945 đến nay.
Từ 1986 đến nay với tư duy mới về kinh tế và quốc phòng, an ninh, việc phát
triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước
cũng như ở các bộ, ngành Trung ương và ở các địa phương đã có bước chuyển mạnh,
từ nhận thức đến tổ chức triển khai thực hiện, mọi tiềm năng của cả nước đều được
huy động cho công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, củng cố tiềm lực, thế trận quốc
phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững mạnh từ trong thời bình. Do vậy,
đã góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho xây dựng và phát triển đất nước.
1.3. Thực trạng và những vấn đề mới đặt ra có liên quan đến phát triển kinh tế
- xã hội gắn với củng cố quốc phòng- an ninh 1.3.1.Thực trạng
Những năm qua cùng với sự đổi mới về kinh tế, đổi mới chính trị, việc tổ chức
thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh đã đạt
được những kết quả quan trọng, tương đối toàn diện cả về nhận thức và tổ chức thực hiện.
Việc phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo cơ sở cho xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh bằng
chính khả năng của nền kinh tế, nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định. Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế cả Trung ương và địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã
gắn kết với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, tạo
điều kiện tốt hơn cho việc tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, từng bước hiện
đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, vũ khí, khí tài cho quốc phòng, an ninh. Công tác
xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đã gắn kết 2 nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh. Tiềm lực quốc phòng, an ninh tiếp
tục được tăng cường; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, sự gắn
kết ngày càng chặt chẽ hơn, nhất là trên các địa bàn, các lĩnh vực trọng yếu; nhờ đó đã 4
duy trì ổn định chính trị - xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, tạo thuận lợi cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn có những mặt yếu kém, bất cập,
chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc; kết cấu hạ
tầng phát triển chậm, chất lượng thấp; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa chưa theo kịp yêu cầu phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, đặc biệt trong
lĩnh vực dịch vụ. Văn hóa, xã hội có nhiều mặt còn bất cập, một số vấn đề bức xúc
chậm được giải quyết, chất lượng nguồn nhân lực thấp, giáo dục - đào tạo, khoa học -
công nghệ chưa thực sự là quốc sách hàng đầu. Hội nhập quốc tế nhanh nhưng chưa
tận dụng tốt cơ hội để phát triển cũng như hạn chế mặt trái của hội nhập.
Nhận thức về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc, an
ninh ở một số còn chưa rõ, chưa đúng và chưa đầy đủ, nhất là nhận thức về vai trò lãnh
đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp; về mối quan hệ giữa
tự bảo vệ và được bảo vệ trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội với quốc phòng - an
ninh; về vị trí, vai trò của quốc phòng, an ninh trong quan hệ với kinh tế - xã hội. Ở
một số ngành, lĩnh vực và địa phương còn chưa chủ động tích cực, hoạt động thiếu
đồng bộ; cơ chế hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành còn lúng túng; nội dung,
phương thức gắn kết hợp chậm đổi mới. Sự phối hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội
với bảo đảm quốc phòng - an ninh trong phê duyệt, ký kết các dự án đầu tư nước ngoài
chưa có cơ chế rõ ràng, chặt chẽ, nên một số chương trình, dự án sau khi xây dựng
xong đã ảnh hưởng không nhỏ đến thế trận quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia dân tộc.
Những tồn tại nói trên đã ảnh hưởng không ít đến hiệu lực, hiệu quả trong tổ
chức thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh, thậm
chí đã có lúc, có nơi sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng khoét sâu phá hoại. Nếu
không nhanh chóng khác phục triệt để những tồn tại đó thì chắc chắn cả lĩnh vực kinh
tế - xã hội và quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc khó có thể vượt qua được những 5
thách thức đang đặt ra trước mắt chúng ta trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.3.2.Những vấn đề mới đặt ra có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội gắn
với củng cố quốc phòng- an ninh
Thời gian tới nước ta tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng, phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh tình hình thế
giới có nhiều biến động, nước ta hội nhập ngày càng sâu, rộng. Bên cạnh những thuận
lợi thực tế đang đặt ra cho chúng ta những thách thức mới đối với cả kinh tế - xã hội và
quốc phòng, an ninh; đó là những thách thức của an ninh phi truyền thống; toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế; sự tranh chấp giữa các khối nước lớn và những diễn biến phức
tạp trên thị trường tài chính, tiền tệ; nguy cơ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và sự
chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội và quốc phòng - an ninh... Các yếu tố trên tác động rất lớn đến phát
triển kinh tế - xã hội, đến xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh, tới lực lượng tiến
hành và khả năng đáp ứng cho nhu cầu chiến tranh và chống chiến tranh. Vì vậy, việc
phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh là rất cần thiết, đòi hỏi cần được
nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn cả lý luận và thực tiễn, phải tổ chức thực hiện chặt
chẽ, nghiêm túc năng động hơn với một tư duy đổi mới toàn diện, đồng bộ, nhất quán
cả về chủ trương quan điểm, nội dung, phương thức và giải pháp tổ chức thực hiện, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
2. Nội dung, phương thức kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường
củng cố quốc phòng – an ninh ở nước ta hiện nay.
2.1. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh theo vùng lãnh thổ
Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh theo vùng lãnh thổ là sự gắn
kết giữa phát triển vùng kinh tế với xây dựng vùng chiến lược quốc phòng, an ninh
nhằm tạo ra thế bố trí chiến lược hợp lý cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh
trên từng vùng lãnh thổ, từng địa bàn tỉnh thành phố theo một ý đồ phòng thủ chiến
lược bảo vệ Tổ quốc, vững trên toàn cục và mạnh ở từng trọng điểm. 6
Hiện nay, ở nước ta đã phân ra thành các vùng kinh tế, vùng chiến lược và các quân
khu. Việc phân vùng kinh tế, vùng chiến lược quốc phòng, an ninh nhằm: Phát huy lợi
thế và tính cạnh tranh riêng của từng vùng về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý,
nguồn nhân lực, qua đó tạo ra sức mạnh lan tỏa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
gắn với quốc phòng, an ninh của tất cả các vùng trong cả nước, tận dụng thế mạnh của
mỗi vùng theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tạo
điều kiện tập trung phát triển các trung tâm kinh tế lớn, trọng điểm, qua đó nâng cao
hiệu quả các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất đã có, đồng thời phát triển
thêm một số khu kinh tế, khu chế xuất và các cụm công nghiệp mới, tạo động lực phát
triển nhanh bền vững của tất cả các vùng kinh tế, tăng cường sự liên kết kinh tế giữa
các vùng, tạo thế trận phòng thủ liên hoàn, vững chắc trong thế trận phòng thủ chung
của cả nước, khác phục tình trạng chia cắt theo địa giới hành chính. Phát triển các vùng
kinh tế, tạo ra vùng lãnh thổ có tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh tổng hợp, vừa có
lợi thế về kinh tế vừa có điều kiện tăng cường hậu cần tại chỗ khi xẩy ra chiến tranh,
hình thành thế bố trí chiến lược theo ý đồ phòng thủ và tác chiến bảo vệ Tổ quốc trên
từng chiến trường, từng hướng chiến lược của đất nước cả thời bình và khi tình huống
đất nước có chiến tranh. Đây là vấn đề cơ bản, lâu dài tạo ra thế trận vững chắc của nền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp cao nhất của cả nước
cũng như từng vùng lãnh thổ cụ thể trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên cơ sở quán triệt các quan điểm của Đảng, xuất phát từ đặc điểm, tiềm năng
phát triển kinh tế - xã hội cũng như địa kinh tế, chính trị, quân sự, quốc phòng, an ninh
của các vùng lãnh thổ trong cả nước. Đảng ta xác định cần chú trọng nhiều hơn đến
các vùng kinh tế trọng điểm, các địa bàn chiến lược. Đó là những vùng, địa bàn chiến
lược trọng yếu về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của cả nước trước mắt cũng như về lâu dài.
- Đối với vùng kinh tế trọng điểm: đây là vùng có tiềm năng lớn cả về nông nghiệp,
công nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp và giao lưu quốc tế, có nhiều trung tâm kinh tế,
chính trị quan trọng; là vùng đóng góp chủ yếu trong tổng thu nhập quốc dân của cả
nước, có mức tăng bằng 1,2 đến 1,4 lần mức tăng trưởng cả nước; là nơi có mật độ dân 7
cư và tính chất đô thị hóa cao, gắn liền với các cơ sở kinh tế, các khu công nghiệp tập
trung và cũng là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông…liên quan đến việc triển khai,
bố trí xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh và thiết bị chiến trường trên từng hướng
chiến lược, từng khu vực của mỗi miền và chung cả nước.
Vùng kinh tế trọng điểm thường nằm trong các khu vực phòng thủ và phòng thủ
then chốt của đất nước, nơi có nhiều đối tượng, mục tiêu quan trọng phải bảo vệ, đồng
thời cũng là những địa bàn trọng điểm thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo
loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với nước ta. Do đó, cần phải hết sức chú trọng
gắn phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh ở các vùng kinh tế trọng điểm,
chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của
các thế lực thù địch, đồng thời sẵn sàng chuyển thành thế trận chiến tranh nhân dân
đánh bại chiến tranh xâm lược dưới mọi quy mô, mọi hình thức.
Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh ở vùng kinh
tế trọng điểm là: Gắn kết ngay từ trong quy hoạch xây dựng các thành phố, đô thị, các
khu công nghiệp, quy hoạch, xây dựng ở mức độ quy mô trung bình, bố trí tương đối
đều trên diện rộng, không xây dựng tập trung thành những siêu đô thị vừa thuận lợi cho
công tác xây dựng, phát triển trên các lĩnh vực, tiện quản lý, giữ gìn an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội trong thời bình, đồng thời vừa hạn chế được hậu quả trước các
đòn tiến công bằng hỏa lực của địch khi chiến tranh xẩy ra.
Xây dựng những vùng công nghiệp và dịch vụ phát triển cao gắn kết chặt chẽ với
quy hoạch phát triển vùng nông nghiệp hợp lý, bảo đảm làm động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, hỗ trợ cho các vùng kinh tế khác, đồng thời là nơi cung ứng, chi viện về
hậu cần, kỹ thuật cho cả nước khi có chiến tranh; gắn kết chặt chẽ việc quản lý, xây
dựng các khu công nghiệp, đô thị ở ven biển, theo các trục đường giao thông huyết
mạch với việc bảo tồn các địa hình, địa vật có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an
ninh, không làm ảnh hưởng đến quy hoạch phòng thủ ở những trọng điểm về quốc
phòng, an ninh; triển khai bố trí các cơ sở sản xuất, các công trình kinh tế gắn với xây
dựng thế trận phòng thủ và các công trình quốc phòng; chú trọng phát triển nguồn nhân
lực gắn với xây dựng bố trí lực lượng hợp lý (cả lực lượng vũ trang và lực lượng dân 8
cư) trong đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng (trong thời bình và khi có chiến tranh xẩy ra),
xây dựng và bố trí lực lượng vũ trang trên các tuyến, các mục tiêu trọng điểm, quản lý
chặt chẽ việc di dân tự do đến các khu công nghiệp, không để ảnh hưởng đến an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội và môi trường sinh thái.
Có kế hoạch và biện pháp gắn xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế với xây
dựng kết cấu của nền quốc phòng toàn dân; gắn xây dựng các công trình kinh tế với
xây dựng các công trình phòng thủ dân sự, quân sự, thiết bị chiến trường, xây dựng các
công trình quốc phòng ở những trọng điểm. Các công trình kinh tế, căn cứ hậu phương
của từng vùng cần mang tính lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, nâng
cao đời sống nhân dân, vừa đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh trong thời bình và
sẵn sàng chuyển sang sản xuất quốc phòng khi cần thiết.
-Đối với vùng núi, biên giới : Các địa bàn chiến lược ở nước ta bao gồm vùng miền
núi Bắc Bộ, khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
+ Vùng miền núi Bắc Bộ: Tập trung ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng
công tác định canh, định cư, bố trí điều chỉnh lại dân cư và lao động, nhất là các địa
bàn vùng cao, dân tộc thiểu số và trên tuyến biên giới, bảo đảm khai thác có hiệu quả
tiềm năng, thế mạnh về lao động, đất đai, tài nguyên miền núi; đồng thời hình thành
các cụm làng xã chiến đấu, các khu vực phòng thủ vững chắc. Tiếp tục đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, xây dựng các tuyến vành đai biên giới trên cơ sở phát triển các đô thị
gắn với kinh tế cửa khẩu, nâng cấp các tuyến đường giao thông tới vùng biên quan trọng.
+ Khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ: là những địa bàn chiến lược quan
trọng của cả nước về kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, do đó các thế lực thù địch
luôn lợi dụng để thâm nhập, lôi kéo đồng bào ta nhằm thực hiện chiến lược “Diễn biến
hòa bình”, bạo loạn ly khai làm cho tình hình càng trở nên phức tạp. Vì vậy, trước mắt
cũng như về lâu dài việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh là rất
cần thiết. Cần có chiến lược quy hoạch, kế hoạch và lộ trình xây dựng các vùng chiến
lược trọng điểm, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, xây dựng Tây Nguyên giầu về kinh 9
tế, vững mạnh về quốc phòng, an ninh, tiến tới trở thành vùng kinh tế động lực. Giải
quyết và thực hiện có hiệu quả các vấn đề bức xúc của nhân dân, có chính sách thích
hợp thu hút vốn đầu tư, bố trí dân cư, lao động và đất đai theo quy hoạch, nâng cao dân
trí và trình độ công nghệ. Đối với Tây Bắc, Tây Nguyên, cần thực hiện tốt chính sách
dân tộc, thực sự cải thiện đời sống vật chất và văn hóa phù hợp với đặc thù của cộng
đồng người Thượng, người dân tộc bản địa. Có chủ trương, kế hoạch và chính sách
khắc phục tình trạng dân di cư tự do, đồng thời tổ chức tốt và có hiệu quả việc di dân
có tổ chức, phù hợp với xây dựng lực lượng và thế trận khu vực phòng thủ địa phương
trên các địa bàn chiến lược.
Đầu tư xây dựng, phát triển các đô thị, các khu vực công nghiệp làm động lực cho
phát triển kinh tế - xã hội vùng xung quanh; quan tâm đầu tư gắn phát triển kinh tế - xã
hội gắn với quốc phòng, an ninh ở các khu vực cửa khẩu, vùng biên giới với các nước,
phát triển mạng lưới thương mại đa dạng, từng bước xây dựng chợ đầu mối. Đẩy mạnh
phát triển mô hình hợp tác xã mua bán, cung ứng dịch vụ. khai thác và phát huy hiệu
quả kinh tế cửa khẩu, phát triển toàn diện các mặt văn hóa xã hội, bưu điện, truyền
thanh, y tế, chính sách đất đai, môi trường sinh thái, bảo đảm tốt an ninh, phòng chống
tội phạm trong xuất nhập cảnh, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa gắn với
quốc phòng, an ninh cả trong thời bình và thời chiến.
Đẩy mạnh đầu tư xây dựng, phát triển các khu kinh tế - quốc phòng đã được Nhà
nước xác định, phát huy vai trò của các binh đoàn kinh tế quân đội làm nòng cốt và
cùng với địa phương vừa phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội, vừa tạo tiền đề xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân
trên các địa bàn chiến lược trọng yếu. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi,
khai thác tối đa lợi thế và hiệu quả tiềm năng kinh tế, thâm canh các loại cây công
nghiệp thích hợp, có năng xuất cao, tăng hiệu quả xuất khẩu, thực hiện tốt các giải
pháp canh tác nương rẫy bền vững ở vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng cao, xây
dựng cụm dân cư an toàn, cụm dân cư làm chủ, tạo điều kiện phát triển sản xuất ở khu
vực biên giới, xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, mở mới, nâng cấp các
tuyến đường dọc, ngang ở vùng núi biên giới, ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến đường 10
đến các cửa khẩu, đường vành đai biên giới, đường tuần tra biên giới, thực hiện tốt
chương trình 135 về phát triển kinh tế đối với các xã nghèo, từ đó làm chỗ dựa để xây
dựng khu vực phòng thủ biên giới, xây dựng căn cứ hậu phương chiến lược chống
được âm mưu tuyên truyền của các thế lực thù địch phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân
tộc. Đặc biệt phải tập trung vào an dân, có an dân quốc phòng - an ninh mới mạnh, phải
làm cho dân tin Đảng, Đảng tin dân, nhằm tạo thế và lực mới cho phát triển kinh tế - xã
hội và tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
+ Vùng biển, đảo: Là vùng có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế, quốc phòng,
an ninh và môi trường sống. Những năm qua kinh tế biển đã đóng góp đáng kể vào
tăng trưởng nền kinh tế, góp phần tạo ra thế và lực mới; từng bước khắc phục được
những hạn chế yếu kém trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn có những yếu tố tiêu cực
ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh chậm được khắc phục, có nơi còn diễn biến phức
tạp; hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh trong điều kiện
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế chưa đồng bộ và chặt chẽ; tình hình tranh chấp
lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển Đông tác
động không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh ở nước ta.
Để phát triển đất nước, cần gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với quốc
phòng, an ninh trên các vùng miền, trong đó có vùng biển, đảo. Tập trung xây dựng
chiến lược phát triển kinh tế biển gắn với xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh bảo
vệ biển, đảo một cách cơ bản, lâu dài. Có kế hoạch và chính sách đầu tư thỏa đáng các
mặt cần thiết để đảm bảo đưa dân ra làm ăn và cư trú ổn định ở các đảo gần bờ, tạo tiền
đề xây dựng các căn cứ hậu phương trên biển và bờ biển.
( Nguồn : Lê Khoa/ www.bienphong.com.vn) 11
Thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, đan xen đối tác,
đan xen lợi ích. Có chính sách mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài
về khai thác dầu khí, đánh bắt thủy hải sản, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
kinh tế, đồng thời tạo thế đan xen lợi ích, tạo ra đối trọng để hạn chế và chống lại sự
lấn lướt của các nước lớn. Ưu tiên cho những công ty nước ngoài có thế lực đầu tư vào
các khu vực thuộc chủ quyền của ta nhưng đang bị tranh chấp, để vừa thể hiện chủ
quyền của ta, vừa hạn chế âm mưu bành trướng, lấn chiếm của các thế lực thù địch, tạo
thế và lực để giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển.
Xây dựng tiềm lực, sức mạnh chính trị tinh thần gắn với nâng cao hiệu quả tuyên
truyền biển, đảo làm chuyển biến sâu sắc nhận thức của toàn dân về việc bảo vệ chủ quyền
biển, đảo của Tổ quốc. Tập trung xây dựng thế trận lòng dân, tạo niềm tin, đồng thuận
giữa các bộ, ngành, địa phương, lực lượng vũ trang và các tổ chức xã hội gắn với tăng
cường quốc phòng, an ninh bảo vệ chủ quyền biển đảo, xây dựng tiềm lực, sức mạnh kinh
tế, mở rộng không gian kinh tế biển.
Chú trọng đầu tư phát triển chương trình đánh bắt xa bờ với tổ chức các tập đoàn,
lực lượng luân phiên có mặt trên toàn bộ lãnh hải của ta, thông qua lực lượng đánh bắt
xa bờ tổ chức thành các hải đoàn tự vệ của ngành hằng hải để phối hợp với lực lượng
Hải quân, Cảnh sát biển kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời những hành động vi
phạm chủ quyền biển, đảo. Tổ chức đưa dân ra các đảo nhưng phải đảm bảo các cơ sở
dịch vụ, có chính sách thích đáng bảo đảm cho dân trụ vững, làm cơ sở xây dựng các
điểm phòng thủ; xây dựng các huyện đảo, các đảo lớn thành những trung tâm kinh tế,
du lịch, dịch vụ và là đài quan sát, điểm phòng thủ vững chắc trên biển.
Xây dựng một số đơn vị kinh tế - quốc phòng mạnh trên biển, đảo làm nòng cốt cho
phát triển kinh tế biển, tạo thế và lực bảo vệ vững chắc biển, đảo, đồng thời phải có các
phương án đối phó với các tình huống có thể xẩy ra trên vùng biển, đảo, trước hết cần
tăng cường tiềm lực quân sự, phát triển và hiện đại hóa lực lượng Hải quân nhân dân
Việt Nam đủ sức canh giữ, bảo vệ vùng biển đảo của Tổ quốc trong thời kỳ mới. 12
2.2.Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh trong các ngành,
các lĩnh vực kinh tế - xã hội
Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh trong các ngành, lĩnh vực
kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm: Phát huy tinh thần chủ động, vai trò và thế mạnh của
từng ngành, từng lĩnh vực, đáp ứng tốt yêu cầu tự bảo vệ, chống lại những tác động
tiêu cực của kinh tế thị trường và những mưu đồ phá hoại của các thế lực thù địch; bảo
đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh, ổn đinh bền vững, kinh tế Nhà nước luôn giữ
được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời từng bước tích luỹ tăng
cường tiềm lực mọi mặt cho quốc phòng - an ninh; nghiên cứu, ứng dụng những công
nghệ và sản phẩm lưỡng dụng; bảo đảm lương thực, thực phẩm khi bị chia cắt chiến
lược ở các vùng rừng núi khó vận chuyển chi viện; bảo đảm vật tư kỹ thuật cần thiết để
sản xuất vũ khí, trang bị chiến trường khi đất nước bị bao vây, cấm vận; bảo đảm cơ
động, vận chuyển, bảo đảm thông tin liên lạc trong chiến tranh ác liệt kéo dài; giảm tổn
thất thấp nhất khi địch tập kích bằng hỏa lực trong chiến tranh công nghệ cao.
Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước bao gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
như: Ngành công nghiệp; nông, lâm, ngư nghiệp; giao thông vận tải, bưu chính viễn
thông; xây dựng cơ bản; kinh tế đối ngoại và các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo
dục đào tạo; y tế… là những ngành cần có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất trong tổ chức thực hiện.
- Ngành công nghiệp: “Công nghiệp quốc phòng, an ninh được tập trung đầu tư
phát triển, sản xuất được nhiều loại phương tiện, thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ phục
vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và nhiều thiết bị máy móc, sản phẩm dân dụng chiếm
được chỗ đứng vững chắc trên thị trường” là 1
cơ sở đẩy mạnh sự phát triển của công nghiệp quốc phòng.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 chỉ rõ: “Mở rộng phương thức huy
động nguồn lực, xây dựng công nghiệp quốc phòng và nâng cao khả năng bảo đảm của
1 ĐCSVN,Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập II, Nxb CTQGST, H. 2021, tr. 56. 13
công nghiệp quốc phòng” .
2 Từ định hướng trên nội dung phát triển kinh tế - xã hội gắn
với quốc phòng, an ninh trong ngành công nghiệp trên các vấn đề sau:
Gắn phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh trong điều chỉnh cơ cấu kinh
tế, phân công bố trí lại lao động trong công nghiệp với bố trí thế trận quốc phòng, an
ninh phù hợp trên các vùng lãnh thổ, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng cao kinh tế
kém phát triển, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tăng
cường quốc phòng, an ninh của đất nước. Tập trung đầu tư nghiên cứu, sáng chế, chế
tạo, sản xuất các mặt hàng có tính “lưỡng dụng” cao trong công nghiệp; phát triển một
nền công nghiệp quốc gia theo hướng mỗi xí nghiệp, mỗi ngành công nghiệp vừa sản
xuất hàng dân dụng, vừa có thể sản xuất được hàng quân sự khi cần thiết. Các xí
nghiệp công nghiệp quốc phòng chủ yếu sản xuất hàng quân sự phải coi đó là nhiệm vụ
trọng yếu thường xuyên, trong thời bình cũng cần thiết phải tham gia sản xuất hàng
tiêu dùng chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia sản xuất hàng xuất
khẩu, tận dụng tối đa năng lực, công suất của các xí nghiệp quốc phòng tham gia phát
triển kinh tế đất nước "lấy dân dụng nuôi quân dụng". Do đó, Nhà nước cần có chiến
lược đầu tư hợp lý, hỗ trợ nguồn lực cho công nghiệp quốc phòng, để các ngành công
nghiệp quốc phòng tham gia sản xuất làm kinh tế trong thời bình, khi có chiến tranh
nhanh chóng chuyển sang sản xuất vũ khí, trang bị cho quốc phòng.
Gắn kết chặt chẽ trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công
nghiệp, các ngành, địa phương phải đánh giá tổng thể mọi mặt nội dung của quy hoạch,
kế hoạch, nghiên cứu tỷ mỷ, xem xét thật kỹ các dự án quy hoạch, bố trí các đơn vị kinh
tế của ngành công nghiệp quốc gia một cách hợp lý trên từng vùng lãnh thổ. Quy hoạch,
phân bố công nghiệp phải bảo đảm có điều kiện bảo vệ tốt nhất, có thể tiếp tục đứng
vững và duy trì sản xuất khi xẩy ra chiến tranh, tạo được thế bố trí công nghiệp vừa vững
chắc, vừa linh hoạt, có điều kiện đễ dàng chuyển từ thời bình sang thời chiến. Tại các địa
phương khi cấp giấy phép xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất cần
chú ý tới các khu vực nhậy cảm có giá trị về kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.
2. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb.CTQG, H. 2011, tr. 138 14
Tập trung đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp liên quan đến quốc phòng
như cơ khí chế tạo, điện tử công nghiệp, điện tử kỹ thuật cao, luyện kim, hoá chất,
đóng tầu để đáp ứng nhu cầu trang bị cơ giới cho nền kinh tế quốc dân ngày càng hiện
đại, đồng thời có thể tham gia nghiên cứu sáng chế và sản xuất một số sản phẩm có kỹ
thuật công nghệ cao phục vụ cho quốc phòng, cung cấp trang thiết bị, nguyên liệu cho
công nghiệp quốc phòng. Mặt khác phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an
ninh của ngành công nghiệp còn phải được thể hiện ở kế hoạch sẵn sàng động viên nền
công nghiệp quốc gia phục vụ cho thời chiến, ở kế hoạch tích trữ dự phòng những vật
liệu, thiết bị quý hiếm và chuẩn bị cả nhân lực cho việc sẵn sàng động viên mở rộng
nền công nghiệp quốc phòng khi có tình huống chiến tranh, đất nước bị bao vây, cấm vận.
- Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: Là các ngành kinh tế quan trọng, cung cấp phần lớn
lực lượng, của cải cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để phát triển kinh tế -
xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh trong nông, lâm, ngư nghiệp đạt hiệu
quả cao cần tập trung vào các vấn đề sau:
Gắn khai thác mọi tiềm năng của đất nước với phát triển đa dạng các ngành nghề,
làm ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, đáp ứng đầy đủ yêu cầu tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu, đồng thời có lượng dự trữ bảo đảm tốt nhu cầu cho quốc phòng, an
ninh. Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với việc giải quyết tốt các chính sách xã
hội, bảo đảm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, bảo đảm
vững chắc an ninh lương thực, góp phần tạo thế trận phòng thủ, thế trận lòng dân trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chú trọng đầu tư phát triển các hợp tác xã, các
đội tầu đánh bắt xa bờ, qua đó xây dựng lực lượng tự vệ bảo vệ biển đảo gắn với lực
lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Xây dựng các huyện đảo ngày càng vững mạnh, động
viên dưa dân ra đảo lập nghiệp, tạo thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
vững chắc bảo vệ vùng biển đảo.
- Ngành giao thông vận tải: Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong những năm
tới là tiếp tục cải tạo, nâng cấp và mở mới hệ thống giao thông bao gồm cả đường bộ,
đường sông, đường không và đường thuỷ nhằm đáp ứng yêu cầu đi lại giữa các vùng, 15
miền của đất nước với giao lưu mở rộng với bên ngoài. Bởi vậy, cần gắn kết chặt chẽ
phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh trong xây dựng các mạng đường bộ.
Chú trọng mở rộng, nâng cấp các tuyến đường trục Bắc Nam với mở mới tuyến đường
trục dọc Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh, phát triển các tuyến đường mạng, đường
ngang nối liền tuyến đường trục với các huyện, xã trong cả nước, nhất là với các xã
vùng cao, vùng núi, vùng sâu ra tận biên giới, hải đảo của Tổ quốc.
Xây dựng các tuyến đường giao thông chiến lược quan trọng cần chú ý từ khâu thiết
kế xây dựng mặt bằng, mặt đường, xây dựng các cầu, cống, bến phà, bến vượt qua
sông nhất thiết phải tính đến phương án đáp ứng cả thời bình và thời chiến.
Cải tạo, phát triển đường sông, phát triển đường biển, xây dựng các cảng sông, cảng
biển bảo đảm đi lại, bốc dỡ thuận tiện. Ở khu vực cửa khẩu, biên giới phải có kế hoạch
xây dựng các khu vực phòng thủ kiên cố, vững chắc đề phòng khả năng địch sử dụng
các tuyến đường này khi tiến công xâm lược quy mô lớn đối với nước ta, bảo đảm hoạt
động an toàn cả thời bình và thời chiến.
- Ngành bưu chính viễn thông, xây dựng cơ bản: Gắn kết chặt chẽ giữa ngành bưu
điện quốc gia với ngành thông tin của quân đội và công an, bảo đảm sự thống nhất,
nhanh chóng, chính xác, an toàn thông tin liên lạc cho Đảng, Nhà nước lãnh đạo, chỉ
huy điều hành đất nước trong mọi tình huống. Xây dựng các phương án phòng chống
đủ khả năng chống nhiễu cao, phòng chống chiến tranh thông tin, điện tử của địch, đảm
bảo thông tin thông suốt, bí mật trong mọi tình huống.
Gắn kết chặt chẽ ngay từ khâu thiết kế, quy hoạch các dự án đầu tư đến quá trình
thi công xây dựng. Các công trình xây dựng phải được thẩm định, kiểm tra chặt chẽ,
phải mang tĩnh lưỡng dụng, không làm ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội và quốc phòng,
an ninh, đồng thời có thể chuyển hóa khi cần thiết phục vụ tốt cho quốc phòng, an
ninh, cho tác chiến phòng thủ. Xây dựng quy hoạch các thành phố, các khu công
nghiệp phải gắn với xây dựng khu vực phòng thủ địa phương và phải tính toán đến
khả năng bảo vệ, di dời khi đất nước có chiến tranh, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại
khi địch tiến công bắng hỏa lực và vũ khí công nghệ cao. Các xí nghiệp sản xuất vật 16
liệu xây dựng cần phối hợp trong nghiên cứu, sáng chế, chế tạo, sản xuất những vật
liệu phục vụ cho quốc phòng, an ninh trong xây dựng các công trình phòng thủ, xây
dựng các công sự trận địa của lực lượng vũ trang, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố.
- Kinh tế đối ngoại: Là nhân tố quan trọng để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia,
tạo điều kiện nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế để tranh thủ vốn, khoa
học - công nghệ, kinh nghiệm quản lý…cho phát triển đất nước, tạo thế và lực góp
phần ngăn ngừa, kiềm chế âm mưu bành trướng, đe dọa chủ quyền an ninh của các thế
lực thù địch với nước ta.
Đảng ta chủ trương “mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế”, thực hiện “đa phương hóa, đa dạng hóa” hoạt động đối ngoại và kinh tế đối
ngoại nhằm thêm bạn bớt thù, giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường hòa bình để phát triển đất nước. (Nguồn: TTXVN)
Để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh trước
hết cần chú trọng gắn kết ngay từ khâu lựa chọn đối tác trong các dự án đầu tư nước
ngoài, những đối tác đầu tư vào nước ta phải có ưu thế chế ngự, cạnh tranh với các thế
lực mạnh bên ngoài, làm cho các thế lực thù địch muốn chống phá ta cũng khó khăn.
Lựa chọn, phân bố đầu tư vào các vùng, ngành phải chú ý cả lợi ích trước mắt và lâu
dài, không vì lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia dân tộc. Tuân thủ và
vận dụng tư tưởng đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”,
giáo dục bồi dưỡng ý thức tự tôn dân tộc, tinh thần cảnh giác đấu tranh bảo vệ độc lập 17
chủ quyền an ninh quốc gia cho cán bộ, nhân viên người Việt Nam làm việc trong các
cơ sở kinh tế đối ngoại, không để các thế lực thù địch lợi dụng, không chạy theo các
ngành có lợi nhuận cao mà xâm hại tới quốc phòng, an ninh.
- Lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo: Đảng và Nhà nước ta xác định
là nền tảng, là động lực, là quốc sách hàng đầu của sự phát triển đất nước. Vì vậy việc
phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh trong lĩnh vực khoa học - công
nghệ, giáo dục - đào tạo cần chú trọng các vấn đề sau:
Phối hợp chặt chẽ, toàn diện hoạt động giữa các ngành khoa học then chốt của cả
nước với các ngành khoa học của quốc phòng, an ninh trong việc hoạch định chiến
lược nghiên cứu phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khuyến khích
các tổ chức, cá nhân nghiên cứu các đề tài, các dự án công nghệ có ý nghĩa vừa phục
vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa có thể đáp ứng nhu cầu cho quốc
phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc. Có chính sách phù hợp thu hút các nhà khoa học, coi
trọng bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài của đất nước đáp ứng cho phát triển kinh tế
- xã hội và quốc phòng, an ninh cả trước mắt cũng như về lâu dài.
3.Trách nhiệm của sinh viên với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với tăng
cường, củng cố quốc phòng an ninh trong tình hình mới.
Mỗi sinh viên phải nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác quốc phòng
an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cần phải nỗ lực học tập và rèn
luyện tốt để cống hiến sức lực và tri thức cho đất nước. Nêu cao tinh thần cảnh giác với
các thế lực thù địch, không để những cám dỗ về vật chất tác động đến bản thân, làm
suy giảm lòng tin vào Đảng, Nhà nước.
Giữ vững ổn định về tư tưởng chính trị, không để các thế lực thù địch có cơ hội dụ
dỗ, lôi kéo. Đấu tranh phòng ngừa, phát hiện những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực
chống phá. Cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù
địch, kiên định về tư tưởng, lập trường, ngăn chặn quá trình tự diễn biến, tự chuyển hóa
trong tư tưởng, lối sống. 18
Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị, kiên định với
đường lối xã hội chủ nghĩa, với lý tưởng của Đảng, với niềm tin của nhân dân. Thường
xuyên nâng cao hiểu biết, nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đóng góp hết khả năng của mình vào công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất
nước trong thời đại mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ của một công dân, chấp hành nghiêm
chỉnh quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Tăng cường đoàn kết trong nhân dân, truyên truyền, làm sâu sắc hơn nữa mối quan
hệ gắn bó giữa các dân tộc, tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh
và thế trận an ninh nhan dân vững chắc.
Xây dựng ý chí tự lực, tự cường và lòng tự hào dân tộc, phát triển kinh tế địa
phương đi đôi với giữ gìn văn hóa dân tộc và các giá trị truyền thống tốt đẹp.