Nội dung thuyết trình nhóm 1 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nội dung thuyết trình nhóm 1 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Preview text:
NỘI DUNG NHÓM 1
Chủ đề: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
LIÊN HỆ THỰC TIỄN HIỆN NAY MỤC LỤC I.
Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.......................................2 1.
Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX...............................................2 2.
Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX..................................................2 3.
Chủ nghĩa Mác-Lenin về quyền tự quyết của các dân tộc........................................3 II.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc....................................................3 1.
Vấn đề độc lập dân tộc.............................................................................................3 a.
Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc...3 b.
Độc lập dân tộc phải gắn liền tư do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân 4 c.
Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật, hoàn toàn và triệt để............................5 d.
Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ..............................5 e.
Độc lập cho dân tộc mình, đồng thời độc lập cho tất cả dân tộc khác..................6 III.
Phần liên hệ thực tiễn...................................................................................................7 1.
Giá trị của tư tưởng HCM về độc lập dân tộc..........................................................7 a.
Giá trị lý luận........................................................................................................7 b.
Giá trị thực tiễn.....................................................................................................7 2.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam hiện nay.........................................................................................................7 3.
Liên hệ với bản thân sinh viên..................................................................................9 I.
Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
1. Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Sau khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chúng bắt tay vào khai thác thuộc địa một
cách mạnh mẽ và từng bước biến nước ta trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Từ
năm 1858 đến cuối thế kỳ XIX, các phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược liên
tục nổ ra, nhưng cuối cùng đều thất bại do đi theo khuynh hướng phong kiến.
Đến đầu thế kỷ XX, khi xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi và chịu ảnh hưởng từ các cuộc
vận động cải cách, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản xuất hiện. Tuy
nhiên, do giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu, các tổ chức và người lãnh đạo phong trào
chưa có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn nên đều thất bại. Vì thế từ thực
tiễn đặt ra vấn đề để có được độc lập dân tộc cần đấu tranh bằng con đường nào. Trong bối
cảnh đó, sự ra đời của giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt
Nam đã làm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta xuất hiện dấu hiệu mới của một
thời đại mới sắp ra đời. Công nhân Việt Nam chịu sự áp bức bóc lột từ thực dân, tư bản,
phong kiến nên họ sớm đã vùng dậy đấu tranh từ đốt lán trại, bỏ trốn tập thể đến đình công,
bãi công. Đây là điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa Mác-Lenin được truyền bá vào nước ta.
Chính Hồ Chí Minh đã dày công truyền bá chủ nghĩa MácLenin vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam, đánh dấu bước hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về
độc lập dân tộc ở nước ta.
2. Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã phát triển thành đế
quốc chủ nghĩa. Một số nước đế quốc chi phối toàn bộ tình hình thế giới và biến phần lớn các
nước châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa. Tình hình đó đã làm sâu
sắc thêm mâu thuẫn vốn có trong lòng chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với
giai cấp vô sản. Những mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt vào đầu thế kỷ XX. Giành
độc lập cho các dân tộc thuộc địa không chỉ là đòi hỏi của riêng họ mà còn là mong muốn
chung của giai cấp vô sản quốc tế, điều đó đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới phát triển. Khi sang phương Tây, Người quan tâm tìm hiểu khẩu hiệu Tự do - Bình đẳng -
Bác ái trong các cuộc cách mạng tư sản. Người đã kế thừa, phát triển những quan điểm nhân
quyền, dân quyền trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của Mỹ, bản “Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền” năm 1791 của Pháp và đề xuất quan điểm về quyền mưu cầu độc lập, tự
do, hạnh phúc của các dân tộc trong thời đại ngày nay. Và chính điều này đã góp phần hình
thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.
3. Chủ nghĩa Mác-Lenin về quyền tự quyết của các dân tộc
Lenin ủng hộ việc tách ra thành lập một quốc gia riêng biệt khi dân tộc đó bị áp bức, bóc
lột bằng các biện pháp bạo lực. Bối cảnh mà Lenin đưa ra vấn đề quyền dân tộc tự quyết là sự
áp bức dân tộc đang tràn lan, phổ biến ở cả nước Nga và trên thế giới. Bối cảnh khi Lenin đưa
ra quyền dân tộc tự quyết hoàn toàn phù hợp với thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin về quyền dân tộc tự quyết mà
tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc đã được hình thành. Nhờ đó, Hồ Chí Minh đã giải
quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và người lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam lúc bấy giờ. II.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
1. Vấn đề độc lập dân tộc
a. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc -
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay gắn liền với
truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Điều đó nói lên một khát khao to
lớn của dân tộc ta là, luôn mong nuốn có được một nền độc lập cho dân tộc, tự do cho
nhân dân và đó cũng là một giá trị tinh thần thiêng liêng, bất hủ của dân tộc mà Hồ Chí
Minh là hiện thân cho tinh thần ấy. Người nói rằng, cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng
bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập. -
Nhân cơ hội các nước đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp Hội
Nghị ở Vécxây (Pháp) năm 1919 mà ở đó Tổng thống Mỹ V.Wilson đã kêu gọi trao quyền
tự quyết cho các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị bản Yêu sách của
nhân dân An Nam, với hai nội dung chính là đòi quyền bình đẳng về mặt pháp lý và đòi
các quyền tự do, dân chủ. -
Bản yêu sách không được Hội nghị chấp nhận, nhưng qua sự kiện trên cho thấy lần đầu
tiên, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc thuộc địa mà trước hết là quyền bình
đẳng và tự do đã hình thành. -
Căn cứ vào những quyền tự do, bình đẳng và quyền con người được ghi trong bản Tuyên
ngôn Độc lập của cách mạng Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của
Cách mạng Pháp năm 1791, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định những giá trị thiêng liêng,
bất biến về quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do… Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” -
Ý chí và quyết tâm thể hiện trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong
thư gửi Liên hợp quốc năm 1946, một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhân dân chúng
tôi thành thật mong nuốn hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu
đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc
lập cho đất nước” . Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam lần thứ hai, trong Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946, Người ra lời hiệu triệu, thể hiện quyết
tâm sắt đá, bảo vệ cho bằng được nền độc lập dân tộc - giá trị thiêng liêng mà nhân dân
Việt Nam mới giành được: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu
mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” -
Năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường mở rộng chiến tranh ở Việt Nam. Trong hoàn cảnh
khó khăn, chiến tranh ác liệt đó, Hồ Chí Minh đã nêu lên một chân lý thời đại, một tuyên
ngôn bất hủ của các dân tộc khao khát nền độc lập, tự do trên thế giới “Không có gì quý
hơn độc lập, tự do” .
b. Độc lập dân tộc phải gắn liền tư do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân. Người đánh giá cao
học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: dân tộc độc lập, dân quyền tự
do và dân sinh hạnh phúc. Và bằng lý lẽ đầy thuyết phục, trong khi viện dẫn bản Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 “Người ta sinh ra tự do và bình
đẳng về quyền lợi, và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” , Hồ Chí Minh khẳng
định dân tộc Việt Nam đương nhiên cũng phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi. “Đó là
lẽ phải không ai chối cãi được” . Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, Người cũng đã xác
định rõ ràng mục tiêu của đấu tranh của cách mạng là “Làm cho nước Nam được hoàn toàn
độc lập…dân chúng được tự do…thủ tiêu hết các thứ quốc trái…thâu hết ruộng đất của đế
quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo. Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo…thi
hành luật ngày làm 8 giờ”4 . Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công, nước nhà
được độc lập và một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định độc lập phải gắn với tự do. Người nói:
“Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Ngoài ra, độc lập cũng phải gắn với cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân. Ngay sau
thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong hoàn cảnh nhân dân đói rét, mù chữ… ,
Hồ Chí Minh yêu cầu: “Chúng ta phải…. Làm cho dân có ăn Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở.
Làm cho dân có học hành” .
Có thể thấy rằng, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, Người luôn
coi độc lập gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm cho nhân dân, như Người từng bộc bạch đầy
tâm huyết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn
toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
c. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật, hoàn toàn và triệt để Theo Hồ Chí Minh,
độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để trên tất cả các lĩnh vực. Người
nhấn mạnh: Độc lập mà người dân không có quyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội
riêng, không có nền tài chính riêng…, thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì. Trên tinh thần đó và
trong hoàn cảnh đất nước ta sau Cách mạng Tháng Tám còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nạn
thù trong giặc ngoài bao vây tứ phía, để bảo vệ nền độc lập mới giành được, Người đã thay
mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp
ngoại giao, để đảm bảo nền độc lập thực sự của đất nước
d. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt trong
cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng này được Người thể hiện
rõ ràng trong nhiều bài viết, bài nói, thư từ. -
Sau cách mạng Tháng Tám, miền Bắc nước ta thì bị quân Tưởng Giới Thạch chiếm đóng,
miền Nam bị thực dân Pháp xâm lược, một lần thực dân Pháp lại bày ra cái gọi là “Nam
kỳ tự trị” hòng chia cắt nước ta một lần nữa. Trong hoàn cảnh đó, trong bức Thư gửi đồng
bào Nam Bộ (1946), Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt
Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!” -
Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia
cắt làm hai miền, Hồ Chí Minh tiếp tục kiên trì đấu tranh chống lại âm mưu chia cắt đất
nước để thống nhất Tổ quốc với một quyết tâm, ý chí sắt đá, không gì lay chuyển: “Kiên
quyết bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai được xâm phạm đến quyền
thiêng liêng ấy của nhân dân ta”. -
Trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã
khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.” -
Đến cuối đời, trong Di chúc, Người vẫn đặt niềm tin tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách
mạng, sự thống nhất nước nhà: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ
hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ
thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Thực hiện tư tưởng trên
của Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã tiến hành giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước năm 1975 và độc lập dân tộc từ đó gắn liền với toàn vẹn lãnh thổ.
e. Độc lập cho dân tộc mình, đồng thời độc lập cho tất cả dân tộc khác.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 không chỉ có ý nghĩa lịch sử đối với dân
tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Đó là sự
cổ vũ cho các quốc gia bị mất độc lập ở châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ Latinh đấu tranh. Hồ
Chí Minh viết: “Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã làm cho chúng ta trở nên một bộ phận
trong đại gia đình dân chủ thế giới. Cách mạng Tháng Tám có ảnh hưởng trực tiếp và rất to
đến hai dân tộc bạn là Miên và Lào. Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân hai nước
Miên, Lào cùng nổi lên chống đế quốc và đòi độc lập”. Điều này đã chứng minh một chân lý
của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng
đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập, tự do; đứng vững trên lập trường của giai cấp
công nhân và biết tranh thủ sức mạnh của thời đại thì dân tộc đó nhất định thắng lợi. III.
Phần liên hệ thực tiễn
1. Giá trị của tư tưởng HCM về độc lập dân tộc
a. Giá trị lý luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc đã bổ sung và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lenin phù hợp với thực tế Việt Nam. “Học chủ nghĩa Mác-Lênin không phải nhắc
như con vẹt “Vô sản thế giới liên hiệp lại” mà phải thống nhất chủ nghĩa MácLênin với thực
tiễn cách mạng Việt Nam. Nói đến chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam là nói đến chủ trương
chính sách của Đảng... Chủ nghĩa Mác-Lênin không phải ở đâu người ta cũng làm cộng sản,
cũng làm Xô-viết”. Nếu thấy người ta làm thế nào mình cũng bắt chước một mực làm theo thế
ấy, thì đó vừa là lý luận suông, vô ích, vừa chưa biết khéo lợi dụng kinh nghiệm: “Nghe người
ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh
nước mình như thế nào để làm cho đúng”. Điều này đã khẳng định rõ lí do vì sao dân tộc Việt
Nam trước hết phải giành được độc lập dân tộc chứ không phải giai cấp cách mạng như Cách
mạng tháng Mười Nga (1917) hay Cách mạng Pháp (1789). Và điều này là hoàn toàn đúng
đắn khi áp dụng vào hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ, phải giành được độc lập dân tộc thì
mới có thể đấu tranh giai cấp.
b. Giá trị thực tiễn
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc đã được vận dụng trong thực tiễn cách
mạng Việt Nam thành công. Các cuộc đấu tranh từ khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược
nước ta đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đều thất bại. Nhưng kể từ khi Đảng ra
đời và lãnh đạo, cách mạng dù khó khăn nhưng cuối cùng vẫn đi đến thắng lợi. Và thắng lợi
của chín năm kháng chiến chống Pháp, 30 năm kháng chiến chống Mỹ là minh chứng hùng
hồn cho tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc. Chính vì vậy, tư tưởng
Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc là giá trị lịch sử trường tồn của dân tộc ta, là tài sản quý báu
trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và cả thời bình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc không chỉ đúng đắn trong lịch sử mà vẫn luôn
giữ nguyên giá trị tới ngày nay trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII thông qua đã khẳng
định trong thời kỳ đổi mới: "Toàn Đảng, toàn dân tiếp tục nắm vững ngọn cờ độc lập, dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm
nay và thế hệ mai sau”[4]. Bảo vệ Tổ quốc không phải chỉ khi chiến tranh xảy ra mà cần phải
chuẩn bị nghiêm túc trong thời bình, sẵn sàng giành thế chủ động bởi nguy cơ xung đột vũ
trang vẫn chưa bị loại trừ một cách triệt để, các cuộc nội chiến, tranh chấp lãnh thổ vẫn diễn
ra ở nhiều khu vực (nội chiến Syria, nội chiến Lybia). Lợi dụng ưu thế về kinh tế và kỹ thuật,
nhân danh chống khủng bố, chủ nghĩa đế quốc đã và đang thực hiện chiến lược “diễn biến hoà
bình” can thiệp vào công việc nội bộ các nước buộc phải đi theo trật tự mà chúng lập ra.
Bên cạnh sự xâm lược về quân sự thì một khía cạnh nữa cũng đáng lưu ý đó là văn hóa.
Thời đại công nghệ thông tin đã mở ra cơ hội giao lưu văn hóa vô cùng lớn. Nhờ có mạng
internet mà văn hóa, lịch sử nước ta được quảng bá nhiều hơn tới bạn bè quốc tế. Chúng ta tự
hào khi văn hóa Việt Nam được mang tới Triển lãm Thế giới EXPO 2020 tại Dubai, UAE với
chủ đề “Dòng chảy bất tận” và các sự kiện liên quan diễn ra vào Ngày Quốc gia Việt Nam
trong khuôn khổ chương trình. Tuy nhiên sự bùng nổ công nghệ thông tin cũng là lỗ hổng để
những kẻ phản động truyền bá nhân quyền của các nước tư bản hòng mị dân, lấy cớ nhân
quyền để kích động người dân gây mất đoàn kết dân tộc. Một số trang tin tức, báo mạng vẫn
ngang nhiên hoạt động trái phép, truyền bá những tư tưởng sai lệch về độc lập dân tộc, về xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc nhằm thu hút những người dân thiếu hiểu biết, đặc biệt là những
người dân vùng sâu vùng xa, ít được tiếp xúc với tin tức thời sự nghe theo chúng. Để tiếp tục
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay, trước
hết phải phát huy năng lực và phẩm chất của mỗi người, tôn vinh những giá trị văn hóa lịch sử
và tập trung phát triển nền kinh tế đất nước, cụ thể như sau:
Một là, phát triển toàn diện con người đáp ứng yêu cầu cẩu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đó là xây dựng hệ giá trị chuẩn mực của con người
Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng: “... nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực
sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật”
đồng thời tạo môi trường, điều kiện để mỗi người tự rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành. Bên
cạnh đó cũng cần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để bồi dưỡng tri thức và dân trí cho
nhân dân nhằm đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Ngoài ra, gắn phát triển văn hóa với
hoàn thiện con người cũng vô cùng quan trọng, và cũng cần phải đấu tranh phê phán, đẩy lùi
cái xấu, chống các quan điểm và hành vi sai trái, tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền
văn hóa và con người Việt Nam.
Hai là, tập trung giáo dục lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống đấu
tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, tuyên truyền sâu rộng về những anh hùng liệt sĩ,
những tấm gương yêu nước tiêu biểu… làm cho mỗi người tự hào về lịch sử dân tộc. Điều
này cần diễn ra hàng ngày trong gia đình, nhà trường và xã hội. Xây dựng những chuẩn mực
đạo đức và rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn để mỗi người có khả năng tích cực đấu
tranh với âm mưu “diễn biễn hòa bình” của các thế lực thù địch.
Ba là, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống về mọi mặt cho nhân
dân, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc bởi không thể có độc lập tự do về
chính trị nếu bị lệ thuộc về kinh tế. Vì thế, cần phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác hợp lí
các nguồn lực sẵn có và tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để gia tăng thêm các nguồn
lực phát triển kinh tế. Huy động mọi nguồn lực xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa.
3. Liên hệ với bản thân sinh viên
Là một sinh viên được tiếp xúc với nhiều tri thức, công nghệ của thời đại mới, bản thân
em thấy sinh viên cần phải có trách nhiệm học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc
lập dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay. Trước tiên, mỗi sinh viên
ngoài việc tiếp thu tốt những kiến thức chuyên ngành, cần rèn luyện cho mình bản lĩnh chính
trị đúng đắn, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, sống, học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để phòng chống các luận điệu xuyên tạc, âm mưu “diễn biến
hòa bình” từ các thế lực thù địch. Bản thân mình nếu không thể tránh được những cái xấu thì
không thể đủ bản lĩnh để làm được những việc khác. Rất nhiều sinh viên đã làm tốt điều này
và trở thành những tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo. Tuy nhiên, một bộ phận sinh viên
vẫn còn chưa hiểu rõ được tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, chưa nắm bắt tình hình
trong nước và quốc tế. Một số sinh viên còn sa sút trong học tập, rèn luyện, không có tinh
thần cầu tiến nên dễ bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ thực hiện hành vi trái pháp luật. Tiếp đó, để
những kiến thức được học trong trường có thể vận dụng tốt ngoài thực tiễn, sinh viên nên tích
cực tham gia các phong trào thi đua dành cho thanh niên bởi nhờ đó mà ta được học hỏi, trải
nghiệm, rèn luyện kiến thức và kĩ năng cho bản thân. Ngoài ra, việc cập nhật cho mình những
thông tin về chính trị, kinh tế - xã hội không chỉ mang lại kiến thức mới mà còn phát triển khả
năng phân tích thông tin, tư duy linh hoạt thay vì chỉ học từ sách vở, đây là một trong những
cách giúp kiến thức được phát huy tốt nhất trong thực tế. Nhờ đó sinh viên có thể chọn lọc