Nội dung trách nhiệm hình sự - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do việc người đó thực hiện tội phạm và là kết quả của việc áp dụngcác quy phạm pháp luật hình sự. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Khái niệm TNHS:
- Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả
pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước
do việc người đó thực hiện tội phạm và là kết quả của việc áp dụng
các quy phạm pháp luật hình sự, được thể hiện ở bản án kết tội của
Tòa án có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng
chế hình sự khác do luật hình sự quy định.
- Trách nhiệm hình sự có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Trách nhiệm hình sự là “hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể
hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước”.
+ Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách
nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong PLHS bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng
tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện.
+ Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội
phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội
một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định.
+ Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao
gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu Trách
nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của Trách
nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và mang án tích.
2. Thời hiệu truy cứu TNHS: 3. Năng lực TNHS:
- Năng lực trách nhiệm hình sự là năng lực có thể phải chịu trách nhiệm
hình sự của một người nếu thực hiện hành vi phạm tội. Năng lực trách
nhiệm hình sự là một dạng năng lực pháp lí. Nhà nước xác nhận năng
lực này dựa trên các cơ sở:
+ Thứ nhất, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người có
năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội.
+ Thứ hai, người có năng lực trách nhiệm hình sự là người có độ tuổi
phù hợp với chính sách hình sự của nhà nước trong giai đoạn cụ thể.
- Cơ sở thứ nhất đảm bảo chủ thể của tội phạm là người có năng lực để
có thể có lỗi khi thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội. Cơ sở
thứ hai là cần thiết để thể hiện chính sách hình sự của nhà nước đối với
người chưa đủ 18 tuổi có hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội.
- Luật hình sự Việt Nam xác định người có năng lực trách nhiệm
hình sự là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 BLHS
2015, sửa đổi bổ sung 2017) và không thuộc trường hợp ở trong
tình trạng không có năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển
hành vi theo đòi hỏi của xã hội (Điều 21 BLHS 2015, sửa đổi bổ
sung 2017 gọi là tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự).
- Về độ tuổi, Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung
năm 2017, quy định đối với từng mức độ như sau:
Người từ đủ 16 tuổi phải chịu mọi loại trách nhiệm hình sự,
nghĩa là phải chịu các hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội của mình;
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng trong những tội phạm được quy định.
- Như vậy, theo Bộ luật Hình sự, người dưới 14 tuổi không phải chịu
trách nhiệm hình sự với hành vi mà mình thực hiện. Tuy nhiên, đối
với một vụ án hình sự có yếu tố dân sự, tương ứng với hành vi và
hậu quả, người giám hộ hoặc người thực hiện phải chịu trách
nhiệm dân sự tương ứng.