-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nội dung tư tưởng HCM 1930 - 1941 môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung tư tưởng HCM 1930 - 1941 môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (POLI1208) 88 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Nội dung tư tưởng HCM 1930 - 1941 môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung tư tưởng HCM 1930 - 1941 môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (POLI1208) 88 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
1930 - 1941: VƯỢT QUA THỬ THÁCH, GIỮ VỮNG ĐƯỜNG LỐI, PHƯƠNG
PHÁP CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐÚNG ĐẮN, SÁNG TẠO
Tô vàng là phần nội dung dán vào PPT
[Đấu tranh thắng lợi trước khuynh hướng “tả khuynh” của QTCS và trong ĐCSVN:
- Thử thách lớn với Hồ Chí Minh không chỉ xuất hiện từ phía kẻ thù mà còn từ
trong nội bộ những người cách mạng.
- Đại hội VI của Quốc tế Cộng sản: một số người trong QTCS và ĐCS Đông
Dương có những nhìn nhận sai lầm về Hồ Chí Minh -> Chịu ảnh hưởng của
khuynh hướng “tả khuynh” cụ thể là từ Đại hội VI Quốc tế Cộng Sản.
Họ thừa nhận chuyên chính vô sản nhưng phủ nhận
vai trò của Đảng. Họ cho rằng, giai cấp công nhân không thể phá huỷ được nhà nước
tư sản nếu không phá huỷ nền dân chủ tư sản, và không thể tiêu diệt nền dân chủ tư
sản nếu không phá huỷ Đảng.
+ Nguyên nhân: Không vững được tình hình các dân tộc thuộc địa và ở Đông Dương
nên tư tưởng đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong Cương lĩnh chính trị không
được hiểu và chấp nhận, bị phê phán.](chèn thêm hình dưới)
Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
(nguồn: https://tuyengiao.bacgiang.gov.vn/bantuyengiao/336/Tinh-dung-dan-cua-Cuong-linh-
chinh-tri-dau-tien-cua-Dang-Cong-san-Viet-Nam.html)
[- Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10/1930: Hội nghị hợp nhất Đảng do
Nguyễn Ái Quốc chủ trì có nhiều sai lầm
+“chỉ lo đến việc phản đế, mà quên đi lợi ích giai cấp tranh đấu là một điều nguy hiểm”.
+Việc phân chia thành trung, tiểu, đại địa chủ trong sách lược của Đảng không đúng.
=> Hội nghị ra Án: thủ tiêu Chánh cương, Sách lược và Điều lệ Đảng; bỏ
tên ĐCSVN do Hồ Chí Minh và người tham gia Hội nghị thành lập Đảng
xác định, lấy tên là ĐCS Đông Dương.] Ảnh tư liệu
(nguồn: https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-
nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-
nam/tu-lieu-cuoc-thi/nghi-quyet-hoi-nghi-lan-thu-nhat-ban-chap-
hanh-trung-uong-dang-ve-tinh-hinh-hien-tai-o-dong-duong-va-nhiem-
vu-can-kip-cua-dang-534053.html)
[Nguyên nhân: Câu trả lời này ở ngay thư của Ban Thường vụ Trung
ương Đảng Cộng sản Đông Dương gửi các cấp đảng bộ ngày 9-12-
1930. Ngay đầu thư, Thường vụ Trung ương đã phê phán: “Đảng
hiệp nhất kể đã có sinh hoạt gần một năm rồi nhưng vẫn chưa có
thể thống gì, đó là vì:
+ Hội nghị hiệp nhất chủ trương các công việc rất sơ sài, mà có
nhiều điều không đúng với chủ trương của quốc tế.
+ Lâm thời Trung ương cử ra sau lúc Hội nghị hiệp nhất đã không
nhóm một lần hội nào”.]
Tái hiện hình ảnh Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Ảnh: Nhân dân.
ồ Ngu n: https://www.qdnd.vn/tu-lieu-ho-so/ngay-nay-nam-xua/ngay-3-2-1930-buoc-ngoat-lich-su-cua- cach-mang-viet-nam-684714
Thư thông báo “Nay toàn thể Trung ương Hội nghị lần thứ nhất đã
xong” và chỉ ra nguyên nhân vì sao chủ trương của Hội nghị hợp
nhất lại có nhiều chỗ không đúng với chủ trương của Quốc tế Cộng
sản?, bởi là vì: “Đồng chí đứng ra triệu tập Hội nghị hợp nhất năm
trước kia thì được Quốc tế cho về tùy hoàn cảnh mà làm việc chứ
chưa có được kế hoạch rõ ràng gì. Khi đồng chí ấy về đến nơi thì
thấy phong trào cộng sản tuy mới nổi nhưng đã chia rẽ rồi, nên mới
tự ý hành động có nhiều việc sai lầm không đúng với kế hoạch của
quốc tế… Đồng chí ấy nay đã nhận rõ những điều sai lầm và cũng
đồng ý với Trung ương mà sửa đổi những sai lầm lúc trước”.
Do nhiều nguyên nhân, trong đó rõ nhất là ảnh hưởng tả khuynh của
Đại hội lần thứ VI - Quốc tế Cộng sản năm 1928, mà Quốc tế Cộng
sản đã đánh giá chủ trương của Hội nghị hiệp nhất có nhiều điểm
không đúng với chủ trương của Quốc tế Cộng sản, nên tất yếu Hội
nghị Trung ương lần thứ nhất tháng 10-1930 phải “sửa đổi những sai
lầm trong công việc của Hội nghị hợp nhất” và như thế, dù Nguyễn
Ái Quốc là người tổ chức Hội nghị, hay chỉ tham dự Hội nghị thì nhất
định phải tuân thủ chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, phải tự giác “nhận
rõ sai lầm” và buộc phải sửa chữa sai lầm. Đây đúng là một sự trớ
trêu nhưng đã diễn ra trong lịch sử. Vì ngay khi đó, Nguyễn Ái Quốc
đã tin tưởng rằng mình đúng, không sai, nhưng không thể không
chấp hành chỉ thị cấp trên. Đó là nguyên tắc số một của xây dựng
Đảng: “Tập trung dân chủ” - nghĩa là cấp dưới phục tùng cấp trên,
cá nhân phục tùng tổ chức, bộ phận phục tùng toàn thể. Nguyễn Ái
Quốc đúng mà bị hiểu sai - tình trạng đó không phải một năm mà
kéo dài gần hết thập kỷ 30. Nhưng chính thời kỳ đó càng lấp lánh
bản lĩnh kiên cường, trí tuệ và tấm lòng son sắt của Nguyễn Ái Quốc
- Hồ Chí Minh với sự tồn tại và phát triển của Đảng, như chính người
đồng chí - học trò của Người, Lê Hồng Phong đã nhận xét năm 1935:
“Tôi biết rằng đồng chí Quốc rất tích cực trong hoạt động cách mạng
và các vấn đề sự nghiệp của Đảng luôn được đồng chí đặt cao hơn
cuộc sống cá nhân. Có thể nói rằng đồng chí ấy luôn sống và làm việc vì Đảng”.
- Sau sự việc bị bắt và giam giữ ở Hồng Kông do đế quốc Anh vu cáo cho
Người tội làm tay sai của Liên Xô. Nhờ sự trợ giúp của Luật sư Lôdơbi, được
sự giúp đỡ nhiệt tình của ông bà, Hồ Chí Minh trở lại Liên Xô năm 1934, học trường quốc tế Lênin.
- Người làm nghiên cứu sinh tại Ban Sử của Viện Nghiên cứu các vấn đề dân
tộc và thuộc địa của QTCS.
- (1934-1938), Hồ Chí Minh vẫn bị hiểu lầm về một số hoạt động thực tế và quan điểm cách mạng.
- 6/6/1938, Hồ Chí Minh gửi thư cho lãnh đạo QTCS, đề nghị cho phép trở về nước hoạt động.
- 06/06/1938: Hồ Chí Minh gửi thư cho một lãnh đạo Quốc tế Cộng
Sản, đề nghị cho phép trở về nước hoạt động, trong đó có đoạn viết:
‘Xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này… Đừng để
tôi sống quá lâu trong tình trạng khoogn hoạt động và giống như là
sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng” -> Đề nghị này được chấp
thuận (Nguyên ý này là một slide chèn hình Bác và đoạn trích này bên cạnh)
- 10/1938, Hồ Chí Minh rời Liên Xô, đi qua Trung Quốc trở về Việt Nam
- 12/1940, Hồ Chí Minh về gần biên giới Việt Nam- Trung Quốc, liên lạc với
Trung ương ĐCS Đông Dương, trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam.
- 1/1941, mở lớp huấn luyện cán bộ, viết sách “Con đường giải phóng”, nêu ra
phương pháp cách mạng giành chính quyền.
- Cuối tháng 1/1941, Hồ Chí Minh về nước.
- 5/1941, ở Pác Bó với tư cách cán bộ QTCS, người chủ trì Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng => Tư tưởng Hồ Chí Minh được ĐCS Đông
Dương khẳng định, trở thành yếu tố chỉ đạo cách mạng Việt Nam từ
Hội nghị Trung ương Đảng.
Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Hồ Chủ tịch đã ở lán này trong những ngày Hội nghị Trung ương
Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 họp (tháng 5/1941), quyết
định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh)
lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc
+ Hội nghị tổ chức trong rừng Khuổi Nậm, thuộc Pác Bó (Hà Quảng
- Cao Bằng). Dự Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn
Thụ, Phùng Chí Kiên, Hoàng Quốc Việt, Vũ Anh và một số đồng chí khác.
+ Hội nghị chỉ rõ: Nhân dân Đông Dương phải chịu những hậu quả
nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới, vì vậy thái độ chính trị của
các giai cấp có thay đổi khá lớn. Mâu thuẫn chủ yếu phải được giải
quyết cấp bách lúc này là mâu thuẫn giữa các dân tộc Việt Nam với
bọn đế quốc phát xít Pháp - Nhật.
+ Hội nghị đề ra nhiều chủ trương, chính sách cụ thể, nhấn mạnh
tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, nhấn mạnh Đảng của giai cấp
công nhân, nếu muốn tập hợp lực lượng toàn dân thì phải giương cao
ngọn cờ dân tộc, phải đoàn kết hết sức rộng rãi.
+ Theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị quyết định
thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh).
Các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc trong Mặt trận đều
lấy tên là Hội Cứu quốc như Hội Công nhân Cứu quốc, Hội Nông dân
Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu quốc, Hội Thanh niên Cứu quốc, Hội Phụ
lão Cứu quốc, Hội Nhi đồng Cứu vong, Hội Quân nhân Cứu quốc... Với
các dân tộc Lào, Cao Miên, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận ở
mỗi nước, tiến tới thành lập một Mặt trận chung Đông Dương.
+ Hội nghị quyết định đặt vấn đề dân tộc trong khuôn khổ của một
nước Việt Nam, Lào, Khơ me, thi hành đúng quyền “dân tộc tự
quyết", với tinh thần liên hệ mật thiết, giúp đỡ nhau giành thắng lợi...
TRÍCH NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật.
2. Sách: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Biên niên hoạt động 1930- 1941.
3. Báo điện tử - Đảng Cộng Sản Việt Nam:
https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-
hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-90-
nam-lich-su-dang/dong-chi-nguyen-ai-quoc-bi-de-quoc-anh-bat-giam-
o-hong-kong-va-cuoc-dau-tranh-giai-thoat-nguoi-khoi-nha-tu-de- quoc-534243.html
https://dangcongsan.vn/tieu-diem/su-hinh-thanh-phat-trien-hoan-
thien-duong-loi-chien-luoc-cach-mang-giai-phong-dan-toc-cua-dang- thoi-ky-1930-1945-589546.html
https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-
hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-
cuoc-thi/hoi-nghi-lan-thu-tam-ban-chap-hanh-trung-uong-dang- 535807.html