Nội dung và hình thức - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Chủ nghĩa Mác – Lê nin là hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học do C.Mác và Ph.Ănghen xây dựng, V.ILê nin bảo vệ và phát triển, được hình thành và phát triển trên cơ sở tổng kết thực tiễn và kế thừa những giá trị tư tưởng của nhân loại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
Chủ nghĩa Mác – Lê nin là hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học do C.Mác và
Ph.Ănghen xây dựng, V.ILê nin bảo vệ và phát triển, được hình thành và phát triển trên cơ sở
tổng kết thực tiễn và kế thừa những giá trị tư tưởng của nhân loại; là thế giới quan - phương pháp
luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Từ đó, phạm trù nội dung và
hình thức đã thống nhất, gắn bó chặt chẽ có vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng.
Việc nhận thức nội dung hình thức của sự vật, hiện tượng và sự hình thành các khái niệm về
chúng được thực hiện trong quá trình nhận thức cái mối liên hệ nhân quả này sang liên hệ nhân
quả khác, từ đặc tính này sang đặc tính khác.
I.Khái niệm phạm trù Nội dung và Hình thức
1. Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể tất cả các mặt, các yếu tố,các quá trình
tạo nên sự vật, hiện tượng
2. Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của
sự vật, hiện tượng; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố cấu thành nội
dung của sự vật, hiện tượng.
+Hình thức bên ngoài
+Hình thức bên trong (thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng)
*Cần phân biệt giữa phạm trù hình thức trong triết học và hình thức bên ngoài của sự vật, sự
việc.Hình thức trong triết học không phải là cái bên ngoài, bao bọc nội dung mà là cái hinhd thức
bên trong sự vật, cơ cấu bên trong nội dung Ví dụ: -Một món ăn:
+Nội dung: nguyên liệu như cá, thịt ,rau,...
+Hình thức: phương pháp chế biến luộc, chiên , xào,.. và cách bày trí món ăn -Một cái bàn:
+Nội dung: vật liệu gỗ, đinh,...
+Hình thức: sự sắp xếp, liên kết giữa các vật liệu
*Đặt câu hỏi với các ví dụ sau như: 1. Đối với con người
-Nội dung: các tế bào, bộ phân cơ thể như tay, chân, tim, phổi, các cơ quan, hệ thống....
tạo nên cơ thể con người -Hình thức:
•bên ngoài: màu da, khuôn mặt, hình thể,....
•bên trong: cách tổ chức, sắp xếp và liên kết giữa các cơ quan, hệ thống
2. Đối với một tác phẩm văn học:
-Nôi dung: câu chuyện, cuộc sống của nhân vật
-Hình thức: bút pháp thể hiện ( loại hình nghệ thuật như tuồng, chèo, cải lương...) II.
quan hệ (biện chứng) giữa Nội dung và Hình thức Mối
1. Nội dung và hình thức có mối quan hệ thống nhất, gắn bó chặt chẽ
-Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau. Vì vậy,
không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung, đồng thời không có nội dung nào
lại không tồn tại trong một hình thức nhất định. Nhưng không vì thế mà nội dung và hình
thức lúc nào cũng phù hợp với nhau.
-Trong cùng một nội dung có thể biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau
•VD:☆ Cùng một câu chuyện về Tấm xinh đẹp, hiền lành,..nhưng có thể thể hiện qua
nhiều hình thức như truyện, phim, nhạc, kịch,....
☆Cùng bán một sản phẩm nhưng 1 công ty thì bán trực tiếp tại cửa hàng, công
ty khác thì bán hàng online trên nhiều nền tảng facebook, shopee, tiktok,...
-Bằng một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung
•VD: Bằng hình thức kịch có thể thể hiện được nhiều nội dung của các câu
chuyện tích như Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa,...
*Sự thống nhất của nội dung và hình thức còn thể hiện ở chố các yếu tố tạo thành sự vật
vừa góp phần tạo nên nội dung, vừa tham gia tạo nên hình thức. Do đó nội dung và hình
thức phải thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau thì sự vật mới tồn tại
2. Nội dung quy định hình thức
-Nội dung có vai trò quyết định bởi vì trong quá trình vận động và phát triển của sự
vật thì nội dung có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi. Còn hình thức tương đối bền vững,
thay đổi chậm so với nội dung, khuynh hướng chủ đạo là ổn định
* Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của
nội dung. Còn hình thức sẽ biến đổi chậm hơn, ít hơn vì vậy hình thức sẽ trở nên lạc hậu,
trở thành nhân tố kiềm hãm nội dung phát triển. Nhưng do xu hướng phát triển của sự vật
nên Hình thức phải thay đổi để phù hợp với sự biến đổi, phát triển của nội dung
•VD: Trong quá trình xây dưng đất nước thì hình thức bộ máy nhà nước đã thay đổi
theo từng thời kì để phù hợp với nội dung chức năng của nhà nước. Từ bộ máy nhà nước phong
kiến có chức năng bảo vệ giao cấp thống trị, bốc lột nông dân, nhân dân lao động qua nhiều thay
đổi trở thành nhà nước xã hội chủ nghĩa, chức năng bảo vệ quyền lợi của nhân dân và an ninh,
chính trị trật tự xã hội
3. Hình thức tác động đến nội dung
-Hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức có hình thức tồn tại tương đối độc
lập và có ảnh hưởng đến nội dung và gây ra các hệ quả nhất định. Sự tác động thể hiện ở chổ:
+Nếu phù hợp với nội dung thì nó là động cơ thúc đẩy nội dung phát triển
+Nếu không phù hợp thì hình thức sẽ cản trở sự phát triển của nội dung
•VD: Với nội dung học hát nhưng với hình thức online sẽ không đạt được hiệu quả
cao, sẽ kiềm hãm sự phát triển của việc học. Còn hình thức trực tiếp sẽ giúp cho việc học
hát đạt được sự phát triển, hiệu quả cao nhất
III. Ý nghĩa phương pháp luận
a. Thứ nhất: Để nhận thức và cải tạo sự vật hiện tượng cần căn cứ vào nội dung, tác động,
làm thay đổi nội dung của nó.
-Hình thức của sự vật, hiện tượng do nội dung của nó quyết định,là kết quả của những
thay đổi của nội dung và để đáp ứng những thay đổi đó thì sự thay đổi hình thức phải dựa
vào những thay đổi thích hợp của nội dung quyết định nó; do vậy muốn biến đổi sự vật,
hiện tượng thì trước hết phải tác động, làm thay đổi nội dung của nó
*Hình thức và nội dung trong thực tiễn luôn gắn bó chặt chẽ, không tách rời nên ta cần
chống lại 2 thái cực sai lầm
+Tuyệt đối hóa nội dung, xem thường hình thức
VD: Chỉ biết rèn luyện nhân cách, quên đi những phương tiện vật chất cơ bản
+Tuyệt đối hóa hình thức, xem thường nội dung
VD: Trong cuộc sống chỉ xem trọng tiền tài mà quên đi việc bồi dưỡng tâm hồn
b. Thứ hai: Cần giữ cho hình thức luôn phù hợp để thúc đẩy nội dung phát triển
-Hình thức chỉ thúc đẩy nội dung phát triển khi nó phù hợp với nội dung nên thúc đẩy
sự vật, hiện tượng phát triển nhanh, cần chú ý theo dõi mối quan hệ giữa nội dung đang
phât triển với hình thức ít thay đổi, và khi giữa nội dung với hình thức ít thay đổi, và khi
giữa nội dung với hình thức xuất hiện sự không phù hợp thì trong những điều kiện nhất
định phải can thiệp vào tiến trình khách quan, đem lại sự thay đổi cần thiết về hình thức
để nó trở nên phù hợp với nội dung đã phát triển và đảm bảo cho nội dung phát triển hơn
nữa, không bị hình thức cũ kìm hãm
VD: lực lượng sản xuất là nội dung, quan hệ sản xuất là hình thức. Nếu quan hệ sản xuất
phừ hợp với trình độ lực lượng sx thì sẽ thúc đẩy llsx phát triển. Và ngược lại, nếu quan
hệ sx không phù hợp (lạc hậu hoặc vượt trước quá xa) sẽ kiềm hãm llsx c. Thứ ba:
-Trong hoạt động thực tiễn cần phải chủ động sử dụng nhiều hình thức khác nhau, đáp
ứng với yêu cầu thực tiễn trong những giai đoạn khác nhau vì cùng một nội dung trong
quá trình phát triển của sự vật có thể có nhiều hình thức, ngược lại, một hình thức có thể
chứa đựng nhiều nội dung. Ở đây cẩn chống lại cả 2 thái cực sai lầm:
+Hoặc chỉ bám lấy hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ, chỉ muốn làm theo kiểu cũ.
+Hoặc hoàn toàn phủ nhận vai trò của những hình thức cũ trong hoàn cảnh mới, chủ
quan, nóng vội thay đổi hình thức cũ một cách tuỳ tiện, không có căn cứ
VD: Công cuộc cách mạng của