Ô Nhiễm Môi Trường - Môi trường đại cương | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia HCM
Ô Nhiễm Môi Trường - Môi trường đại cương | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia HCM được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Mạng máy tính (CSC)
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT A. Tổng quan
Chỉ tính riêng trên cây lúa đã có tới 3.321 loại thuốc bảo vệ thực vật; đối
với rau cũng có 260 sản phẩm. Các chuyên gia cảnh báo, tình trạng sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật đang ở mức báo động, thậm chí một số nơi, nông dân
“nghiện” sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Qua gần 60 năm hình thành phát triển, không thể phủ
nhận những đóng góp tích cực của hệ thống ngành bảo vệ thực
vật (BVTV) góp phần đưa đất nước trở thành quốc gia hàng đầu
về xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, ước tính với 9 tháng
đầu năm 2022 tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông
nghiệp, lâm, thủy sản đạt 27,54 tỷ USD, riêng ngành trồng trọt
chiếm chiếm 18,524 tỷ USD.
Nguồồn : Thông tin điện tử Tổng cục Thống kê (www.gso.gov.vn)
Là một đất nước khí hậu nhiệt đới, có nền nông nghiệp phát
triển, việc sử dụng thuốc BVTV là cần thiết, góp phần nâng cao chất
lượng nông sản hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy
nhiên, ngày càng xuất hiện tình trạng lạm dụng thuốc BVTV đem
đến nhiều hệ lụy tác hại cho sản xuất, môi trường, sức khỏe cộng
đồng, đe dọa sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Thậm chí,
nhiều loại nông sản đã phải mang tiếng trên thi trường quốc tế vì có
tồn dư thuốc trừ sâu quá mức cho phép.
Thực tế, thống kê của Bộ NN-PTNT cho thấy, năm 2017, Việt
Nam chi tới 989 triệu USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên
liệu, tăng 36,4% so với năm 2016; theo đó, nguồn nhập chủ yếu là
từ Trung Quốc chiếm tới 52,6% tổng giá trị của mặt hàng này; 9
tháng đầu năm 2018, tuy lượng nhập khẩu thuốc BVTV và nguyên
liệu có giảm so với cùng kỳ năm 2017, nhưng Việt Nam vẫn chi tới
681 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này. Nguồn nhập khẩu thuốc
trừ sâu và nguyên liệu chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm 49,4% tổng giá trị nhập khẩu.
Trung bình khoảng 5 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam chi
khoảng 500-700 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu và thuốc trừ
sâu từ Trung Quốc. Trong số này, chiếm 48% là thuốc trừ cỏ (19.000
tấn), còn thuốc trừ sâu và trừ bệnh chiếm khoảng 32% (16.400 tấn),
ngoài ra còn một lượng thuốc điều hòa sinh trưởng khoảng 900 tấn.
Riêng mặt hàng thuốc trừ cỏ được sử dụng trên mọi đối tượng cây
trồng, trong đó dùng trên lúa là nhiều nhất.
Thuốc trừ cỏ hiện nay vẫn chiếm vai trò quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp, giúp cải thiện sức lao động cho người nông dân.
Ngày càng xuất hiện tình trạng lạm dụng thuốc trừ cỏ, dẫn tới nhiều
hệ lụy tác hại cho sản xuất, môi trường, sức khỏe cộng đồng, đe dọa
sự phát triển bền vững của nông nghiệp; Vì vậy, tăng cường quản lý
sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc trừ cỏ là một yêu cầu đặc biệt cấp bách hiện nay.
Thuốc trừ cỏ có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Nếu không có tác động của các biện pháp bảo vệ thực vật, sâu bệnh
hại và cỏ dại thì năng suất cây trồng có thể giảm tới 70-75%, trong
đó riêng cỏ dại làm giảm năng suất 40-45%.
Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật lên cây trồng. Nguồn ảnh: HiFarm
Nhận thấy tầm quan trọng của việc hiểu rõ về những tác động
to lớn của thuốc bảo vệ thực vật đến cây trồng, môi trường(qua đó
còn tác động đến con người và động vật). Nhóm em đã quyết định
chọn chủ đề: “Ô Nhiễm Môi Trường Do Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực
Vật” để nghiên cứu và đi vào tìm hiểu sâu hơn những vấn đề ô
nhiễm của môi trường do việc sử dụng quá mức các loại thuốc bảo
vệ thực vật và những vấn đề trong quy trình xử lý các loại rác thải từ
thuốc bảo vệ thực vật.
Qua đó có thể thấy thêm những ảnh hưởng tiêu cực của thuốc
bảo vệ thực vật đến con người và động vật, đưa ra những vấn đề và
giải pháp hợp lý trong việc sử dụng và quy trình xử lý các chất thải
hóa học, góp phần nâng cao về nhận thức trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Đi đến mục tiêu tìm ra một số giải pháp giữ vững chất lượng và
năng xuất cây trồng nhưng hạn chế việc sử dụng các loại thuốc bảo
vệ thực vật. Tạo ra các loại “Nông sản sạch” với giá thành hợp lý và
phổ biến trên thị trường.
Từ khoảng 500 năm TCN, con người đã biết sử dụng thuốc trừ
dịch hại để ngăn cản sự gây hại cho mùa vụ của họ. Thuốc trừ dịch
hại đầu tiên được sử dụng là Lưu huỳnh. Vào thế kỷ thứ 15 chất độc
hóa học được biết đến như là Asen (thạch tín), thủy ngân, chì đã
được áp dụng để tiêu diệt dịch hại. Ở thế kỷ 17 muối Sunfat
Nicotin được chiết suất từ lá cây thuốc được lá sử dụng như loại
thuốc trừ côn trùng. Thế kỷ 19 người ta biết đến hai loại thuốc dạng
tự nhiên là pyrethrum tìm thấy từ loài cây chi Cúc đại đóa (
) và Rotenon tìm thấy từ rễ các loài cây nhiệt đới thuộc họ Đậu.
Năm 1939, Paul Müller một nhà hóa học người Thụy Sĩ phát hiện ra DDT ( là một chất hữu
cơ cao phân tử tổng hợp, có chứa chlor, ở dạng bột có màu trắng,
mùi đặc trưng, không tan trong nước.) nó có hiệu lực rất mạnh đối
với côn trùng, và nhanh chóng sử dụng rộng dãi nhất thế giới. Nhưng
đến năm 1960 người ta phát hiện nó ảnh hưởng đến cá và chim và
đe dọa đến sự đa dạng sinh học. DDT được sử dụng ở ít nhất là 86
nước, hiện nay DDT vẫn được sử dụng ở những quốc gia nhiệt đới để
ngăn chặn bệnh sốt rét vì nó có khả năng tiêu diệt muỗi rất mạnh và
một số côn trùng mang bệnh truyền nhiễm khác.
Sử dụng thuốc trừ dịch hại ngày càng gia tăng từ năm 1950.
Hàng năm khoảng 2,5 triệu tấn thuốc sản xuất được sử dụng cho đồng ruộng.
Trên thế giới, thuốc BVTV ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong việc phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh
lương thực thực phẩm. Theo tính toán của các chuyên gia, trong
những thập kỷ 70, 80, 90 của thế kỷ 20, thuốc BVTV góp phần bảo
vệ và tăng năng suất khoảng 20 - 30% đối với các loại cây trồng chủ
yếu như lương thực, rau, hoa quả.
Giai đoạn dư thừa sử dụng từ những năm 80 - 90 và giai đoạn
khủng hoảng từ những năm đầu thế kỷ 21. Với những nước đang
phát triển, sử dụng thuốc BVTV chậm hơn (trong đó có Việt Nam) thì
các giai đoạn trên lùi lại khoảng 10 - 15 năm.
đặc biệt ở những thập kỷ 70 - 80 - 90. Theo Gifap, giá trị tiêu
thụ thuốc BVTV trên thế giới năm 1992 là 22,4 tỷ USD, năm 2000 là
29,2 tỷ USD và năm 2010 khoảng 30 tỷ USD, trong 10 năm gần đây
ở 6 nước châu Á trồng lúa, nông dân sử dụng thuốc BVTV tăng 200 -
300% mà năng suất không tăng.
Hiện danh mục các hoạt chất BVTV trên thế giới đã là hàng
ngàn loại, ở các nước thường từ 400 - 700 loại. (Trung Quốc 630,
Thái Lan 600 loại). Tăng trưởng thuốc BVTV những năm gần đây từ 2
- 3%. Trung Quốc tiêu thụ hằng năm 1,5 - 1,7 triệu tấn thuốc BVTV (2010).
Xử lý rác thải từ các loại thuốc bảo vệ thực vật không đúng
cách gây ô nhiễm đất, nước. Nguồn ảnh: organifarm.vn
Phun thuốc trừ sâu trên ruộng lúa
Nguồn ảnh: saveourbones.com