Ô nhiễm môi trường và nhận thức về phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường | Tiểu luận HP2 công tác quốc phòng an ninh
Nhận thức về phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Khái niệm, đặc điểm. Nội dung, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Trách nhiệm của sinh viên trong phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: HP2 Công tác quốc phòng an ninh
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
-------------------------- TIỂU LUẬN
HP2 CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ NHẬN THỨC VỀ PHÒNG, CHỐNG VI
PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG – LIÊN HỆ TRÁCH
NHIỆM ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
Sinh viên: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠM
Mã số sinh viên: 2155380062 Lớp GDQP&AN: 5
Lớp: TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH K41
Hà nội, tháng 11 năm 2021 1 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………2
Tính tất yếu của đề tài…………………………………………………………….2
NỘI DUNG………………………………………………………………………...........3
1. Ô nhiễm môi trường…………………………………………………………....3
1.1. Một số khái niệm cơ bản…………………………………………………3
1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường……………………………….4
1.3. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện
nay…………………………………...................................................................................7
1.4. Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường…………………………..8
2. Nhận thức về phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường……………………………………………………………....................................9
2.1. Khái niệm, đặc điểm……………………………………………………...9
2.2. Nội dung, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường…………………………………………………………………………….10
3. Trách nhiệm của sinh viên trong phòng, chống vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường…………………………………………………………………...12
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………13
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………............................14 2
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ NHẬN THỨC VỀ
PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG – LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI
SINH VIÊN TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đất nước đang
bước vào giai đoạn phát triển không ngừng, hàng loạt sản phẩm ra đời giúp
cho cuộc sống con người trở nên thuận tiện, đơn giản hơn. Song cùng với sự
phát triển ấy là hậu quả mà chính con người để lại và phải gánh chịu bởi sự
thiếu ý thức về môi trường. Môi trường là những gì bao quanh chúng ta, là
nơi chúng ta vẫn sinh sống hàng ngày, là không gian sinh tồn của rất nhiều
loài động thực vật trong tự nhiên. Nhưng thực tế đã cho thấy con người chính
là kẻ sát nhân đã cướp đi sự sống của chính mình làm cho môi trường ngày
càng bị ô nhiễm nặng nề hơn, nhất là ở những thành phố lớn những trung tâm
công nghiệp. Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân
loại và phải được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy: “ô nhiễm môi trường và
nhận thức về phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường - liên hệ
trách nhiệm đối với sinh viên trong tình hình hiện nay” là vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm. 3 NỘI DUNG
1. Ô nhiễm môi trường
1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật (Khoản 8, Điều 3, Luật bảo vệ môi trường năm 2014).
- Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo tồn
tại xung quanh chúng ta. Nó có ảnh hưởng đến đời sống, sự tồn tại và phát
triển của con người cũng như sinh vật sống khác.
- Các dạng ô nhiễm chính đó là: ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất…
+ Ô nhiễm nước là dạng ô nhiễm nguy hiểm nhất, bởi vì toàn bộ sự sống
trên trái đất gắn liền với nước. Ô nhiễm nước là sự biến đổi của chất lượng
nước bởi các chất lạ, độc hại đến nước, gây nguy hiểm đến sự sống của các
sinh vật, đến sự sống và sinh hoạt của con người, tác động tiêu cực đến sản
xuất nông nghiệp , công nghiệp, ngư nghiệp và các hoạt động thương mại,
nghỉ ngơi, giải trí…Nếu xét theo các tác nhân gây ô nhiễm thì ô nhiễm nước
có các loại như ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm
sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lí…
+ Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ độc hại trong khí quyển,
làm biến đổi thành phần và chất lượng của không khí theo chiều hướng xấu
đối với sự sống. Ô nhiễm không khí cũng có hai nguồn: nguồn gốc tự nhiên
(do núi lửa, cháy rừng, gió bụi, các quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong
tự nhiên…) và nguồn gốc nhân tạo do các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người gây nên.
+ Ô nhiễm đất là sự biến đổi thành phần chất lượng của lớp đất ngoài cùng
của thạch quyển, dưới tác động tổng hợp nước, không khí đã bị ô nhiễm, rác 4
thải độc hại, các sinh vật và vi sinh vật..theo chiều hướng tiêu cực đối với sự
sống của sinh vật và con người.
Ô nhiễm nghiêm trọng ở vụ Formosa Vũng Áng. (Nguồn: daihaithuy.vn)
- Quá trình ô nhiễm môi trường dẫn tới nhiều hiện tượng xảy ra xung
quanh chúng ta và biểu hiện của ô nhiễm môi trường như:
+ Trái đất đang dần nóng lên
+ Băng tan ở hai cực ngày một nhiều hơn + Nước biển dâng cao
+ Đất liền bị xâm nhập, nhiễm mặn
+ Tình trạng sạt lở diễn ra nhiều hơn ở ven sông, suối 5
+ Khí hậu thay đổi thất thường, khi quá nóng, khi quá lạnh, hiện tượng
tuyết rơi, mưa đá xuất hiện
+ Sâu bệnh hại ngày càng khó điều trị
+ Nguồn nước ngày càng mất dần, chất lượng nguồn nước ngày càng giảm
+ Con người ngày càng nhiều bệnh tật hơn
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
* Ô nhiễm môi trường do các yếu tố của tự nhiên
- Sạt lở đất đồi núi, bờ sông cuốn vào dòng nước bùn, đất, mùn,… làm
giảm chất lượng của nước.
- Ô nhiễm môi trường nước cũng là do sự hòa tan nhiều chất muối khoáng
có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen, Fluor và các chất kim loại nặng…
- Khói bụi từ sự phun trào núi lửa theo nước mưa rơi xuống.
- Sự phân hủy xác các sinh vật sống thành chất hữu cơ bị ngấm xuống đất,
lâu dần ngấm tới mạch nước ngầm, hoặc xác chết các sinh vật trôi nổi cũng
khiến nguồn nước bị ô nhiễm trực tiếp. Đặc biệt, với một hệ thống nối liền
của các dòng chảy ao hồ, kênh rạch…khi các thiên tai, thảm họa thiên nhiên
xảy ra như lũ lụt, mưa bão,…rác thải sẽ dễ dàng bị cuốn trôi và phát tán
nhanh chóng, khó khống chế.
* Ô nhiễm môi trường do tác nhân con người
- Từ sinh hoạt hàng ngày gây ra ô nhiễm môi trường
+ Hàng ngày con người sử dụng nước cho rất nhiều các hoạt động khác
nhau, từ các cá nhân đến các cơ quan, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện.
+ Nước từ các hoạt động này đều chứa các chất thải với thành phần dễ
phân hủy, dầu mỡ, chất rắn, vi khuẩn thường không được xử lý mà thải trực
tiếp ra các ao, hồ, sông...
* Chất thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường 6
- Trong quá trình sản xuất, các nhà máy xí nghiệp đã thải ra khí CO2,
CO, SO2, NO vào không khí. Hơn nữa chúng còn thải ra các chất như muội
than, bụi làm không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Nhiều xí nghiệp công nghiệp thải các loại chất thải vào lòng đất, đặc
biệt là ở những nhà máy nhiệt điện hiện đang sử dụng các nguyên liệu than để
sản xuất khiến cho ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn, tất cả khói bụi từ
nhà máy và bụi bẩn làm ô nhiễm không khí nặng nề hơn.
* Do chất thải rắn chưa được xử lí an toàn
- Hiện nay số lượng rác thải rắn, chất thải phế liệu, rác thải từ sản xuất
ngày càng nhiều. Bao gồm: chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất
thải sinh hoạt thường ngày, rác thải y tế, rác thải chế biến, rác xác các vật tư
hư cũ, chất thải trong nông nghiệp.
+ Chất thải công nghiệp như đồ cao su, đồ nhựa, giấy, dụng cụ kim loại, đồ thủy tinh, tro xỉ…
+ Các chất thải từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là rác thải hữu cơ như
thực phẩm hư hỏng, lá cây.
+ Chất thải từ hoạt động xây dựng gồm có đất, vôi…
+ Hoạt động y tế thải ra bông băng bẩn, kim tiêm.
+ Các gia đình thải ra nhiều loại rác như nilon dùng đựng đồ và gói thức ăn thừa…
- Những loại rác thải này nếu không được bán đi hay giao cho các công ti
thu mua phế liệu giá cao có chức năng thu gom, phân loại và xử lí chúng theo
đúng quy trình thì sẽ làm tăng nguy cơ gây ô nhiệm môi trường đất, nước
mặt, nước ngầm và không khí.
* Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Nguồn gốc từ các nhà máy điện nguyên tử, từ các vụ thử vũ khí khí hạt nhân.
- Gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra 1 số bệnh di truyền ung thư.
* Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học gây ra 7
- Các chất bảo vệ thực vật như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ bên cạnh hiệu
quả làm tăng năng suất cây trồng còn có tác động bất lợi đến toàn bộ hệ sinh
thái, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
* Ô nhiễm do chất thải từ phương tiện giao thông: bởi theo các chuyên
gia thì phương tiện giao thông sử dụng các loại xăng và dầu diesel làm nhiên
liệu, quá trình rò rỉ, bốc hơi hoặc đốt cháy nguyên liệu dẫn tới phát sinh nhiều
loại khí độc như: VOC, Benzen, Toluen…..
* Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: có nguồn gốc chủ yếu do các chất thải
như phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết của vi sinh vật, nước và rác thải
từ các bệnh viện… không được thu gom và xử lí đúng cách => gây bệnh cho người và động vật.
* Do sự thiếu ý thức của một số bộ phận người dân:
- Xả rác không đúng nơi quy định, đứng đâu vứt đấy thể hiện rất rõ ràng
tại các địa điểm tham quan, các điểm du lịch như bãi biển…
- Hoạt động khai thác tận diệt, chặt phá rừng bừa bãi cũng là nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường…
* Do sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng, chế tài chua đủ sức
răn đe: hiện nay, pháp luật Việt Nam cũng như quốc tế luôn chú trọng việc xử
lý các hoạt động xả thải trái phép nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, lại
chưa thực sự hiệu quả bởi chế tài chưa đủ mạnh để răn đe hành vi vi phạm và
cũng không loại trừ nguyên nhân là từ một bộ phận cán bộ, lãnh đạo quan liêu
khiến các hành vi này diễn ra thường xuyên hơn.
1.3. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay
- Sự ô nhiễm tập trung vào các thành phố lớn, các khu công nghiệp và
những vùng nông thôn. Lượng rác thải hỗn hợp từ những khu chợ, khu
chung cư và các tòa nhà cao tầng. Điều đó càng minh chứng rõ hơn khi
mưa ấp đến, nước ngập úng và rác thải nổi lềnh bềnh nhiều hơn.
- Chất lượng không khí ngày càng giảm sút, cảnh báo mức độ ô nhiễm
ngày càng cao. Nhất là các nhà máy tại các khu công nghiệp và các hộ sản 8
xuất kinh doanh tự phát tạo ra nhiều khói bụi: tái chế rác thải, sản xuất
hàng gia dụng, gia công kim loại…
- Do khí thải, khói bụi từ sinh hoạt, giao thông, các nhà máy, xí nghiệp
nên chất lượng không khí ở Hà Nội, Hồ Chí Minh hay một số thành phố lớn
khác có chỉ số chất lượng không khí ở mức cao, có những ngày cảnh báo chất
lượng không khí không tốt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tình trạng sông, suối, kênh, rạch hay nước biển nhiều rác, chất thải
cũng rất nhiều. Những con sông, con rạch ngập chất thải, rác, túi nilon hay bờ
biển với nhiều chai nhựa là hình ảnh thường thấy tại Việt Nam.
(Hình ảnh rác thải chất đống gây ô nhiễm môi trường. Nguồn: Báo tuổi trẻ)
- Tại Việt Nam, chưa thể khắc phục được tình trạng khai thác quá mức,
khai thác tận diệt như việc đánh bắt thủy hải sản, khai thác gỗ, khai thác
quặng kim loại… và nó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên.
1.4. Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường,
không vứt rác bừa bãi, tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường qua các hoạt
động tuyên truyền, giáo dục. 9
- Giáo dục trẻ nhỏ thực hiện bỏ rác đúng quy định, tái chế lại rác thải
phục vụ đời sống. Tổ chức các hoạt động kêu gọi bảo vệ môi tường như: giờ
trái đất, ngày nước sạch thế giới…
- Quy hoạch khu công nghiệp thông minh với hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn.
- Trồng nhiều cây xanh phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng rừng phòng hộ…
- Tiết kiệm điện, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, túi nilon.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lí pháp luật về môi trường.
- Tái chế những loại rác thải còn sử dụng được.
- Nghiên cứu sử dụng thêm các nguồn năng lượng sạch (gió, nước, mặt trời…)
- Nên đầu tư trang thiết bị hiện đại, chú trọng đào tạo chuyên môn cho
đội ngũ phụ trách công tác bảo vệ môi trường.
- Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế, có các
hình thức xử phạt nghiêm minh đối với những hành động gây ô nhiễm môi
trường để mọi người nghiêm túc thực hiện…
2. Nhận thức về phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
2.1. Khái niệm, đặc điểm
* Khái niệm: là hoạt động các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và
công dân bằng việc sử dụng tổng hợp các biện pháp, phương tiện nhằm ngăn
chặn, hạn chế tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; phát hiện,
loại trừ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường; khi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra thì hạn chế đến
mức thấp nhất hậu quả tác hại, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 10
* Đặc điểm:
- Chủ thể tiến hành tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường rất đa dạng. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hành được
quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành để tiến hành các hoạt động phòng ngừa cũng như điều tra, xử lý phù hợp.
- Biện pháp tiến hành phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường được triển khai đồng bộ, có sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp
phòng ngừa (phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ của cơ quan chuyên
môn) với các biện pháp điều tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường (cả tội phạm và vi phạm hành chính).
- Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan trực
tiếp đến việc sử dụng các công cụ phương tiện nghiệp vụ và ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ.
- Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có sự phối kết
hợp chặt chẽ giữa các chủ thể tham trên cơ sở chức năng, quyền hạn được phân công.
2.2. Nội dung, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
* Nội dung phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường:
- Nắm tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nghiên cứu làm
rõ những vấn đề có tính quy luật trong hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng.
- Xác định và làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường. 11
- Xây dựng các kế hoạch, biện pháp, các giải pháp chủ động hạn chế các
nguyên nhân, khắc phục các điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức lực lượng tiến hành các hoạt động khắc phục các nguyên nhân,
điều kiện của tội phạm về môi trường, từng bước kiềm chế, đẩy lùi tình trạng
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tiến hành các hoạt động điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
* Biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
- Các biện pháp phòng, chống chung:
+ Biện pháp tổ chức - hành chính: xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức
các cơ quan quản lí Nhà nước về môi trường, các chủ thể tham gia bảo vệ môi
trường, nâng cao năng lực các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế, các tổ chức
xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trong bảo vệ môi trường; thể chế
hoá đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường...
+ Biện pháp kinh tế: biện pháp này chủ yếu dùng các lợi ích vật chất để
kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, bảo vệ
môi trường và ngược lại xử lý, hạn chế lợi ích kinh tế của chủ thể vi phạm.
+ Biện pháp khoa học - công nghệ: ứng dụng các biện pháp khoa học
công nghệ vào giải quyết những vấn đề môi trường.
+ Biện pháp tuyên truyền, giáo dục: là giáo dục, tuyên truyền đường lối
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của
cộng đồng vào việc bảo vệ môi trường.
+ Biện pháp pháp luật là biện pháp xây dựng các quy phạm pháp luật và
tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên
quan đến việc bảo vệ môi trường. 12
- Các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cụ thể:
+ Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan, ban ngành
có liên quan trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành các hoạt động tuyên
truyền, giáo dục quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Phối hợp với các lực lượng, các ngành có liên quan để vận động quần
chúng tham gia tích cực vào hoạt động phòng, chống tội phạm, vi phạm hành
chính về môi trường và bảo vệ môi trường.
+ Sử dụng các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn để phòng, chống vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Trách nhiệm của sinh viên trong phòng, chống vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường
- Nắm vững các quy định của pháp luật phòng, chống vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng ý thức trách nhiệm trong các hoạt động bảo vệ môi trường
như sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên như: nước, năng lượng…
- Tham gia tích cực trong các phong trào về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng văn hóa ứng xử, ý thức trách nhiệm với môi trường như
sống thân thiện với môi trường xung quanh; tích cực trồng cây xanh; hạn chế
sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân để bảo vệ môi trường không khí;
tham gia thu gom rác thải tại nơi sinh sống. 13 KẾT LUẬN
Cuộc sống luôn vận động không ngừng, một đất nước phát triển là một
đất nước với những người dân ngày càng văn minh, lịch sự và có môi trường
sống trong lành, khỏe mạnh. Môi trường có mối quan hệ mật thiết đối với
cuộc sống của con người. Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề hết
sức cấp bách hiện nay. Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng
nhưng vẫn có thể khắc phục nếu mỗi người dân biết góp sức của mình để
chung tay bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống, bảo vệ
hơi thở và sự sống của mỗi người. Hãy nhớ: “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ
của mỗi công dân, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân”. Học
sinh, sinh viên chính là những thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước
chúng ta không thể thờ ơ trước việc môi trường bị ô nhiễm và phải nhận thức
rõ phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là gì, trách nhiệm của mình ra sao.
Bài tiểu luận của em đã nêu lên được nguyên nhân, thực trạng và giải
pháp đối với vấn đề ô nhiễm môi trường. Nhận thức về phòng, chống vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường - liên hệ trách nhiệm đối với sinh viên trong
tình hình hiện nay. Em mong nhận được những đánh giá và nhận xét của thầy
(cô) để lần sau bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng học phần công tác quốc phòng và an ninh (Tài liệu lưu hành nội
bộ): http://gdqp.vimaru.edu.vn/sites/gdqp.vimaru.edu.vn/files/TAI%20LIEU %20GDQPAN%20HP2_SV.pdf
2. Báo daihaithuy.vn: https://daihaithuy.vn/giat-minh-nhung-hinh-anh-o-
nhiem-moi-truong-tai-viet-nam-2017
3. Báo tuoitre.vn: https://tuoitre.vn/o-nhiem-trang-do-tui-nilon-gay-ra-cho- moi-truong-1343554.htm