Ôn tập Alexander đại đế - Nước Nga thời trung đại - Lịch sử văn minh thế giới 2 | Trường Đại Học Duy Tân
Alexander sinh ra tại Pella, kinh đô của vương quốc Macedonia, vào ngày 20 hoặc21 tháng 7 năm 356 TCN. Ông là con trai của vua Macedonia Philippos II và ngườivợ thứ tư là Olympias, công chúa xứ Epiros.
Môn: Lịch sử văn minh thế giới 2 (HIS 222)
Trường: Đại học Duy Tân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 1: TIỂU SỬ
Alexander sinh ra tại Pella, kinh đô của vương quốc Macedonia, vào ngày 20 hoặc
21 tháng 7 năm 356 TCN. Ông là con trai của vua Macedonia Philippos II và người
vợ thứ tư là Olympias, công chúa xứ Epiros.
Alexander được xem là 1 trong những vị tướng tải giỏi nhất thê giới và được nhân
loại tôn sủng như một vị thần.
Đề có thể viết nên những trang sử hào hùng, Alexander Đại đế (356 TCN - 323
TCN) từ khi sinh ra đã mang trong mình dỏng máu của một chiến binh.
Từ khi còn nhỏ, Alexander luôn được người mẹ của mình khuyến khích tin tưởng
bản thân chính là hậu duệ của Asin. Do đó, ngay từ khi còn nhỏ, ông đã được nuôi
dưỡng trong môi trường lý tưởng đề có thể phát huy hết tất cả tố chất cần thiết của
một người cầm binh. Đặc biệt, 2 người thầy có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc
đời của ông là triết gia Aristotle và vua cha Hoàng đề Philip II.
Hãy cùng điểm qua một vài dấu mốc lịch sử Alexander Đại đế: (Đoạn video)
Năm 338 TCN, vua Philip đanh thẳng xuống miền lục điạ Hy Lạp. Năm 336 TCN
vua Philip bị ám sát, Alexander chính thức trở thành vua của Macedonia sau khi
vua cha qua đời do bị sát hại.
Ngay từ năm 16 tuổi, Alexander đã bắt đầu theo cha rong ruổi chinh chiến và học
hỏi những kỹ năng chiến trận từ cha mình.
Khi lên ngôi vua không lâu, ông bắt đầu tiến hành các cuộc chinh phạt không
ngừng mở rộng lãnh thổ.
Bằng tài năng quân sự của mình, Alexander đã tái thống nhất Hy Lạp, hướng mũi
giáo chinh phạt Tiểu Á, Ba Tư, Lưỡng Hà, Ai Cập… Thậm chí, Alexander còn đi
xa hơn tất cả những người tiền nhiệm của mình khi mang quân áp sát tới tận biên
giới phía bắc Ấn Độ, lưu vực sông Ấn.
Năm 323 TCN, trải qua 12 ngày trong đau đớn tột cùng, ông qua đời tại Babylon .
CHƯƠNG 2: MỘT VÀI TRẬN CHIẾN KINH ĐIỂN CỦA ALEXANDER ĐẠI ĐẾ
2.1. Trận chiến tại Gaugamela (tháng 10, năm 331 TCN)
Là trận đánh lớn thứ tư trong lịch sử cổ đại
Đây là chiến thắng quan trọng của Alexander Đại Đế trước Đế chế Ba Tư, giúp ông
bành trướng lãnh thổ và thu thập vô số tài nguyên. Đây là một trong những chiến
thắng hoàn hảo nhất của ông và là một thất bại cay đắng cho người Ba Tư và nhà cai trị Darius III Bối cảnh:
Khoảng thời gian trước khi xảy ra Trận Gaugamela là những chiến thắng dồn dập
của Alexander Đại đế. Ông đã giáng một thất bại nặng nề cho người cai trị của Đế
chế Achaemenid là Darius III trong Trận Issus năm 333 trước Công Nguyên —
một trong những chiến thắng quyết định trong các cuộc chinh phạt của Alexander.
Sau trận đánh, ông nhanh chóng rút lui về phía Đông tới thành Babylon, nhường
cho Alexander quyền kiểm soát các khu vực phía Nam vùng Tiểu Á và cơ hội tập
trung vào các mục tiêu khác.
Sau khi nghỉ đông ở Ai Cập, Alexander tập trung vào Chiến Dịch Babylon, nhắm
tới việc thâm nhập sâu hơn về phía Đông và đối mặt với Darius III một lần nữa. Lực lượng:
_ Sau thất bại tại Trận Issus, Darius đã huy động được một lượng quân đáng kể.
Theo các dữ liệu hiện đại thì có 40.000 kỵ binh Ba Tư, 10.000 vệ binh Hoàng gia
Ba Tư, 10.000 lính đánh thuê Hy Lạp, 1.500 cung thủ, 200 chiến xa . Chiến xa này
bao gồm một thùng xe có hai bánh có thể chứa hai người lính do hai con ngựa kéo,
có gắn lưỡi dao ở bánh sau, mũi xe chĩa ra những ngọn giáo dài. Ngoài ra còn có
15 voi chiến, lạc đà vận tải và các lực lượng bộ binh khác chiêu mộ từ các bộ lạc
trong lãnh thổ đế quốc (người Bactria, người Cadusia và người Scythia, người
Cappadocia và người Armenia..) Tổng cộng hơn 100.000 quân. Còn theo các dữ
liệu cổ thì quân Ba Tư có tới 40.000 kỵ binh và 1 triệu bộ binh.
_ Quân số của Alexander chỉ vào khoảng 4 vạn 7 ngàn người, hầu hết là quân đội
Macedonia và người Hy Lạp ở Paeonia, và người từ Thracia, bao gồm 7000 kỵ
binh, 40.000 bộ binh trong đó hơn 30.000 bộ binh hạng nặng Diễn biến:
Quân Ba Tư đã chiếm cứ một vị trí gần làng Gaugamela, cách Arbela khoảng 120
kilômét. Khu vực này nằm trên khu đất bằng phẳng và trống trải, tất cả những nơi
mà bề mặt ngổn ngang cản trở bước tiến quân của kỵ binh đã được những binh lính
Ba Tư dọn dẹp từ trước, nên giờ đây toàn bộ vùng đất thuận tiện cho cả chiến xa
lẫn kỵ binh. Lý do cho sự thận trọng này là vì Darius được thuyết phục rằng phần
lớn vấn đề mà ông ta gặp phải ở trận Issus là do thiếu không gian bày binh bố trận.
Cũng giống như ở trận Issus, Darius đặt mình vào trung tâm cùng nhóm bộ binh
thiện chiến nhất, được bảo vệ xung quanh bởi kỵ binh Caria, đội vệ sĩ kỵ binh và
lính đánh thuê Hy Lạp. Bên phải trung tâm là vệ binh hoàng gia Ba Tư, nhóm kỵ
binh Ấn Độ và cung thủ Amardi. Hai bên sườn đều là kỵ binh. Ở sườn trái là kỵ
binh Bactria, được hỗ trợ bởi quân Dahae, kỵ binh Ba Tư, kỵ binh Elam,
Cadusii…. Bên sườn phải là những đạo quân từ vùng hạ Syria, Lưỡng Hà, và
Media; Parthia và Sacaenia…v..v cuối cùng, cạnh trung quân, là quân Albania và
Sacesinia. Các chiến xa gắn dao được đặt phía trước đội hình. Hàng sau là lực
lượng bộ binh được chiêu mộ từ các bộ tộc nằm trong đế chế Ba Tư. Về phía
Macedonia, đội hình phalanx khét tiếng được bố trí ở trung tâm. Đây là những
người lính bộ binh hạng nặng di chuyển theo hình chữ nhật - được trang bị những
ngọn giáo “sarissa” cực dài có chiều dài lên tới 6m. Điều này khiến phalanx trở
thành một đội hình đáng gờm - một rừng giáo chật cứng khó xuyên thủng.
Kỵ binh được chia làm hai: sườn trái là Parmenion chỉ huy kỵ binh Thessaly,
Thracia cùng với bộ binh Hy Lạp. Sườn phải là đội chiến hữu kỵ binh dẫn đầu bởi
Alexander bên cạnh là kỵ binh Paionia và cung thủ Agria, cung thủ Hy Lạp. Hàng
dưới là đội hình bộ binh hỗ trợ Thessaly, Illyria. Đơn vị này có nhiệm vụ gây rối
phòng tuyến địch, được trang bị giáp nhẹ hoặc không cần giáp, lao, khiên nhỏ và cả ná cao su.
Bước vào trận chiến, Alexander cho toàn bộ đội hình hướng sang phải để dồn lực
đánh vào sườn trái quân Ba Tư nhưng ngay lập tức Darius đáp lại bằng cách kéo
dài cánh trái của mình, khớp với chuyển động của quân Macedonia. Alexander vẫn
tiếp tục tiến quân về bên phải cho tới khi ông gần như đã băng qua toàn bộ khu vực
mà quân Ba Tư đã san phẳng suốt ngày hôm trước. Darius hiểu rằng một khi quân
Macedonia đã tới vùng đất gồ ghề, chiến xa của ông ta sẽ trở nên vô dụng, nên ông
đã hạ lệnh cho kỵ binh tiên phong ở cánh trái di chuyển và bao vây cánh phải của
Macedonia. Giao tranh cực kỳ ác liệt, không bên nào chiếm được ưu thế rõ ràng.
Nhưng sau một khoảng thời gian, phía Macedonia đã chiếm ưu thé, đánh tan một
vài đơn vị kỵ binh Ba Tư. Thấy những rắc rối bên trái quân mình, Darius đã ra lệnh
tất cả những cỗ chiến xa có gắn dao xông vào trung tâm đối phương. Những chiến
xa này gia nhập trận địa, chúng có thể cắt nát đầu gối và phần thân dưới những
người chạm phải. Tuy nhiên, cuộc tấn công này đã không thành công vì những
chiến xa chưa sử dụng được bao lâu đã phải đương đầu với những vũ khí ném,
phóng lao của quân Macedonia hơn nữa họ còn chiếm được dây cương, xô ngã
người điều khiển chiến xa xuống mặt đất, sau đó bao vây số ngựa chiến và chém
giết chúng; chỉ có một vài chiến xa băng qua thành công, nhưng không đạt được
mục đích gì, vì ở bất cứ nơi nào chiến xa lao tới, quân Macedonia sẽ giãn đội hình
cho những cỗ chiến xa lao vào khoảng trống. Theo sau những cỗ xe, cánh phải của
Ba Tư do Mazaeus dẫn đầu đã xông vào phía Parmenion. Quân Hy Lạp chịu nhiều
tổn thất và Parmenion phải co rút quân lại. Parmenion vẫn kiên cường giữ vững
sườn trái. Chính tại lúc này, Darius nhận thấy rằng Alexander đang di chuyển sườn
của mình sang bên cực phải trong khi Parmenion ở bên cực trái, tạo ra 1 khoảng
trống ở trung tâm. Hoàng đế Ba Tư coi đây là một điểm yếu nên đã xua các đơn vị
vệ binh hoàng gia xông tới. Cùng với đó, kỵ binh Ba Tư được cử đến hỗ trợ những
chiến hữu của mình bên cánh phải của Macedonia. Chính vì điều này nên khu
trung tâm của Darius đã bị hở, hoàng đế Ba Tư đã mắc bẫy và đây chính là cơ hội
của Alexander. Ông nhanh chóng dẫn đội chiến hữu kỵ binh được hỗ trợ bởi các
đơn vị còn lại của sườn phải đánh vào trung tâm Ba Tư ngay tại nơi vệ binh hoàng
gia của Darius đứng trước đó. Bất chấp sự hỗ trợ từ các đơn vị tuyến sau, người
Macedonia vẫn nhanh chóng phá vỡ tuyến trung tâm Ba Tư, chẳng mấy chốc
Darius nhận ra sự nguy hiểm và cũng như hai năm trước đó tại Issus ông chạy trốn
khỏi chiến trường. Tuy nhiên, quân Ba Tư, không hề biết rằng Darius đã bỏ chạy,
vẫn tiến hành bao vây cánh trái của Alexander và tung ra một cuộc tấn công bên
sườn vào đội quân của Parmenion. Parmenio đã phải cấp báo với Alexander rằng vị
trí của ông đang gặp nguy hiểm và cần sự giúp đỡ. Alexander chỉ đuổi theo Darius
một lúc rồi quay lại hỗ trợ sườn trái của Parmenion đang lâm nguy, các lực lượng
Ba Tư còn lại đã sớm bị áp đảo đánh tan. Kết quả:
Kết quả cuối cùng là thất bại nặng nề của quân Ba Tư, thiệt hại hai phía khá chênh
lệch. Phía Macedonia mất 1000 người trong khi Ba Tư thiệt hại 40.000 người, đế
quốc Ba Tư đã gần như tê liệt. Sau chiến thắng này, doanh trại Ba Tư và toàn bộ
kho tàng trong đó, bao gồm cả hành lý, voi chiến và lạc đà đều rơi vào tay của
quân Macedonia, những thành phố trọng yếu của Ba Tư như chính đô Babylon,
Kinh đô Susaa đã nằm trong tầm Alexander đại đế.
=> Alexander cầm quân một cách thông minh, sự kiên nhẫn và bình tĩnh trước
nhiệt độ của trận chiến, cũng như sự nhanh trí và khả năng phát hiện và khai thác
những điểm yếu quan trọng của Alexander trong trận chiến, đã giúp ông giành
chiến thắng tại Gaugamela. Đây được coi là một trong những chiến công xuất sắc nhất của ông.
2.2. Trận chiến trên sông Hydaspes.
Trận sông Hydaspes là trận đánh giữa vua xứ Macedonia là Alexander Đại đế với
vua Hindu là Porus năm 326 TCN.
Vương quốc Paurava của vua Porus đã nằm trong một phần của Punjab mà bây giờ
là một phần của Pakistan hiện đại. Trận Hydaspes là trận đánh lớn cuối cùng và tốn
kém nhất mà vua Alexander Đại Đế đã tham gia. Địa điểm:
Trận chiến diễn ra trên bờ phía đông của sông Hydaspes (nay gọi là sông Jhelum,
một nhánh của sông Indus) nay là tỉnh Punjab của Pakistan. Tham chiến:
-Đế quốc Macedonia, Hy Lạp cổ đại, Đồng minh Ba Tư, Đồng minh Ấn Độ ( chỉ
huy và lãnh đạo: Alexander Đại đế, Craterus, một số vị tướng lĩnh khác).
- Paurava (chỉ huy và lãnh đạo: Porus, một số vị tướng lĩnh khác). Bối cảnh
Sau khi vua Alexander Đại Đế đánh bại lực lượng cuối cùng của Đế quốc
Achaemenes dưới sự thống lĩnh của Bessus và Spitamenes năm 328 trước Công
nguyên, ông bắt đầu một chiến dịch mới để tiếp tục mở rộng đế chế của ông hướng
tới Ấn Độ năm 327 trước Công nguyên. Quân đội Macedonia của ông ước tính
khoảng 41.000 hoặc 46.000 lính.
Lực lượng chính di chuyển vào Pakistan ngày nay thông qua đèo Khyber, nhưng
một lực lượng nhỏ hơn dưới sự chỉ huy cá nhân của Alexander đã đi qua các tuyến
đường phía Bắc, chiếm lấy pháo đài của Aornos (ngày nay là Pir-Sar, Pakistan)
trên đường, một nơi cao ý nghĩa đối với thần thoại Hy Lạp, theo truyền thuyết,
Herakles đã không chiếm được nó, khi ông đã tiến hành chiến dịch ở Ấn Độ. Vào
đầu mùa xuân năm sau, ông kết hợp lực lượng của mình và liên minh với Taxiles,
Vua của Taxila, chống láng giềng của ông, Vua của Hydaspes.
Một số đối thủ cạnh tranh của Porus đã tham gia cùng Alexander trong cuộc vận
động và di chuyển của đế quốc này vào lục địa, nhưng Alexander bị giữ lại ở rìa
sông vì đó là mùa mưa và dòng sông này có nhiều song gió. Nó không ngăn cản
anh ta lâu. Porus tin rằng Alexander đã tìm thấy một nơi đã vượt qua, ông sai con
trai của mình đi tìm hiểu, nhưng con trai cùng với 2 nghìn người và 120 cỗ xe đã bị
tàn phá. Porus phải tự mình đến gặp Alexander, mang theo 50.000 người, 3000 can
thiệp, 1000 xe ngựa, và 130 con voi chiến để chống lại Alexander.
Diễn biến của trận chiến
Porus bố trí quân đội của mình ở tả ngạn Hydaspes để đẩy lùi bất kỳ nỗ lực nào
vượt qua. Con sông bị sưng lên bởi tuyết tan và những cơn mưa gió mùa đầu tiên,
sâu và chảy xiết; cũng như bất kỳ đội quân nào cố gắng vượt qua nó sẽ tự kết án
mình cho sự hủy diệt nhất định. Alexandre đợi vài ngày; anh ta thực hiện một vài
động tác nghi binh dọc theo bờ biển và tổ chức một chiến dịch thông tin sai lệch,
truyền cho nông dân địa phương thông tin mà anh ta cho rằng nước quá cao để cố
gắng vượt biển. Alexander đích thân vượt qua Hydaspes, cách thượng nguồn
khoảng 25 km, với một đội quân tinh nhuệ bao gồm nhà thôi miên và của Bạn
đồng hành. Được cảnh báo, Porus, luôn nhìn thấy đoàn quân chủ lực ở phía bên
kia, không sợ nguy hiểm. Porus chỉ gửi một đội quân nhỏ gồm những kỵ sĩ do một
trong những cha mẹ của ông (con trai, anh trai hoặc cháu trai) chỉ huy để chống lại
Alexander. Anh ta đã mắc sai lầm ở đó vì tiểu đoàn của anh ta đã bị đánh bại và
người thân của anh ta bị giết.
Khi trận chiến thực sự bắt đầu, kỵ binh của Alexander ở bên phải chiến tuyến,
trong khi phalanx, được ủy quyền bởi Miệng núi lửa, có lệnh băng qua sông trong
trường hợp Porus phải đối mặt với Alexander với tất cả quân đội của mình. Quân
đội Ấn Độ được bố trí với kỵ binh ở hai bên, voi chiến phía trước và bộ binh phía
sau voi. Những con voi chiến này đưa ra một khó khăn mới. Alexander thực sự
phải xem lại chiến lược thông thường của mình, bao gồm việc cắt các tuyến đối lập
để tung kỵ binh vào khai cuộc; mà đã có hiệu quả đáng kinh ngạc ở trận chiến của
Gaugameles. Ngoài ra, voi Ấn Độ khiến ngựa Macedonian lo lắng đến nỗi chúng
từ chối lao thẳng vào động vật da đầu. Alexander do đó buộc phải thay đổi chiến
lược của mình. Do đó, ông cử một nhóm kỵ binh đi xung quanh người da đỏ để tấn công họ từ phía sau.
Alexander bắt đầu trận chiến với một cuộc tấn công của kỵ binh bên cánh trái của
người da đỏ. Porus củng cố nó bằng cách chuyển một phần kỵ binh của mình đến
đó từ cánh phải của mình; điều này cho phép kỵ binh Macedonian được cử đi qua
mặt quân đội Ấn Độ để chiếm lấy nó từ phía sau, như ý định của Alexander. Kị
binh Ấn Độ có thể bị tiêu diệt mà không buộc kỵ binh Macedonian tiếp cận voi.
Trong khi đó, các phalangite Macedonian và bộ binh Ba Tư, những người đã vượt
sông, đột ngột chặn đứng cuộc tấn công của những con voi đang đối mặt với họ.
Một số lượng lớn voi bị giết và lực lượng của Alexander sớm bao vây quân đội Ấn
Độ. Sau tổn thất nặng nề, Porus, bị bao vây và bị thương nặng, đầu hàng với danh
dự cho Alexander sau các cuộc đàm phán. Justin tuyên bố, không giống như các
tác giả cổ đại khác, rằng Alexander và Porus sẽ chiến đấu một trận. Ngô Lucien
của Samosate tuyên bố rằng nó là một phát minh của Aristobulus. Tuy nhiên, tình
tiết huyền thoại này đã được đưa lên (có lẽ trong cuộc đời của Alexander) trong
“cuộc suy đồi của Pôros”. Hậu quả
Rất khó để ước tính thiệt hại của cả hai bên, nhưng người da đỏ có thể mất toàn bộ
kỵ binh, nhiều (có lẽ là hầu hết) bộ binh của họ, và hơn 100 con voi chiến.
Alexander chụp nhiều hơn 80 con voi ; kỵ binh của ông được tha nhưng ông mất
một phần lớn bộ binh của mình. Nhà sử học Peter Green ước tính rằng Alexander
đã mất khoảng 4.000 người, hầu hết trong số họ đã phải chịu đựng cú sốc trong
cuộc chiến chống lại những con voi, bởi vì những con ngựa của kỵ binh
Macedonian đã từ chối tiếp cận chúng. Đây không phải là lần đầu tiên người
Macedonia phải đối mặt với voi chiến, có khoảng 20 con trong đội quân của Darius
III đến trận chiến của Gaugameles, nhưng chúng ảnh hưởng rất ít đến trận chiến.
Do đó, trong Trận chiến Hydaspes, người Macedonia đã phải đối mặt với một cuộc
tấn công thực sự của pachyderms, các kỵ binh cuối cùng đã tỏ ra không thuyết
phục trước nó và các phalangite đã bị tổn thất nặng nề.
Bất chấp sự thất bại của Porus, Alexander đã cài đặt lại anh ta trên ngai vàng của
mình vì anh ta cần một yếu tố ổn định trong một khu vực có nhiều dân tộc đầy biến
động. Sau khi gửi Punjab (Pakistan) hiện tại, quân đội macedonian chống lại
Alexander và từ chối vượt qua Hyphase con sông ở cực đông trong thung lũng của
Indus. Alexander chết ở 323 trước công nguyên. Và sự thống nhất của đế chế của
anh ta không tồn tại Chiến tranh Diadochi. Vương quốc Hydaspe giành lại độc lập. 2.3. Kết luận
Alexander Đại Đế từ khi sinh ra đã mang trong mình dòng máu của một chiến binh
thiên bẩm. Ông chiến đấu bằng tài chiến lược, sự quyết đoán, lòng quả cảm, không
để mọi yếu tố bên ngoài từ cảm xúc cá nhân đến các mối quan hệ xung quanh tác
động, chi phối, đánh lạc hướng tư tưởng. Luôn xác định rõ mục tiêu cuối cùng đó
là giành được sự chiến thắng vĩ đại trong lịch sử, chinh phục thế giới và đặc biệt là
chinh phục được lòng trung thành, tận trung của đoàn quân luôn kề vai sát cánh với ông.
Bằng tài thiên bẩm cùng sự rèn giũa học tập từ những người thầy, bậc triết gia tài
giỏi cả về chính trị, chiến tranh, văn hóa Alexander Đại Đế đã trở thành một chiến
binh xuất sắc, bước lên ngôi vua vào năm 20 tuổi, tích cực chiến tranh với kẻ thù
củng cố địa vị, mở rộng đế chế Hy Lạp cổ đại. Một trong những bí quyết bất khả
chiến bại của Alexander Đại đế chính là chủ động ngay cả khi phòng thủ hay tấn
công. Bài học quản trị từ Alexander Đại đế mà bạn cần phải học, không cần phải
chờ đợi sự xuất hiện, người lãnh đạo giỏi trước hết phải làm chủ, tính toán trước
mọi điều tốt sẽ đến để cảnh báo và có kế hoạch tốt nhất.
Đối với một lãnh đạo, không gì tệ hơn sự do dự. Bạn có thể sai lầm nhưng nhất
định phải quyết đoán. Trên chiến trường, Alexander không có thời gian cho sự
trang trọng. Hành động của ông liên quan đến hàng loạt các yếu tố quyết định tính
thắng/bại của trận đấu.
Người lãnh đạo phải là người tiên phong, phải có tầm nhìn xa trông rộng có như
vậy mới thu phục được lòng người, thuyết phục được sự tin tưởng, tín nhiệm của
đồng nghiệp từ đó là tiền đề tấm gương và là động lực để họ phấn đấu làm việc hiệu quả.
Tóm lại bài học rút ra từ sự lãnh đạo tài ba Alexander Đại Đế đó là : Mặc dù bạn
có một đội quân “sư tử” với những người tài giỏi, tiềm lực hùng hậu nhưng được
dẫn dắt bởi một chú “cừu” do dự hay lo sợ, không có tinh thần chiến đấu thì kết
cục cuối cùng chỉ nhận lại sự thất bại. Ngược lại, với một vị tướng lãnh đạo giống
như một chú “sư tử” kiên cường, dũng mãnh, quyết đoán sẽ luôn tạo động lực, tinh
thần làm việc vượt ngoài sức tưởng tượng về đội quân “cừu” bình thường.
CHƯƠNG 3: LỜI TRĂN TRỐI CỦA ALEXANDER ĐẠI ĐẾ
Chỉ trong vòng 13 năm ngắn ngủi, Alexander dựng nên một đế chế trải dài từ Âu
sang Á, bao gồm tất cả các trung tâm văn minh lớn của thế giới cổ đại. Ông cũng là
một mãnh tướng “bất khả chiến bại” theo đúng nghĩa đen, chưa từng thua bất kỳ
trận nào trong nghiệp cầm quân và nhà chính trị này đã để lại cho nhân loại rất nhiều
bài học lãnh đạo đáng quý.
Tuy nhiên, Alexander đột ngột qua đời vào năm 323 TCN, khi ông vừa mới bước
qua tuổi 33 chưa lâu. Cái chết của ông đến nay vẫn nằm trong vòng bí ẩn. Tuy
nhiên, câu chuyện về phút lâm chung của vị hoàng đế vĩ đại này vẫn được người
đời truyền tụng không ngớt.
Trong giờ phút lâm chung, Alexander đại đế triệu tập các cận thần của mình và nói
với họ 3 điều ước cuối cùng của ông: “Một là hãy để các ngự y giỏi nhất khiêng
quan tài của ta. Hai là hãy rải tài sản của ta, bao gồm tất cả tiền, vàng, kim
cương, đá quý trên đường đến nghĩa trang. Ba là hãy để đôi bàn tay của ta được
thả lỏng và để nó bên ngoài cho tất cả mọi người thấy.” (GHI TRÊN SLIDE)
Điều ước thứ nhất: Ông muốn quan tài của mình phải do chính các vị ngự y giỏi nhất thời đó khiêng về.
Điều ước thứ hai: Alexander Đại đế ước mong các quân sỹ sẽ rải tất cả vàng bạc, châu
báu, mà ông đã dành một đời để có được nó, dọc theo con đường người ta mang ông ra nghĩa địa.
Điều ước thứ ba (có lẽ là điều ước “dị” nhất): Ông khát khao đôi bàn tay của mình sẽ
được để thò ra bên ngoài quan tài, lắc lư, đong đưa tự nhiên trên không cho tất cả mọi người đều nhìn thấy.
Tất cả mọi người tỏ ra rất đỗi ngạc nhiên và tò mò về những yêu cầu kỳ lạ này, nhưng
không ai dám hỏi nguyên nhân.
Một vị cận thần của Alexander đã mạnh dạn hôn bàn tay ông và nói: “Thưa đức vua,
chúng thần sẽ làm theo mệnh lệnh của Ngài. Nhưng Ngài có thể cho chúng thần biết tại
sao lại muốn làm như vậy hay không?”.
Bài học rút ra từ lời nguyện của Alexander Đại đế…
Cuối cùng, nhà vua giải thích rằng đó chính là ba bài học mà ông đã học được trong cuộc sống.
Điều ước đầu tiên: Ông muốn chính các vị ngự y giỏi nhất sẽ khiêng quan tài của mình
là vì ông muốn chứng minh rằng, khi đối mặt với cái chết, ngay cả những thầy thuốc
giỏi nhất trên thế giới cũng không thể cải tử hoàn sinh, ông hy vọng mọi người biết
trân quý cuộc sống của chính mình.
Điều ước thứ 2: Rải vàng bạc, châu báu trên đường đi. Ông muốn mọi người nhận ra
rằng, sự giàu có về vật chất có được trên trái đất này thì sẽ phải ở lại trái đất, của
cải, tài sản mà con người dùng cả cuộc đời để góp nhặt, lúc chết đi cũng chẳng thể nào
mang đi, sẽ mãi ở lại trên thế gian này. Điều ước thứ 2 là để nhắn nhủ “Mọi người không
nên giống như ta theo đuổi mộng giàu sang. Ta tiêu tốn cả đời chạy theo sự giàu có,
nhưng ta sẽ lãng phí hầu hết thời gian của đời người”.
Điều ước cuối cùng là để bàn tay đong đưa vung vẩy ra bên ngoài quan tài, ông muốn
cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng thì khi rời
khỏi thế giới cũng chỉ có hai bàn tay trắng. Tất cả những vùng đất ông chiếm được, quân
đội hùng mạnh, những thanh gươm sắc nhạy và cả sự giàu có… tất cả đều không có nghĩa lý gì.
Những điều ước cuối cùng của Alexander Đại đế cũng là những bài học thật sâu sắc về cuộc sống cho chúng ta. Nguồn tham khảo:
Alexander the Great. Cambridge University Press.
Warfare in Antiquity. University of Nebraska Press.
Những cuộc chinh phạt của Alexander Đại đế của Arrian
Kênh youtube: Tóm tắt nhanh VN Phim Alexander 2004
Kênh youtube: Sử lược – Tóm tắt lịch sử
https://soha.vn/y-nguyen-rung-ron-cua-alexander-dai-de-va-cai-gat-dau-than-phuc-
khi-biet-duoc-ly-do-20160505102921788.htm