Ôn tập cách mạng giải phóng dân tộc - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại Học Duy Tân
Đây là một sáng tạo của Hồ Chí Minh về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc.Hồ Chí Minh cho rằng, “Cách mệnh trước hết phải có đảng cách mệnh... Đảngcó vững cách mệnh mới thành công...”(5). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (POS 361)
Trường: Đại học Duy Tân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
2B: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo
Đây là một sáng tạo của Hồ Chí Minh về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc.
Hồ Chí Minh cho rằng, “Cách mệnh trước hết phải có đảng cách mệnh... Đảng
có vững cách mệnh mới thành công...”(5). Đảng đó phải được xây dựng theo
nguyên tắc đảng kiểu mới của V.I.Lênin, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác -
Lênin. Nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng Cộng sản là: Xác định mục tiêu của cách
mạng, xây dựng đường lối cách mạng giải phóng dân tộc; thông qua cương lĩnh,
tổ chức vận động, tập hợp các lực lượng cách mạng, xây dựng Mặt trận Dân tộc
thống nhất. Đối với cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản phải thực hiện đồng
thời hai nhiệm vụ: chống đế quốc và chống phong kiến, giành độc lập dân tộc,
đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Cương lĩnh Chính trị đầu tiên được
thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã khẳng
định: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp”(6). Điều đáng chú ý là, Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng không chỉ là của riêng giai cấp công nhân, mà
của toàn dân tộc. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (tháng 02/1951), Hồ Chí Minh
phân tích: “Trong giai đoạn hiện nay, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên phải là Đảng của dân tộc
Việt Nam”(7). Năm 1961, khi nhân dân miền Bắc đang thực hiện kế hoạch 5
năm lần thứ nhất, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định: “Đảng ta là Đảng của
giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”(8).
Đó là một Đảng đạo đức và văn minh, được võ trang bằng lý luận Mác - Lênin;
có bản lĩnh chính trị vững vàng; đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo
đức trong sáng, năng lực trí tuệ dồi dào, biết giải quyết mọi vấn đề xuất phát từ
thực tiễn Việt Nam và theo kịp bước tiến của thời đại. Đảng đó phải xây dựng
được một Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, vững chắc, lâu dài, chân thành,
đoàn kết; trong đó, lực lượng của Đảng là cả dân tộc, mọi con dân nước Việt,
con Lạc cháu Hồng. Đảng đó còn biết tập hợp các lực lượng cách mạng và tiến
bộ trên thế giới đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân, vì mục tiêu
chung của nhân loại tiến bộ là: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thực tiễn phong phú cách mạng Việt Nam chứng minh rằng, sự lãnh đạo đúng
đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam. Đồng thời, chính trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã
được tôi luyện, thử thách và không ngừng trưởng thành, dày dạn kinh nghiệm
để ngày càng xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, xứng đáng
với sự tin cậy của nhân dân; qua đó, khẳng định một chân lý, “ở Việt Nam
không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có
đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua
mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang, hạnh phúc”(9).
2C: Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơ sở liên minh công nông
Sinh thời, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp
đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liên minh công nông làm nòng cốt”... Trong đó,
“thực hiện cho được liên minh công nông vì đó là sự bảo đảm chắc chắn nhất
những thắng lợi của cách mạng”(10).
Từ thực tiễn Việt Nam, với tuyệt đại đa số dân số là nông dân, Hồ Chí Minh cho
rằng, nông dân là những người chịu nhiều tầng áp bức, bị bần cùng hóa nên họ
luôn có ý thức phản kháng, sẵn sàng tham gia cách mạng. Do đó, cách mạng
giải phóng dân tộc phải có sự tham gia của giai cấp nông dân và là sự nghiệp
của toàn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nông dân là một lực lượng rất
to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân. Muốn
kháng chiến kiến quốc thành công, muốn độc lập, thống nhất thật sự, ắt phải
dựa vào lực lượng của nông dân. Đồng bào nông dân sẵn có lực lượng to lớn,
sẵn có lòng nồng nàn yêu nước, sẵn có chí khí kiên quyết đấu tranh và hy sinh.
Do vậy, vấn đề giải phóng dân tộc ở Việt Nam, thực chất là vấn đề nông dân.
Nông dân vừa là động lực, vừa là lực lượng đông đảo, nòng cốt, và cũng là đối
tượng vận động của cách mạng.
Đánh giá cao vai trò, sứ mệnh của giai cấp nông dân, nhưng Hồ Chí Minh luôn
khẳng định, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng và Đảng phải
lãnh đạo xây dựng khối liên minh công - nông làm nòng cốt cho Mặt trận Dân
tộc thống nhất. Hồ Chí Minh chủ trương vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp
nhân dân Việt Nam, những người dân mất nước, đang phải chịu thân phận nô lệ,
tham gia vào Mặt trận Dân tộc thống nhất, nhằm huy động sức mạnh của toàn
dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Đây là luận điểm rất mới, có
giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng thế giới, đặc biệt là phong
trào giải phóng dân tộc. Đó là sự bổ sung kịp thời vào kho tàng lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Có thể nói, đối với cách mạng Việt Nam, luận điểm của Hồ
Chí Minh về vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh
công - nông đã được vận dụng một cách chủ động, sáng tạo trong tiến trình tiến
hành cách mạng giải phóng dân tộc.