Tiểu luận thực trạng giáo dục của hiện nay - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại Học Duy Tân

Khi bàn đến đời sống mới trong môi trường học Hồ Chí Minh đã viết: “Óc nhữngngười trẻ tuổi như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nósẽ đỏ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Khi bàn đến đời sống mới trong môi trường học Hồ Chí Minh đã viết: “Óc những
người trẻ tuổi như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó
sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh
niên, và tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà.”
Bài luận về quan điểm của bản thân về vấn đề học tập ngày nay của sinh viên và thực
trạng giáo dục của hiện nay.
GVHD: Trần Quốc Huy
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Trang
Mã số sinh viên:
Số thứ tự: 280
Lớp môn học: POS 361 SK
1
MỤC LỤC :
A. MỞ ĐẦU ……………………………………………………………..
1. Lí do chọn đề tài ………………………………………………….. 3
B. NỘI DUNG …………………………………………………………...
I. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh ……………………………... 4
II. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên…… ....
1. Vai trò của thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh …………..... 5
2. Vai trò của giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh ……………… 6
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên ………………... 7
4. Phương pháp giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh .. 8
III. Rút ra bài học cho bản thân ……………………………………..
1. Nguyên nhân và biểu hiện ……………………………………… 10
2. Giải pháp rèn luyện bản thân …………………………………... 11
C. KẾT LUẬN ……………………………………………………………
2
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ những truyền thống văn hóa tốt
đẹp của dân tộc. Đó truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo, đã tồn tại
ngàn đời nay trong đời sống nhân dân ta. Không chỉ vậy, người còn ảnh
hưởng sâu sắc từ những quan điểm mới mẻ của giáo dục phương Tây như
tinh thần học chính, quan niện “học đi đôi với hành” Nguồi gốc
quan trọng nhất của Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục vẫn là chủ
nghĩa Mác- Lênin và những tấm gương sáng của các ông. Mác và Ăngghen
đã tuyên bố trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản” là: “Sự phát triển tự do
của mỗi người điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.
Tại diễn đàn Đại hội giáo dục toàn Nga lần thứ nhất( 28-8-1918), Lênin đã
khẳng định vai trò to lớn của công tác giáo dục, coi đó là một điều kiện đảm
bảo thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa hội. Khẩu hiệu nổi
tiếng của Lênin: “Học, học nữa, học mãi” đã trở thành triết sống của
hàng triệu, hàng triệu con người trong các thế hệ. Uỷ ban quốc tế về giáo
dục thế kỷ XXI đã đưa giáo dục suốt đời thành một nguyên lý của nền giáo
dục mở đầu thiên niên kỷ mới.
Phong cách Hồ Chí Minh một hệ thống chỉnh thể nhất quán
toàn diện về phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc,
phong cách ứng xử sinh hoạt hàng ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Phong cách nêu gương nội dung quan trọng, nổi bật trong phong cách
làm việc của Người, đồng thời một nguyên tắc xây dựng đạo đức mới,
đạo đức cách mạng “nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức”.
Nêu gương về đạo đức trước hết yêu cầu, đòi hỏi đối với mỗi cán
bộ, đảng viên, những người đứng đầu các quan, đơn vị, tổ chức. Do
vậy, Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công
tác và lối sống, trong mọi lúc, ở mọi nơi; nói phải đi đôi với làm, tức là phải
3
nêu gương, làm mực thước cho quần chúng noi theo, “tự mình phải chính
trước, mới giúp được mọi người chính” [8]. Hồ Chí Minh từng nhắc “Nếu
chúng ta làm gương mẫu biết lãnh đạo thì bất cứ công việc khó khăn
đến đâu cũng nhất định làm được “, hay như “Muốn đẩy mạnh các mặt sản
xuất, chiến đấu, văn hoá các mặt khác, thì trước hết cán bộ, đảng viên,
đoàn viên, phải làm đầu tàu, gương mẫu,… làm sao tự mình nêu gương
giáo dục cho đảng viên, đoàn viên, cán bộ giữ gìn, phát triển đạo đức cách
mạng, làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền
dân chủ của mình, dám nói, dám làm,…
B. NỘI DUNG
I. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống bao gồm các quan điểm toàn
diện và sâu sắc về những vấn đề chungbản có liên quan đến cách mạng
Việt Nam, đây kết quả của quá trình vận dụng sáng tạo dựa trên nền
tảng chủ nghĩa Mác Lênin vào cách mạng Việt Nam. Nội dung chủ yếu của
tưởng Hồ Chí Minh về tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng các
giai cấp bị thống trị, áp bức bóc lột, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
toàn dân, xây dựng Đảng luôn vững mạnh, trong sạch…Không lấy nguyên
mẫu của Chủ nghĩa Mác Lênin tưởng Hồ Chí Minh sự vận dụng
khéo léo, sáng tạo nhằm tìm ra hướng đi riêng phù hợp với tình hình cách
mạng của dân tộc Việt Nam.Ngoài ra,tưởng Hồ Chí Minh còn được đúc
kết bởi truyền thống đấu tranh của dân tộc, các giá trị văn hóa, tinh hoa của
nhân loại.
4
II. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên
1. Vai trò của thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Thanh niên Việt Nam một tầng lớp hội rộng lớn, vai trò
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Trong tất cả
các cuộc cách mạng do Đảng khởi xướng lãnh đạo, thanh niên bao
giờ cũng lực lượng xung kích, đi đầu. Khi nghiên cứu về thanh niên,
C. Mác đã kết luận: Do những quy luật khách quan của hội, thanh
niên bao giờ cũng giữ vai trò hội quan trọng trong việc kế thừa
phát triển những thành tựu của người đi trước. Bất kể giai cấp lãnh đạo
nào bất kể thời kỳ nào, thanh niên cũng đối tượng để các giai cấp
tranh thủ và lôi kéo họ về phía mình.
Khi bàn về vai trò của thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, tuổi
trẻ là mùa xuân của cuộc đời, tuổi trẻlực lượng quyết định vận mệnh
của dân tộc, sự phát triển của đất nước. Người luôn tin tưởng tiềm
năng, sức mạnh to lớn của thế hệ trẻ trong cuộc đấu tranh cách mạng
sự phát triển xã hội. Tuổi trẻ Việt Nam là lực lượng đông đảo, hùng hậu,
dũng cảm; những ưu thế nổi trội: trẻ, khoẻ, chiếm số đông trong
hội, hăng hái nhiệt tình, nhanh nhạy trong tiếp thu cái mới. Thế hệ trẻ
tiêu biểu cho sức sống, sức phát triển của dân tộc, nếu được chăm sóc,
rèn luyện có thể đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc. Tuy nhiên, Người cũng nhận thấy, trong quá trình thống tr Đông
Dương và Việt Nam, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách ngu dân, áp
đặt nền văn hoá dịch đã làm tàn tạ, mê muội thế hệ trẻ Việt Nam, đó
điều hết sức nguy hiểm. thế, trong tác phẩm “Bản án chế độ thực
dân Pháp”, xuất bản năm 1925, Người viết: "Hỡi Đông Dương đáng
thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người
không sớm hồi sinh”(4). Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, chỉ thể
giành độc lập dân tộc khi giác ngộ được quần chúng nhân dân, mà trước
hết thức tỉnh, giác ngộ thanh niên, hướng cuộc đấu tranh của họ đi
đúng quỹ đạo của cách mạng vô sản, từ đó thức tỉnh dân tộc.
5
Hồ Chí Minh cũng sớm thấy được sức mạnh của tuổi trẻ trong sự
nghiệp xây dựng đất nước. Ngay trong ngày khai trường đầu tiên của
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã
tin tưởng và gửi gắm vào thế hệ trẻ, rằng tươi lai của non sông Việt Nam
phụ thuộc Một phần lớn công học tập của các em. Cách mạng
Tháng Tám thành công, đất nước độc lập, tiền đồ rạng rỡ của dân tộc
được mở ra trước mắt thế hệ trẻ. Trong điều kiện mới, Hồ Chí Minh
khẳng định: “Thanh niên người chủ tương lai của nước nhà... Nước
nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên.”
2. Vai trò của giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Giáo dục theo quan điểm của Hồ Chí Minh sẽ tạo ra tính liên tục
của cách mạng. Với việc nâng cao dân trí, nhân dân sẽ biết quyền lợi,
bổn phận, kiến thức mới để tham gia vào công việc xây dựng bảo
vệ Tổ quốc. Hồ Chí Minh cho rằng thiện, ác không phải tính sẵn của
con người. Giáo dục tạo ra nhân cách từng bước hoàn thiện con
người.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, giáo dục yếu tố quyết định
trực tiếp nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học - cả khoa học
hội nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật - chuyên môn
nghiệp vụ, ngoại ngữ, trình độ tổ chức quản lý... Giáo dục sẽ giúp cho
người học có một vốn liếng về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và
thế giới, nếu không thì sẽ không giữ vững được nền độc lập
dân tộc, không thể tham gia một cách tích cực hiệu quả vào công
việc xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục sẽ giúp cho mỗi người dân
kiến thức mới để “biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước
văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”.
Nói về vai trò của giáo dục, điều đã được đề cập quá nhiều
người ta dễ sa vào những triết chung chung, nhưng Chủ tịch Hồ Chí
Minh vẫn có cách đánh giá riêng với các lập luận của mình. Chủ tịch
6
Hồ Chí Minh, vai trò của giáo dục thường gắn với sự phân tích khác liên
quan tới hoạt động diễn ra trong cuộc sống. Nhờ vậy, vai trò của giáo
dục luôn ý nghĩa thực tiễn cụ thể. Đó chính nét sáng tạo trong
tưởng của Người.
Vai trò của giáo dục được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ là nhằm
phát triển toàn diện con người Việt Nam, một nền giáo dục vì con người,
cho con người và hướng tới việc xây dựng con người mới - con người
XHCN. Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định
nền giáo dục mới sẽ “đào tạo các em nên những người công dân hữu ích
cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những
năng lực sẵn có của các em” .
Nền giáo dục mới phải thực hiện dạy học theo hướng phục vụ
Tổ quốc nhân dân. Vai trò này được Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt
“Học để làm việc, để làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn
thể, giai cấp nhân dân, Tổ quốc nhân loại” . Từ đó, Chủ tịch Hồ
Chí Minh rất coi trọng việc dạy học phải xuất phát từ nhu cầu của
thực tiễn cuộc sống. Nói chuyện tại Đại hội Giáo dục phổ thông toàn
quốc (23/3/1956), Người động viên các thầy, giáo: “Dạy học cần
phải theo nhu cầu của dân, của Nhà nước.Thầy dạy tốt, trò học tốt, cung
cấp đủ cán bộ cho nông nghiệp, công nghiệp, cho các ngành kinh tế
văn hóa. Đó là nhiệm vụ vẻ vang của các thầy giáo, cô giáo”. Trong thư
gửi các cháu lưu học sinh Việt Nam học Mát-xcơ-va (19/7/1955),
Người căn dặn: “Các cháu học kỹ thuật học tiếng Nga cần nhận
mình học cốt để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân”
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến vai trò của thanh
niên đối với sự nghiệp cách mạng. Để chuẩn bị cho việc truyền chủ
nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, tháng 5/1925, Người đã thành lập tổ
7
chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (ở Quảng Châu - Trung
Quốc). Tại đây, Hồ Chí Minh đã mở những lớp huấn luyện, đào tạo cán
bộ cách mạng đầu tiên mà tất cả học viên đều là là thanh niên trí thức; ra
tờ báo cách mạng đầu tiên lấy tên báo Thanh niên...vv. Theo quan
điểm của Người: Muốn thức tỉnh dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh
niên. Đó luận điểm quan trọng được Hồ Chí Minh thể hiện trong thư
“Gửi thanh niên An Nam” viết năm 1925, rằng: “Hỡi Đông Dương đáng
thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám Thanh niên già cỗi của Người
không sớm hồi sinh” . Bởi như Người nhận xét: “Tính trung bình,
thanh niên chiếm độ 1 phần 3 tổng số nhân dân - tức là một lực lượng to
lớn” ; “thanh niên bộ phận quan trọng của dân tộc”. Để hiện thực
hoá tiềm năng đó thì trước hết cần phải đoàn kết, tập hợp thanh niên
trong một tổ chức cách mạng. Người cho rằng: “Thanh niên ta rất hăng
hái. Ta biết họp lòng hăng hái đó lại dìu dắt đúng đắn thì thanh niên
sẽ thành một lực lượng rất mạnh mẽ” .
Không chỉ nhìn nhận thanh niên là một lực lượng to lớn và mạnh
mẽ, Hồ Chí Minh còn khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai
của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần
lớn là do các thanh niên” . Bởi vậy, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở
các cấp bộ đảng, chính quyền, các đoàn thể, phải chú ý chăm lo giáo
dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Trong bản Di chúc, trước lúc đi xa, Người đã
dặn dò: “ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc
đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng
cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành
những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng”, vừa
“chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan
trọng và cần thiết” .
4. Phương pháp giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Để phát huy vai trò sức mạnh của tuổi trẻ thì phải tiến hành
giáo dục thanh niên một cách toàn diện chu đáo. Hiểu sâu sắc tầm
8
quan trọng của vấn đề này, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của
mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm dìu dắt thế hệ trẻ.
Ngay từ những ngày đầu bôn ba cứu nước, để tập hợp, giáo dục và giác
ngộ cách mạng cho thanh niên, Người đã lập ra tổ chức Việt Nam Thanh
niên cách mạng đồng chí hội. Trước lúc đi xa, trong "Di chúc” thiêng
liêng, Người còn ân cần căn dặn: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung
tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, chí
tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ,
đào tạo họ thành những người thừa kế xây đựng chủ nghĩa hội vừa
"hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau một
việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Trong số những vấn đề cần giáo dục cho thanh niên, Hồ Chí Minh
đặt lên hàng đầu vấn đề giáo dục tinh thần yêu nước. Trong năm điều
Người dạy thiếu niên nhi đồng, điều thứ nhất là: “Yêu Tổ quốc, yêu
đồng bào", đối với thanh niên, "Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân
dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn”.
Tinh thần yêu nước là vốn quý, là sức mạnh to lớn giúp dân tộc ta đứng
vững trước những thử thách nghiệt ngã trong lịch sử. được hun đúc
từ bao đời đã trở thành sức mạnh ViệtNam, biểu tượng Việt Nam.
Ngày nay, trong thời đại Hồ Chí Minh, hơn bao giờ hết, tinh thần ấy cần
được đề cao khơi dậy một cách mạnh mẽ để đưa chúng ta vượt qua
đói nghèo, tụt hậu. Có thể khẳng định rằng, giáo dục tinh thần yêu nước
cho thanh niên theo tưởng Hồ Chí Minh việc làm đặc biệt quan
trọng trong bối cảnh hiện nay, nó tiếp thêm nguồn sức mạnh, trí sáng tạo
cho hàng triệu thanh niên đang ngày đêm chiến đấu, lao động, cống hiến
trên mọi lĩnh vực vì sự vững bền của đất nước, cho sự thăng hoa của dân
tộc, cho dáng đứng Việt Nam tạc sâu vào thiên niên kỷ.
Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục tinh thần yêu nước
đối với thế hệ trẻ cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị mang ý nghĩa
thời sự. Chúng ta tuy đã giành được độc lập tự do, đất nước hòa bình và
thống nhất, song vẫn còn biết bao khó khănthử thách. Nghèo đói, tụt
hậu… đang những nguy lớn. Sự nghiệp chấn hưng đất nước, đưa
nền kinh tế nước ta phát triển ngang với trình độ của những cường quốc
9
lớn đòi hỏi thế hệ trẻ hôm nay phải phấn đấu, nỗ lực cống hiến nhiều
hơn nữa. Họ phải tự giác rèn luyện, trở thành những con người ý chí
bền vững, lòng dũng cảm gan dạ để vượt qua những cám dỗ thấp
kém, những thói tật xấu,... mặt trái của kinh tế thị trường, của
toàn cầu hoá mang lại.
III. Rút ra bài học cho bản thân
1. Nguyên nhân và biểu hiện.
Hồ Chí Minh cho rằng, thanh niên lớp người trẻ tuổi, hoài
bão, ước mơ, giàu nghị lực và rất khát khao với lý tưởng cao đẹp, có đức
xả thân nghĩa lớn lòng vị tha sâu sắc. Đó lứa tuổi tính nhạy
cảm cao với những cái mới, đẹp tiến bộ. Do vậy, nếu được giáo dục
tốt, phù hợp với tâm lý và tính cách, giáo dục tiến hành trên cơ sở tạo ra
những điều kiện vật chất, tinh thần cho sự phát triển của tâm lý, tính
cách đó và biết định hướng, động viên đúng mức, thanh niên sẽ say sưa
với lý tưởng sống cao đẹp, phát huy tài năng, tính sáng tạo, sẵn sàng hy
sinh vì đại nghĩa.
Trong thư “Gửi thanh niên nhi đồng toàn quốc” (năm 1946),
Hồ Chí Minh viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu
từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ mùa xuân của hội”. đây, Người đã chỉ ra
thanh niên là thời kỳ đẹp nhất, sống động nhất, như mùa xuân trăm hoa
đua nở, tràn đầy nhựa sống. Đó là hình ảnh nói lên sức trẻ có thể dời núi,
lấp biển, cả dân tộc luôn kỳ vọng, tin yêu.
Trong nhiều bài nói, bài viết, mỗi khi đề cập tới thanh niên, Hồ
Chí Minh cho rằng thanh niên lớp người trẻ tuổi, sức khỏe, năng
động, sáng tạo, nhưng còn thiếu kinh nghiệm do chưa từng trải, cần phải
được hội quan tâm, chăm sóc, vun trồng để họ trở thành người công
10
dân hữu ích cho đất nước. Khi nói về thanh niên với tính chất là một lực
lượng hội, Hồ Chí Minh đã xác định, thanh niên công dân của
nước Việt Nam. Đó là lực lượng đông đảo, luôn hăng hái xung phong đi
đầu trong mọi nhiệm vụ khó khăn, gian khổ khả năng hoàn thành
tốt những nhiệm vụ được giao. một số bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh
chỉ rõ, thanh niên là nguồn xung lực mạnh mẽ của đất nước, là lực lượng
quan trọng của cách mạng.
Như vậy, khi nói về thanh niên, Hồ Chí Minh đều cho rằng thanh
niên một lực lượng năng động, sáng tạo, giàu nghị lực, tưởng
cao đẹp, có thể đảm trách và hoàn thành tốt các nhiệm vụ khó khăn, gian
khổ khi cách mạng giao phó.
2. Giải pháp rèn luyện bản thân
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc “Học tập
làm theo tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” sâu
rộng trong học sinh
- Đa dạng hóa các phương pháp hình thức giáo dục học sinh
theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho thế hệ
trẻ trong gia đình nhà trường về tinh thần tự hào, tự tôn dân
tộc, nâng cao tính tự giác, đoàn kết, kỷ luật… bằng cách biểu
dương, khen thưởng những tấm gương sinh viên trong học tập,
lao động, tạo nhiều sân chơi bổ ích, nhiều hoạt động thu hút
sinh viên để góp phần xây dựng tưởng sống đẹp, sống
trách nhiệm với bản thân, gia đình hội, thăm hỏi động
viên những sinh viên lầm đường lạc lối để học tự tin hơn trong
cuộc sống
- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc chú trọng công tác
khen thưởng, kỉ luật để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
học sinh
11
- Tiếp tục nâng cao chất lượng phối hợp giữa giáo viên chủ
nhiệm, nhà trường, gia đình và xã hội
- Tích cực đấu tranh chống các hình thức mê tín dị đoan, sử dụng
văn hóa phẩm độc hại trong sinh viên. Bằng cách tổ chức, cổ vũ
sinhviên tham gia thực hiện cuộc vận động “tuổi trẻ sống đẹp”
hay “sống và làm việc theo pháp luật”; xây dựng chế độ tự quản
trong sinh viên, đăng ký thực hiện các quy tắc về nếp sống văn
hóa trong nhà trường, ký túc xá, trong gia đình, trên địa bàn
sinh viên đang cư trú.
- Phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà
trường.
C. KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người thầy, một nhà giáo dục vĩ đại.
Cả cuộc đời, Người đã giáo dục, đào tạo biết bao thế hệ cán bộ quản lý,
lãnh đạo, những chiến ưu cho cách mạng. Theo Người, đạo đức
cách mạng không phải trên trời rơi xuống, do đấu tranh, rèn luyện
bền bỉ hàng ngày mà được hình thành, củng cố và phát triển. . Là nhà ái
quốc đại, cuộc đời cao cả của Người chính tấm gương sáng ngời
cho thế hệ trẻ hôm nay noi theo và học tập. Việc giáo dục tuổi trẻ thông
qua những tấm gương cách mạng một vấn đề hết sức quan trọng. Hồ
Chí Minh người rất thấu hiểu điều này Người đã từng nhắc nhở:
“Óc những người trẻ tuổi như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì sẽ
xanh. Nhuộm đỏ thì sẽ đỏ. vậy sự học tập trong trường ảnh
hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên, tương lai của thanh niên
tức là tương lai của nước nhà.”
12
thể thấy rằng, những tưởng Người nêu ra mang tầm ý
nghĩa thời đại. Sức sống lâu bền của tưởng Hồ Chí Minh đã được
chứng minh kiểm nghiệm, những lời dạy của Người cho đến nay vẫn
còn nguyên giá trị. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi đất nước
đang trên đường hội nhập quốc tế, nền kinh tế tri thức ngày càng phát
triển thì vai trò của người thầy càng rất quan trọng và cùng với nó là yêu
cầu đặt ra cho người thầy cũng ngày càng cao hơn về mọi mặt.
13
| 1/13

Preview text:

ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Khi bàn đến đời sống mới trong môi trường học Hồ Chí Minh đã viết: “Óc những
người trẻ tuổi như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó
sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh
niên, và tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà.”
Bài luận về quan điểm của bản thân về vấn đề học tập ngày nay của sinh viên và thực
trạng giáo dục của hiện nay. GVHD: Trần Quốc Huy
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Trang Mã số sinh viên: Số thứ tự: 280 Lớp môn học: POS 361 SK 1 MỤC LỤC :
A. MỞ ĐẦU ……………………………………………………………..
1. Lí do chọn đề tài ………………………………………………….. 3
B. NỘI DUNG …………………………………………………………... I.
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh ……………………………... 4 II.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên…… ....
1. Vai trò của thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh …………..... 5
2. Vai trò của giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh ……………… 6
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên ………………... 7
4. Phương pháp giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh .. 8 III.
Rút ra bài học cho bản thân ……………………………………..
1. Nguyên nhân và biểu hiện ……………………………………… 10
2. Giải pháp rèn luyện bản thân …………………………………... 11
C. KẾT LUẬN …………………………………………………………… 2 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài.
Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ những truyền thống văn hóa tốt
đẹp của dân tộc. Đó là truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, đã tồn tại
ngàn đời nay trong đời sống nhân dân ta. Không chỉ vậy, người còn ảnh
hưởng sâu sắc từ những quan điểm mới mẻ của giáo dục phương Tây như
tinh thần tư học là chính, là quan niện “học đi đôi với hành” Nguồi gốc
quan trọng nhất của Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục vẫn là chủ
nghĩa Mác- Lênin và những tấm gương sáng của các ông. Mác và Ăngghen
đã tuyên bố trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản” là: “Sự phát triển tự do
của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.
Tại diễn đàn Đại hội giáo dục toàn Nga lần thứ nhất( 28-8-1918), Lênin đã
khẳng định vai trò to lớn của công tác giáo dục, coi đó là một điều kiện đảm
bảo thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khẩu hiệu nổi
tiếng của Lênin: “Học, học nữa, học mãi” đã trở thành triết lý sống của
hàng triệu, hàng triệu con người trong các thế hệ. Uỷ ban quốc tế về giáo
dục thế kỷ XXI đã đưa giáo dục suốt đời thành một nguyên lý của nền giáo
dục mở đầu thiên niên kỷ mới.
Phong cách Hồ Chí Minh là một hệ thống chỉnh thể nhất quán và
toàn diện về phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc,
phong cách ứng xử và sinh hoạt hàng ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Phong cách nêu gương là nội dung quan trọng, nổi bật trong phong cách
làm việc của Người, đồng thời là một nguyên tắc xây dựng đạo đức mới,
đạo đức cách mạng “nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức”.
Nêu gương về đạo đức trước hết là yêu cầu, đòi hỏi đối với mỗi cán
bộ, đảng viên, những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Do
vậy, Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công
tác và lối sống, trong mọi lúc, ở mọi nơi; nói phải đi đôi với làm, tức là phải 3
nêu gương, làm mực thước cho quần chúng noi theo, “tự mình phải chính
trước, mới giúp được mọi người chính” [8]. Hồ Chí Minh từng nhắc “Nếu
chúng ta làm gương mẫu và biết lãnh đạo thì bất cứ công việc gì khó khăn
đến đâu cũng nhất định làm được “, hay như “Muốn đẩy mạnh các mặt sản
xuất, chiến đấu, văn hoá và các mặt khác, thì trước hết cán bộ, đảng viên,
đoàn viên, phải làm đầu tàu, gương mẫu,… làm sao tự mình nêu gương và
giáo dục cho đảng viên, đoàn viên, cán bộ giữ gìn, phát triển đạo đức cách
mạng, làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền
dân chủ của mình, dám nói, dám làm,… B. NỘI DUNG I.
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống bao gồm các quan điểm toàn
diện và sâu sắc về những vấn đề chung cơ bản có liên quan đến cách mạng
Việt Nam, đây là kết quả của quá trình vận dụng và sáng tạo dựa trên nền
tảng chủ nghĩa Mác Lênin vào cách mạng Việt Nam. Nội dung chủ yếu của
tư tưởng Hồ Chí Minh là về tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng các
giai cấp bị thống trị, áp bức bóc lột, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
toàn dân, xây dựng Đảng luôn vững mạnh, trong sạch…Không lấy nguyên
mẫu của Chủ nghĩa Mác Lênin mà tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng
khéo léo, sáng tạo nhằm tìm ra hướng đi riêng phù hợp với tình hình cách
mạng của dân tộc Việt Nam.Ngoài ra, tư tưởng Hồ Chí Minh còn được đúc
kết bởi truyền thống đấu tranh của dân tộc, các giá trị văn hóa, tinh hoa của nhân loại. 4 II.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên
1. Vai trò của thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Thanh niên Việt Nam là một tầng lớp xã hội rộng lớn, có vai trò
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong tất cả
các cuộc cách mạng do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, thanh niên bao
giờ cũng là lực lượng xung kích, đi đầu. Khi nghiên cứu về thanh niên,
C. Mác đã kết luận: Do những quy luật khách quan của xã hội, thanh
niên bao giờ cũng giữ vai trò xã hội quan trọng trong việc kế thừa và
phát triển những thành tựu của người đi trước. Bất kể giai cấp lãnh đạo
nào và bất kể thời kỳ nào, thanh niên cũng là đối tượng để các giai cấp
tranh thủ và lôi kéo họ về phía mình.
Khi bàn về vai trò của thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, tuổi
trẻ là mùa xuân của cuộc đời, tuổi trẻ là lực lượng quyết định vận mệnh
của dân tộc, sự phát triển của đất nước. Người luôn tin tưởng ở tiềm
năng, sức mạnh to lớn của thế hệ trẻ trong cuộc đấu tranh cách mạng và
sự phát triển xã hội. Tuổi trẻ Việt Nam là lực lượng đông đảo, hùng hậu,
dũng cảm; có những ưu thế nổi trội: trẻ, khoẻ, chiếm số đông trong xã
hội, hăng hái nhiệt tình, nhanh nhạy trong tiếp thu cái mới. Thế hệ trẻ
tiêu biểu cho sức sống, sức phát triển của dân tộc, nếu được chăm sóc,
rèn luyện có thể đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc. Tuy nhiên, Người cũng nhận thấy, trong quá trình thống trị Đông
Dương và Việt Nam, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách ngu dân, áp
đặt nền văn hoá nô dịch đã làm tàn tạ, mê muội thế hệ trẻ Việt Nam, đó
là điều hết sức nguy hiểm. Vì thế, trong tác phẩm “Bản án chế độ thực
dân Pháp”, xuất bản năm 1925, Người viết: "Hỡi Đông Dương đáng
thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người
không sớm hồi sinh”(4). Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, chỉ có thể
giành độc lập dân tộc khi giác ngộ được quần chúng nhân dân, mà trước
hết là thức tỉnh, giác ngộ thanh niên, hướng cuộc đấu tranh của họ đi
đúng quỹ đạo của cách mạng vô sản, từ đó thức tỉnh dân tộc. 5
Hồ Chí Minh cũng sớm thấy được sức mạnh của tuổi trẻ trong sự
nghiệp xây dựng đất nước. Ngay trong ngày khai trường đầu tiên của
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã
tin tưởng và gửi gắm vào thế hệ trẻ, rằng tươi lai của non sông Việt Nam
phụ thuộc “ Một phần lớn ở công học tập của các em. ” Cách mạng
Tháng Tám thành công, đất nước độc lập, tiền đồ rạng rỡ của dân tộc
được mở ra trước mắt thế hệ trẻ. Trong điều kiện mới, Hồ Chí Minh
khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà... Nước
nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên.”
2. Vai trò của giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Giáo dục theo quan điểm của Hồ Chí Minh sẽ tạo ra tính liên tục
của cách mạng. Với việc nâng cao dân trí, nhân dân sẽ biết quyền lợi,
bổn phận, có kiến thức mới để tham gia vào công việc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Hồ Chí Minh cho rằng thiện, ác không phải là tính sẵn của
con người. Giáo dục tạo ra nhân cách và từng bước hoàn thiện con người.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, giáo dục là yếu tố quyết định
trực tiếp nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học - cả khoa học xã
hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật - chuyên môn
nghiệp vụ, ngoại ngữ, trình độ tổ chức quản lý... Giáo dục sẽ giúp cho
người học có một vốn liếng về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và
thế giới, mà nếu không có nó thì sẽ không giữ vững được nền độc lập
dân tộc, không thể tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào công
việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục sẽ giúp cho mỗi người dân
có kiến thức mới để “biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước
văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”.
Nói về vai trò của giáo dục, điều đã được đề cập quá nhiều mà
người ta dễ sa vào những triết lý chung chung, nhưng Chủ tịch Hồ Chí
Minh vẫn có cách đánh giá riêng với các lập luận của mình. Ở Chủ tịch 6
Hồ Chí Minh, vai trò của giáo dục thường gắn với sự phân tích khác liên
quan tới hoạt động diễn ra trong cuộc sống. Nhờ vậy, vai trò của giáo
dục luôn có ý nghĩa thực tiễn cụ thể. Đó chính là nét sáng tạo trong tư tưởng của Người.
Vai trò của giáo dục được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ là nhằm
phát triển toàn diện con người Việt Nam, một nền giáo dục vì con người,
cho con người và hướng tới việc xây dựng con người mới - con người
XHCN. Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định
nền giáo dục mới sẽ “đào tạo các em nên những người công dân hữu ích
cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những
năng lực sẵn có của các em” .
Nền giáo dục mới phải thực hiện dạy và học theo hướng phục vụ
Tổ quốc và nhân dân. Vai trò này được Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt
là “Học để làm việc, để làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn
thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” . Từ đó, Chủ tịch Hồ
Chí Minh rất coi trọng việc dạy và học phải xuất phát từ nhu cầu của
thực tiễn cuộc sống. Nói chuyện tại Đại hội Giáo dục phổ thông toàn
quốc (23/3/1956), Người động viên các thầy, cô giáo: “Dạy và học cần
phải theo nhu cầu của dân, của Nhà nước.Thầy dạy tốt, trò học tốt, cung
cấp đủ cán bộ cho nông nghiệp, công nghiệp, cho các ngành kinh tế và
văn hóa. Đó là nhiệm vụ vẻ vang của các thầy giáo, cô giáo”. Trong thư
gửi các cháu lưu học sinh Việt Nam học ở Mát-xcơ-va (19/7/1955),
Người căn dặn: “Các cháu học kỹ thuật và học tiếng Nga cần nhận rõ
mình học cốt để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân”
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến vai trò của thanh
niên đối với sự nghiệp cách mạng. Để chuẩn bị cho việc truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, tháng 5/1925, Người đã thành lập tổ 7
chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (ở Quảng Châu - Trung
Quốc). Tại đây, Hồ Chí Minh đã mở những lớp huấn luyện, đào tạo cán
bộ cách mạng đầu tiên mà tất cả học viên đều là là thanh niên trí thức; ra
tờ báo cách mạng đầu tiên lấy tên là báo Thanh niên...vv. Theo quan
điểm của Người: Muốn thức tỉnh dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh
niên. Đó là luận điểm quan trọng được Hồ Chí Minh thể hiện trong thư
“Gửi thanh niên An Nam” viết năm 1925, rằng: “Hỡi Đông Dương đáng
thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám Thanh niên già cỗi của Người
không sớm hồi sinh” . Bởi vì như Người nhận xét: “Tính trung bình,
thanh niên chiếm độ 1 phần 3 tổng số nhân dân - tức là một lực lượng to
lớn” ; và “thanh niên là bộ phận quan trọng của dân tộc”. Để hiện thực
hoá tiềm năng đó thì trước hết cần phải đoàn kết, tập hợp thanh niên
trong một tổ chức cách mạng. Người cho rằng: “Thanh niên ta rất hăng
hái. Ta biết họp lòng hăng hái đó lại và dìu dắt đúng đắn thì thanh niên
sẽ thành một lực lượng rất mạnh mẽ” .
Không chỉ nhìn nhận thanh niên là một lực lượng to lớn và mạnh
mẽ, Hồ Chí Minh còn khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai
của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần
lớn là do các thanh niên” . Bởi vậy, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở
các cấp bộ đảng, chính quyền, các đoàn thể, phải chú ý chăm lo giáo
dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Trong bản Di chúc, trước lúc đi xa, Người đã
dặn dò: “ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc
đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng
cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành
những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng”, vừa
“chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” .
4. Phương pháp giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Để phát huy vai trò và sức mạnh của tuổi trẻ thì phải tiến hành
giáo dục thanh niên một cách toàn diện và chu đáo. Hiểu sâu sắc tầm 8
quan trọng của vấn đề này, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của
mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm dìu dắt thế hệ trẻ.
Ngay từ những ngày đầu bôn ba cứu nước, để tập hợp, giáo dục và giác
ngộ cách mạng cho thanh niên, Người đã lập ra tổ chức Việt Nam Thanh
niên cách mạng đồng chí hội. Trước lúc đi xa, trong "Di chúc” thiêng
liêng, Người còn ân cần căn dặn: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung
là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí
tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ,
đào tạo họ thành những người thừa kế xây đựng chủ nghĩa xã hội vừa
"hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Trong số những vấn đề cần giáo dục cho thanh niên, Hồ Chí Minh
đặt lên hàng đầu vấn đề giáo dục tinh thần yêu nước. Trong năm điều
Người dạy thiếu niên và nhi đồng, điều thứ nhất là: “Yêu Tổ quốc, yêu
đồng bào", đối với thanh niên, "Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân
dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn”.
Tinh thần yêu nước là vốn quý, là sức mạnh to lớn giúp dân tộc ta đứng
vững trước những thử thách nghiệt ngã trong lịch sử. Nó được hun đúc
từ bao đời và đã trở thành sức mạnh ViệtNam, biểu tượng Việt Nam.
Ngày nay, trong thời đại Hồ Chí Minh, hơn bao giờ hết, tinh thần ấy cần
được đề cao và khơi dậy một cách mạnh mẽ để đưa chúng ta vượt qua
đói nghèo, tụt hậu. Có thể khẳng định rằng, giáo dục tinh thần yêu nước
cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là việc làm đặc biệt quan
trọng trong bối cảnh hiện nay, nó tiếp thêm nguồn sức mạnh, trí sáng tạo
cho hàng triệu thanh niên đang ngày đêm chiến đấu, lao động, cống hiến
trên mọi lĩnh vực vì sự vững bền của đất nước, cho sự thăng hoa của dân
tộc, cho dáng đứng Việt Nam tạc sâu vào thiên niên kỷ.
Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục tinh thần yêu nước
đối với thế hệ trẻ cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và mang ý nghĩa
thời sự. Chúng ta tuy đã giành được độc lập tự do, đất nước hòa bình và
thống nhất, song vẫn còn biết bao khó khăn và thử thách. Nghèo đói, tụt
hậu… đang là những nguy cơ lớn. Sự nghiệp chấn hưng đất nước, đưa
nền kinh tế nước ta phát triển ngang với trình độ của những cường quốc 9
lớn đòi hỏi thế hệ trẻ hôm nay phải phấn đấu, nỗ lực cống hiến nhiều
hơn nữa. Họ phải tự giác rèn luyện, trở thành những con người có ý chí
bền vững, có lòng dũng cảm gan dạ để vượt qua những cám dỗ thấp
kém, những thói hư tật xấu,... mà mặt trái của kinh tế thị trường, của toàn cầu hoá mang lại. III.
Rút ra bài học cho bản thân
1. Nguyên nhân và biểu hiện.
Hồ Chí Minh cho rằng, thanh niên là lớp người trẻ tuổi, có hoài
bão, ước mơ, giàu nghị lực và rất khát khao với lý tưởng cao đẹp, có đức
xả thân vì nghĩa lớn và lòng vị tha sâu sắc. Đó là lứa tuổi có tính nhạy
cảm cao với những cái mới, đẹp và tiến bộ. Do vậy, nếu được giáo dục
tốt, phù hợp với tâm lý và tính cách, giáo dục tiến hành trên cơ sở tạo ra
những điều kiện vật chất, tinh thần cho sự phát triển của tâm lý, tính
cách đó và biết định hướng, động viên đúng mức, thanh niên sẽ say sưa
với lý tưởng sống cao đẹp, phát huy tài năng, tính sáng tạo, sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa.
Trong thư “Gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc” (năm 1946),
Hồ Chí Minh viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu
từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Ở đây, Người đã chỉ ra
thanh niên là thời kỳ đẹp nhất, sống động nhất, như mùa xuân trăm hoa
đua nở, tràn đầy nhựa sống. Đó là hình ảnh nói lên sức trẻ có thể dời núi,
lấp biển, cả dân tộc luôn kỳ vọng, tin yêu.
Trong nhiều bài nói, bài viết, mỗi khi đề cập tới thanh niên, Hồ
Chí Minh cho rằng thanh niên là lớp người trẻ tuổi, có sức khỏe, năng
động, sáng tạo, nhưng còn thiếu kinh nghiệm do chưa từng trải, cần phải
được xã hội quan tâm, chăm sóc, vun trồng để họ trở thành người công 10
dân hữu ích cho đất nước. Khi nói về thanh niên với tính chất là một lực
lượng xã hội, Hồ Chí Minh đã xác định, thanh niên là công dân của
nước Việt Nam. Đó là lực lượng đông đảo, luôn hăng hái xung phong đi
đầu trong mọi nhiệm vụ khó khăn, gian khổ và có khả năng hoàn thành
tốt những nhiệm vụ được giao. Ở một số bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh
chỉ rõ, thanh niên là nguồn xung lực mạnh mẽ của đất nước, là lực lượng
quan trọng của cách mạng.
Như vậy, khi nói về thanh niên, Hồ Chí Minh đều cho rằng thanh
niên là một lực lượng năng động, sáng tạo, giàu nghị lực, có lý tưởng
cao đẹp, có thể đảm trách và hoàn thành tốt các nhiệm vụ khó khăn, gian
khổ khi cách mạng giao phó.
2. Giải pháp rèn luyện bản thân
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc “Học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” sâu rộng trong học sinh
- Đa dạng hóa các phương pháp và hình thức giáo dục học sinh
theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho thế hệ
trẻ trong gia đình và nhà trường về tinh thần tự hào, tự tôn dân
tộc, nâng cao tính tự giác, đoàn kết, kỷ luật… bằng cách biểu
dương, khen thưởng những tấm gương sinh viên trong học tập,
lao động, tạo nhiều sân chơi bổ ích, nhiều hoạt động thu hút
sinh viên để góp phần xây dựng lý tưởng sống đẹp, sống có
trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, thăm hỏi động
viên những sinh viên lầm đường lạc lối để học tự tin hơn trong cuộc sống
- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và chú trọng công tác
khen thưởng, kỉ luật để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh 11
- Tiếp tục nâng cao chất lượng phối hợp giữa giáo viên chủ
nhiệm, nhà trường, gia đình và xã hội
- Tích cực đấu tranh chống các hình thức mê tín dị đoan, sử dụng
văn hóa phẩm độc hại trong sinh viên. Bằng cách tổ chức, cổ vũ
sinhviên tham gia thực hiện cuộc vận động “tuổi trẻ sống đẹp”
hay “sống và làm việc theo pháp luật”; xây dựng chế độ tự quản
trong sinh viên, đăng ký thực hiện các quy tắc về nếp sống văn
hóa trong nhà trường, ký túc xá, trong gia đình, trên địa bàn mà sinh viên đang cư trú.
- Phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường. C. KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người thầy, một nhà giáo dục vĩ đại.
Cả cuộc đời, Người đã giáo dục, đào tạo biết bao thế hệ cán bộ quản lý,
lãnh đạo, những chiến sĩ ưu tú cho cách mạng. Theo Người, đạo đức
cách mạng không phải trên trời rơi xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện
bền bỉ hàng ngày mà được hình thành, củng cố và phát triển. . Là nhà ái
quốc vĩ đại, cuộc đời cao cả của Người chính là tấm gương sáng ngời
cho thế hệ trẻ hôm nay noi theo và học tập. Việc giáo dục tuổi trẻ thông
qua những tấm gương cách mạng là một vấn đề hết sức quan trọng. Hồ
Chí Minh là người rất thấu hiểu điều này và Người đã từng nhắc nhở:
“Óc những người trẻ tuổi như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ
xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trong trường có ảnh
hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên, và tương lai của thanh niên
tức là tương lai của nước nhà.” 12
Có thể thấy rằng, những tư tưởng mà Người nêu ra mang tầm ý
nghĩa thời đại. Sức sống lâu bền của tư tưởng Hồ Chí Minh đã được
chứng minh kiểm nghiệm, những lời dạy của Người cho đến nay vẫn
còn nguyên giá trị. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi đất nước
đang trên đường hội nhập quốc tế, nền kinh tế tri thức ngày càng phát
triển thì vai trò của người thầy càng rất quan trọng và cùng với nó là yêu
cầu đặt ra cho người thầy cũng ngày càng cao hơn về mọi mặt. 13