-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ôn tập Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Quan hệ sản xuất thống trị. Đại diện cho chế độ xã hội hiện hành. Ở Việt Nam làquan hệ sở hữu nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước. Được coi là thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRIẾT BUỔI 11
Chương 3 (tt) – Chủ nghĩa duy vật lịch sử
I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội.
a. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội. CƠ SỞ HẠ TẦNG
Là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng
hợp thành cơ cấu kinh tế ciuar xã hội. Cơ sở hạ tầng gồm: Kinh tế nhà nước
Kinh tế tư nhân (vd: Vingroup)
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Kinh tế tập thể (vd: Co.op mart)
Kết cấu cơ sở hạ tầng:
Quan hệ sản xuất tàn dư (do xã hội cũ để lại). Ở VN là sỡ hữu tư nhân và thành phần kinh tế tư nhân.
Quan hệ sản xuất thống trị. Đại diện cho chế độ xã hội hiện hành. Ở Việt Nam là
quan hệ sở hữu nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước. Được coi là thành phần
kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Quan hệ sản xuất mầm mống. Đại diện cho xã hội tương lai. Sỡ hữu tập thể gắn
với thành phần kinh tế tập thể.
Trong các quan hệ đó quan hệ sản xuất thống trị giữ vai trò quyết định. Còn các
quan hệ khác trong từng giai đoạn lịch sử đóng vai trò quan trọng trong sư hình
thành và phát triển của xã hội.
KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG (kttt)
Là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với những thiết chế xã hội tương ứng cùng
những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Trong xã hội có giai cấp (kttt bao giờ cũng mamng tính giai cấp => đại diện và bảo vệ
quyền lợi của 1 giai cấp nào đó),
Trong xã hội có giai, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp, thể hiện qua vai trò đặc
biệt quan trọng của nhà nước.
Kiến túc thượng tầng Việt Nam: Trung tâm của kttt VN là hệ thống thiết chế chính trị - xã
hội, bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
b. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội.
LỰC LƯỢNG SẢN SUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT CÓ MỐI LIÊN QUAN:
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin nguyên nhân của những biến đổi trong xã hội
suy cho đến cùng là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng
sản xuất trực tiếp gây ra những thay đổi của quan hệ sản xuất = cơ sở hạ tầng. Và từ cơ
sở hạ tầng đó nó đòi hỏi phải có một kiến trúc thượng tầng tương ứng, phù hợp.
Lực lượng sản xuất => QH sản xuất = sơ sở hạ tầng => Những quan điểm chính trị, pháp
quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, ...Những thiết kế xã hội tương ứng như
nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể....
Trong mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì vai trò quyết định
thuộc về cơ sở hạ tầng. Từ cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng với cơ
cấu tính chất phù hợp, nó có vai trò bảo vệ cho cơ sở hạ tầng đó. Cơ sở hạ tầng biến đổi thì
ktt cũng biến đổi theo và ngược lại kttt cũng tác động ngược lại csht
Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng chính
là cơ sở khoa học cho mối quan hệ của chính trị và kinh tế. Kinh tế cà chính trị tác động
biện chứng trong đó kinh tế quyết định chính trị và đồng thời chính trị tác động ngược lại
kinh tế. Do đó trong thực tiễn nếu tách rời hoặc tuyệt đối hóa 1 yếu tố nào đều là sai.
4. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
a. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội.
Dùng đẻ chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc
trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một
kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
Theo nghiên cứu của chủ nghĩa Mác-Leenin. Loài người đã đang và sẽ trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội: - Công xã nguyên thủy - Chiếm hữu nô lệ - Phong kiến - Tư bản chủ nghĩa - Cộng sản chủ nghĩa
Một hình thái kinh tế xã hội sẽ bao gồm 3 yếu tố:
- Lực lượng sản xuất. Đóng vai trò là nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật của xã hội.
- Quan hệ sản xuất. kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó.nó được biểu
hiện ở hệ thống hoạt động kinh tế và được xác định phù hợp với tính chất và trình
độ của lực lượng sản xuất.
- Kiến trúc thượng tầng. KTTT tương ứng được xây dựng dựa trên những cái quan hệ sản xuất ấy.
b. Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người.
Các Mác nói rằng: Sự phát triển của các hình thức kinh tế xã hội nó là một quá trình lịch sử tự nhiên.
Sự vận động và phát triển của xã hội là do sự chi phối của quy luật khách quan, xét
đến cùng là sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Lịch sử nhân loại, xét trong tính chất toàn bộ của nó là quá trình thay thế tuần tự của
các hình thái kinh tế - xã hội
Trong những điều kiện cụ thể, có thể “bỏ qua” một hay một vài hình thái kinh tế - xã hội.
c. Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng.
Là hòn đá tảng của khoa học xã hội, cơ sở phương pháp luận khoa học và cách mạng cho sự phân tích lịch sử.
Động lực phát triển của lịch sử xã hội là do hoạt động thực tiễn của con người dưới sự tác
động của quy luật khách quan.
Muốn nhận thức và cải tạo xã hội thì nhận thức và tác động cả 3 yếu tố cơ bản: lực lượng
sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.