Ôn tập cuối kì môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Ôn tập cuối kì môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
6 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Ôn tập cuối kì môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Ôn tập cuối kì môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

32 16 lượt tải Tải xuống
CƠ SỞ VĂN HÓA
1. Tính thực vật dấu ấn của tính thực vật trong các thành tố văn hóa Việt Nam
(văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần)
Việt Nam là một quốc gia nằm giữa Đông Nam Á, “là ngã tư đường của các cư dân
các nền văn minh”. Khí hậu đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều hai mùa rệt. Địa
hình sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp. Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa,
Việt Nam đặc trưng bởi hệ sinh thái phồn tạp. Trong hệ sinh thái phồn tạp chỉ số đa dạng
giữa số giống loài và số cá thể rất cao, thực vật phát triển hơn so với động vật. Sự đa dạng
về môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên đã trở thành yếu tố góp phần tạo nên sự đa
dạng trong nền văn hóa người Việt. Trong đó, một sắc thái tiêu biểu mang tính điển hình
của Việt Nam tính thực vật. Văn minh Việt Nam nền văn minh thực vật (khái niệm
của học giả Pháp P.Gourou) hay văn minh thôn dã, văn hóa lúa nước mang tính chất thực
vật (mà cốt lõi cây lúa) in dấu ấn đậm nét trong đời sống hàng ngày của con người Việt
Nam.
Văn hóa bao gồm cả những giá trị vật chất giá trị tinh thần do con người tạo ra.
vậy, ta có 2 thành tố văn hóa lớn, đó là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Và do nhiều
do khác nhau, thực vật những thực thể liên quan tới thực vật một ý nghĩa khá
quan trọng trong đời sống tinh thần và vật chất của người Việt.
Trước hết văn hóa ẩm thực rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Từ
xa xưa, ông cha ta vẫn sinh hoạt bằng nghề cày cấy nên thứ đồ ăn chủ yếu gạo các
món ăn từ những thứ người dân tự trồng trọt được. Gạo tẻ dùng để nấu cơm món ăn
chính hàng ngày xay ra bột để làm bún làm các thứ bánh tẻ như: bánh lá, bánh đúc,
bánh tráng. Gạo nếp dùng để nấu xôi, đóng oản, m các thứ bánh chưng, bánh tét, bánh
dày… Còn ngô, khoai, vừng đậu, kê, sắn thì làm bột, hoặc nấu bánh cũng các thứ phụ
thêm cho sự ăn uống. Các loại rau, dưa các món phụ thêm đều được trồng vườn hay
mọc tự nhiên đồng như: Rau cải, cải bắp, su hào, chua, rau dền… Những thứ tưởng
như là bình dị đó mà đã có không ít những người khi xa quê vẫn luôn nhớ về được thể hiện
qua những câu thơ, ca dao, tục ngữ:
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”
Các món ăn của người Việt Nam chuộng thực vật, nên cách ăn dùng bằng đũa bát,
nhiều loại thức ăn bằng thực vật phải dùng đũa để gắp. Bữa ăn được mô hình hóa “cơm
rau – cá”. Người Việt thường hay ăn tôm, cua, tự bắt được đồng hoặc đi mua ở chợ
hoặc các thứ thịt như: thịt gia cầm, thịt lợn, thịt bò… Song nhìn chung, những đồ ăn làm từ
thịt cũng thường thịt các vật nuôi trong nhà. Việc này cũng xuất phát từ văn minh thực
của ta. Việc nuôi vật để tận dụng những nguồn thức ăn thừa hoặc thức ăn ngoài cánh
đồng trong các vụ thu hoạch lúa. Họ nuôi trâu, để lấy sức kéo phục vụ cho việc trồng
trọt, cấy hái của mình. Nhìn chung, đồ ăn của người Việt, nhất nông thôn, đều bắt
nguồn từ những sản phẩm của trồng trọt hoặc phục vụ cho việc trồng trọt.
Quan trọng đối với con người, sau ĂN MẶC. Cái riêng trong phong cách ăn mặc của
người Việt là cái chất nông nghiệp, mà chất nông nghiệp thì thể hiện rõ nhất trong chất liệu
may mặc. Để ứng phó hữu hiệu với môi trường tự nhiên, người phương Nam sở trường
việc tận dụng các chất liệunguồn gốc thực vật sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng
những chất liệu may mặc mỏng, nhẹ, thoáng, rất phù hợp với xứ nóng. Trước hết là tơ tằm.
Cùng với nghề trồng lúa, nghề tằm tang từ rất sớm. Từ tằm, nhân dân ta đã dệt nên
nhiều loại sản phẩm rất phong phú: tơ, lụa, lượt, là, gấm, vóc… Ngoài tằm, nghề dệt
truyền thống của ta còn sử dụng các chất liệu thực vật đặc thù khác như chuối, đay,
sợi gai bông. Cách thức trang phục của người Việt qua các thời đại bị chi phối bởi hai nhân
tố chính là: khí hậu nhiệt đới nóng bức công việc trồng lúa nước. Ngươi phụ nữ xưa
luôn gắn với 3 vật bất ly thân: áo bà ba hay áo xẻ ta, khăn rằn và nón lá. Cũng tùy vào từng
vùng những loại nón khác nhau. Do đặc điểm khí hậu nước ta nắng lắm mưa
nhiều nên để ứng phó với khí hậu ấy, nét đặc thù chung của nón rộng vành mái
dốc. Đặc biệt, những chiếc nón này được làm một cách cẩn thận qua nhiều bước từ các vật
liệu tự nhiên trong cuộc sống như: nón, cọ… Tóm lại, trong văn hóa trang phục,
người Việt biết tận dụng các loại cây cỏ, thực vật có sẵn trong tự nhiên để ứng phó với khí
hậu nhiệt đới nóng bức, với công việc nhà nông làm ruộng nước đồng thời cũng giúp
làm đẹp việc chọn màu phù hợp với môi trường sông nước công việc như màu nâu,
màu đen…
giai đoạn nào thì mỗi gia đình đều tìm cho mình thế ứng xử trong cách sống để
phù hợp với điều kiện tự nhiênđiều kiện xã hộiđặc biệt là phù hợp với mô hình sản
xuất nông nghiệp lúa nước đó chính xấy dựng cho gia đình những ngôi nhà. Quá trình
phát triển nền kiến trúc Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế
- xã hội. Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng những vật liệu có sẵn như tranh, tre, nứa, lá,
gỗ, đá… để làm cho mình ngôi nhà che mưa che nắng, hay để tránh thú dữ, cất giữ và bảo
quản lương thực. Các vùng đồng bằng, do địa hình bằng phẳng, không thú dữ… nên
nhà thường xây sàn giáp mặt đất. Nhà thể chia làm ba hạng: người nghèo thì nhà
tranh vách đất, nghĩa m bằng tre, mái lợp tranh. Người trung bình thì nhà gỗ, nền
bằng đất nện hay lát gạch. Người giàu có thì ở nhà ngói, giàn nhà bằng gỗ tốt, nhiều khi có
chạm, mái lợp bằng ngói, tường xây gạch, nền lát gạch. vùng cao, nhà thường nhà
sàn, làm các cột gỗ lên cao bậc thang lên nhà. Đó cũng cách tránh thú dữ côn
trùng. Nhà sàn thường dùng mọi thứ bằng gỗ cây. Tiêu biểu nhà Rông, nhà Dài
Tây Nguyên… Người dân chài lưới thì thường xuyên ăn đi lại trên thuyền, bè.
Thuyền của họ thường làm bằng các loại gỗ, tre ghép lại. Nhìn chung, nhà của người
Việt, các kiểu thiết kế khác nhau, song nguyên liệu chủ yếu vẫn các loại gỗ, hoặc
sản phẩm từ cây cối.
Sắc thái thực vật trong văn hóa Việt Nam còn thể hiện nét trong đời sống tâm linh
mà điển hình là tục thờ cây. Với đất nước thảo mộc như Việt Nam, mối liên hệ giữa cây và
người, cây và thần thánh, cây sự thiêng liêng được gắn kết chặt chẽ trong đời sống tâm
linh. Người Việt coi cây cối loại sinh thể đặc biệt, đời sống trực giác tâm linh y như
con người, năng lượng phát ra tương tác được với năng lượng của con người. Đến
với di tích nào chúng ta cũng bắt gặp những loài cây thiêng được trồng xung quanh như
cây đa, cây si, bồ đề, thông… Những cây thiêng này khiến di tích “thiêng” hơn vì bản thân
những cây này được coi “cây trụ”, nhiều mấu, mắt gồ ghề như trường tồn cùng
thời gian không gian. Cây thiêng thường nơi con người gửi tới những khẩn cầu,
mong muốn, nguyện ước về may mắn, xa rời bất hạnh, rủi ro. Ví dụ, người Mương coi cây
si như một loại cây cội nguồn; người Nùng, người Dao có lễ mở cửa rừng với bàn thờ cây
sau những ngày xuân… Bên cạnh đó, tính thực vật được thể hiện trong văn học Việt từ văn
chương bác học đến văn chươngn gian đều chứa đựng những vần thơ liên quan đến
thực vật, từ cây cỏ đến hoa quả. Như trong “Truyện Kiểu”, Nguyễn Du đã viết:
“Dưới dòng nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”
Như vậy, thể thấy rằng tính thực vật trong văn hóa Việt Nam được biểu hiện trong
đời sống thường ngày của chúng, đều xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp, mọi thứ đều
được tạo ra từ chính bàn tay lao động cần sáng tạo của người dân. thể nói cuộc
sống của người dân Việt Nam khá gắn gần gũi với cây cối, thiên nhiên. Chúng ta
biết cách hòa nhập, chinh phục thiên nhiên, biến thiên nhiên thành một phần của sự sống
sinh hoạt con người. Chính sắc thái thực vật đó đã tạo nên một nền văn hóa Việt Nam
đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Bối cảnh và đặc điểm văn hóa châu thổ Bắc Bộ thời Bắc thuộc
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực những dòng sông Hồng, sông Mã.
Đây cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi đầu ban đầu, vùng văn hóa
đúng như PGS, TS. Ngô Đức Thịnh nhận xét: “Trong các sắc thái phong phú đa dạng
của văn hóa Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ như là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc.”
Vào những thế kỉ cuối của thiên niên kỉ trước công nguyên, nền văn hóa Việt cổ bắt
đầu chịu những thử thách ghê gớm. Quốc gia Văn Lang, sau đó Âu Lạc dân tộc hầu
như vừa mới xác lập và tồn tại chưa bao lâu đã rơi vào tình trạng bị đô hộ. Năm 179 TCN,
Triệu Đà xâm chiếm nước Âu Lạc, chia Âu Lạc ra thành hai quận Giao Chỉ Cửu Chân.
Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm được nước Nam Việt, đổi vùng đất của Âu Lạc thành châu
Giao Chỉ. Thời kỳ này kéo dài từ năm 179 TCN tới năm 938 với chiến thắng của Ngô
Quyền mở đầu cho kỉ nguyên độc lập thời tự chủ của quốc gia Đại Việt. Trong diễn trình
lịch sử văn hóa bên cạnh xu hướng Hán hóa là xu hướng chống Hán hóa mạnh mẽ, giữ gìn
bản sắc của dân tộc Việt, văn hóa Việt. Cùng với việc xâm lược lãnh thổ, nhà Hán sau
này các triều đại tiếp theo của phong kiến phương Bắc, đã tiến hành đồng hóa về mặt
dân tộcvăn hóa. Trong thời kì Bắc thuộc này, đặc trưng cơ bản của văn hóa Việtđấu
tranh để bảo vệ bản sắc văn hóa của mình, bảo vệ dân tộc mình, chống lại chính sách đồng
hóa, đồng thời vẫn tiếp tục cố gắng phát triển, cố gắng duy trì nung nấu quyết tâm giải
phóng đất nước, giải phóng dân tộc.
Cùng với việc xâm chiếm và thôn tính đất đai của người Việt, giai cấp thống trị Hán đã
tiến hành những chính sách đồng hóa văn hóa Việt trên mọi phương diện. Ở lĩnh vực chính
trị - xã hội, kẻ thống trị Hán có ý thức di thực mô hình tổ chức chính trị và sinh hoạt xã hội
của Trung Hoa sang đất Việt. Đó là các chính sách bắt dân bản xứ học tập như người Hán,
ăn mặc, tổ chức hội, làm ruộng giống người Hán. Ngoài ra, còn những cuộc di
ạt từ phương Bắc xuống sống lẫn với người Việt, để đồng hóa người Việt. lĩnh vực
tưởng sự truyền các học thuyết, các tôn giáo của phương Đông, sự du nhập đạo
Nho, đạo Lào – Trang… vào Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng còn vơ vét của cải, tài nguyên,
bóc lột nhân dân dã man bằng các loại thuế, lao dịch và áp dụng chính sách chia để trị “Cai
trị làm nhiều điều hà khắc thảm hại. Nhân dân khắp nơi ai cũng than oán.” (Tiết độ sứ Thái
Kinh nhà Đường)
vậy, người Việt thời Bắc thuộc vẫn bảo tồn phát huy cái vốn liếng văn hóa bản
địa, nội sinh tích lũy được qua hàng nghìn năm trước. hội bao giờ cũng hội của
nhân dân, nhân dân ta vừa củng cố, hoàn thiện phát triển điểm trội củan hóa truyền
thống vừa tiếp thu tiến bộ của văn hóa n. Nét hàng xuyên của văn hóa Việt Nam sự
“không chối từ” việc tiếp thu, tiêu hóa làm chủ những nh hưởng văn hóa của nước
ngoài. Qua con đường giao lưu văn hóa, nhân dân ta đã vay mượn khá nhiều vốn liếng của
nhân dân Trung Quốc về văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần. Về văn hóa vật chất
chẳng hạn, từ chỗ tiếp thu được kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc, nhân dân ta đã biết tìm
tòi, khai thác nguyên liệu địa phương để chế tác những loại giấy tốt, chất lượng hơn. Trong
khi chịu ảnh hưởng của thuật gốm sứ Trung Quốc, ta vẫn sản xuất ra các mặt hàng độc
đáo: sanh hai quai, bình tiện đầu con voi… Biểu hiện rệt của sự bảo tồn giống nòi
văn hóa Việt sự bảo tồn tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của dân tộc. Nhân dân ta đã
hấp thu ảnh hưởng Hán ngữ một cách độc đáo, sáng tạo, đã Việt hóa những từ ngữ ấy bằng
cách dùng, cách đọc tạo thành một lớp từ mới mà sau này ta gọi là từ Hán – Việt. Những lễ
giáo của đạo Nho quân đô hộ cổ đưa vào hội Việt cổ sự “khúc xạ”, mặt khác
không thể ngăn cản được sự củng cố và tiếp tục giữ gìn những phong tục cổ truyền tích cực
của người Việt. Nhân dân ta tiếp thu tập quán của người Hán và cải biến phù hợp với điều
kiện sinh hoạt sản xuất như: giã gạo bằng cối, nhà bằng đất, kỹ thuật nông nghiệp
mới… Như vậy, trong sự cưỡng bức theo mưu đồ Hán hóa của chính quyền đô hộ, nền văn
hóa Việt Nam không tránh khỏi mất mát và ảnh hưởng. Mặt khác, nhân dân ta biết bảo tồn
phát huy những tinh hoa của văn hóa cổ truyền, nhưng cũng biết hấp thu chọn lọc
những nhân tố văn hóa ngoại lai để làm phong phú cho nền văn hóa dân tộc.
Trong giai đoạn Bắc thuộcy, bên cạnh giao lưu với văn hóa Hán, luồng ảnh hưởng
của văn hóa phương Nam tiêu biểu văn hóa Ấn Độ đã theo Phật giáo du nhập vào
nước ta. Phật giáo vào nước ta đã biến dạng khá nhiều, bởi đạo Bàlamôn, bởi những thêm
bớt trên đường truyền từ Ấn Độ sang các nước láng giềng, sang Trung Quốc từ
Trung Quốc sang đất Việt. Khi vào đất Việt, Phật giáo cũng phải biến hóa cho phù hợp với
phong tục tập quán củadân bản địa. Phật giáo được truyền vào đi qua Giao Châu (từng
trở thành trung tâm Phật giáo lớn ở Đông Nam Á, là điểm giao tiếp quan trọng giữa Trung
Quốc thế giới bên ngoài) nh hưởng trong tầng lớp dân chúng sức phát triển rất
lớn.
Nhìn chung, nền văn hóa Việt Nam vùng châu thổ Bắc Bộ thời Bắc thuộc, không co lại
để tự vệ một cách bảo thủ lập. không chối từ những đóng góp của những yếu tố
bên ngoài, còn khả năng thu nạp dung hòa mạnh nhữngi hay, cái đẹp của các
nền văn hóa ngoại lai, kể cả các nước đang xâm lược và đô hộ mình. Người Việt mất nước
chứ không mất làng, “như một tòa nhà chỉ thay đổi “mặt tiền” không bị thay đổi cấu
trúc bên trong.”
3. Lễ hội cổ truyền Việt: đặc điểm, phân loại ý nghĩa. Trình bày về một lễ hội cổ
truyền của người Việt
Dân tộc Việt Nam qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, thế hệ cha ông đã để lại
cho chúng ta những giá trị văn hóa cùng quý giá, trong đó hệ thống lễ hội cổ truyền
Việt. Đây là di sản văn hóa quý báu đã tồn tại, đồng hành và tạo nên ký ức văn hóa của dân
tộc. Vượt qua thời gian, lễ hội truyền thống đã lan tỏa và có sức sống bền bỉ trong đời sống
tinh thần của nhân dân.
Các lễ hội cổ truyền diễn ra khắp cả nước, rất đa dạng, phong phú, mỗi lễ hội diễn ra
trong một không gian, thời gian nhất định, song các lễ hội truyền thống đều những đặc
điểm chung bản. Về thời gian, lễ hội thường diễn ra vào 2 dịp xuân thu nhị kỳ: mùa
xuân thì mở màn vụ gieo trồng, mùa thu để bước vào vụ thu hoạch. Đây chính các mốc
mở đầu kết thúc, tái sinh một chu trình sản xuất nông nghiệp. Về không gian, những lễ
hội, nghi lễ thường được tổ chức tập trung tại địa điểm thiêng liêng như đình, đền, miếu,
chùa... Trong quan niệm của người Việt, linh hồn của các vị thánh, thần cần phải chỗ
trú ngụ và nơi nào linh hồn các vị thần trú ngụ, đó là địa điểm thiêng liêng. Về nghi thức tổ
chức, trong một lễ hội có rất nhiều nghi thức tuân theo trình tự nhất định, đòi hỏi phải
sự chuẩn bị chu đáo, quá trình tập luyện lưỡng sự đồng lòng, hợp sức của nhân dân,
làm lễ hội diễn ra một cách tốt nhất. Quá trình chuẩn bị gồm hàng loạt công việc phải làm
như: chọn địa điểm, trang hoàng nơi thờ tự, chuẩn bị tổ chức các trò chơi và các hoạt động
dịch vụ, chuẩn bị đồ tế tự, lễ vật, chuẩn bị về con người… Nghi thức tổ chức gồm trình tự
các bước: lễ cáo yết, lễ tỉnh sinh, lễ mộc dục lễ gia quan, lễ rước. Lễ hội truyền thống
của dân tộc với những đặc điểm trên đáp ứng một cách thiết thực, hiệu quả đời sống văn
hóa tinh thần, tâm linh của nhân dân trong tổ chức các nghi lễ và hưởng thụ các hoạt động
hội.
Người ta thể phân loại lễ hội truyền thống theo thời gian các mùa trong năm, trong
đó quan trọng nhất mùa xuân, mùa thu, phân chia theo phạm vi lớn nhỏ: lễ hội làng, lễ
hội vùng, lễ hội quốc gia; phân loại theo tính chất của lễ hội: lễ hội nghề nghiệp, lễ hội tôn
vinh anh hùng dân tộc, người có công với đất nước… Lễ hội truyền thống luôn gắn với các
địa danh, di tích lịch sử văn hóa, với các nhân vật trong lịch sử. Lễ hội sinh hoạt văn
hóa, sản phẩm tinh thần của con người, là dịp mỗi người được trở về với cội nguồn mang ý
nghĩa thiêng liêng. Đồng thời, lễ hội truyền thống tạo nên môi trường sống hài hòa, đoàn
kết xóm làng, nhân dân được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, tạo sự chuyển biến nhận thức
biết ơn quá khứ, uống nước nhớ nguồn và giáo dục giá trị chân, thiện, mỹ. Văn hóa dân tộc
được bảo tồn và hòa vào dòng chảy chung của văn hóa nhân loại.
Khái quát lại, lễ hội truyền thống 5 giá trị bản. Thứ nhất, lễ hội truyền thống
hướng con người tới cội nguồn truyền thống lịch sử, qua đó nhận thức được về nguồn
cội của mình, tôn kính nguồn cội ấy. Thứ hai, lễ hội đáp ứng nhu cầu cố kết, biểu dương
sức mạnh cộng đồng. Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên nền tảng gắn kết nhất định,
trong đó sự gắn kết về nguồn gốc, về nhu cầu đồng cảm. Thứ ba, giá trị cân bằng đời
sống tâm linh, đó là đời sống của con người hướng về cái cao cả thiêng liêng – chân, thiện,
mỹ - cái con người ngưỡng mộ, ước vọng, tôn thờ. Thứ tư, lễ hội thỏa mãn nhu cầu
sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Trong cuộc sống hối hả, mọi người có dịp tham gia lễ hội,
điều kiện hòa nhập vào không khí chung, tạo nên niềm vui chung của cộng đồng. Cuối
cùng, lễ hội môi trường để bảo tồn và trao quyền các giá trị văn hóa từ đời này sang đời
khác. Mỗi nền văn hóa, phong tục tập quán đều bắt nguồn từ những chuẩn mực giá trị
được hình thành từ sâu xa trong lịch sử dân tộc. Lễ hội chính sợi dây gắn liền quá khứ
với hiện tại, bảo tàng sống của văn hóa dân tộc, góp phần khơi dậy sức mạnh tiềm tàng
vốn có, tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa-hội của đất
nước.
Một trong những lễ hội cổ truyền nổi tiếng Việt Nam lễ hội Hoa Lư. Lễ hội Hoa
một lễ hội diễn ra hàng năm để tôn vinh vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh đã xây
dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt mở đầu thời kỳ độc lập, thống nhất
lâu dài của người Việt suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. Lễ hội Hoa còn tên
“lễ hội cờ lau” màn diễni hiện cảnh Đinh Bộ Lĩnh với trò chơi “Cờ lau tập trận”
hay Lễ hội Đinhkhông gian trọng tâm của lễ hội diễn ra ở các di tích đền Vua Đinh
Tiên Hoàng và đền Vua Lê Đại Hành thuộc cố đô Hoa Lư. Lễ hội Hoa Lư đã có lịch sử lâu
đời, được xếp hạng di sản văn hóa cấp quốc gia, một trong những lễ hội lớn nhất
Ninh Bình nói riêng Việt Nam nói chung. Những năm gần đây lễ hội tổ chức vào
ngày Vua lên ngôi, tức dịp nghỉ lễ 10/3 âm lịch hàng năm. Phần lễ gồm có: Lễ mở cửa đền,
Lễ rước nước, Lễ dâng hương, Lễ rước lửa, Lễ mộc dục, Lễ tiến phẩm, Lễ rước kiệu, Lễ
hội hoa đăng. Phần hội các trò chơi dân gian đặc sắc như cờ lau tập trận, đua thuyền,
múa gậy, cờ người, xếp chữ, ném còn… Nhắc đến lễ hội Hoa phủ Trường Yên xưa
dân gian có câu:
“Ai là con cháu rồng tiên
Tháng Ba mở hội Trường Yên thì về”
| 1/6

Preview text:

CƠ SỞ VĂN HÓA
1. Tính thực vật và dấu ấn của tính thực vật trong các thành tố văn hóa Việt Nam
(văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần)
Việt Nam là một quốc gia nằm giữa Đông Nam Á, “là ngã tư đường của các cư dân và
các nền văn minh”. Khí hậu đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều và có hai mùa rõ rệt. Địa
hình sông ngòi dày đặc và phân bố rộng khắp. Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa,
Việt Nam đặc trưng bởi hệ sinh thái phồn tạp. Trong hệ sinh thái phồn tạp chỉ số đa dạng
giữa số giống loài và số cá thể rất cao, thực vật phát triển hơn so với động vật. Sự đa dạng
về môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên đã trở thành yếu tố góp phần tạo nên sự đa
dạng trong nền văn hóa người Việt. Trong đó, một sắc thái tiêu biểu mang tính điển hình
của Việt Nam là tính thực vật. Văn minh Việt Nam – nền văn minh thực vật (khái niệm
của học giả Pháp P.Gourou) hay văn minh thôn dã, văn hóa lúa nước mang tính chất thực
vật (mà cốt lõi là cây lúa) in dấu ấn đậm nét trong đời sống hàng ngày của con người Việt Nam.
Văn hóa bao gồm cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người tạo ra. Vì
vậy, ta có 2 thành tố văn hóa lớn, đó là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Và do nhiều
lí do khác nhau, thực vật và những thực thể có liên quan tới thực vật có một ý nghĩa khá
quan trọng trong đời sống tinh thần và vật chất của người Việt.
Trước hết là văn hóa ẩm thực – rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Từ
xa xưa, ông cha ta vẫn sinh hoạt bằng nghề cày cấy nên thứ đồ ăn chủ yếu là gạo và các
món ăn từ những thứ người dân tự trồng trọt được. Gạo tẻ dùng để nấu cơm là món ăn
chính hàng ngày và xay ra bột để làm bún và làm các thứ bánh tẻ như: bánh lá, bánh đúc,
bánh tráng. Gạo nếp dùng để nấu xôi, đóng oản, làm các thứ bánh chưng, bánh tét, bánh
dày… Còn ngô, khoai, vừng đậu, kê, sắn thì làm bột, hoặc nấu bánh cũng là các thứ phụ
thêm cho sự ăn uống. Các loại rau, dưa và các món phụ thêm đều được trồng ở vườn hay
mọc tự nhiên ở đồng như: Rau cải, cải bắp, su hào, cà chua, rau dền… Những thứ tưởng
như là bình dị đó mà đã có không ít những người khi xa quê vẫn luôn nhớ về được thể hiện
qua những câu thơ, ca dao, tục ngữ: “Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”
Các món ăn của người Việt Nam chuộng thực vật, nên cách ăn dùng bằng đũa và bát,
vì nhiều loại thức ăn bằng thực vật phải dùng đũa để gắp. Bữa ăn được mô hình hóa “cơm
– rau – cá”. Người Việt thường hay ăn tôm, cua, cá tự bắt được ở đồng hoặc đi mua ở chợ
hoặc các thứ thịt như: thịt gia cầm, thịt lợn, thịt bò… Song nhìn chung, những đồ ăn làm từ
thịt cũng thường là thịt các vật nuôi trong nhà. Việc này cũng xuất phát từ văn minh thực
của ta. Việc nuôi vật là để tận dụng những nguồn thức ăn thừa hoặc thức ăn ngoài cánh
đồng trong các vụ thu hoạch lúa. Họ nuôi trâu, bò để lấy sức kéo phục vụ cho việc trồng
trọt, cấy hái của mình. Nhìn chung, đồ ăn của người Việt, nhất là ở nông thôn, đều bắt
nguồn từ những sản phẩm của trồng trọt hoặc phục vụ cho việc trồng trọt.
Quan trọng đối với con người, sau ĂN là MẶC. Cái riêng trong phong cách ăn mặc của
người Việt là cái chất nông nghiệp, mà chất nông nghiệp thì thể hiện rõ nhất trong chất liệu
may mặc. Để ứng phó hữu hiệu với môi trường tự nhiên, người phương Nam sở trường ở
việc tận dụng các chất liệu có nguồn gốc thực vật là sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng là
những chất liệu may mặc mỏng, nhẹ, thoáng, rất phù hợp với xứ nóng. Trước hết là tơ tằm.
Cùng với nghề trồng lúa, nghề tằm tang có từ rất sớm. Từ tơ tằm, nhân dân ta đã dệt nên
nhiều loại sản phẩm rất phong phú: tơ, lụa, lượt, là, gấm, vóc… Ngoài tơ tằm, nghề dệt
truyền thống của ta còn sử dụng các chất liệu thực vật đặc thù khác như tơ chuối, tơ đay,
sợi gai bông. Cách thức trang phục của người Việt qua các thời đại bị chi phối bởi hai nhân
tố chính là: khí hậu nhiệt đới nóng bức và công việc trồng lúa nước. Ngươi phụ nữ xưa
luôn gắn với 3 vật bất ly thân: áo bà ba hay áo xẻ ta, khăn rằn và nón lá. Cũng tùy vào từng
vùng mà có những loại nón khác nhau. Do đặc điểm khí hậu nước ta là nắng lắm mưa
nhiều nên để ứng phó với khí hậu ấy, nét đặc thù chung của nón là rộng vành và có mái
dốc. Đặc biệt, những chiếc nón này được làm một cách cẩn thận qua nhiều bước từ các vật
liệu tự nhiên trong cuộc sống như: lá nón, lá cọ… Tóm lại, trong văn hóa trang phục,
người Việt biết tận dụng các loại cây cỏ, thực vật có sẵn trong tự nhiên để ứng phó với khí
hậu nhiệt đới nóng bức, với công việc nhà nông làm ruộng nước và đồng thời cũng giúp
làm đẹp ở việc chọn màu phù hợp với môi trường sông nước và công việc như màu nâu, màu đen…
Dù ở giai đoạn nào thì mỗi gia đình đều tìm cho mình thế ứng xử trong cách sống để
phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội và đặc biệt là phù hợp với mô hình sản
xuất nông nghiệp lúa nước đó chính là xấy dựng cho gia đình những ngôi nhà. Quá trình
phát triển nền kiến trúc Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế
- xã hội. Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng những vật liệu có sẵn như tranh, tre, nứa, lá,
gỗ, đá… để làm cho mình ngôi nhà che mưa che nắng, hay để tránh thú dữ, cất giữ và bảo
quản lương thực. Các vùng đồng bằng, do địa hình bằng phẳng, không có thú dữ… nên
nhà thường xây sàn giáp mặt đất. Nhà ở có thể chia làm ba hạng: người nghèo thì ở nhà
tranh vách đất, nghĩa là làm bằng tre, mái lợp tranh. Người trung bình thì ở nhà gỗ, nền
bằng đất nện hay lát gạch. Người giàu có thì ở nhà ngói, giàn nhà bằng gỗ tốt, nhiều khi có
chạm, mái lợp bằng ngói, tường xây gạch, nền lát gạch. Ở vùng cao, nhà ở thường là nhà
sàn, làm các cột gỗ lên cao và có bậc thang lên nhà. Đó cũng là cách tránh thú dữ và côn
trùng. Nhà sàn thường dùng mọi thứ bằng gỗ và lá cây. Tiêu biểu có nhà Rông, nhà Dài
Tây Nguyên… Người dân chài lưới thì thường xuyên ăn ở và đi lại trên thuyền, bè.
Thuyền của họ thường làm bằng các loại gỗ, tre ghép lại. Nhìn chung, nhà ở của người
Việt, dù có các kiểu thiết kế khác nhau, song nguyên liệu chủ yếu vẫn là các loại gỗ, hoặc sản phẩm từ cây cối.
Sắc thái thực vật trong văn hóa Việt Nam còn thể hiện rõ nét trong đời sống tâm linh
mà điển hình là tục thờ cây. Với đất nước thảo mộc như Việt Nam, mối liên hệ giữa cây và
người, cây và thần thánh, cây và sự thiêng liêng được gắn kết chặt chẽ trong đời sống tâm
linh. Người Việt coi cây cối là loại sinh thể đặc biệt, có đời sống trực giác tâm linh y như
con người, có năng lượng phát ra và tương tác được với năng lượng của con người. Đến
với di tích nào chúng ta cũng bắt gặp những loài cây thiêng được trồng xung quanh như
cây đa, cây si, bồ đề, thông… Những cây thiêng này khiến di tích “thiêng” hơn vì bản thân
những cây này được coi là “cây vũ trụ”, có nhiều mấu, mắt gồ ghề như trường tồn cùng
thời gian và không gian. Cây thiêng thường là nơi con người gửi tới những khẩn cầu,
mong muốn, nguyện ước về may mắn, xa rời bất hạnh, rủi ro. Ví dụ, người Mương coi cây
si như một loại cây cội nguồn; người Nùng, người Dao có lễ mở cửa rừng với bàn thờ cây
sau những ngày xuân… Bên cạnh đó, tính thực vật được thể hiện trong văn học Việt từ văn
chương bác học đến văn chương dân gian đều chứa đựng những vần thơ có liên quan đến
thực vật, từ cây cỏ đến hoa quả. Như trong “Truyện Kiểu”, Nguyễn Du đã viết:
“Dưới dòng nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”
Như vậy, có thể thấy rằng tính thực vật trong văn hóa Việt Nam được biểu hiện trong
đời sống thường ngày của chúng, đều xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp, mọi thứ đều
được tạo ra từ chính bàn tay lao động cần cù và sáng tạo của người dân. Có thể nói cuộc
sống của người dân Việt Nam khá gắn bó và gần gũi với cây cối, thiên nhiên. Chúng ta
biết cách hòa nhập, chinh phục thiên nhiên, biến thiên nhiên thành một phần của sự sống
và sinh hoạt con người. Chính sắc thái thực vật đó đã tạo nên một nền văn hóa Việt Nam
đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Bối cảnh và đặc điểm văn hóa châu thổ Bắc Bộ thời Bắc thuộc
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực những dòng sông Hồng, sông Mã.
Đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi đầu ban đầu, là vùng văn hóa
đúng như PGS, TS. Ngô Đức Thịnh nhận xét: “Trong các sắc thái phong phú và đa dạng
của văn hóa Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ như là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc.”
Vào những thế kỉ cuối của thiên niên kỉ trước công nguyên, nền văn hóa Việt cổ bắt
đầu chịu những thử thách ghê gớm. Quốc gia Văn Lang, sau đó là Âu Lạc và dân tộc hầu
như vừa mới xác lập và tồn tại chưa bao lâu đã rơi vào tình trạng bị đô hộ. Năm 179 TCN,
Triệu Đà xâm chiếm nước Âu Lạc, chia Âu Lạc ra thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm được nước Nam Việt, đổi vùng đất của Âu Lạc thành châu
Giao Chỉ. Thời kỳ này kéo dài từ năm 179 TCN tới năm 938 với chiến thắng của Ngô
Quyền mở đầu cho kỉ nguyên độc lập thời tự chủ của quốc gia Đại Việt. Trong diễn trình
lịch sử văn hóa bên cạnh xu hướng Hán hóa là xu hướng chống Hán hóa mạnh mẽ, giữ gìn
bản sắc của dân tộc Việt, văn hóa Việt. Cùng với việc xâm lược lãnh thổ, nhà Hán và sau
này là các triều đại tiếp theo của phong kiến phương Bắc, đã tiến hành đồng hóa về mặt
dân tộc và văn hóa. Trong thời kì Bắc thuộc này, đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt là đấu
tranh để bảo vệ bản sắc văn hóa của mình, bảo vệ dân tộc mình, chống lại chính sách đồng
hóa, đồng thời vẫn tiếp tục cố gắng phát triển, cố gắng duy trì và nung nấu quyết tâm giải
phóng đất nước, giải phóng dân tộc.
Cùng với việc xâm chiếm và thôn tính đất đai của người Việt, giai cấp thống trị Hán đã
tiến hành những chính sách đồng hóa văn hóa Việt trên mọi phương diện. Ở lĩnh vực chính
trị - xã hội, kẻ thống trị Hán có ý thức di thực mô hình tổ chức chính trị và sinh hoạt xã hội
của Trung Hoa sang đất Việt. Đó là các chính sách bắt dân bản xứ học tập như người Hán,
ăn mặc, tổ chức xã hội, làm ruộng giống người Hán. Ngoài ra, còn có những cuộc di cư ồ
ạt từ phương Bắc xuống sống lẫn với người Việt, để đồng hóa người Việt. Ở lĩnh vực tư
tưởng là sự truyền bá các học thuyết, các tôn giáo của phương Đông, là sự du nhập đạo
Nho, đạo Lào – Trang… vào Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng còn vơ vét của cải, tài nguyên,
bóc lột nhân dân dã man bằng các loại thuế, lao dịch và áp dụng chính sách chia để trị “Cai
trị làm nhiều điều hà khắc thảm hại. Nhân dân khắp nơi ai cũng than oán.” (Tiết độ sứ Thái Kinh nhà Đường)
Dù vậy, người Việt thời Bắc thuộc vẫn bảo tồn và phát huy cái vốn liếng văn hóa bản
địa, nội sinh tích lũy được qua hàng nghìn năm trước. Xã hội bao giờ cũng là xã hội của
nhân dân, nhân dân ta vừa củng cố, hoàn thiện và phát triển điểm trội của văn hóa truyền
thống vừa tiếp thu tiến bộ của văn hóa Hán. Nét hàng xuyên của văn hóa Việt Nam là sự
“không chối từ” việc tiếp thu, tiêu hóa và làm chủ những ảnh hưởng văn hóa của nước
ngoài. Qua con đường giao lưu văn hóa, nhân dân ta đã vay mượn khá nhiều vốn liếng của
nhân dân Trung Quốc về văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần. Về văn hóa vật chất
chẳng hạn, từ chỗ tiếp thu được kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc, nhân dân ta đã biết tìm
tòi, khai thác nguyên liệu địa phương để chế tác những loại giấy tốt, chất lượng hơn. Trong
khi chịu ảnh hưởng của kĩ thuật gốm sứ Trung Quốc, ta vẫn sản xuất ra các mặt hàng độc
đáo: sanh hai quai, bình tiện đầu con voi… Biểu hiện rõ rệt của sự bảo tồn giống nòi và
văn hóa Việt là sự bảo tồn tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của dân tộc. Nhân dân ta đã
hấp thu ảnh hưởng Hán ngữ một cách độc đáo, sáng tạo, đã Việt hóa những từ ngữ ấy bằng
cách dùng, cách đọc tạo thành một lớp từ mới mà sau này ta gọi là từ Hán – Việt. Những lễ
giáo của đạo Nho mà quân đô hộ cổ đưa vào xã hội Việt cổ có sự “khúc xạ”, mặt khác nó
không thể ngăn cản được sự củng cố và tiếp tục giữ gìn những phong tục cổ truyền tích cực
của người Việt. Nhân dân ta tiếp thu tập quán của người Hán và cải biến phù hợp với điều
kiện sinh hoạt và sản xuất như: giã gạo bằng cối, ở nhà bằng đất, kỹ thuật nông nghiệp
mới… Như vậy, trong sự cưỡng bức theo mưu đồ Hán hóa của chính quyền đô hộ, nền văn
hóa Việt Nam không tránh khỏi mất mát và ảnh hưởng. Mặt khác, nhân dân ta biết bảo tồn
và phát huy những tinh hoa của văn hóa cổ truyền, nhưng cũng biết hấp thu có chọn lọc
những nhân tố văn hóa ngoại lai để làm phong phú cho nền văn hóa dân tộc.
Trong giai đoạn Bắc thuộc này, bên cạnh giao lưu với văn hóa Hán, luồng ảnh hưởng
của văn hóa phương Nam mà tiêu biểu là văn hóa Ấn Độ đã theo Phật giáo du nhập vào
nước ta. Phật giáo vào nước ta đã biến dạng khá nhiều, bởi đạo Bàlamôn, bởi những thêm
bớt trên đường truyền bá từ Ấn Độ sang các nước láng giềng, sang Trung Quốc và từ
Trung Quốc sang đất Việt. Khi vào đất Việt, Phật giáo cũng phải biến hóa cho phù hợp với
phong tục tập quán của cư dân bản địa. Phật giáo được truyền vào đi qua Giao Châu (từng
trở thành trung tâm Phật giáo lớn ở Đông Nam Á, là điểm giao tiếp quan trọng giữa Trung
Quốc và thế giới bên ngoài) ảnh hưởng trong tầng lớp dân chúng và có sức phát triển rất lớn.
Nhìn chung, nền văn hóa Việt Nam vùng châu thổ Bắc Bộ thời Bắc thuộc, không co lại
để tự vệ một cách bảo thủ và cô lập. Nó không chối từ những đóng góp của những yếu tố
bên ngoài, mà còn có khả năng thu nạp và dung hòa mạnh những cái hay, cái đẹp của các
nền văn hóa ngoại lai, kể cả các nước đang xâm lược và đô hộ mình. Người Việt mất nước
chứ không mất làng, “như một tòa nhà chỉ thay đổi “mặt tiền” mà không bị thay đổi cấu trúc bên trong.”
3. Lễ hội cổ truyền Việt: đặc điểm, phân loại và ý nghĩa. Trình bày về một lễ hội cổ
truyền của người Việt
Dân tộc Việt Nam qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, thế hệ cha ông đã để lại
cho chúng ta những giá trị văn hóa vô cùng quý giá, trong đó có hệ thống lễ hội cổ truyền
Việt. Đây là di sản văn hóa quý báu đã tồn tại, đồng hành và tạo nên ký ức văn hóa của dân
tộc. Vượt qua thời gian, lễ hội truyền thống đã lan tỏa và có sức sống bền bỉ trong đời sống tinh thần của nhân dân.
Các lễ hội cổ truyền diễn ra khắp cả nước, rất đa dạng, phong phú, mỗi lễ hội diễn ra
trong một không gian, thời gian nhất định, song các lễ hội truyền thống đều có những đặc
điểm chung cơ bản. Về thời gian, lễ hội thường diễn ra vào 2 dịp xuân thu nhị kỳ: mùa
xuân thì mở màn vụ gieo trồng, mùa thu để bước vào vụ thu hoạch. Đây chính là các mốc
mở đầu và kết thúc, tái sinh một chu trình sản xuất nông nghiệp. Về không gian, những lễ
hội, nghi lễ thường được tổ chức tập trung tại địa điểm thiêng liêng như đình, đền, miếu,
chùa... Trong quan niệm của người Việt, linh hồn của các vị thánh, thần cần phải có chỗ
trú ngụ và nơi nào linh hồn các vị thần trú ngụ, đó là địa điểm thiêng liêng. Về nghi thức tổ
chức, trong một lễ hội có rất nhiều nghi thức tuân theo trình tự nhất định, đòi hỏi phải có
sự chuẩn bị chu đáo, quá trình tập luyện kĩ lưỡng và sự đồng lòng, hợp sức của nhân dân,
làm lễ hội diễn ra một cách tốt nhất. Quá trình chuẩn bị gồm hàng loạt công việc phải làm
như: chọn địa điểm, trang hoàng nơi thờ tự, chuẩn bị tổ chức các trò chơi và các hoạt động
dịch vụ, chuẩn bị đồ tế tự, lễ vật, chuẩn bị về con người… Nghi thức tổ chức gồm trình tự
các bước: lễ cáo yết, lễ tỉnh sinh, lễ mộc dục và lễ gia quan, lễ rước. Lễ hội truyền thống
của dân tộc với những đặc điểm trên đáp ứng một cách thiết thực, hiệu quả đời sống văn
hóa tinh thần, tâm linh của nhân dân trong tổ chức các nghi lễ và hưởng thụ các hoạt động hội.
Người ta có thể phân loại lễ hội truyền thống theo thời gian các mùa trong năm, trong
đó quan trọng nhất là mùa xuân, mùa thu, phân chia theo phạm vi lớn nhỏ: lễ hội làng, lễ
hội vùng, lễ hội quốc gia; phân loại theo tính chất của lễ hội: lễ hội nghề nghiệp, lễ hội tôn
vinh anh hùng dân tộc, người có công với đất nước… Lễ hội truyền thống luôn gắn với các
địa danh, di tích lịch sử văn hóa, với các nhân vật trong lịch sử. Lễ hội là sinh hoạt văn
hóa, sản phẩm tinh thần của con người, là dịp mỗi người được trở về với cội nguồn mang ý
nghĩa thiêng liêng. Đồng thời, lễ hội truyền thống tạo nên môi trường sống hài hòa, đoàn
kết xóm làng, nhân dân được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, tạo sự chuyển biến nhận thức
biết ơn quá khứ, uống nước nhớ nguồn và giáo dục giá trị chân, thiện, mỹ. Văn hóa dân tộc
được bảo tồn và hòa vào dòng chảy chung của văn hóa nhân loại.
Khái quát lại, lễ hội truyền thống có 5 giá trị cơ bản. Thứ nhất, lễ hội truyền thống
hướng con người tới cội nguồn và truyền thống lịch sử, qua đó nhận thức được về nguồn
cội của mình, tôn kính nguồn cội ấy. Thứ hai, lễ hội đáp ứng nhu cầu cố kết, biểu dương
sức mạnh cộng đồng. Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên nền tảng gắn kết nhất định,
trong đó có sự gắn kết về nguồn gốc, về nhu cầu đồng cảm. Thứ ba, giá trị cân bằng đời
sống tâm linh, đó là đời sống của con người hướng về cái cao cả thiêng liêng – chân, thiện,
mỹ - cái mà con người ngưỡng mộ, ước vọng, tôn thờ. Thứ tư, lễ hội thỏa mãn nhu cầu
sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Trong cuộc sống hối hả, mọi người có dịp tham gia lễ hội,
có điều kiện hòa nhập vào không khí chung, tạo nên niềm vui chung của cộng đồng. Cuối
cùng, lễ hội là môi trường để bảo tồn và trao quyền các giá trị văn hóa từ đời này sang đời
khác. Mỗi nền văn hóa, phong tục tập quán đều bắt nguồn từ những chuẩn mực giá trị
được hình thành từ sâu xa trong lịch sử dân tộc. Lễ hội chính là sợi dây gắn liền quá khứ
với hiện tại, là bảo tàng sống của văn hóa dân tộc, góp phần khơi dậy sức mạnh tiềm tàng
vốn có, tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội của đất nước.
Một trong những lễ hội cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam là lễ hội Hoa Lư. Lễ hội Hoa
Lư là một lễ hội diễn ra hàng năm để tôn vinh vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh đã xây
dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt và mở đầu thời kỳ độc lập, thống nhất
lâu dài của người Việt suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. Lễ hội Hoa Lư còn có tên là
“lễ hội cờ lau” vì có màn diễn tái hiện cảnh Đinh Bộ Lĩnh với trò chơi “Cờ lau tập trận”
hay Lễ hội Đinh Lê vì không gian trọng tâm của lễ hội diễn ra ở các di tích đền Vua Đinh
Tiên Hoàng và đền Vua Lê Đại Hành thuộc cố đô Hoa Lư. Lễ hội Hoa Lư đã có lịch sử lâu
đời, được xếp hạng là di sản văn hóa cấp quốc gia, là một trong những lễ hội lớn nhất ở
Ninh Bình nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Những năm gần đây lễ hội tổ chức vào
ngày Vua lên ngôi, tức dịp nghỉ lễ 10/3 âm lịch hàng năm. Phần lễ gồm có: Lễ mở cửa đền,
Lễ rước nước, Lễ dâng hương, Lễ rước lửa, Lễ mộc dục, Lễ tiến phẩm, Lễ rước kiệu, Lễ
hội hoa đăng. Phần hội có các trò chơi dân gian đặc sắc như cờ lau tập trận, đua thuyền,
múa gậy, cờ người, xếp chữ, ném còn… Nhắc đến lễ hội Hoa Lư ở phủ Trường Yên xưa dân gian có câu:
“Ai là con cháu rồng tiên
Tháng Ba mở hội Trường Yên thì về”