Ôn tập cuối kì môn Triết - Triết học Mác - Lênin (PHI2) | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ôn tập cuối kì môn Triết - Triết học Mác - Lênin (PHI2) | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !

Thông tin:
47 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Ôn tập cuối kì môn Triết - Triết học Mác - Lênin (PHI2) | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ôn tập cuối kì môn Triết - Triết học Mác - Lênin (PHI2) | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !

46 23 lượt tải Tải xuống
CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN:
I. TRIẾT HỌC VẤN ĐỀ BẢN CỦA TRIẾT HỌC:
1. Khái lược về triết học:
1.1. Nguồn gốc của triết học: (trang 7)
Là một loại hình nhận thức đặc thù của con người, triết học ra đời ở cả Phương Đông và Phương Tây gần như
cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI tr.CN) tại các trung tâm văn minh lớn của nhân loại thời Cổ đại.
Ý thức triết học xuất hiện không ngẫu nhiên, mà có nguồn gốc thực tế tử tồn tại xã hội với một trình độ nhất định của sự
phát triển văn minh, văn hóa và khoa học. Con người, với kỳ vọng được đáp ứng nhu cầu về nhận thức và hoạt động thực
tiễn của mình đã sáng tạo ra những luận thuyết chung nhất, có tính hệ thống phản ánh thế giới xung quanh và thế giới của
chính con người. Triết học là dạng tri thức lý luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các loại hình lý luận của nhân loại.
Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
1.1.1. Nguồn gốc nhận thức: (trang 7)
Nói đến nguồn gốc nhận thức của triết học là nói đến sự hình thành, phát triển của tư duy trừu tượng, của năng
lực khái quát trong nhận thức của con người. Tri thức cụ thể, riêng lẻ về thế giới đến một giai đoạn nhất định phải được
tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa thành những khái niệm, phạm trù, quan điểm, quy luật, luận thuyết... đủ sức phổ
quát để giải thích thế giới. Triết học ra đời đáp ứng nhu cầu đó của nhận thức. Do nhu cầu của sự tồn tại, con người
không thỏa mãn với các tri thức riêng lẻ, cục bộ về thế giới, càng không thỏa mãn với cách giải thích của các tín điều và
giáo lý tôn giáo. Tư duy triết học bắt đầu từ các triết lý, từ sự khôn ngoan, từ tình yêu sự thông thái, dần hình thành các
hệ thống những tri thức chung nhất về thế giới.
Triết học chỉ xuất hiện khi kho tàng tri thức của loài người đã hình thành được một vốn hiểu biết nhất định
trên cơ sở đó, tư duy con người cũng đã đạt đến trình độ có khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự
kiện, hiện tượng riêng lẻ.
1.1.2. Nguồn gốc hội: (trang 8)
Triết học chỉ ra đời khi xã hội loài người đã đạt đến một trinh độ tương đối cao của sản xuất xã hội, phân công
lao động xã hội hình thành, của cái tương đối thừa dư, tư hữu hóa tư liệu sản xuất được luật định, giai cấp phân hóa rõ và
mạnh, nhà nước ra đời. Trong một xã hội như vậy, tầng lớp tri thức xuất hiện, giáo dục và nhà trường hình thành và phát
triển, các nhà thông thái đã đủ năng lực tư duy để trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa toàn bộ trí thức thời đại và
các hiện tượng của tồn tại xã hội để xây dựng nên các học thuyết, các lý luận, các triết thuyết. Với sự tồn tại mang tính
pháp lý của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, của trật tự giai cấp và của bộ máy nhà nước, triết học, tự nó đã
mang trong mình tính giai cấp sâu sắc, nó công khai tính đảng là phục vụ cho lợi ích của những giai cấp, những lực lượng
xã hội nhất định.
1.2. Khái niệm triết học: (trang 10)
Triết học là hệ thống tri thức lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về
những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
*) Đặc điểm của triết học:
1.3. Vấn đề đối tượng của triết học trong lịch sử: (trang 12)
Trong quá trình phát triển, đối tượng của triết học thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử.
Ngay từ khi mới ra đời, triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, bao hàm trong nó tri thức về tất cả
các lĩnh vực không có đối tượng riêng. Đây là nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm cho rằng, triết học là khoa
học của mọi khoa học, đặc biệt là ở triết học tự nhiên của Hy Lạp cổ đại. Thời kỳ này, triết học đã đạt được nhiều thành
tựu rực rỡ mà ảnh hưởng của nó còn in đậm đối với sự phát triển của tư tưởng triết học ở Tây Âu.
Thời kỳ trung cổ, ở Tây Âu khi quyền lực của Giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì triết học trở
thành nô lệ của thần học. Nền triết học tự nhiên bị thay bằng nền triết học kinh viện. Triết học lúc này phát triển một cách
chậm chạp trong môi trường chật hẹp của đêm trường trung cổ.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào thế kỷ XV, XVI đã tạo một cơ sở tri thức vững chắc cho sự phục hưng
triết học. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt yêu cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên
ngành nhất là các khoa học thực nghiệm đã ra đời với tính cách là những khoa học độc lập. Sự phát triển xã hội được
thúc đẩy bởi sự hình thành và củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, bởi những phát hiện lớn về địa lý và thiên văn
cùng những thành tựu khác của cả khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển
triết học. Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng trong
cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo và đã đạt tới đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII
ở Anh, Pháp, Hà Lan, với những đại biểu tiêu biểu như Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ (Anh), Điđrô, Henvêtiuýt (Pháp), Xpinôda
(Hà Lan)... V.I.Lênin đặc biệt đánh giá cao công lao của các nhà duy vật Pháp thời kỳ này đối với sự phát triển chủ nghĩa
duy vật trong lịch sử triết học trước 3 Mác. "Trong suốt cả lịch sử hiện đại của châu Âu và nhất là vào cuối thế kỷ XVIII,
ở nước Pháp, nơi đã diễn ra một cuộc quyết chiến chống tất cả những rác rưởi của thời trung cổ, chống chế độ phong kiến
trong các thiết chế và tư tưởng, chỉ có chủ nghĩa duy vật là triết học duy nhất triệt để, trung thành với tất cả mọi học
thuyết của khoa học tự nhiên, thù địch với mê tín, với thói đạo đức giả, v.v."1 . Mặt khác, tư duy triết học cũng được phát
triển trong các học thuyết triết học duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen, đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức.
Sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành cũng từng bước làm phá sản tham vọng của triết
học muốn đóng vai trò "khoa học của các khoa học". Triết học Hêghen là học thuyết triết học cuối cùng mang tham vọng
đó. Hêghen tự coi triết học của mình là một hệ thống phổ biến của sự nhận thức, trong đó những ngành khoa học riêng
biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vào triết học.
Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của
triết học Mác. Đoạn tuyệt triệt để với quan niệm "khoa học của các khoa học", triết học mácxít xác định đối tượng nghiên
cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu
những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
(Brief:
Ban đầu, triết học được coi hình thái cao nhất của tri thức bao gồm tri thức về tất cả các lĩnh vực. Trong
thời kỳ Hy Lạp cổ đại, triết học đạt được nhiều thành tựu quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến tưởng triết học Tây
Âu.
Trong thời kỳ trung cổ, khi Giáo hội thống trị mọi lĩnh vực hội, triết học trở thành một phần của thần học.
Triết học tự nhiên bị thay thế bởi triết học kinh viện phát triển chậm chạp trong môi trường hạn chế của thời đêm
trường trung cổ.
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào thế kỷ XV, XVI đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phục hưng
của triết học. Sự phát triển hội, đặc biệt sự hình thành củng cố quan hệ sản xuất bản chủ nghĩa, cùng với các
phát hiện quan trọng trong khoa học tự nhiên nhân văn, đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của triết học.
Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng trong cuộc
đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Thời kỳ này đạt đến đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật Anh, Pháp,
Lan những nhà triết học nổi tiếng như Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ, Điđrô, Henvêtiuýt, Xpinôda.
Sau đó, sự phát triển của các khoa học độc lập chuyên ngành đã làm giảm vai trò của triết học trong việc định
hình "khoa học của các khoa học". Triết học Hêghen được coi học thuyết triết học cuối cùng mang tham vọng này.
Hêghen xem triết học của mình một hệ thống phổ biến của nhận thức, trong đó các ngành khoa học riêng biệt chỉ
phụ thuộc vào triết học.
Vào đầu thế kỷ XIX, với hoàn cảnh kinh tế - hội s phát triển mạnh mẽ của khoa học, triết học Mác ra đời.
Triết học Mác tiếp tục tìm hiểu mối quan hệ giữa vật chất ý thức từ lập trường duy vật nghiên cứu quy luật chung
nhất của tự nhiên, hội duy.
Triết học nghiên cứu thế giới bằng phương pháp của riêng mình khác với mọi khoa học cụ thể. Nó xem xét thế
giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa ra một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó. Điều đó chỉ có thể thực hiện được
bằng cách tổng kết toàn bộ lịch sử của khoa học và lịch sử của bản thân tư tưởng triết học. Triết học là sự diễn tả thế giới
quan bằng lý luận. Chính vì tính đặc thù như vậy của đối tượng triết học mà vấn đề tư cách khoa học của triết học và đối
tượng của nó đã gây ra những cuộc tranh luận kéo dài cho đến hiện nay. Nhiều học thuyết triết học hiện đại ở phương Tây
muốn từ bỏ quan niệm truyền thống về triết học, xác định đối tượng nghiên cứu riêng cho mình như mô tả những hiện
tượng tinh thần, phân tích ngữ nghĩa, chú giải văn bản...
Mặc dù vậy, cái chung trong các học thuyết triết học là nghiên cứu những vấn đề chung nhất của giới tự nhiên,
của xã hội và con người, mối quan hệ của con người nói chung, của tư duy con người nói riêng với thế giới xung quanh.
1.4. Triết học hạt nhân luận của thế giới quan: (trang 14)
1.4.1. Thế giới quan:
Là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và
về vị trí của con người (bao gồm cá nhân, xã hội và cả nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới quan quy định các nguyên
tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
1.4.2. Hạt nhân luận của thế giới quan:
Nói triết học là hạt nhân còn thế giới quan, bởi thứ nhất, bản thân triết học chính là thế giới quan. Thứ hai, trong
các thế giới quan khác như thế giới quan của các khoa học cụ thể, thế giới quan của các dân tộc, hay các thời đại... triết
học bao giờ cũng là thành phần quan trọng, đóng vai trò là nhân tố cốt lõi. Thứ ba, với các loại thế giới quan tôn giáo, thế
giới quan kinh nghiệm hay thế giới quan thông thường..., triết học bao giờ cũng có ảnh hưởng và chi phối, dù có thể
không tự giác. Thứ tư, thế giới quan triết học như thế nào sẽ quy định các thế giới quan và các quan niệm khác như thế.
Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và xã hội loài người. Bởi lẽ, thứ
nhất, những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đề thuộc thế giới quan. Thứ hai, thế
giới quan đúng đắn là tiền đề quan trọng để xác lập phương thức tư duy hợp lý và nhân sinh quan tích cực trong khám
phá và chinh phục thế giới. Trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng đánh giá sự trưởng thành của mỗi
cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định.
Như vậy, triết học với tính cách là hạt nhân lý luận, trên thực tế, chi phối mọi thế giới quan, dù người ta có chú ý
và thừa nhận điều đó hay không.
2. Vấn đề bản của triết học:
2.1. Nội dung vấn đề bản của triết học: (trang 18)
Triết học, khác với một số loại hình nhận thức khác, trước khi giải quyết các vấn đề cụ thể của mình, nó buộc
phải giải quyết một vấn đề có ý nghĩa nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết tất cả những vấn đề còn lại – vấn đề về
mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Đây chính là vấn đề cơ bản của triết học. Ph.Ăngghen viết :” Vấn đề cơ bản lớn của
mọi triết học, đặc biệt là nhà triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại.”
Khi giải quyết vấn đề cơ bản, mỗi triết học không chỉ xác định nền tảng và điểm xuất phát của mình để giải quyết
các vấn đề khác thông qua đó, lập trường, thế giới quan của các học thuyết của các triết gia cũng được xác định.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, trả lời hai câu hỏi lớn.
Mặt thứ nhất: Giữa ý thức vật chất thì cái nào trước, cái nào sau, cái nào quyết định cái nào? Nói
cách khác, khi truy tìm nguyên nhân cuối cùng của hiện tượng, s vật, hay sự vận động đang cần phải giải thích, thì
nguyên nhân vật chất hay nguyên nhân tính thần đóng vai trò là cái quyết định.
Mặt thứ hai: Con người khả năng nhận thức được thế giới hay không. Nói cách khác, khi khám phá sự vật
và hiện tượng, con người có dám tin rằng mình sẽ nhận thức được sự vật và hiện tượng hay không.
Cách trả lời hai câu hỏi trên quy định lập trường của nhà triết học của trường phải triết học, xác định việc
hình thành các trường phái lớn của triết học.
2.2. Chủ nghĩa duy vật chủ nghĩa duy tâm: (trang 18)
Việc giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn.
Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và quyết định ý thức của con người được gọi là các nhà duy
vật. Học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật, giải thích mọi hiện tượng của thế giới
này bằng các nguyên nhân vật chất - nguyên nhân tận cùng của mọi vận động của thế giới này là nguyên nhân vật chất.
Ngược lại, những người cho rằng ý thức, tinh thần, ý niệm, cảm giác là cái có trước giới tự nhiên, được gọi là các nhà duy
tâm. Các học thuyết của họ hợp thành các phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm, chủ trương giải thích toàn bộ thế giới
này bằng các nguyên nhân tư tưởng, tinh thần - nguyên nhân tận cùng của mọi vận động của thế giới này là nguyên nhân
tinh thần.
- Chủ nghĩa duy vật: Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản:, chủ nghĩa duy
vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng
+) Chủ nghĩa duy vật phác chác Ngây thơ, chất phác, cảm tính, không có cơ sở khoa học
+) Chủ nghĩa duy vật siêu hình: Coi thế giới là tổng thể các sự vật hiện tượng tuy nhiên các sự vật hiện tượng tồn
tại trong trạng thái tĩnh lặng, không vận động phát triển, không có mối liên hệ với nhau
+) Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Do Mác-Ăngghen Lê-nin sáng lập, nhìn thấy mối liên hệ giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất vì nó ra đời sau nên kế thừa được cái đi
trước, khắc phục hạn chế của cái trước, xây dựng trên cơ sở khoa học.
- Chủ nghĩa duy tâm gồm có hai phái: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
+) Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người. Trong khi phủ nhận sự tồn tại
khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những
cảm giác.
+) Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng coi đó là thứ tinh thần khách
quan trước tồn tại độc lập với con người. Thực thể tinh thần khách quan này thương được gọi bằng những i
tên khác nhau như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới,…
2.3. Thuyết thể biết (Thuyết Khả tri) thuyết không thể biết (Thuyết Bất khả
tri): (Trang 21)
3. Biện chứng siêu hình (trang 22)
II) TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG HỘI:
(trang 25)
1. Sự ra đời phát triển của triết học Mác-Lênin: (trang 25)
1.1. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác: (trang 25)
1.1.1. Điều kiện kinh tế - hội: (trang 25)
- Sự củng cố và phát triển của PTSX TBCN trong điều kiện CMCN
- Giai cấp vô sản trở thành một lực lượng chính trị-xã hội độc lập
1.1.2 Nguồn gốc luận tiền đề khoa học tự nhiên: (trang 27)
* Tiền đề lý luận
- Triết học cổ điển Đức (trực tiếp)
- Kinh tế chính trị cổ điển Anh
- Chủ nghĩa XH không tưởng Pháp
* Tiền đề Khoa học tự nhiên
- Thuyết tiến hóa
- Thuyết tế bào
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
*) Nhân tố chủ quan trong sự hình thành triết học Mác: (trang 29)
* Nhân tố chủ quan
- Thiên tài và hoạt động thực tiễn của Mác Ăngghen
- Lập trường GCCN và tình cảm đặc biệt với ND
- Tình bạn vĩ đại của Mác và Ăngghen
1.2. Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành phát triển của triết học Mác: (trang 31)
1.3. Thực chất ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác Ph.Ăngghen thực hiện: (trang 37)
1.4. Giai đoạn Lênin trong sự phát triển triết học Mác: (trang 41)
2. Đối tượng chức năng của triết học Mác-Lênin: (trang 49)
2.1. Khái niệm triết học Mác Lênin: (trang 29):
2.2. Đối tượng của triết học Mác-Lênin (trang 50)
2.3. Chức năng của triết học Mác Lênin (trang 51)
3. Vai trò của triết học Mác-Lênin trong đời sống hội trong sự nghiệp đổi mới Việt Nam hiện nay:
(trang 53)
Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai
trò của con người trong thế giới ấy. Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống; song,
với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định sau đây:
Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự
kiện, hiện tượng riêng lẻ. Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên cứu, hệ thống
hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và triết học ra đời. Tất cả những điều trên cho
thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
CHƯƠNG II: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG (trang 60)
I) VẬT CHẤT Ý THỨC: (trang 60)
1. Vật chất: (trang 60)
*) Vị trí: Phạm trù vật chất là nền tảng của chủ nghĩa duy vật triết học. Việc nhận thức đúng đắn nội dung của phạm trù
này ý nghĩa đặc biệt quan trọng để khẳng định tính chất khoa học, đúng đắn của quan điểm duy vật biện chứng về
thế giới.
*) Sự xuất hiện: Vật chất với tính cách phạm trù triết học ra đời trong triết học Hy Lạp thời kỳ cổ đại. Ngay từ
lúc mới xuất hiện, xung quanh phạm trù này đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật
chủ
nghĩa duy tâm. Cũng với sự tiến triển của tri thức loài người, đến nay nội dung của phạm trù này đã trải qua những biến
đổi sâu sắc.
1.1. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm chủ nghĩa duy vật trước C.Mác về phạm trù vật chất: (trang 60)
*) Quan điểm duy tâm về phạm trù vật chất: Các nhà triết học duy tâm, cả chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ
nghĩa duy tâm chủ quan, từ thời cổ đại đến hiện đại tuy buộc phải thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế
giới nhưng lại phủ nhận đặc trưng “tự thân tồn tại" của chúng. Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận sự tồn tại hiện
thực của giới tự nhiên, nhưng lại cho rằng nguồn gốc của nó là do “sự tha hoá" của “tinh thần thế giới". Chủ nghĩa duy
tâm chủ quan cho rằng đặc trưng cơ bản nhất của mọi sự vật, hiện tượng là sự tồn tại lệ thuộc vào chủ quan, tức là một
hình thức tồn tại khác của ý thức. Do đó về mặt nhận thức luận, chủ nghĩa duy tâm cho rằng con người hoặc là không thể,
hoặc là chỉ nhận thức được cái bóng, cái bề ngoài của sự vật, hiện tượng. Thậm chí quá trình nhận thức của con người,
theo họ, chẳng qua chỉ là quá trình ý thức đi “tìm lại” chính bản thân mình dưới hình thức khác mà thôi. Như vậy, về thực
chất, các nhà triết học duy tâm đã phủ nhận độc tính tồn tại khách quan của vật chất. Thế giới quan duy tâm rất gần với
thế giới quan tôn giáo và tất yếu dẫn họ đến với thần học. Do đó, vật chất là thực thể của thế giới, cơ sở của mọi tồn tại là
một bản nguyên tinh thần nào đó. Đó có thể là “ý chí của Thượng đế”, là “ý niệm tuyệt đối”, hoặc là những quan hệ có
tính chất siêu nhiên.
Ví dụ: Quan điểm của nhà duy tâm chủ quan Gioóc Béccơly (1685 - 1753) - Sự vật là phức hợp của các cảm giác, quan
điểm của nhà duy tâm khách quan Platon (427-347 TCN) - Thế giới được tạo ra từ các ý niệm.
*) Quan điểm duy vật về phạm trù vật chất: Quan điểm nhất quán từ xưa đến nay của các nhà triết học duy vật là thừa
nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích tự nhiên. Lập trường đó là đúng
đắn, song chưa đủ để các nhà duy vật trước C. Mặc dù đến một quan niệm hoàn chỉnh về phạm trù nền tảng này. Tuy vậy,
cùng với những tiến bộ của lịch sử, quan niệm của các nhà triết học duy vật số vật chất cũng từng bước phát triển theo
hướng ngày càng sâu sắc và trìu tượng hoá khoa học hơn.
Vào thời cổ đại các nhà triết học duy vật đã đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của nó, tức là
những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài. Đỉnh cao của tư tưởng duy vật cổ đại về vật là thuyết
nguyên tử của Lơxíp và Đêmôcrít. Nguyên tử là các phần tử cực nhỏ, cứng, không thể xâm nhập được, không cảm giác
được. Nguyên tử có thể nhận biết được bằng tư duy. Nguyên tử có nhiều loại. Sự kết hợp hoặc tách rời nguyên tử theo
trật tự khác nhau của không gian tạo nên toàn bộ thế giới. Thuyết nguyên tử tuy còn mang tính chất chất phác nhưng
phỏng đoán thiên tài ấy về cấu tạo vật chất đã có ý nghĩa định hướng đối với lịch sử phát triển khoa học nói chung, đặc
biệt là vật lý học khi phát hiện ra sự tồn tại thực của nguyên tử. Quan điểm về Vật chất của các nhà duy vật thời cổ đại
mang tính trực quan, cảm tính, họ đồng nhất vật chất nói chung với những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại.
Ví dụ: Anaximen coi thực thể đó là không khí, Hêraclít thực thể đó là lửa, Ămpêđôlơ thì thực thể đó bao gồm cả bốn yếu
tố: đất, nước, lửa và không khí, Anaximanđrơ cho rằng, thực thể của thế giới là apâyrôn, Lơxíp và Đêmôcrít thì thực thể
của thế giới là nguyên tử.
Những quan điểm trên tuy còn thô sơ, nhưng có ưu điểm căn bản là vật chất được coi là cơ sở đầu tiên của mọi sự
vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Điều này đối lập với quan điểm duy tâm tôn giáo coi cơ sở đầu tiên của thế giới
là tinh thần, ý thức. Học thuyết nguyên tử là một bước phát triển mới trên con đường hình thành phạm trù vật chất trong
triết học, tạo cơ sở triết học mới cho nhận thức khoa học sau này
Kế thừa nguyên tử luận cổ đại, các nhà duy vật thời cận đại tiếp tục coi nguyên tử là những phần tử vật chất nhỏ
nhất, không phân chia được, vẫn tách rời chúng một cách siêu hình với vận động không gian và thời gian. Họ chưa thấy
được vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất. Do chưa thoát khỏi phương pháp tư duy siêu hình nên nhìn chung các
nhà triết học duy vật thời kỳ cận đại đã không đưa ra được những khái quát triết học đúng đắn. Họ thường đồng nhất vật
chất với khối lượng, coi những định luật cơ học như những chân lý không thể thêm bớt và giải thích mọi hiện tượng của
thế giới theo những chuẩn mực thuần tuý cơ học; xem vật chất, vận động, không gian, thời gian như những thực thể khác
nhau, không có mối liên hệ nội tại với nhau... Cũng có một số nhà triết học thời kỳ này cố gắng vạch ra những sai lầm
của thuyết nguyên tử (chẳng hạn như Đềcáctơ, Cantơ...) nhưng không nhiều và không thể làm thay đổi căn bản cái nhìn
cơ học về thế giới, không đủ đưa đến một định nghĩa hoàn toàn mới về phạm trù vật chất.
Ví dụ: chủ nghĩa duy vật nói chung và phạm trù vật chất nói riêng đã có những bước phát triển mới chứa đựng nhiều yếu
tố biện chứng: Côbecnich chứng minh mặt trời là trung tâm đã làm đảo lộn truyền thuyết của kinh thánh và quan điểm
của thần học về thế giới, quan điểm của Fanxitbaycơn: coi thế giới vật chất tồn tại khách quan, vật chất là tổng hợp các
hạt. Ông coi tự nhiên là tổng hợp của những vật chất có chất lượng luôn màu, muôn vẻ, quan điểm của Gatxăngdi: Phát
triển học thuyết nguyên tử của thời cổ đại cho rằng thế giới gồm những nguyên tử có tính tuyệt đối như tính kien cố và
tính không thể thông qua.
1.2. Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX sự phá sản của các quan điểm
duy vật siêu hình về vật chất: (trang 62)
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi xuất hiện những phát minh mới trong khoa học tự nhiên, con người mới có được
những hiểu biết căn bản hơn, sâu sắc hơn về nguyên tử. Năm 1895 Rơnghen phát hiện ra tia X; năm 1896, Béccơren phát
hiện ra hiện tượng phóng xạ; năm 1897 Tômxơn phát hiện ra điện tử và chứng minh được điện tử là một trong những
thành phần cấu tạo nên nguyên tử. Nhờ phát minh này, lần đầu tiên trong khoa học, sự tồn tại hiện thực của nguyên tử đã
được chứng minh bằng thực nghiệm. Năm 1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện tử không phải là
khối lượng tĩnh, mà là khối lượng thay đổi theo tốc độ vận động của điện tử. Những phát hiện đó là bước tiến mới của
loài người trong việc nhận thức và làm chủ giới tự nhiên, nó bác bỏ quan niệm siêu hình về vật chất. Những quan niệm
đương thời về giới hạn tột cùng của vật chất là nguyên tử hoặc khối lượng đã sụp đổ trước khoa học. Vấn đề là ở chỗ,
trong nhận thức lúc đó, các hạt điện tích và trường điện từ coi là cái gì đó phi vật chất. Đây chính là mảnh đất để chủ
nghĩa duy tâm lợi dụng để la lối lên rằng: nếu nguyên tử bị phá vỡ thì tức là vật chất đã tiêu tan, và chủ nghĩa duy vật
dựa trên nền tảng là vật chất cũng không thể đứng vững được nữa. Những người theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng "vật
chất" của chủ nghĩa duy vật đã biến mất, nền tảng của chủ nghĩa duy vật đã sụp đổ. Sự phát triển của khoa học và cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm đòi hỏi các nhà duy vật phải có quan điểm đúng đắn hơn về vật chất qua định nghĩa
kinh điển về vật chất của V.I. Lênin.
1.3. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về vật chất: (trang 63)
Vật chất với cách phạm trù triết học đã lịch sử khoảng 2.500 năm. Ngay từ lúc mới ra đời, xung quanh phạm trù
vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật chủ nghĩa duy tâm. Giống như mọi
phạm trù khác, phạm trù vật chất quá trình phát sinh phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người
với sự hiểu biết của con người về giới tự nhiên. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì thực thể của thế giới, sở
của mọi tồn tại một bản nguyên tinh thần nào đó, thể chí của Thượng đế" niệm tuyệt đối", v.v.. Theo
quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì thực thể của thế giới vật chất, cái tồn tại một cách vĩnh cửu, tạo nên mọi sự vật
hiện tượng cùng với những thuộc tính của chúng.
- Định nghĩa vật chất: Kế thừa tư tưởng của C. Mác và Ph. ăngghen; tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, V.I. Lênin đã định nghĩa: "Vật
chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm
giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác."
Phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học- một phạm trù khái quát nhất và rộng cùng cực, không thể có
một phạm trù nào rộng hơn, thì duy nhất về mặt phương pháp luận chỉ có thể định nghĩa vật chất bằng cách đối lập nó
với ý thức, xác định nó “là cái mà khi tác động lên giác quan của chúng ta thì gây ra cảm giác.
dụ: Hãy tưởng tượng một quả táo đỏ bạn trong tay. Theo triết học Mác-Lênin, quả táo đỏ đó một
hiện thực vật chất. Vật chất của quả táo bao gồm các tính chất như hình dạng, màu sắc, độ cứng, vị ngọt, và các đặc điểm
khác mà chúng ta có thể quan sát và cảm nhận được thông qua các giác quan.
Vật chất không chỉ tồn tại dưới dạng một đối tượng cụ thể như quả táo, mà nó còn tồn tại dưới dạng các quy luật
và quy tắc tự nhiên. Ví dụ, quả táo rơi xuống đất theo quy luật hấp dẫn của Trái Đất. Các quy luật tự nhiên như này là
một phần của vật chất và định nghĩa cách mà vật chất tương tác với nhau.
Quan trọng hơn, vật chất không phụ thuộc vào cảm giác của con người để tồn tại. Dù bạn có cảm nhận hay
không, quả táo vẫn tồn tại, vẫn có màu đỏ và vị ngọt của nó không thay đổi. Vật chất tồn tại khách quan và độc lập với ý
thức và cảm giác của chúng ta.
Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức.
Khi nói vật chất là một phạm trù triết học - nó là sự trừu tượng. Song, sự trừu tượng này lại chỉ rõ cái đặc trưng
nhất, bản chất nhất mà bất kỳ mọi sự vật hiện tượng cụ thể nào cũng có đó là: tồn tại khách quan và độc lập với ý thức
của con người. Đặc tính này là tiêu chuẩn cơ bản duy nhất để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất.
Do đó, khi nghiên cứu nội dung này càn phải chú ý cả hai khía cạnh phân biệt nhau nhưng lại gắn bó với nhau: đó là tính
trừu tượng và tính cụ thể của vật chất. Nếu chỉ thấy tính trừu tượng, thổi phồng tính trừu tượng, mà quên mất biểu hiện cụ
thể của vật chất thì không thấy vật chất đâu cả - rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Ngược lại, nếu chỉ thấy tính cụ thể của vật
chất sẽ đồng nhất vật chất với vật thể. Khẳng định trên đây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phê phán thế giới quan
duy tâm vật lý học, giải phóng khoa học tự nhiên khỏi cuộc khủng hoảng thế giới quan, khuyến khích các nhà khoa học đi
sâu tìm hiểu thế giới vật chất, khám phá ra những thuộc tính mới, kết cấu mới của vật chất, không ngừng làm phong phú
tri thức của con người về thế giới; khắc phục triệt để sai lầm cơ bản của chủ nghĩa duy vật trước Mác quy vật chất vào
một dạng cụ thể. Nội dung này trong định nghĩa Lênin đã đưa học thuyết duy vật tiến lên một bước mới, đáp ứng được
những đòi hỏi mới do những phát minh mới của khoa học tự nhiên tạo ra; từ đó là cơ sở khoa học để nhận thức vật chất
dưới dạng xã hội, đó là những quan hệ sản xuất, tổng hợp các quan hệ sản xuất là cơ sở hạ tầng, tạo thành quan hệ vật
chất, và từ đây làm nảy sinh quan hệ tư tưởng, đó là kiến trúc thượng tầng.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng một chiếc bàn trong phòng. Chiếc bàn đó tồn tại độc lập và không lệ thuộc vào ý thức
của chúng ta. Dù chúng ta có ý thức về nó hay không, chiếc bàn vẫn tồn tại và có tính chất vật chất của nó như hình
dạng, kích thước, vật liệu xây dựng và khả năng chứa đựng.
Ngay cả khi chúng ta không còn ở gần chiếc bàn đó, nó vẫn tồn tại và có tính chất vật chất của nó không thay đổi.
Chiếc bàn không bị ảnh hưởng bởi sự tồn tại hay không tồn tại của ý thức và cảm giác của chúng ta. Điều này chứng tỏ
rằng vật chất tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào ý thức.
Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác.
Vật chất biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan bằng các thực thể, sự vật hiện tượng. Các thực thể này khi tác
động (trực tiếp hay gián tiếp) vào giác quan con người sẽ tạo nên cảm giác. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không bàn đến
vật chất một cách chung chung, mà bàn đến nó trong mối quan hệ với ý thức của con người. Trong đó, xét trên phương
diện nhận thức luận thì vật chất là cái có trước, là tính thứ nhất, là cội nguồn của cảm giác (ý thức); còn cảm giác (ý thức)
là cái có sau, là tính thứ hai, là cái phụ thuộc vào vật chất. Đó cũng là câu trả lời theo lập trường nhất nguyên duy vật của
V.I. Lênin đối với mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học. Khẳng định này góp phần chống lại mọi luận điệu sai lầm của
chủ nghĩa duy tâm (cả khách quan và chủ quan và nhị nguyên luận) - luận giải tinh thần là cái quyết định mọi sự vật hiện
tượng trong thế giới xung quanh.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng một cục đá lạnh trong tay bạn. Khi bạn tiếp xúc với cục đá đó, giác quan xúc giác của
bạn sẽ nhận được cảm giác lạnh. Cảm giác lạnh này là kết quả của tác động của vật chất (cục đá) lên giác quan của bạn.
Một ví dụ khác là khi bạn nhìn thấy một bông hoa đỏ tươi. Khi ánh sáng chiếu vào mắt bạn và phản xạ từ bề mặt
của bông hoa, giác quan thị giác của bạn sẽ nhận được cảm giác màu sắc đỏ. Cảm giác màu sắc này là do tác động của vật
chất (bông hoa) lên giác quan của bạn.
Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó (trang 67)
*) Ý nghĩa phương pháp luận: (trang 68)
1.4. Phương thức tồn tại của vật chất: (trang 69)
Phương thức tồn tại của vật chất tức là cách thức tồn tại và hình thức tồn tại của vật chất. Chủ nghĩa duy vật biện
chứng khẳng định: Vận động cách thức tồn tại, đồng thời hình thức tồn tại của vật chất; không gian, thời gian
hình thức tồn tại của vật chất.
1.4.1. Vận động: (trang 69)
* Vận động phương thức tồn tại của vật chất (trang 69)
* Những hình thức vận động bản của vật chất (trang 70)
Ví dụ về phương thức vận động của vật chất theo triết học Mác-Lênin có thể là: Hãy tưởng tượng một ngọn núi.
Trong quá trình tiến hóa của trái đất, ngọn núi có thể hình thành thông qua các phương thức vận động như đẩy lên từ đáy
biển do sự va chạm của các tấm lục địa hoặc hoạt động của lưu lượng magma từ lòng đất. Đây là một ví dụ về phương
thức vận động vật lý của vật chất, trong đó sự tương tác và chuyển động của các yếu tố vật chất (địa chất, lực lượng núi
lửa) tạo nên hình dạng và cấu trúc của ngọn núi.
Một ví dụ khác là quá trình phát triển xã hội. Theo quan điểm Mác-Lênin, xã hội cũng là một hình thức vận động
của vật chất. Xã hội không ngừng thay đổi và phát triển thông qua các phương thức vận động như sự đấu tranh giai cấp,
sự thay đổi trong sản xuất và quan hệ sản xuất, sự phát triển của công nghệ và lực lượng sản xuất. Ví dụ, sự tiến bộ công
nghệ và cách mạng công nghiệp đã tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu xã hội, từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội
công nghiệp hiện đại.
* Vận động đứng im (trang 72)
Ví dụ về phương thức vận động của vật chất: Hãy tưởng tượng một con sông. Con sông đó chảy liên tục, tạo ra
một phương thức vận động dòng chảy. Nước trong sông luôn di chuyển, thay đổi hướng và tạo ra sự thay đổi trong môi
trường xung quanh. Điều này minh họa phương thức vận động liên tục của vật chất, nơi nó không ngừng chuyển động và
thay đổi.
Ví dụ về phương thức đứng im của vật chất: Hãy tưởng tượng một tảng đá trên đỉnh một ngọn núi. Tảng đá đó ở
yên lặng, không di chuyển và không trải qua sự thay đổi vị trí. Nó đứng im trong thời gian dài và không có sự thay đổi
đáng kể trong trạng thái của nó. Điều này minh họa phương thức đứng im của vật chất, trong đó nó tồn tại một thời gian
dài mà không trải qua sự chuyển động hay thay đổi đáng kể.
Cả phương thức vận động và đứng im đều là những biểu hiện của phương thức tồn tại và phát triển của vật chất
theo quan điểm Mác-Lênin. Vật chất thể chuyển động liên tục, thay đổi phát triển, nhưng cũng thể tồn tại
trong trạng thái đứng im mà không trải qua sự thay đổi lớn.
1.4.2. Không gian thời gian (trang 73)
dụ về phương thức không gian của vật chất: Hãy tưởng tượng một hệ tọa độ không gian ba chiều. Trong
không gian này, các vật chất c đối tượng tồn tại di chuyển trong các hướng khác nhau. Phương thức không gian
của vật
chất bao gồm khoảng cách, vị trí và mối quan hệ không gian giữa các đối tượng. Ví dụ, khi bạn di chuyển từ điểm A đến
điểm B trên một con đường, bạn sử dụng phương thức không gian để di chuyển qua các vị trí không gian khác nhau.
Ví dụ về phương thức thời gian của vật chất: Hãy tưởng tượng một cây trưởng thành. Cây trưởng thành trải qua
sự phát triển từ hạt giống, mọc lớn và cuối cùng chết đi. Phương thức thời gian của vật chất bao gồm quá trình thay đổi
và phát triển trong thời gian. Các hiện tượng như sự sinh trưởng, sự tiến hóa và quá trình thay đổi trong thời gian là
những ví dụ cho phương thức thời gian của vật chất.
Cả phương thức không gian và thời gian đều là những yếu tố cơ bản trong sự tồn tại và phát triển của vật chất
theo quan điểm Mác-Lênin. Chúng tương tác và tạo nên cấu trúc và quá trình tồn tại của thế giới vật chất.
1.5. Tính thống nhất vật chất của thế giới (trang 75)
2. Nguồn gốc, bản chất kết cấu của ý thức: (trang 77)
2.1. Nguồn gốc của ý thức (trang 78):
Ý thức một trong hai phạm trù bản được các trường phái triết học quan tâm nghiên cứu, nhưng tùy
theo cách giải khác nhau những quan niệm rất khác nhau, sở để hình thành các trường phái triết học
khác nhau, hai đường lối bản đối lập nhau chủ nghĩa duy vật chủ nghĩa duy tâm. Đứng vững trên lập
trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên bám sát
thực tiễn hội, triết học Mác-Lênin đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề ý thức, mối quan hệ vật chất ý thức.
Có thể khái quát ý thức có hai nguồn gốc: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
a) Nguồn gốc tự nhiên: Ý thức bắt nguồn từ một thuộc tính của vật chất - thuộc tính phản ánh - phát triển thành.
Ý thức ra đời là kết quả phát triển lâu dài của thuộc tính phản ánh của vật chất. Nội dung của ý thức là thông tin về thế
giới bên ngoài, về vật được phản ánh. Ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào đầu óc con người. Bộ óc người là
quan phản ánh, song chỉ có bộ óc thôi thì chưa thể có ý thức. Không có sự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác
quan và qua đó đến bộ óc thì hoạt động ý thức không thể xảy ra. Như vậy, bộ óc người (cơ quan phản ánh về thế giới
vật chất xung quanh) cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc - đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
b) Nguồn gốc xã hội: Để cho ý thức ra đời, những tiền đề, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu
được, song chưa đủ; điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. ý thức ra đời
cùng với quá trình hình thành bộ óc con người nhờ lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội.
Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ cho các nhu
cầu của mình, là một quá trình trong đó bản thân con người đóng góp vai trò môi giới, điều tiết và giám sát trong sự trao
đổi vật chất giữa người và tự nhiên. Chính thông qua hoạt động lao động nhằm cải tạo thế giới khách quan mà con người
mới có thể phản ánh được thế giới khách quan, mới có ý thức về thế giới đó.
Ý thức được hình thành chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan của con người, làm biến đổi thế giới
đó. ý thức với tư cách là hoạt động phản ánh sáng tạo không thể có được ở bên ngoài quá trình con người lao động làm
biến đổi thế giới xung quanh. Vì thế có thể nói khái quát rằng lao động tạo ra ý thức tư tưởng, hoặc nguồn gốc cơ bản của
ý thức tư tưởng là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người trong quá trình lao động của con người. Lao
động không xuất hiện ở trạng thái đơn nhất, ngay từ đầu nó đã mang tính tập thể xã hội. Vì vậy, nhu cầu trao đổi kinh
nghiệm và nhu cầu trao đổi tư tưởng cho nhau xuất hiện. Chính nhu cầu đó đòi hỏi xuất hiện ngôn ngữ. Ngôn ngữ do nhu
cầu của lao động và nhờ lao động mà hình thành. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có
ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được. Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp trong xã hội, đồng thời là
công cụ của tư duy nhằm khái quát hóa, trừu tượng hóa hiện thực. Nhờ ngôn ngữ mà con người tổng kết được thực tiễn,
trao đổi thông tin, trao đổi tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ý thức không phải thuần túy là hiện tượng cá nhân mà
như một nơi tĩnh lặng và yên bình, trong khi người khác có thể cảm
một hiện tượng hội, do đó không phương tiện trao đổi hội về mặt ngôn ngthì ý thức không thể hình thành
và phát triển được.
Vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời phát triển của ý thức lao động, là
thực tiễn hội. ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ các
quan hệ hội. ý thức sản phẩm hội, một hiện tượng hội.
2.2. Bản chất của ý thức (trang 83):
*) Khái niệm ý thức: Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt động
thực tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đây là phản ánh tích cực chủ động, sáng tạo hình ảnh chủ quan.
Ví dụ về ý thức theo triết học Mác-Lênin có thể là:
1. Kiến thức khoa học: Triết lý, vật lý, hóa học, y học và các lĩnh vực khoa học khác là ví dụ về ý thức theo triết
học Mác-Lênin. Các kiến thức khoa học được xây dựng dựa trên quan sát, thử nghiệm và phân tích của con
người về thế giới vật chất. Chúng phản ánh sự hiểu biết và phân tích cụ thể về tự nhiên và xã hội.
2. Tư tưởng và quan điểm xã hội: Ý thức trong lĩnh vực này bao gồm các quan điểm, tư tưởng và lý thuyết xã hội.
dụ, các ý thức về chính trị, kinh tế, hội, văn hóa, tôn giáo các lĩnh vực hội khác phản ánh quan
điểm và ý kiến của con người về xã hội, văn hóa và quan hệ xã hội.
3. Ý chí và hành động: Ý thức cũng bao gồm ý chí và hành động của con người. Ý chí là khả năng của con người
để có ý kiến, quyết định và hành động theo mục tiêu, lý tưởng và giá trị của mình. Hành động là sự thể hiện của
ý thức thông qua những hành vi cụ thể của con người.
*) Ví dụ về ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo; ý thức
là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan có thể là:
1. Nghệ thuật sáng tạo: Khi một nghệ sĩ sáng tác một bức tranh hoặc viết một bài thơ, ý thức của họ phản ánh hiện
thực khách quan, nhưng qua quá trình sáng tạo của nghệ sĩ, ý thức trở thành hình ảnh chủ quan và độc đáo của
thế giới. Ví dụ, một họa sĩ có thể vẽ một bức tranh tái hiện cảnh vật khách quan nhưng sử dụng màu sắc, góc nhìn
và phong cách riêng để tạo ra một hình ảnh chủ quan của thế giới.
2. Nhận thức cá nhân: Mỗi người có một cách nhìn và trải nghiệm riêng về thế giới xung quanh. Ví dụ, khi bạn
đứng trước một tòa nhà, ý thức của bạn phản ánh hiện thực khách quan của tòa nhà đó, nhưng qua các trải
nghiệm, tri thức và cảm xúc cá nhân, ý thức của bạn trở thành một hình ảnh chủ quan và độc đáo về tòa nhà
đó.
3. Quan điểm và niềm tin: Quan điểm và niềm tin của mỗi người là kết quả của ý thức phản ánh và tương tác với
hiện thực khách quan. Ví dụ, ý thức của một người về chính trị, tôn giáo hoặc giá trị đạo đức có thể phản ánh sự
phân tích và đánh giá cá nhân về hiện thực khách quan, nhưng cũng mang tính chất chủ quan và độc đáo của
mỗi người.
*) Ví dụ về ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan có thể là:
1. Quan niệm về vẻ đẹp: Mỗi người quan niệm riêng về vẻ đẹp. dụ, một bông hoa thể được nhìn thấy
đẹp bởi một người trong khi người khác có thể có quan điểm khác. Ý thức về vẻ đẹp là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan, phản ánh cảm nhận và giá trị cá nhân của mỗi người về vẻ đẹp.
2. Sự đánh giá của một tác phẩm nghệ thuật: Khi xem một bức tranh hoặc nghe một bản nhạc, mỗi người có thể có
những cảm nhận và đánh giá riêng. Một tác phẩm nghệ thuật có thể tạo ra những cảm xúc và ý tưởng khác nhau
ở mỗi người, phản ánh ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
3. Ý thức về môi trường: Mỗi người có một ý thức riêng về môi trường xung quanh. Ví dụ, một người có thể
nhìn thấy một khu rừng nhận nó là một nơi đầy
sức sống hoang dã. Ý thức về môi trường hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, phản ánh cảm xúc
và suy nghĩ riêng của mỗi người.
*) Ví dụ về ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo có thể là:
1. Sáng tạo nghệ thuật: Khi một nghệ tạo ra một tác phẩm nghệ thuật, ý thức của họ thể hiện tính tích cực
sáng tạo. Tác phẩm nghệ thuật thể truyền tải cảm xúc tích cực, khám phá ý tưởng mới, khơi nguồn cho trí
tưởng tượng và sự sáng tạo trong người khán giả.
2. Ý thức tích cực về bản thân: Một người có thể có ý thức tích cực và sáng tạo về bản thân, tức là họ có khả
năng nhìn nhận và đánh giá mình một cách tích cực, nhìn nhận sự tiến bộ và phát triển cá nhân, và tạo ra ý
tưởng và giải pháp sáng tạo cho các thách thức và mục tiêu của mình.
3. Ý thức tích cực về môi trường: Một người có thể có ý thức tích cực và sáng tạo về môi trường xung quanh. Họ
nhìn nhận và đánh giá môi trường một cách tích cực, nhìn nhận tiềm năng và cơ hội, và tìm cách sáng tạo và
thực hiện các giải pháp tích cực để bảo vệ và cải thiện môi trường.
2.3. Kết cấu của ý thức (trang 86)
Khái niệm tri thức, tình cảm,
3. Mối quan hệ giữa vật chất ý thức (trang 90)
*) Vật chất quyết định ý thức (trang 92)
Ví dụ: Chúng ta khi nhìn một cái cây to, thì cái cây to là vật chất. Hình ảnh cái cây to đó phản ảnh lại vào bộ não
của chúng ta, thì ý thức của chúng ta xuất hiện cái cây to đó. Vì ý thức là sự phản ánh của vật chất, nên ý thức là cái có
sau, nó phải dựa vào vật mẫu được phản ánh. Ở trong trường hợp này, vật mẫu là cái cây to, nên nó sẽ phản ánh lại cái
cây to vào não.
*) Ý thức tính độc lập tương đối tác động trở lại vật chất (trang 94)
Ví dụ: Một người học kém, dùng ý thức của mình để nghĩ và mong muốn rằng mình là người học giỏi. Tuy
nhiên, học giỏi là vật chất, là sự đánh giá mang tính khách quan, nên không thể dùng ý thức để quyết định. Tuy nhiên, ý
thức có thể tác động trở lại vật chất. Nếu người đó ý thức về việc học giỏi, và coi đó là ý chí quyết tâm thì ý thức sẽ tác
động lại và khiến người đó chăm chỉ học hành để đạt mục tiêu là học giỏi
II) PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT (TRANG 96):
2.1. Hai nguyên của phép biện chứng duy vật (trang 100):
2.1.1. Nguyên về mối liên hệ phổ biến:
- Khái niệm (trang 100, cuối 102)
Ví dụ: Muốn trồng một cái cây phải có hạt giống và đất, phải tưới nước cho nó mỗi ngày và phải cho nó quang
hợp, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chỉ có như vậy thì hạt giống mới nảy mầm và phát triển. Nếu như không có những
điều kiện trên, thì hạt giống không thể nảy mẩm. Có thể thấy, giữa hạt giống, đất, nước cũng như môi trường xung quanh
có các mối liên hệ nhất định tới nhau. Hay như khi làm đề thi môn Toán, chúng ta phải vận dụng kiến thức ngữ văn để
đọc và đánh giá đề thi, hay khi giải đề Vật Lí, ta phải dùng công thức Toán học để tính toán, hay với các môn kiến thức
xã hội cần vận dụng phương thức tư duy logic của các môn tự nhiên. Rõ ràng, giữa các tri thức đó có mối liên hệ với
nhau.
*) Các tính chất của mối liên hệ phổ biến: (trang 103) Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ
có ba tính chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng; nó không phụ
thuộc vào ý thức của con người.
Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một svật, hiện tượng nào; bất kỳ không gian nào bất
kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất
kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác.
Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác
nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Có thể chia các mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên
hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, v.v.. Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò
khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng.
*) Nghiên cứu nguyên về mối liên hệ phổ biến thể rút ra ý nghĩa về phương pháp luận sau:
Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối
liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức hoạt động thực tiến con người
phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa
các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối
liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.
Vì các mối liên hệ có tính da dạng, phong phú - sự vật, hiện tượng khác nhau, không gian, thời gian khác nhau
các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan
điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện,
hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Thực tế cho thấy rằng, một luận
điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này, nhưng sẽ không là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. Vì
vậy để xác định đúng đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng, của từng thời kỳ xây dựng đất nước, bao giờ
Đảng ta cũng phân tích tình hình cụ thể của đất nước ta cũng như bối cảnh lịch sử quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn và
từng thời kỳ đó và trong khi thực hiện đường lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với diễn
biến của hoàn cảnh cụ thể.
2.1.2. Nguyên về s phát triển (trang 104)
- Khái niệm: (trang 104, đầu 107)
Ví dụ: Nhìn vào một bạn sinh viên đang học kém, nếu không áp dụng nguyên lý về sự phát triển – nhìn sự vật ở
một thời điểm, chúng ta sẽ phán xét rằng bạn ấy sẽ mãi mãi kém như vậy. Nhưng việc áp dụng nguyên lý về sự phát triển
sẽ cho thấy sự học của bạn này luôn vận động và phát triển, vì thế bạn hoàn toàn có thể trở thành sinh viên giỏi. Hay như
một người bị bệnh, nếu người đó không áp dụng nguyên lý về sự phát triển, họ sẽ không nhận ra bệnh của mình có thể
phát triển hơn và không điều trị.
*) Các tính chất của phát triển: (trang 107): Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển cũng có ba
tính chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
Sự phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan. Bởi vì, như trên đã phân tích theo quan điểm duy vật biện
chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn
nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật. Nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển. Vì thế sự phát triển là tiến trình
khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Sự phát triển mang tính phổ biến. Tính phổ biến của sự phát triển được hiểu là nó diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự
nhiên, xã hội và tư duy; ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan. Ngay cả các khái niệm, các phạm trù
phản ánh hiện thực cũng nằm trong quá trình vận động và phát triển; chỉ trên cơ sở của sự phát triển, mọi hình thức của tư
duy, nhất là các khái niệm và các phạm trù, mới có thể phản ánh đúng đắn hiện thực luôn vận động và phát triển.
Sự phát triển còn có tính đa dạng, phong phú. Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng,
song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau. Tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời
gian khác nhau, sự vật phát triển sẽ khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu sự tác động
của các sự vật, hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố, điều kiện. Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi. Chẳng
hạn, nói chung, ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở các thế hệ trước do chúng
được thừa hưởng những thành quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang lại. Trong thời đại hiện nay, thời gian công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước của các quốc gia chậm phát triển và kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các
quốc gia đã thực hiện chúng do đã thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các quốc gia đi trước. Song vấn đề còn ở
chỗ, sự vận dụng kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ đó như thế nào lại phụ thuộc rất lớn vào những nhà lãnh đạo và nhân
dân của các nước chậm phát triển và kém phát triển.
Những điều kiện nêu ra ở trên cho thấy, dù sự vật, hiện tượng có thể có những giai đoạn vận động đi lên như thế
này hoặc như thế khác, nhưng xem xét toàn bộ quá trình thì chúng vẫn tuân theo khuynh hướng chung.
*) Nguyên về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng
quan điểm phát triển.
Quan điểm phát triển đòi hỏi khi nhận thức, khi giải quyết một vấn đề nào đó con người phải đặt chúng ở trạng
thái động, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện
đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến
đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch ra
khuynh hướng biến đổi chính của sự vật. Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quá trình phát
triển của sự vật ấy thành những giai đoạn. Trên cơ sở ấy để tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp
nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tùy theo sự phát triển đó có lợi hay có hại
đối với đời sống của con người. Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm
phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản
thân con người. Song để thực hiện được chúng, mỗi người cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng - nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình.
2.2. Các cặp phạm trù bản của phép biện chứng duy vật (trang 108)
2.2.1. Cái riêng cái chung (trang 111)
Ví dụ: Mỗi con người là một thực thể riêng biệt, phân tích kỹ bên trong mỗi con người đều có những điểm chung như
đều có khối óc có thể điều khiển được hành vi của mình và trái tim cảm nhận được thế giới xung quanh.
*) Mối quan hệ
Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng biểu hiện sự tồn tại của mình. Không có cái
chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng Ví dụ: Không có con sông chung nào tồn tại bên ngoài các con sông như là
sông Nin, sông Hồng, sông Mê Kông hay những con sông cụ thể khác, nhưng con sông cụ thể nào cũng có nước, có dòng
chảy. Những đặc tính chung này lặp lại ở những con sông riêng, và được phản ánh trong khái niệm là con sông.
Rõ ràng thì cái chung tồn tại thực sự, nhưng nó không tồn tại bên ngoài cái riêng mà phải biểu hiện thông qua cái
riêng
Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập
không có liên hệ với cái chung. Ví dụ: Mỗi con người là một cái riêng, không thể tồn tại bên ngoài mối liên hệ với xã hội
và tự nhiên, không có cá nhân nào mà không chịu sự tác động của cái chung – các quy luật sinh học, quy luật xã hội.
Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung; cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng.
Ví dụ: Trong phạm vi lớp học có 8 bạn sinh viên, 8 bạn sinh viên này là 8 cái riêng khác nhau, với đa dạng, phong phú,
sắc thái khác nhau – tính tình, phong cách, ngoại hình, năng lực riêng biệt; nhưng cái chung của họ là còn trẻ, có tri thức,
được đào tạo chuyên môn. Qua đó, nó sẽ phản ánh sâu sắc bản chất sinh viên của 8 bạn này
Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Ví dụ như quá
trình phát triển của sự vật sẽ xuất hiện những biến dị ở những cá thể riêng biệt, thì đây là cái đơn nhất. Sau khi ngoại cảnh
thay đổi thì nó có thể trở nên phù hợp. Đặc tính này nghĩa là cái đơn nhất sẽ được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở
thành phổ biến của nhiều cá thể. Cái đơn nhất phù hợp thì được bảo tồn, duy trì trở thành cái chung. Ngược lại, những đặc
tính phổ biến nhưng không phù hợp sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất
2.2.2. Nguyên nhân kết quả (trang 115):
Ví dụ: Gieo nhân nào thì gặt quả nấy
2.2.3. Tất nhiên ngẫu nhiên (trang 117):
Ví dụ: Để đạt được kết quả tốt trong học tập thì chăm chỉ, siêng năng học tập là điều tất nhiên, nhưng nhưng đến ngày thi
thì bị vấn đề về sức khỏe làm kết quả thi thấp là điều ngẫu nhiên.
2.2.4. Nội dung hình thức (trang 119):
Ví dụ: Nội dung một quyển sách như thế nào thì mới quyết định phải làm trang bìa như thế nào, nếu như nội dung vui
nhộn nhưng trang bìa có cách bố trí tiêu đề và màu bìa là gam màu buồn thì không thể tạo sự hứng khởi cho người đọc
quyết định đọc quyển sách đó.
2.2.5. Bản chất hiện tượng (trang 120):
Ví dụ: Một con người có bản chất côn đồ thì sẽ dễ nổi nóng với mọi người. Tuy nhiên, một người hung hãn với mọi người
chưa chắc đã là một người xấu.
*) Mối quan hệ:
Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan trong mối liên hệ hữu cơ, cái này không thể tồn tại thiếu cái kia;
vừa thống nhất vừa đối lập với nhau. Về cơ bản, bản chất và hiện tượng có xu hưởng phù hợp với nhau, bởi mỗi đối
tượng đều là sự thống nhất giữa bản chất với hiện tượng và sự thống nhất đó được thể hiện ở chỗ, bản chất tồn tại thông
qua hiện tượng còn hiện tượng phải là sự thể hiện của bản chất; bản chất "được ánh lên" nhờ hiện tượng (Hêghen). Bản
chất bao giờ cũng sẽ bộc lộ thông qua hiện tượng, hiện tượng là biểu hiện của bản chất. Không có bản chất nào tách rời
hiện tượng, không có hiện tượng không biểu hiện bản chất. Một khi bản chất thay đổi sẽ dẫn đến hiện tượng thay đổi, bản
chất mất hiện tượng sẽ mất theo. Ví dụ như bản chất là nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, nó sẽ biểu hiện thông qua các hiện
tượng là nông dân sẽ cày, cấy, thu hoạch thủ công. Bản chất sản xuất nông nghiệp nhỏ này bao giờ cũng bộc lộ thông qua
hiện tượng cày, cấy, thu hoạch thủ công. Nó sẽ không bao giờ tách rời hiện tượng này, và hiện tượng này luôn biểu hiện
bản chất. Một khi bản chất nền nông nghiệp sản xuất nhỏ này thay đổi hay mất đi thì hiện tượng cũng sẽ thay đổi và mất
đi. Sự đối lập của bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng
biệt, phong phú và đa dạng. Vì cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ngoài bằng vô số hiện tượng khác nhau tùy theo
điều kiện và hoàn cảnh. Ví dụ một cá nhân có bản chất lương thiện sẽ biểu hiện ra bên ngoài bằng nhiều hiện tượng khác
nhau như là giúp đỡ người khác. Vì vậy, hiện thực sẽ phong phú hơn bản chất, còn bản chất sẽ sâu sắc hơn hiện tượng.
Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái biểu hiện bên ngoài. Các hiện tượng biểu hiện bản chất có thể được cải biến,
nhiều khi là xuyên tạc nội dung thật sự của bản chất. Nhưng bản chất luôn là cái tương đối ổn định, ít biến đổi hơn, còn
hiện
tượng “động” hơn, thường xuyên biến đổi. Nội dung của hiện tượng được quyết định không chỉ bởi bản chất của sự vật
mà còn bởi những điều kiện, hoàn cảnh xung quanh. Khi các điều kiện, hoàn cảnh tác động tới sự vật này thay đổi thì
hiện tượng cũng có thể thay đổi, mặc dù bản chất của nó vẫn như cũ. Bản chất gắn bó chặt chẽ với cái phổ biến; còn hiện
tượng phản ánh cái cá biệt, cái đơn nhất.
2.2.6. Khả năng hiện thực (trang 122):
Ví dụ: Trước mắt, là giấy, bút và thước kẻ là hiện thực thì khả năng có thể tạo ra hộp đựng quà.
2.3. Các quy luật bản của phép biện chứng duy vật (trang 125)
2.3.1. Lượng chất (trang 127)
Ví dụ:
Trong xã hội cổ điển, sản xuất dựa vào lao động thủ công và các công cụ đơn giản. Sản lượng hàng hóa được sản
xuất tăng dần theo thời gian, đây sự thay đổi về lượng. Các công cụ sản xuất quy trình sản xuất không thay đổi
đáng kể, chỉ có một sự tích lũy lượng nhỏ.
Tuy nhiên, khi sản lượng hàng hóa tiếp tục tăng, sự tích lũy lượng này dẫn đến một sự chuyển đổi về chất. Công
cụ sản xuất và quy trình sản xuất không còn phù hợp với nhu cầu tăng cường sản xuất. Công nghệ mới, máy móc và tổ
chức lao động hiện đại trở thành cần thiết để đạt được sản xuất hàng hóa quy mô lớn và năng suất cao hơn.
Sự chuyển đổi về chất này mở ra một giai đoạn mới trong phát triển kinh tế và xã hội, và cũng gắn liền với sự
thay đổi trong tổ chức xã hội. Xã hội chuyển từ xã hội nông nghiệp đến xã hội công nghiệp, từ hình thức sản xuất chủ
yếu là thủ công sang hình thức sản xuất công nghiệp.
2.3.2. Thống nhất đấu tranh các mặt đối lập (trang 131, 132,…)
Ví dụ:
Công nhân là những người làm việc trong nhà máy, cung cấp lao động và tạo ra sản phẩm. Họ đấu tranh để bảo vệ quyền
lợi của mình, như tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo an toàn lao động.
Chủ sở hữu, hay chủ nhân của nhà máy, đấu tranh để tối đa hóa lợi nhuận, tăng năng suất và kiểm soát chi phí sản xuất.
Mặc dù có những mục tiêu và lợi ích khác nhau, công nhân và chủ sở hữu cần phải thống nhất và làm việc cùng nhau để
duy trì hoạt động của nhà máy. Bằng cách thương lượng, đàm phán và thực hiện các quy định công bằng, họ có thể tạo ra
một môi trường làm việc ổn định và năng suất.
Tuy nhiên, trong quá trình thống nhất, vẫn tồn tại sự đấu tranh giữa công nhân và chủ sở hữu. Công nhân có thể đấu tranh
để bảo vệ quyền lợi và đòi hỏi công bằng trong môi trường lao động. Trong khi đó, chủ sở hữu có thể đấu tranh để tối đa
hóa lợi nhuận và kiểm soát chi phí.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập này có thể thúc đẩy cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương và đảm bảo quyền lợi của
công nhân. Đồng thời, chủ sở hữu cũng có thể đạt được lợi nhuận và duy trì hoạt động của nhà máy.
- Các loại mâu thuẫn (trang 133, 134)
2.3.3. Quy luật phủ định của phủ định (trang 135)
- Phủ định biện chứng (trang 135), kế thừa biện chứng (trang 136), đường xoáy ốc (trang 136)
III. LUẬN NHẬN THỨC ( trang 138)
2. luận nhận thức duy vật biện chứng (trang 141)
2.1. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức (trang 141)
2.2. Thực tiễn vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (trang 144)
2.3. Các giai đoạn của quá trình nhận thức (trang 148)
- Con đường biện chứng của quá trình nhận thức
2.4. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về chân (trang 152)
*) Mối quan hệ giữa chân lý và thực tiễn, trong đó chân lý phản ánh thực tiễn và thực tiễn xác định chân lý. Mối quan hệ
giữa chân lý và thực tiễn không đơn thuần là một quan hệ song song, mà là một quan hệ tương đối và tương đối phụ
thuộc. Chân lý phản ánh thực tiễn, nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội và lịch sử. Đồng thời, chân lý cũng tác
động lên thực tiễn thông qua sự nhận thức, tư tưởng và hành động của con người.
Mác-Lênin nhấn mạnh vai trò quyết định của thực tiễn đối với chân lý. Chân lý chỉ có giá trị khi nó được áp dụng vào
thực tiễn và tạo ra tác động tích cực đối với cuộc sống xã hội. Chân lý phải được kiểm chứng và thực hiện thông qua thực
tiễn, và nếu không phù hợp với thực tiễn, nó cần được điều chỉnh và cải tiến.
dụ: Galie… (trang 147)
Tóm lại, trong triết học Mác-Lênin, chân lý và thực tiễn có mối quan hệ tương đối và tương đối phụ thuộc. Thực tiễn là
nguồn gốc và cơ sở của chân lý, trong khi chân lý phản ánh và tác động lên thực tiễn. Sự thống nhất và tương tác giữa
chân lý và thực tiễn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển xã hội.
CHƯƠNG III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI: (trang 155)
1. Sản xuất vật chất sở của sự tồn tại phát triển hội (trang 155)
2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất quan hệ sản xuất (trang 157)
2.1. Phương thức sản xuất (trang 157)
Ví dụ: Ở giai đoạn phong kiến, phương thức sản xuất lương thực rất thô sơ. Con người dùng trâu kéo cày, nuôi trồng ít có
kỹ thuật, lương thực tạo ra chỉ tự cung tự cấp. Ở xã hội nguyên thủy, phương thức sản xuất có đặc trưng là các kĩ thuật
đánh bắt tự nhiên ở trình độ hết sức thô sơ, họ làm chung ăn chung. Còn ở trong xã hội tư bản hiện đại thì phương thức
sản xuất đặc trưng là trình độ công nghiệp, công nghệ cao
*) Lực lượng sản xuất (trang 158)
Ví dụ: Một người nông dân – người lao động khi sản xuất lương thực, người nông dân sẽ sử dụng công cụ lao động (máy
cày, cuốc) để tác động vào đất – đối tượng lao động, làm đất tơi xốp để gieo trồng. Rồi họ gieo trồng, tưới nước, đi xe –
phương tiện lao độn mua phân bón để bón phân; sau một khoảng thời gian thì họ sẽ thu hoạch và đem đi bán
Trong các yếu tố làm nên lực lượng sản xuất thì con người là yếu tố cơ bản, quyết định và quan trọng nhất. Vì
con người không chỉ sáng tạo ra công cụ và phương tiện lao động, đề ra kế hoạch, lựa chọn phương pháp lao động mà
còn trực tiếp sử dụng công cụ và phương tiện lao động để sáng tạo ra sản phẩm.
Công cụ lao động là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất, biểu hiện năng lực thực tiễn của con người ngày
một phát triển.
Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học ngày càng có vai trò quan trọng. dần trở thành nguyên nhân
trực tiếp biến đổi cả sản xuất và đời sống. Và khoa học công nghệ có thể được coi là đặc trưng của lực lượng sản xuất
hiện đại.
*) Quan hệ sản xuất (trang 161)
Ví dụ: Trong quá trình khai thác mỏ than hay xây nhà, nếu mỗi người chỉ làm một công việc tách biệt, không có sự phối
hợp giữa các công nhân hay chỉ đạo từ quản (không tồn tại mối quan hệ giữa con người với nhau) thì tập thể đó
không thể sản xuất vật chất hiệu quả được.
*) Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất:
Ví dụ: Trong công ty sản xuất bánh kẹo, người nắm giữ những tư liệu sản xuất (máy móc, nguyên liệu,..) là chủ - có vai
trò tổ chức, quản lý điều hành sản xuất, đưa ra phương thức phân phối sản phẩm. Ngược lại, người không nắm giữ tư liệu
sản xuất không những phải bán sức lao động để làm thuê mà còn nhận được của cải ít hơn người làm chủ
*) Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất:
Ví dụ: Ông chủ hay người quản lý giỏi sẽ có phương pháp tổ chức sản xuất hợp lý, phù hợp cho nhân viên để tăng năng
suất và chất lượng sản phẩm
*) Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động:
Ví dụ: Chỉ tiêu sản xuất của anh A là 10 cái áo trong một ngày, nếu không đạt chỉ tiêu sẽ bị trừ lương, nếu làm nhiều hơn
chỉ tiêu sẽ được thưởng
2.2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ( trang 162)
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thống nhất với nhau, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất nào thì quan hệ sản xuất đó, và khi lực lượng sản xuất thay đổi thì quan hệ sản xuất cũng phải thay
đổi cho phù hợp. Ví dụ tại thời điểm nguyên thủy, trình độ con người còn thấp, công cụ lao động thô sơ, năng suất sản
xuất thấp; quan hệ sản xuất thời đó là công hữu về tư liệu sản xuất, quan lý công xã, phân phối bình đẳng. Hiện nay, con
người ngày càng phát triển về kĩ năng, tri thức, công cụ lao động ngày càng tiên tiến hơn, năng suất lao động tăng cao
nên quan hệ sản xuất cũng thay đổi để phù hợp với lực lượng sản xuất, như là có thêm nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản
xuất, quản lý và phân phối sản phẩm theo khả năng lao động của con người.
Quan hệ sản xuất có thể tác động trở lại lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất có thể quyết định mục đích của sản
xuất, tác động đến thái độ người lao động, tổ chức phân công lao động và sự ứng dụng khoa học, công nghệ nên tác động
đến lực lượng sản xuất. Sự tác động của quan hệ sản xuất đến lực lượng sản xuất có thể diễn ra theo hai hướng – tích cực
và tiêu cực. Ví dụ như trong một công ty, nếu người quản lý các hình thức tổ chức phù hợp, sản xuất hiệu quả và đảm
bảo lợi ích của người lao động thì điều đó sẽ kích thích người lao động phát huy hết khả năng, từ đó tăng năng suất lao
động, cải thiện đời sống và ổn định xã hội. Còn nếu không phù hợp thì sẽ ngược lại, và sẽ có hai khả năng dẫn đến sự
không phù hợp: quan hệ sản xuất lỗi thời hoặc quan hệ sản xuất quá tiên tiến so với lực lượng sản xuất.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là quan hệ mâu thuẫn biện chứng, tức là mối quan hệ
thống nhất của hai mặt đối lập. Sự vận động cảu mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là đi từ sự thống
nhất đến mâu thuẫn và được giải quyết bằng sự thống nhất mới, quá trình này lặp đi lặp lại, tạo ra quá trình vận động và
phát triển của phương thức sản xuất. Sự thống nhất này thể hiện ở chỗ quan hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng sản
xuất, tới một lúc nào đó khi lực lượng sản xuất phát triển vượt quá quan hệ sản xuất hiện có, tức là sự phù hợp bị phá vỡ
và mâu thuẫn ngày càng gay gắt thì quan hệ sản xuất sẽ kìm hãm lực lượng sản xuất. Do đó, cần thay đổi quan hệ sản
xuất mới cho phù hợp hơn để lực lượng sản xuất phát triển. Và khi lực lượng sản xuất phát triển làm thay đổi luôn quan
hệ sản xuất cũ cũng tức là đã thay đổi phương thức sản xuất. Đây là sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất.
3. Biện chứng giữa sở hạ tầng kiến trúc thượng tầng của hội: (trang 165)
3.1. Khái niệm sở hạ tầng kiến trúc thượng tầng của hội (trang 166):
*) sở hạ tầng:
Ví dụ: Trong xã hội phong kiến, cơ sở hạ tầng sẽ bao gồm quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ, chính là quan hệ sản
xuất chiếm hữu nô lệ; quan hệ sản xuất thống trị tức là quan hệ sản xuất phong kiến; quan hệ sản xuất mầm mống của xã
| 1/47