Ôn tập cuối kỳ - Kỹ năng giao tiếp | Trường Đại học Quy Nhơn
Ôn tập cuối kỳ - Kỹ năng giao tiếp | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kỹ năng giao tiếp (KNGT 321312)
Trường: Đại học Quy Nhơn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1/ Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, cảm xúc, thái độ,... giữa hai
hoặc nhiều người. Giao tiếp có nhiều chức năng, trong đó có thể kể đến các chức năng cơ bản sau:
+ Chức năng thông tin : Một giáo viên đang giảng bài cho học sinh về bài học
mới về chủ đề "Chiến tranh thế giới thứ hai". Giáo viên cung cấp cho học sinh
những thông tin về thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc chiến tranh này
+ Chức năng điều khiển : Một người cha đang yêu cầu con mình đi ngủ. Người
cha truyền đạt mệnh lệnh cho con mình bằng lời nói và cử chỉ.
+ Chức năng giáo dục : Một người bạn đang chia sẻ kinh nghiệm sống với người
khác. Người bạn chia sẻ những điều mình đã học hỏi được trong cuộc sống, từ đó
giúp người khác phát triển bản thân.
+ Chức năng giải trí : một nhóm bạn đang trò chuyện , cười đùa , xem phim ,….
+ Chức năng xây dựng mối quan hệ : Một cặp vợ chồng đang trò chuyện, chia sẻ
với nhau. Cặp vợ chồng chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình với nhau, từ đó
hiểu nhau hơn và gắn bó hơn 2/ Vẽ trong vở
3/ Dựa vào mục đích đặt câu hỏi, câu hỏi được phân thành các loại sau:
- Câu hỏi để thu thập thông tin : Thủ đô VN là gì ?
- Ngoài thu thập thông tin còn dùng câu hỏi với nhiều mục đích khác :
+ Câu hỏi để định hướng : Bạn nghĩ sao về chính sách của chính phủ hiện nay ?
+ Câu hỏi để gợi mở : Bạn có ước mơ gì trong tương lai ?
+ Câu hỏi để đánh giá : Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “ có công mài sắc có ngày nên kim “
+ Câu hỏi để tạo không khí tiếp xúc : Chào bác ! Dạo này bác khoẻ không ?
công việc của bác vẫn tốt chứ ?
+ Câu hỏi để đề nghị : Quán café kia rất nổi tiếng , tại sao chúng ta không
nên đến đó thưởng thức nhỉ ?
4/ Những sai lầm khi đặt câu hỏi :
- Thuyết trình thay vì đặt câu hỏi
- Hỏi để hạ phẩm giá của con người
- Hỏi để khai thác điểm yếu của đối phương
- Hỏi những câu hỏi không phù hợp với đối tượng
- Không tập trung lắng nghe câu trả lời
a/ Anh hãy nói cho tôi biết , tại sao đến giờ này anh mới vác xác về nhà hả ?
=>> Dùng từ “ vác xác “ là thiếu lịch sự , không phù hợp văn phong giao tiếp . Câu
hỏi sử dụng từ “ hả “ là câu hỏi tu từ , không cần trả lời .
Sửa : Anh hãy cho tôi biết , tại sao đến giờ này anh mời về nhà ?
b/ Con phải làm gì để làm vừa lòng ba mẹ đây ?
=>> Dùng từ “ làm vừa lòng “ là không chính xác
Sửa : + Con phải làm gì để làm cho ba mẹ vui lòng đây ?
+ Con phải làm gì để ba mẹ hài lòng đây ?
5/ Giao tiếp bằng mắt là một hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ, sử dụng ánh mắt để
truyền tải thông tin, cảm xúc, ý định,... giữa hai hoặc nhiều người. Giao tiếp bằng
mắt có vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp, thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Thể hiện sự quan tâm , chú ý
- Thể hiện sự tin cậy , chân thành
- Thể hiện sự đồng cảm , thấu hiểu
- Thể hiện sự quyền lực , kiểm soát
** Để giao tiếp hiệu quả , chúng ta cần lưu ý những điều khi giao tiếp bằng “ ánh mắt “
- Nhìn thẳng vào mắt người nghe : nhìn thẳng vào mắt người nghe ( ko nhìn
đi nhìn lại xuống dưới ) để thể hiện sự tôn trọng , lắng nghe , quan tâm của mình đối với họ
- Nhìn vào mắt người nghe một cách tự nhiên : không nên nhìn chầm chầm
quá lâu hoặc quá mạnh mẽ
- Lưu ý đến văn hoá giao tiếp : ở một số nền văn hoá , nhìn thẳng vào mắt
người đối diện khi giao tiếp có thể coi là thiếu tôn trọng
6/ Khi đặt câu hỏi cho một ai đó, chúng ta cần phải tìm hiểu thông tin về đối tượng
giao tiếp và xác định mối quan hệ với đối tượng giao tiếp để có thể đặt câu hỏi phù
hợp, mang lại hiệu quả giao tiếp cao.
+ Thông tin về đối tượng bao gồm : giới tính , tuổi , nghề nghiệp , sở thích , văn hoá , tôn giáo ,…
+ Mối quan hệ về đối tượng giao tiếp bao gồm : công việc , bạn bè , gia đình ,…
- Tìm hiểu thông tin và xác định mối quan hệ khi đặt câu hỏi giúp chúng ta có thể :
+ Đặt câu hỏi phù hợp trình độ , khả năng của đối tượng
+ Đặt câu hỏi phù hợp với văn hoá , tôn giáo
+ Đặt câu hỏi phù hợp với quan hệ
Ví dụ 1: Một người trưởng thành đang trò chuyện với một đứa trẻ:
Người trưởng thành: Bạn có thích môn toán không?
Đứa trẻ: Không, con không thích môn toán.
Người trưởng thành: Tại sao con không thích môn toán? Con có thấy môn toán khó không?
Câu hỏi của người trưởng thành không phù hợp với trình độ, khả năng của đứa trẻ.
Đứa trẻ còn nhỏ, chưa có nhiều kiến thức về môn toán, nên không thể trả lời được
những câu hỏi phức tạp như vậy. Cách sửa lại:
Người trưởng thành: Bạn thích chơi trò chơi gì nhất?
Câu hỏi này phù hợp với trình độ, khả năng của đứa trẻ, giúp đứa trẻ có thể trả lời dễ dàng hơn.
Ví dụ 2: Một người Việt Nam đang nói chuyện với một người Mỹ:
Người Việt Nam: Bạn có tin vào Chúa không?
Người Mỹ: Không, tôi không tin vào Chúa.
Người Việt Nam: Tại sao bạn không tin vào Chúa? Bạn có thấy đạo Thiên Chúa thật vô lý không?
Câu hỏi của người Việt Nam không phù hợp với văn hóa, tôn giáo của người Mỹ.
Ở Mỹ, tôn giáo là một vấn đề cá nhân, không nên bàn tán quá nhiều. Cách sửa lại:
Người Việt Nam: Bạn có thích đi nhà thờ không?
Câu hỏi này phù hợp với văn hóa, tôn giáo của người Mỹ, giúp người Việt Nam có
thể tìm hiểu thêm về sở thích của người Mỹ.
Ví dụ 3: Một nhân viên đang nói chuyện với sếp của mình:
Nhân viên: Sếp ơi, sếp có thấy tôi béo quá không?
Câu hỏi của nhân viên không phù hợp với mối quan hệ với sếp. Sếp là người có
quyền hạn cao hơn nhân viên, nên nhân viên cần phải tôn trọng sếp. Cách sửa lại:
Nhân viên: Sếp ơi, dạo này tôi thấy mình hơi thừa cân, sếp có cách nào giảm cân không?
Câu hỏi này phù hợp với mối quan hệ với sếp, giúp nhân viên có thể xin lời khuyên của sếp .
7/ Đặc điểm của giao tiếp phi ngôn ngữ :
- Luôn tồn tại : nét mặt , dáng đứng , trang phục , di chuyển ,…
- Có giá trị thông tin cao : Khi muốn một người lại gần , ta chỉ cần vẩy tay ,
không nhất thiết phải nói “ Lại đây “
- Mang tính quan hệ : Lúc thuyết trình sẽ thể hiện gần gửi , thân thiện giữa
người nói và người nghe
- Khó hiểu : Cùng một cử chỉ nhưng được hiểu nhiều nghĩa khác nhau ( vd thả tim )
- Chịu ảnh hưởng của văn hoá : một số hành vi ở nơi này lại không phù hợp
với nơi khác ( vd : giơ ngón tay cái lên cao , với Châu Âu được coi là nhất ,
khen ngợi , đồng ý . Nhưng ở Úc thì được coi là chửi tục )
8/ Những nguyên tắc cần chú ý khi khen ngợi/phê bình người khác : - Khen :
+ Khen ưu điểm : quan sát điểm mạnh để đưa ra lời khen phù hợp
+ Khen đúng thời điểm : phải khen ngay khi họ làm được gì đó ( một việc
tốt , thành tích ) . Nếu lỡ cơ hội thì lời khen ấy cx không còn giá trị