Ôn tập hán nôm cực chi tiết | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Ôn tập hán nôm cực chi tiết | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Trường:

Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu

Thông tin:
25 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Ôn tập hán nôm cực chi tiết | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Ôn tập hán nôm cực chi tiết | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

135 68 lượt tải Tải xuống
Cấu trúc đề:
Câu 1:
-Cho chữ Hán, yêu cầu chép lại, viết phiên âm (hoặc dịch nghĩa).
-Có 3 dạng:
+Cho 1 số từ, đếm số nét, xác định bộ thủ
+Tìm cụm động từ, mối quan hệ ngữ pháp của cụm động từ (nằm ở chủ ngữ hay vị ngữ)
+Cho 1 câu, phân tíc mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong câu.
*Giới hạn
(Thủ chu đãi thố, khắc chu cầu kiếm, Tây Hồ chi sự tích, Mai An Tiêm, Đinh Tiên Hoàng, Trần Thủ Độ,
Thái Tổ, 13,14)
Câu 2:Kinh điển (giới hạn 9 vấn đề ở bên dưới)
-Phiên âm, dịch nghĩa
-Bình luận tư tưởng
Câu 3: Thơ Đường (Chỉ học thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú)-> nên học thất ngôn tứ tuyệt trc
-Cho phiên âm thơ->viết thành chữ Hán
-Dịch nghĩa
-Phân tích văn bản: nội dung+nghệ thuật (phân tích như trong đề cương Phương Đông, phần thơ Đường)
-So sánh với bản dịch thơ
THƠ ĐƯỜNG
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
Phi lưu trực há tam thiên xích
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này
Nước bay thẳng xuống ba nghìn
thước
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây
1. Phân tích văn bản:
Trong bài thất ngôn tứ tuyệt này, 4 câu thì đã có 3 câu tỉnh lược chủ ngữ, chỉ có câu đầu là xuất hiện
chủ ngữ “Mặt trời”. Nhưng đó chỉ là chủ ngữ hình thức. Còn chủ ngữ thật sự với tư cách là chủ thể
trữ tình của bài thơ thì vắng bóng. Đó là con người với cá tính mãnh liệt, phóng khoáng đứng ngắm
vẻ hùng của cảnh thác đổ từ phía xa. Thi nhân đang hòa nhập vào cảnh vật thiên nhiên, dùng
thiên nhiên để bộc lộ cá tính mạnh mẽ của mình.
Cũng có khi thi nhân muốn lên cao để có thể nhìn xa, trông rộng, có thể chiếm lĩnh không gian bao
la. Và thơ Đường không ít những bài như thế. Vì khi lên cao, con người mới khẳng định được tầm
vóc của mình ngang tầm với thiên nhiên, vũ trụ.
2. So sánh
-Hình thức: Đúng thể thơ, bố cục, niêm, luật, vần.
-Nội dung:
+Câu 1: thiếu mất chữ “sinh” thể hiện mối quan hệ tương giao giữa các sự vật thiên nhiên, giảm sự
sinh động.
+Câu 2: thiếu mất chữ “quải” (treo)
+Câu 3: “phi lưu” (thác nước chảy bay) chuyển thành “nước bay” làm giảm đi sự hùng vĩ, dữ dội.
+Câu 4: “lạc cửu thiên” (rơi từ 9 tầng trời) dịch thành “tuột khỏi mây” tuy đều thể hiện ý dòng thác
đổ từ trên cao nhưng sự khoáng đạt, mạnh mẽ của câu thơ đã giảm đi.
->Khẳng định sự thành công của bản dịch….
1
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt Dương
Châu
phàm viễn ảnh bích không
tận
Duy kiến trường gian thiên tế
lưu
LUẬN NGỮ
MỞ BÀI: giới thiệu chung về tác phẩm, tư tưởng
THÂN BÀI
1. Khái niệm
2. Nội hàm khái niệm (lí giải):
+ Lý giải trong đoạn văn bản (câu 1)
+ Lý giải mở rộng các đoạn văn bản khác
3. Bình luận, nhận định về tư tưởng
+ Tự thân nội dung tư tưởng
+ Mở rộng tư tưởng khác
4. Liên hệ thực tế
KẾT LUẬN: nhận định tổng quát
Vấn đề 1
Câu 1: Phiên âm, dịch nghĩa các đoạn văn bản sau:
, , , 善。 , , ,
慮而 能得。 矣。 , , , ,
, , , 後身 , ,
, 平。 , 本。
Phiên âm: Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện. Tri chỉ nhi hậu hữu định, định
nhi hậu năng tĩnh, tĩnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc. Vật hữu bản mạt, sự hữu
chung thuỷ, tri sở tiên hậu, tắc cận đạo hĩ.
Vật cách nhi hậu tri chí, tri chí nhi hậu ý thành, ý thành nhi hậu tâm chính, tâm chính nhi hậu thân tu, thân tu
nhi hậu gia tề, gia tề nhi hậu quốc trị, quốc trị nhi hậu thiên hạ bình. Tự thiên tửchí ư thứ nhân, nhất thị
giai dĩ tu thân vi bản.
Dịch nghĩa: Đạo đại học làchỗ làm sáng cái đức sáng của mình, ở chỗ thương yêu người dân, ở chỗ đạt
tới mức chí thiện (vô cùng hoàn thiện). Biết được cái mục đích cần đạt đến mà sau đó mới có sự kiên định.
Định rồi mới có thể yên ổn (không còn thay đổi nữa). Yên rồi mới có thể an tâm, thư thái. An tâm rồi thì sau
mới lo nghĩ, mưu sự. Lo nghĩ cho chu đáo rồi sau mới thể đạt thành. Mọi vật đều gốc ngọn, mọi sự
việc đều có đầu đuôi, biết được cái chỗ có trước có sau đó thì đã gần với cái đạo rồi.
Xét sự vật cho cùng lẽ rồi thì sự hiểu biết mới đạt đến đích, hiểu biết thấu đáo rồi thì điều mình suy nghĩ
mới được chân thật. Điều mình nghĩ có chân thật thì lòng mình mới ngay thẳng, lòng có ngay thẳng thì bản
thân mới hàm dưỡng và rèn luyện được. Hàm dưỡngrèn luyện bản thân được rồi thì mới sửa sang, sắp
xếp việc nhà. Sắp xếp việc nhà được rồi thì mới lo liệu cho đất nước. Lo liệu cho đất nước được thì thiên hạ
2
mới yên ổn. Từ bậc Thiên tử cho đến thứ dân đều phải lấy sự hàm dưỡng rèn luyện bản thân (tu thân)
làm gốc.
Câu 2: Giải thích, bình luận về tư tưởng thân dân của Nho giáo.
Thân bài
1. Khái niệm: thân dân là yêu thương người dân, dĩ dân vi bản
2. Phân tích đoạn câu cụ thể
+ Một trong ba cương lĩnh: minh minh đức, thân dân, chỉ ư chí thiện. [Phân tích sự khác biệt giữa tân dân và
thân dân]
+ Tư tưởng thân dân là mục đích của tu thân: tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
+ Câu đoạn mở rộng…
3. Phân tích khái quát, mở rộng:
+ Trọng dân: coi trọng, nhận ra sức mạnh của người dân
+ Bảo dân: Bảo tồn sinh mạng cho người dân
+ Dưỡng dân: Chăm lo đời sống vật chất của người dân
+ Giáo dân: Bằng cách làm gương (sống có đạo đức) và bằng cách giảng giải.
+ Thái độ của người bề trên: lo trước vui sau
4. Nhận định, bình luận, liên hệ :
+ Hoàn cảnh xã hội đương thời chiến tranh: thương dân và đề cao dân
+ Tư tưởng thân dân có sự vận động, thay đổi: Khổng Tử đến Mạnh Tử (trọng dân rõ hơn)
+ Hạn chế: thiếu dân chủ, dân còn bị động phụ thuộc vào người cầm quyền.
+ Liên hệ thực tế:
BÀI THAM KHẢO:
Nho giáo là một tôn giáo hay một học thuyết có hệ thống và có phương pháp, dạy về Nhân đạo, tức là dạy về
đạo làm một con người trong gia đình trong hội. Hệ thống của Nho giáo thì theo chủ nghĩa: “Thiên
Địa Vạn vật đồng nhất thể”, nghĩa là: Trời Đất muôn vật đều đồng một thể với nhau.Nho giáo hay còn
được gọi là đạo Nho hay đạo Khổng,một hệ thống đạo đức, triết học, chính trị và giáo dục do Khổng Tử
thành lập và sau đó các đệ tử phía sau ông dần phát triển với mục đích là tạo nên một xã hội hoàn thiện, tốt
đẹp với những lẽ phải ở đời, con người có những lễ nghi, có những chuẩn mực bởi con người là yếu tố chủ
đạo để quyết định nền móng vững chắc để đất nước phát triển.
Nho giáo ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN ở Trung Quốc ,Người sáng lập Khổng Tử. Bởi Khổng Tử là
người Trung Quốc nên ta thể kết luận Nho giáo nguồn gốc từ Trung Hoa hay còn gọi là Trung Quốc
nên chúng ta thường gọinho giáo Trung Quốc.Tuy nhiên màu sắc và tín ngưỡng của Nho giáo sau đó đã
vượt ra khỏi Trung Quốc ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến văn hóa các nước trong khu vực như : Hàn
Quốc, Nhật Bản
Nho giáo lấy đạo Trời làm khuôn mẫu, dạy người thuận theo lẽ Trời, còn nghịch với Trời thì phải chết. Nho
giáo đã giúp Trung Quốc thời Thượng cổ được hòa bình, dân chúng trên thuận dưới hòa, tạo ra một nền luân
lý có căn bản vững chắc. Đại học là một trong bốn tác phẩm kinh điển của Nho giáo, trong đó đã đưa ra tam
cương lĩnh bao gồm: minh minh đức, thân dân và chỉ ư chí thiện. Tuy nhiên ở phần này, ta chỉ bàn luận đến
tư tưởng thân dân.
Vậy “thân dân” là gì? Thân ( ) là gần gũi, thương yêu. Dân ( ) là người dân, không phân biệt chủng tộc,
tín ngưỡng, giai cấp hiểu theo nghĩa tập thể. Thân dân nghĩa yêu thương người dân. Trong đoạn văn
trên, tưởng thân dân cũng được đề cập: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí
thiện.” . Tư tưởng thân dân của Nho giáo chứa đựng nhiều vấn đề về dân, về vai trò của dân một trong
những nội dung chính trong tư tưởng. Thân dân là một đức hạnh căn bản vì vậy Khổng Tử đặt thân dân vào
làm một trong ba điều của cương lĩnh đại học là điều hợp lẽ
Khổng Tử không phải là người đầu tiên đưa ra luận điểm “ lấy dân làm gốc” hay “ dân là gốc nước” nhưng
không thể phủ nhận rằng luận điểm trên một luận điểm có vị trí cực kì quan trọng. Ông đã nhận được
vai trò của dân đối với đất nước Dân có sức mạnh đẩy thuyền lật thuyền”. Bên cạnh đó ông cũng cho
rằng sự hung thịnh, tồn vong của một triều đại, một đất nước là phụ thuộc rất lớn vào dân. Dân có tin không,
3
có nghe và làm theo ban bố của triều đại hay chính quyền hay không. Nếu dân không tin, không làm theo và
luôn có những thế lực nổi loạn thì sự hung thịnh của một triều đại hay một quốc gia là điều không thể.
tưởng thân dân, trước hết thái độ yêu thương quý trọng người dân, thấy được sức mạnh của dân.
“Dân vi quý, tắc thứ chi, quân vi khinh” , Mạnh Tử đã khẳng định vị trí vai trò của dân : dân quý
nhất, xã tắc chỉ là thứ hai,cuối cùng mới là vua.Ông cho rằng nếu như vua thấu hiểu cho cuộc sống của dân,
biết chăm lo cho cuộc sống của muôn dân được ấm no, không vui chơi hưởng lạc mà quên đi cuộc sống dân
chúng còn thiếu thốn, sống trong cảnh lầm than thì mới xứng đáng bậc đế vương. Chính đó do,
niềm tin để dân đồng lòng nhất tâm.Mối quan hệ của dân với vua mối quan hệ mật thiết, vua không thể
không có dân, nước không có vua thì mất phương hướng.Như vậy một đất nước muốn vững bền thì vị trí của
dân phải đặt lên hàng đầu.
Bên cạnh đó, trong Luận ngữ, Khổng Tử sử dụng hai danh từ Người” Dân”, khái niệm
“Người”được Khổng Tử dung để chỉ tầng lớp thống trị,còn khái niệm “dân” thường dân.Dân những
người lao động chân tay, bị sai khiến để phục vụ cho tầng lớp quyền lực.Với cách hiểu trên thì dân là người
có giai cấp thấp nhất trong xã hội phải phụ thuộc vào địa vị của người trên mình. Dẫu vậy, dân vẫn được coi
giai cấp thấp nhưng vai trò của dân vẫn luôn được đề cao. Các nhà nho luôn cho rằng dân một lực
lượng đông đảo, là lao động chân tay, là lực lượng sản xuất chính sản xuất ra hầu hết của cải để duy trì sự
tồn tại và phát triển của xã hội. Vì vậy, họ đưa ra lời khuyên nhà vua, người cầm quyền không chỉ có chính
sách thích hợp để dân đủ sống mà còn phải biết giúp dân làm giàu. Bậc cai trị muốn có nhiều vật sản quý hiế
thì phải tạo điều kiện cho dân làm giàu, làm kinh tế
“Dân là gốc của nước, nước lấy dân làm gốc” là tư tưởng và phương châm hành động của các bậc hiền minh
từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim. Trên tinh thần kế thừa và phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại,
Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng “Lấy dân làm gốc” lên một tầm cao mới mang tính toàn diện hơn, khoa học
hơn . Theo Hồ Chí Minh , nhân dân là gốc rễ của sự trường tồn “Gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu thắng
lợi trên nên nhân dân”
Tiếp thu tưởng Thân dân, Nguyễn Trãi đã sự phát triển lên thành tưởng nhân nghĩa - tinh thần
dân, vì chính nghĩa của nhân dân. Đó là sự an dân, trừ bạo để cứu nước, cứu dân.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ở bất cứ triều đại nào tinh thần thân dân cũng được thể hiện khá rõ nét. Với
tưởng “lấy dân làm gốc” luôn coi ý chí của quần chúng bức thành kiên cố nhất, Trần Quốc Tuấn
cũng đã phát huy tổng lực kháng chiến “Trặm họ đều là binh”, đem cả nước ra đánh giặc. Bởi thế mới đánh
được địch ở mọi nơi, thi hành tốt kế sách.
Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn quán triệt tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng phát huy
quyền làm chủ của dân, nhất quán quan điểm “sự nghiệp đổi mới phải vì lợi ích của Nhân dân”. Và với thực
hiện tốttưởng thân dân thì ĐảngNhà nước ta đã gặt hái nhiều thành tựu nhất định: giành độc lập của
dân tộc, chiến thắng kẻ thù, đổi mới thành công, phát triển đất nước, đặc biệt củng cố niềm tin của nhân
dân với Đảng. Nhà nước của dân-do dân và vì dân.
tưởng thân dân, mặc đã từ lâu đời nhưng những giá trị của để lại điều không thể bàn cãi.
“Thân dân” được coitư tưởng cốt lõi, định hướng đúng đắn trong việc xây dựng, phát triển đất nước của
mọi quốc gia không chỉ riêng Việt Nam.Chính tư tưởng thân dân ấy là cái gốc, cái rễ cho mọi sự sau này.
Vấn đề 2
Câu 1: Phiên âm, dịch nghĩa các đoạn văn bản sau:
: , ? , 乎?
( )
: , 者, 也。(里仁)
Phiên âm:
4
Tử viết: Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ? Bằng hữu tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ? Nhân
bất tri nhi bất uẩn, bất diệc quân tử hồ? (Học Nhi)
Tử viết: Sĩ chí ư đạo, nhi sỉ ác y ác thực giả, vị túc dữ nghĩa dã. (Lý Nhân)
Dịch nghĩa:
Khổng Tử nói: “Học rồi mà tùy thời ôn tập, lại chẳng đẹp lòng sao? Có bạn bè từ phương xa đến, lại chẳng
vui thích sao? Người ta không biết đến mình, mà mình không giận hờn, chẳng phải là bậc quân tử đó sao?”
Khổng Tử viết: “Kẻ sĩ có chí hướng về đạo mà hổ thẹn về chuyện áo xấu, cơm thô thì chưa đủ để cùng bàn
luận.”
Câu 2: Giải thích, bình luận về mẫu người quân tử theo quan niệm Nho giáo.
1. Khái niệm: Nho giáo chủ trương dùng đức để trị dân (nhân trị) thì tất yếu phải đào tạo người có đức hạnh
để giao phó việc chính trị. Nhà nho đảm đương nhiệm vụ đó gọi quân tử. Không trình bày tập trung,
nhưng nhìn chung có 3 quan niệm
- Chỉ địa vị: Quân tử chỉ người có địa vị xã hội chứ không chỉ phẩm tính con người. Người có địa vị cao (bất
kể đạo đức thế nào) đều gọi là quân tử. Tiểu nhân là hạng bần cùng.
- Chỉ cách: Quân tử chỉ ngươi cách, đạo đức (Tiêu chí đạo đức được đặt ra nhằm cứu vãn chế độ
phong kiến. Quý tộc suy vi, không trị được nước, dâm loạn, bất nhân nên bị dân bỏ. Quý tộc cần sửa mình
để xứng với địa vị được dân tin cậy, quyền hành vững vàng, củng cố địa vị. Người bình dân có thể thay
thế quý tộc.
- Vừa chỉ địa vị vừa chỉ tư cách.
2. Phân tích câu đoạn cụ thể
3. Phân tích khái quát, mở rộng
Với bản thân mình
+ Chuyên chú việc tu thân, học đạo: tu thân để có đức hạnh, nhân nghĩa lễ trí tín (Phương pháp để trở thành
người quân tử: ngay trong phương pháp tu thần)
+ Thái độ trước cuộc sống cá nhân: trọng nghĩa khinh lợi
Với người khác, cộng đồng xã hội
+ Đóng góp cho sự phát triển của xã hội: tấm gương đạo đức, thực thi nhiều việc hữu ích khác
+ Quan điểm dụng hành xả tàng
4. Nhận định, bình luận, liên hệ
+ Nhận định về các bước thay đổi về quan niệm của người quân tử.
+ Ý nghĩa quan niệm của người quân tự: tự rèn đạo đức cá nhân
+ Liên hệ thực tiễn…
BÀI LÀM THAM KHẢO
I. Mở bài
Mọi điều hay, lẽ phải trong phép ứng xử, đạo đức đã được các thánh nhân đời xưa vạch ra. Khổng T
là người thuật lại với mong muốn học thuyết của mình sẽ có người thực hiện. Và người có thể thực hiện
được chính là bậc quân tử ( ) – con người toàn thiện trong Luận ngữ của Khổng Tử, hình mẫu lý tưởng
về con người theo nhân sinh quan của Nho giáo.
II. Thân bài
1. Khái niệm
Mẫu người quân tử theo quan niệm Nho giáo (hay theo quan niệm Khổng Tử) được cho là những
người có tài đức, phẩm hạnh xuất chúng, có nhân cách cao thượng, hành động ngay thẳng…
2. Nội hàm khái niệm
a) Lý giải trong đoạn văn bản
Ở câu 1, chữ “học” ( ) theo tinh thần của Khổng Tử đó là học không chỉ đơn giản là học thuộc, ghi
nhớ máy móc, mà học là để áp dụng, thực hành trong thực tiễn đời sống. Học một suy ra hai, học một biết
mười thì tri thức, tư tưởng ngày càng mở rộng, có thể tùy nghi sử dụng kiến thức được như ý mình quả là
hạnh phúc. Mình nhận được niềm vui sướng trong việc học, nay gặp lại bạn bè cùng chí hướng từ phương xa
tới thăm để cùng bàn luận về lẽ đạo, chẳng phải còn vui sướng hơn gấp bội hay sao? Học ở đây hướng tới
5
mục đích cuối cùng là học để làm người quân tử, mà đã là người quân tử thì một lòng theo đạo, không ham
danh lợi. Bởi vậy, dù cho người có không biết đến mình, không hiểu mình thì bản thân cũng không cảm thấy
buồn giận gì cả, luôn thanh thản an nhiên.
Ở câu 2, đặt ra mối quan hệ giữa vật chất và ý chí tinh thần của người quân tử. Người quân tử đã dốc
chí vào đạo, tức là đã để tâm cho việc học, chuyên tâm chuyên tu cho đạo thì không được phép quá bận tâm
về chuyện cơm áo nữa. Dù thế nào cũng vẫn phải vui với đạo, nếu đã xác định ý chí của mình vào đạo mà
còn xấu hổ việc ăn đói mặc rách thì họ không đáng để cùng bàn luận.
Ở câu 3, phàm là người quân tử cũng không khác gì người thường, cũng muốn giàu sang, cũng ghét
nghèo hèn. Thế nhưng, giàu sang nhưng không do đạo, không chính đáng thì sẽ chẳng bao giờ thèm, nghèo
hèn nhưng không do đạo gây nên thì sẽ chẳng bao giờ bỏ. Người quân tử sẽ luôn lắng nghe và hành động
theo điều nhân, hết lòng vì nghĩa, sống ngay thẳng theo lẽ phải và không khuất tất vu lợi cá nhân.
b. Lý giải mở rộng các đoạn văn bản khác
Tử viết: Đức chi bất tu, học chi bất giảng, văn nghĩa bất năng tỉ, bất thiện năng bất cải, thị ngô ưu dã.
(Thuật nhi)
Khổng Tử nói: Đức của mình mà không biết tu sửa, sự học của mình mà không biết giảng giải một
cách tường tận, nghe điều nghĩa mà không biết theo điều nghĩa đó, chuyện bất thiện mà không biết thay đổi
nó, tất cả bốn điều đó đều là mối lo của ta. (Thuật nhi)
Bốn điều “đức”, “học”, “văn nghĩa”, “bất thiện” đều là những phương tiện trong quá trình tu dưỡng
đạo đức của người quân tử. Bốn điều này luôn cần được trau dồi, không ngừng hoàn thiện thì mới xứng
đáng trở thành bậc quân tử.
3. Bình luận, nhận định về tư tưởng
a) Tự thân nội dung tư tưởng
Theo quan niệm Nho giáo, người quân tử phải là người có đủ 5 đức tính, đáp ứng đủ 9 tiêu chuẩn và
trải qua 8 bậc thang hành động.
5 đức tính còn được gọi là “ngũ thường”: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Trong đó, Nhân là quan trọng
nhất, người quy tụ được đủ 5 đức tính sẽ được coi là người có đức Nhân – chỉ hành động vì nhân nghĩa.
Người quân tử đáp ứng đủ 9 tiêu chuẩn gồm: con mắt tinh anh để nhìn rõ vạn vật, thính giác tinh tường để
nghe rõ vạn vật, sắc mặt luôn ôn hòa, tướng mạo luôn được giữ cho khiêm cung, lời nói luôn giữ bề trung
thực, hành động phải luôn cẩn trọng, có điều nghi hoặc phải luôn hỏi han để làm cho rõ, biết kiềm chế, và
thấy lợi phải luôn nghĩ đến nghĩa. Muốn tỏ đức sáng ngày càng rộng, càng cao thì người quân tử phải luôn
phấn đấu theo 8 bậc thang hành động sau đây: cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, và
bình thiên hạ.
Người quân tử là con người toàn thiện, có thể được xem như tấm gương, là chủ thể của mọi thiện
chân, cho nên ai cũng kính nể. Khi được tất cả kính nể thì trong quan hệ không thể thiên lệch với bất kỳ
người nào, nhóm nào, bè đảng nào. Người quân tử chính vì giữ được tính thiện cao cả mà thể hiện mình như
là người hoàn thiện với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp trong việc thi hành đạo nhân.
b. Mở rộng tư tưởng khác
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy có rất nhiều tư tưởng khác gắn liền với mẫu người quân tử theo
quan niệm Nho giáo. Có thể kể đến như: tư tưởng thân dân, quan điểm hiếu đễ, quan điểm Lễ….
4. Liên hệ thực tế
Nếu để nói mẫu người trong cuộc sống hiện nay có hình tượng gần giống nhất với mẫu người quân tử
theo quan niệm Nho giáo thời xưa thì đó chính là những người chính trực. Họ có sự trung thực và sự tuân
theo các tiêu chuẩn đạo đức một cách mạnh mẽ. Họ có sự vững bền của nội tâm và làm nên các giá trị, niềm
tin, nguyên tắc dựa trên lẽ phải. Họ thể hiện bản thân theo cách thể hiện giá trị con người, sở hữu sức mạnh
của niềm hy vọng. Họ sống khiêm tốn, vị tha và thận trọng trong nhiều việc, không muốn hơn thua hay lợi
dụng người khác…
III. Kết luận
6
Có thể nói, mẫu người quân tử theo quan niệm Nho giáo là hoàn toàn đúng đắn, hoàn toàn vận dụng
được vào thời đại ngày nay để giáo dục cho thế hệ chúng ta, thế hệ sau này về lối sống. Sống ở đời, để trở
thành người tốt là chuyện không đơn giản, sống càng quang minh chính đại, chính trực và thẳng thắn lại
càng khó hơn rất nhiều lần. Nếu rèn luyện được bản thân trở thành được người giống như quân tử, chúng ta
sẽ nhận lại được những điều tích cực và nhất định sẽ đạt được thành công trong cuộc sống.
Vấn đề 3
Câu 1: Phiên âm, dịch nghĩa các đoạn văn bản sau:
: , ? 來, 乎? , 乎?
( )
子曰 發。舉 隅, 不復也。 : , ( )
Phiên âm:
Tử viết: Học nhi thời tập chi, bất diệc thuyết hồ? Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lại hồ? Nhân bất tri
nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ? (Học nhi)
Tử viết : Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát. Cử nhất ngung, bất dĩ tam ngung phản , tắc bất phục dã. (Thuật
nhi)
Dịch nghĩa:
Khổng Tử nói: Học mà thường xuyên luyên tập chẳng phải vui sao? Có bạn từ phương xa tới chẳng phải vui
sao? Người không biết mình, mình cũng không tức giận về điều đó chẳng phải quân tử sao?
Khổng Tử nói: Không tức giận muốn biết thì khai mở cho, không bực bội nói không ra được thì
không bày vẽ cho. Vật có 4 góc, đã chỉ bảo cho biết một góc mà không suy ra ba góc kia thì không dạy nữa.
Câu 2: Giải thích, bình luận về quan điểm giáo dục của Khổng Tử
1. Khái niệm
+ Không có phần trình bày riêng về giáo dục
+ Luận ngữ là ghi lại Khổng Tử dạy học trò
2. Phân tích câu đoạn cụ thể
3. Phân tích khái quát, mở rộng
+ Giáo dục chú trọng dạy đạo đức cá nhân (nội tâm, đạo đức và tự thân): tiên học lễ hậu học văn, đạo đức cá
nhân làm nền tảng cho đạo đức xã hội.
+ Giáo dục trong mối quan hệ với kinh bang tế thế (học đi đôi với hành): học để biết cách chăm lo đời sống
vật chất tinh thần của người dân. Giáo dân 2 cách: (i) Lấy bản thân mình làm gương cho dân. (ii)
Giảng đạo cho dân. Trong đó, Khổng Tử đề cao cách thứ nhất, chú trọng việc làm gương cho dân. Sửa mình
mà để sửa người thì không cần ra lệnh dân cũng tuân theo.
+ Phương pháp dạy học: (+) phù hợp với đối tượng: giảng về đức nhân cho mỗi môn đệ một cách khác nhau,
vừa tìm cách sửa sở đoản, vừa giúp họ tiến bộ. (+) kích thích duy, chủ động học tập của người học,
mối tương tác với người học
4. Nhận định, bình luận, liên hệ
+ Nội dung: đương thời, có nhiều điểm không phù hợp
+ Phương pháp: tiến bộ, có thể kế thừa cho giáo dục ngày nay (phân tích).
+ Liên hệ thực tiễn:…
BÀI LÀM THAM KHẢO
Khổng Tử (551 - 479 tr.CN), tên Khâu, tự là Trọng Ni. Ông không chỉ là nhà triết học Trung Quốc cổ
đại mà đồng thời ông còn đi sâu vào nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau, như lĩnh vực văn hóa, đạo đức,
chính trị, giáo dục...của hội Trung Quốc đương thời. vậy, ông được người đời phong “vạn thế
biểu”(thầy của muôn đời). Sinh thời, Khổng Tử rất coi trọng vấn đề giáo dục và có nhiều tư tưởng giáo dục
đúng đắn, tiến bộ, hiện đại. Tư tưởng của ông về sau được học trò ghi chép, biên soạn lại thành một cuốn
sách gọi là “Luận ngữ”. “Luận ngữ” là cuốn sách ghi chép những lời nói, những câu chuyện hàm nghĩa giáo
huấn sâu xa của ông đối với các đệ tử, cùng với nhiều ý kiến trao đổi của ông với học trò những người
đương thời liên quan tới kinh tế, chính trị, đạo đức, văn học, triết,… nhưng tập trung nhất vẫn những
tưởng về giáo dục.
7
Mở đầu sách Luận Ngữ, Khổng Tử đã nhấn mạnh phương pháp học đi đôi với hành. Theo Khổng Tử,
học là quá trình không ngừng ôn luyện, tự giác lĩnh hội, củng cố và nâng cao nhận thức của mình, đồng thời
phải yêu thích, phải biết áp dụng vào trong thực tiễn cuộc sống. (Học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ?) .
Mình đã vui trong việc học, lại có thêm bạn bè cùng quan điểm, cùng mình đồng thanh, đồng khí, từ xa đến
thăm để cùng bàn bạc, thảo luận về đạo nhiệm màu lại càng vui thích hơn nữa. (Hữu bằng tự viễn phương
lai, bất diệc lại hồ?). Học ở đây là học làm người quân tử, mà người quân tử ắt cầu đạo chứ không cầu danh.
Vì vậy, dù người ta không biết đến tiếng tăm của mình, tài năng không có cơ hội thi triển thì người học đạo
cũng không cảm thấy buồn giận, luôn thanh thản, an nhiên. (Nhân bất tri nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ?)
Sang đến chương Vy chính, Khổng Tử viết: : “Do, hối nữ tri chi hồ? Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri,
thị tri dã”. Đây phương pháp giáo dục đề cao tính khiêm hạ của ông. Khiêm hạ ý thức được sự bất
toàn, sự thiếu sót, hạn chế của bản thân mình. Không biết thì phải tự nhận là không biết, biết thì tự nhận
biết, từ đó nhìn nhận rõ bản thân mình, có kiệm hạ thì mới có cơ hội để học hỏi, khám phá được nhiều hơn,
mở mang được tri thức.
Sang đến Thuật nhi, Khổng Tử viết: “Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát. Cử nhất ngung, bấttam
ngung phản, tắc bất phục dã.”. Quan điểm của Khổng Tử phải đợi đến khi học trò thực sự muốn học,
muốn tìm hiểu tri thức, phải suy ngẫm kỹ mà không tìm ra được lời giải thì mới giảng giải. Như vậy, học trò
mới có thực học, mớithể “cử nhất phản tam” (nói một hiểu ba). Phương pháp dạy học này là dùng cách
ví von, hỏi han, hướng dẫn, khêu gợi, mở mang để người học tự tìm ra chân lý. Nhờ đó, học trò có thể phát
huy tính độc lập, tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của mình.
tưởng giáo dục của Khổng Tử được hình thành trong điều kiện kinh tế - xã hội Trung Quốc vào
thời Xuân Thu. Đó là giai đoạn lịch sửnhiều biến động lớn xảy ra trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội, đặc biệt là những biến động, đảo lộn của đạo đức, luân lýtrật tự, kỷ cương xã hội. Sống trong hoàn
cảnh như vậy, vốn là người thông minh, học nhiều, hiểu rộng nên Khổng Tử sớm nhận thức được vai trò của
giáo dục. Ông là người đầu tiên mở trường tư dạy học, mở rộng giáo dục đến với mọi tầng lớp trong xã hội.
tưởng giáo dục của ông tuy rời rạc, đơn lẻ nhưng thể kết lại thành một hệ thống thống nhất từ mục
đích, đối tượng đến nội dung và phương pháp giáo dục. Với tư tưởng “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất
học bất trí đạo”( Viên ngọc không mài dũa thì không thành đồ quý. Người không học thì không biết đạo
được) chủ trương “Hữu giáo loại” (mọi người đều được giáo dục), Khổng Tử mong muốn giáo dục
cho mọi người có đạo để xây dựng một xã hội có đạo. Trong đó, ông đặc biệt chú trọng giáo dục để đào tạo
nên lớp người quân tử có đức có tài để gánh vác trách nhiệm phục hưng xã hội, hướng đến xây dựng một xã
hội thái bình, thịnh trị. Khổng Tử quan niệm, xã hội loạn lạc, vô đạo là do con người không có đạo đức. Ông
chủ trương trị nước bằng “nhân”, bằng “đức”, cho nên, đạo đức là nội dung giáo dục chủ yếu của Khổng Tử.
Ngoài ra, ông còn dạy cho học trò nhiều lĩnh vực kiến thức khác như: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số, đặc biệt
các lĩnh vực kiến thức về chính trị, về cách trị nước, an dân.
Tất cả những phương pháp giáo dục của Khổng Tử vẫn còn nguyên giá trị, là cơ sở để các nhà giáo
dục hiện đại kế thừa, vận dụng một cách hợp lý phục vụ cho sự nghiệp trồng người của mình. Con người
thể học không chỉ trong sách vở, còn học lịch sử, kinh nghiệm người xưa, học trong cuộc sống…
Học không thụ động mà cần biết suy nghĩ sâu sắc; tích cực ôn tập, thực hành; chủ động tìm tòi cho sáng tỏ
để nhằm đạt đến sự hiểu biết cuối cùng….
Mặc những hạn chế nhất định do điều kiện lịch sử lập trường giai cấp nhưng nếu biết kế
thừa một cách có chọn lọc, chúng ta có thể tiếp thu được những giá trị tích cực trong tư tưởng giáo dục của
Khổng Tử. góp phần đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. Đến hiện đại từ truyền thống bằng việc kế thừa
8
những tinh hoa trong tư tưởng giáo dục của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm giáo dục của nhân loại
sẽ là căn cứ quý giá và có không ít ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay.
Vấn đề 4
Câu 1: Phiên âm, dịch nghĩa các đoạn văn bản sau:
曰:其 , ! 也。 , ,
生。孝 與。 , ( )
Phiên âm:
Hữu Tử viết: Kỳ vi nhân dã hiếu đễ nhi hiếu phạm thượng giả, tiển hĩ! Bất hiếu phạm thượng nhi hiếu tác
loạn giả, vị chi hữu dã. Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh. Hiếu đễgiả, kỳ vi nhân chi bản dữ. (Học
Nhi)
Dịch nghĩa:
Hữu Tử nói: Người biết hiếu thuận với cha mẹ, anh chị, kính trọng người lớn tuổi hơn mà thích mạo phạm
người trên là hiếm có. Người không thích mạo phạm người trên mà thích làm loạn là chưa từng có. Quân tử
chuyên tâm tận lực vào việc cơ bản (trau dồi đức nhân), cơ bản một khi đã dựng được rồi, đạo sẽ theo đó mà
sinh ra. Hiếu thuận với cha mẹ, anh em, kính trọng người lớn là cái gốc của đạo Nhân.
Câu 2: Giải thích, bình luận về quan điểm hiếu đễ của Nho giáo
1. Khái niệm
Không có định nghĩa cụ thể và toàn diện nhưng tư tưởng Nho giáo là tư tưởng chú trọng đến chữ hiếu, một
phần nào đó là chữ đễ.
+ Hiếu: yêu thương, tôn trọng cha mẹ
+ Đễ: tôn trọng anh
2. Phân tích câu đoạn cụ thể
3. Phân tích khái quát, mở rộng
+ Chăm sóc cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ cả về vật chất và tinh thần, khi cha mẹ mất làm tang ma đúng lễ.
+ Tu dưỡng bản thân để làm rạng danh cho cha mẹ.
+ Lập gia đình để có con nối dõi.
+ Thiết lập mối quan hệ hai chiều trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, anh và em. Nho giáo cổ điển đề
cập đến vai trò, trách nhiệm của cha mẹ với con cái.
4. Nhận định, bình luận, liên hệ thực tiễn
+ Thiết lập các mối quan hệ trong gia đình: tầng bậc.
+ Giá trị phát triển xã hội coi trọng đạo đức > đức trị, nhân trị
+ Làm hạt nhân để tạo sự ổn định trong xã hội.
+ Liên hệ thực tế:…
BÀI LÀM THAM KHẢO:
MỞ BÀI:
Nho giáo đã đúc kết những giá trị con người, giá trị ứng xử những quan hệ rộng rãi trong hội, hệ
thống hóa chúng thành những tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức và giáo dục. Những tiêu chí đó luôn bắt nguồn
từ nền tảng gia đình, trong đó, “hiếu đễ” cả một hệ thống giá trị, tưởng đạo đức trước tiên của
con người. Và để khẳng định giá trị nền tảng củatưởng hiếu đễ, Luận Ngữ Học Nhi đã đề cập: “Hữu Tử
viết: Kỳ vi nhân dã hiếu đễ nhi hiếu phạm thượng giả, tiển hĩ! Bất hiếu phạm thượng nhi hiếu tác loạn giả, vị
chi hữu dã. Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh. Hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bản dữ”, Mạnh Tử cũng có
câu: “Cẩn tường tự chi giáo, thân chi dĩ hiếu đễ chi nghĩa. Ban bạch giả, bất phụ đới ư đạo lộ hĩ. Thất thập
giả ý bạch thực nhục, dân bất bất hàn. Nhiên bất vượng giả, vị chi hữu dã. (Lương Huệ Vương
Thượng)”.
THÂN BÀI:
1. Khái niệm
Để tìm hiểu về tư tưởng hiếu đễ, trước tiên chúng ta cần cắt nghĩa hai khái niệm “hiếu” và “đễ”.
9
Trong Nho giáo, “hiếu” hành vi, thái độ tôn trọng, yêu thương cha mẹ tổ tiên, thể hiện qua bốn
phạm trù: Thứ nhất, nuôi dưỡng, kính trọng cha mẹ, Khổng Tử và các học trò của ông đều cho rằng: trong
sự báo hiếu của người con đối với cha mẹ, nuôi dưỡng phải đi liền với kính trọng. Thứ hai, giữ gìn thân thể
mình để nuôi chí hướng của ông cha cũng là sự báo hiếu các bậc sinh thành. Thứ ba, làm con thì phải vâng
lời cha mẹ, nhưng khi cha mẹ sai lầm thì con cũng phải biết can ngăn. Và thứ tư, hiếu không chỉ thể hiện
lòng kính yêu khi cha mẹ còn sống, mà còn thể hiện ở lòng tiếc thương và việc hành lễ không cẩu thả, không
thái quá của người con khi cha mẹ qua đời.
Khái niệm thứ hai là “đễ”, khái niệm này trong Nho giáo được hiểu là sự hoà thuận với anh em, tôn trọng,
kính mến, kính nhường người lớn hơn mình.
Tư tưởng hiếu đễ có thể hiểu là hiếu thảo với bố mẹ, tổ tiên và hiếu thuận với anh em trong nhà, tôn trọng
người lớn.
2. Nội hàm khái niệm:
Luận Ngữ Học Nhi có câu: “Hữu Tử viết: Kỳ vi nhân hiếu đễ nhi hiếu phạm thượng giả, tiển hĩ! Bất
hiếu phạm thượng nhi hiếu tác loạn giả, vị chi hữu dã. Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh. Hiếu đễ dã giả,
kỳ vi nhân chi bản dữ”. Theo Hữu Tử, nếu một người biết tôn kính cha mẹ và đối xử tốt với anh chị em của
mình ở nhà, thì khi bước vào hội, người đó sẽ tôn trọng cấp trên đối xử tốt với bạn bè, đồng nghiệp.
những người như thế sẽ không bao giờ làm loạn, luôn giữ được sự ổn định cho hội. Người quân tử
chuyên tâm tận lực vào việcbản là trau dồi đức nhân, đạo sẽ theo đó mà sinh ra. Mà hiếu thuận với cha
mẹ, anh em, kính trọng người lớn cái gốc của đạo Nhân. Về ý nghĩa của tưởng hiếu đễ, Hữu Tử giải
thích từ hai khía cạnh. Thứ nhất là mối quan hệ giữa “hiếu đễ” ổn định hội. Chỉ khi một người yêu
thương người thân của mình, người đó mới thể mở rộng tình yêu thương này đến những người khác, từ
yêu thương cha mẹ, anh chị em, bạn bè đến yêu thương tất cả mọi người. Theo cách này, việc duy trì ổn định
hội dựa trên sự hòa thuận trong gia đình. Gia đình hoà thuận thìhội mới hoà thuận. Thứ hai là “hiếu
đễ” từ góc độ tu dưỡng cá nhân. Với Nho giáo, mục đích cuối cùng của học là cầu “nhân”. Những bậc quân
tử chân chính đều biết rằng, dù là lập thân hay tu tâm, đều phải lấy tư tưởng hiếu đễ làm gốc. Từ góc độ tu
dưỡng cá nhân, bất kể là tu dưỡng tình cảm, hay tu dưỡng nhân nghĩa thì đều phải bắt đầu từ hiếu đễ, đó là
cái gốc của con người. Cái gọi “quân tử căn bản” chính nắm bắt cái gốc của hiếu đễ, bắt đầu từ việc
quan tâm đến những người xung quanh và tu dưỡng phẩm hạnh của bản thân.
Nói về tư tưởng hiếu đễ, Mạnh Tử cũng có câu: “Cẩn tường tự chi giáo, thân chi dĩ hiếu đễ chi nghĩa. Ban
bạch giả, bất phụ đới ư đạo lộ hĩ. Thất thập giả ý bạch thực nhục, lê dân bất cơ bất hàn. Nhiên bất vượng giả,
vị chi hữu dã. (Lương Huệ Vương Thượng)”. Theo Mạnh Tử, người làm vua cần chú trọng giáo dục dân lấy
nghĩa hiếu đễ làm trọng để những người lớn tuổi được tôn trọng, kính mến, đối xử đúng mực, đủ ăn đủ mặc
không phải lo vất vả, trăm dân thực sự no ấm, không phải chịu cảnh đói rét. như vậy, vua mới thể
khiến nhân dân quy phục. Tư tưởng hiếu đễ không chỉ quan trọng mới cá nhân mà còn quan trọng với cả xã
hội. Chỉ khi nhân dân hiếu đễ, hiếu thuận với bố mẹ, anh chị, kính trọng người lớn thì xã hội mới thực sự an
bình. Minh quân sẽ lấy hiếu đễ làm trọng để nâng cao giáo dục cho nhân dân, hướng tới xã hội ổn định, thái
bình, không ai không phục.
3. Bình luận, nhận định về tư tưởng
Không tự nhiên hiếu đễ trở thành tư tưởng nền tảng của đạo nhân. Hiếu đễ thể hiện sự kính trọng của mỗi
người với đấng sinh thành, sự tôn trọng cần có với những thế hệ đi trước. Đây cũng là cơ sở đầu tiên để xây
dựng những nét đẹp nhân cách khác. Hiếu đễ cũng cần cái tâm, Khổng Tử cũng từng nói: “Đời nay chỉ bảo
rằng nuôi được cha mẹ là hiếu. Nhưng suy đến loài hèn như khuyển mã, cũng còn nuôi nó cả. Nếu nuôi cha
mẹ chẳng kính, thì khác đâu !". Chữ hiếu đễ cần gắn với tâm, với tình cảm chân thành. Chúng ta
phụng dưỡng cha mẹ biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục, hoà thuận với anh em yêu thương giọt
máu đào. Không trên đờithể vượt lớn hơn tình cảm gia đình, hiếu đễ đặc quyền của mỗi người
con, mỗi người cháu, mỗi người anh, người chị, người em. Một con người tài giỏi đến đâu nhưng
không có hiếu đễ thì cũng chưa trọn vẹn được đạo nhân.
10
| 1/25

Preview text:

Cấu trúc đề: Câu 1:
-Cho chữ Hán, yêu cầu chép lại, viết phiên âm (hoặc dịch nghĩa). -Có 3 dạng:
+Cho 1 số từ, đếm số nét, xác định bộ thủ
+Tìm cụm động từ, mối quan hệ ngữ pháp của cụm động từ (nằm ở chủ ngữ hay vị ngữ)
+Cho 1 câu, phân tíc mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong câu. *Giới hạn
(Thủ chu đãi thố, khắc chu cầu kiếm, Tây Hồ chi sự tích, Mai An Tiêm, Đinh Tiên Hoàng, Trần Thủ Độ, Lê Thái Tổ, 13,14)
Câu 2:Kinh điển (giới hạn 9 vấn đề ở bên dưới) -Phiên âm, dịch nghĩa -Bình luận tư tưởng
Câu 3: Thơ Đường (Chỉ học thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú)-> nên học thất ngôn tứ tuyệt trc
-Cho phiên âm thơ->viết thành chữ Hán -Dịch nghĩa
-Phân tích văn bản: nội dung+nghệ thuật (phân tích như trong đề cương Phương Đông, phần thơ Đường)
-So sánh với bản dịch thơ THƠ ĐƯỜNG
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
Xa trông dòng thác trước sông này
Phi lưu trực há tam thiên xích
Nước bay thẳng xuống ba nghìn
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên. thước
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây 1. Phân tích văn bản:
Trong bài thất ngôn tứ tuyệt này, 4 câu thì đã có 3 câu tỉnh lược chủ ngữ, chỉ có câu đầu là xuất hiện
chủ ngữ “Mặt trời”. Nhưng đó chỉ là chủ ngữ hình thức. Còn chủ ngữ thật sự với tư cách là chủ thể
trữ tình của bài thơ thì vắng bóng. Đó là con người với cá tính mãnh liệt, phóng khoáng đứng ngắm
vẻ hùng vĩ của cảnh thác đổ từ phía xa. Thi nhân đang hòa nhập vào cảnh vật thiên nhiên, dùng
thiên nhiên để bộc lộ cá tính mạnh mẽ của mình.
Cũng có khi thi nhân muốn lên cao để có thể nhìn xa, trông rộng, có thể chiếm lĩnh không gian bao
la. Và thơ Đường không ít những bài như thế. Vì khi lên cao, con người mới khẳng định được tầm
vóc của mình ngang tầm với thiên nhiên, vũ trụ. 2. So sánh
-Hình thức: Đúng thể thơ, bố cục, niêm, luật, vần. -Nội dung:
+Câu 1: thiếu mất chữ “sinh” thể hiện mối quan hệ tương giao giữa các sự vật thiên nhiên, giảm sự sinh động.
+Câu 2: thiếu mất chữ “quải” (treo)
+Câu 3: “phi lưu” (thác nước chảy bay) chuyển thành “nước bay” làm giảm đi sự hùng vĩ, dữ dội.
+Câu 4: “lạc cửu thiên” (rơi từ 9 tầng trời) dịch thành “tuột khỏi mây” tuy đều thể hiện ý dòng thác
đổ từ trên cao nhưng sự khoáng đạt, mạnh mẽ của câu thơ đã giảm đi.
->Khẳng định sự thành công của bản dịch…. 1
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến trường gian thiên tế lưu LUẬN NGỮ
MỞ BÀI: giới thiệu chung về tác phẩm, tư tưởng THÂN BÀI 1. Khái niệm
2. Nội hàm khái niệm (lí giải):
+ Lý giải trong đoạn văn bản (câu 1)
+ Lý giải mở rộng các đoạn văn bản khác
3. Bình luận, nhận định về tư tưởng
+ Tự thân nội dung tư tưởng
+ Mở rộng tư tưởng khác 4. Liên hệ thực tế
KẾT LUẬN: nhận định tổng quát Vấn đề 1
Câu 1: Phiên âm, dịch nghĩa các đoạn văn bản sau:
大 學 之 道, 在 明 明 德, 在 親 民, 在 止 於 至 善。 知 止 而 後 有 定, 定 而 後 能 靜 靜 , 而 後 能 安, 安 而 後 能 慮 慮而 ,
後 能得。 物 有 本 末 事 , 有 終 始 知 , 所 先 後 則 , 近 道 矣。
物 格 而 後 知 致, 知 致 而 後 意 誠, 意 誠 而 後 心 正, 心 正
而 後身 修, 身 修 而 後 家 , 家 齊 而 後 國 治, 國 治 而 後 天 下 平。 自 天 子 以 至 於 庶 人 , 壹 是 皆 以 修 身 爲 本。
Phiên âm: Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện. Tri chỉ nhi hậu hữu định, định
nhi hậu năng tĩnh, tĩnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc. Vật hữu bản mạt, sự hữu
chung thuỷ, tri sở tiên hậu, tắc cận đạo hĩ.
Vật cách nhi hậu tri chí, tri chí nhi hậu ý thành, ý thành nhi hậu tâm chính, tâm chính nhi hậu thân tu, thân tu
nhi hậu gia tề, gia tề nhi hậu quốc trị, quốc trị nhi hậu thiên hạ bình. Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản.
Dịch nghĩa: Đạo đại học là ở chỗ làm sáng cái đức sáng của mình, ở chỗ thương yêu người dân, ở chỗ đạt
tới mức chí thiện (vô cùng hoàn thiện). Biết được cái mục đích cần đạt đến mà sau đó mới có sự kiên định.
Định rồi mới có thể yên ổn (không còn thay đổi nữa). Yên rồi mới có thể an tâm, thư thái. An tâm rồi thì sau
mới lo nghĩ, mưu sự. Lo nghĩ cho chu đáo rồi sau mới có thể đạt thành.
Mọi vật đều có gốc ngọn, mọi sự
việc đều có đầu đuôi, biết được cái chỗ có trước có sau đó thì đã gần với cái đạo rồi.
Xét sự vật cho cùng lẽ rồi thì sự hiểu biết mới đạt đến đích, hiểu biết thấu đáo rồi thì điều mình suy nghĩ
mới được chân thật. Điều mình nghĩ có chân thật thì lòng mình mới ngay thẳng, lòng có ngay thẳng thì bản
thân mới hàm dưỡng và rèn luyện được. Hàm dưỡng và rèn luyện bản thân được rồi thì mới sửa sang, sắp
xếp việc nhà. Sắp xếp việc nhà được rồi thì mới lo liệu cho đất nước. Lo liệu cho đất nước được thì thiên hạ
2
mới yên ổn. Từ bậc Thiên tử cho đến thứ dân đều phải lấy sự hàm dưỡng và rèn luyện bản thân (tu thân) làm gốc.
Câu 2: Giải thích, bình luận về tư tưởng thân dân của Nho giáo. Thân bài
1. Khái niệm: thân dân là yêu thương người dân, dĩ dân vi bản
2. Phân tích đoạn câu cụ thể
+ Một trong ba cương lĩnh: minh minh đức, thân dân, chỉ ư chí thiện. [Phân tích sự khác biệt giữa tân dân và thân dân]
+ Tư tưởng thân dân là mục đích của tu thân: tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. + Câu đoạn mở rộng…
3. Phân tích khái quát, mở rộng:
+ Trọng dân: coi trọng, nhận ra sức mạnh của người dân
+ Bảo dân: Bảo tồn sinh mạng cho người dân
+ Dưỡng dân: Chăm lo đời sống vật chất của người dân
+ Giáo dân: Bằng cách làm gương (sống có đạo đức) và bằng cách giảng giải.
+ Thái độ của người bề trên: lo trước vui sau
4. Nhận định, bình luận, liên hệ :
+ Hoàn cảnh xã hội đương thời chiến tranh: thương dân và đề cao dân
+ Tư tưởng thân dân có sự vận động, thay đổi: Khổng Tử đến Mạnh Tử (trọng dân rõ hơn)
+ Hạn chế: thiếu dân chủ, dân còn bị động phụ thuộc vào người cầm quyền. + Liên hệ thực tế: BÀI THAM KHẢO:
Nho giáo là một tôn giáo hay một học thuyết có hệ thống và có phương pháp, dạy về Nhân đạo, tức là dạy về
đạo làm một con người trong gia đình và trong xã hội. Hệ thống của Nho giáo thì theo chủ nghĩa: “Thiên
Địa Vạn vật đồng nhất thể”, nghĩa là: Trời Đất và muôn vật đều đồng một thể với nhau.Nho giáo hay còn
được gọi là đạo Nho hay đạo Khổng, là một hệ thống đạo đức, triết học, chính trị và giáo dục do Khổng Tử
thành lập và sau đó các đệ tử phía sau ông dần phát triển với mục đích là tạo nên một xã hội hoàn thiện, tốt
đẹp với những lẽ phải ở đời, con người có những lễ nghi, có những chuẩn mực bởi con người là yếu tố chủ
đạo để quyết định nền móng vững chắc để đất nước phát triển.
Nho giáo ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN ở Trung Quốc ,Người sáng lập là Khổng Tử. Bởi Khổng Tử là
người Trung Quốc nên ta có thể kết luận Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa hay còn gọi là Trung Quốc
nên chúng ta thường gọi là nho giáo Trung Quốc.Tuy nhiên màu sắc và tín ngưỡng của Nho giáo sau đó đã
vượt ra khỏi Trung Quốc và có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến văn hóa các nước trong khu vực như : Hàn Quốc, Nhật Bản
Nho giáo lấy đạo Trời làm khuôn mẫu, dạy người thuận theo lẽ Trời, còn nghịch với Trời thì phải chết. Nho
giáo đã giúp Trung Quốc thời Thượng cổ được hòa bình, dân chúng trên thuận dưới hòa, tạo ra một nền luân
lý có căn bản vững chắc. Đại học là một trong bốn tác phẩm kinh điển của Nho giáo, trong đó đã đưa ra tam
cương lĩnh bao gồm: minh minh đức, thân dân và chỉ ư chí thiện. Tuy nhiên ở phần này, ta chỉ bàn luận đến tư tưởng thân dân.
Vậy “thân dân” là gì? Thân (親) là gần gũi, thương yêu. Dân (民) là người dân, không phân biệt chủng tộc,
tín ngưỡng, giai cấp – hiểu theo nghĩa tập thể. Thân dân nghĩa là yêu thương người dân. Trong đoạn văn
trên, tư tưởng thân dân cũng được đề cập: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí
thiện.” . Tư tưởng thân dân của Nho giáo chứa đựng nhiều vấn đề về dân, về vai trò của dân là một trong
những nội dung chính trong tư tưởng. Thân dân là một đức hạnh căn bản vì vậy Khổng Tử đặt thân dân vào
làm một trong ba điều của cương lĩnh đại học là điều hợp lẽ
Khổng Tử không phải là người đầu tiên đưa ra luận điểm “ lấy dân làm gốc” hay “ dân là gốc nước” nhưng
không thể phủ nhận rằng luận điểm trên là một luận điểm có vị trí cực kì quan trọng. Ông đã nhận rõ được
vai trò của dân đối với đất nước “ Dân có sức mạnh đẩy thuyền và lật thuyền”. Bên cạnh đó ông cũng cho
rằng sự hung thịnh, tồn vong của một triều đại, một đất nước là phụ thuộc rất lớn vào dân. Dân có tin không, 3
có nghe và làm theo ban bố của triều đại hay chính quyền hay không. Nếu dân không tin, không làm theo và
luôn có những thế lực nổi loạn thì sự hung thịnh của một triều đại hay một quốc gia là điều không thể.
Tư tưởng thân dân, trước hết là thái độ yêu thương và quý trọng người dân, thấy được sức mạnh của dân.
“Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” , Mạnh Tử đã khẳng định vị trí và vai trò của dân : dân là quý
nhất, xã tắc chỉ là thứ hai,cuối cùng mới là vua.Ông cho rằng nếu như vua thấu hiểu cho cuộc sống của dân,
biết chăm lo cho cuộc sống của muôn dân được ấm no, không vui chơi hưởng lạc mà quên đi cuộc sống dân
chúng còn thiếu thốn, sống trong cảnh lầm than thì mới xứng đáng là bậc đế vương. Chính đó là lý do, là
niềm tin để dân đồng lòng nhất tâm.Mối quan hệ của dân với vua là mối quan hệ mật thiết, vua không thể
không có dân, nước không có vua thì mất phương hướng.Như vậy một đất nước muốn vững bền thì vị trí của
dân phải đặt lên hàng đầu.
Bên cạnh đó, trong Luận ngữ, Khổng Tử sử dụng hai danh từ là “ Người” và “ Dân”, khái niệm
“Người”được Khổng Tử dung để chỉ tầng lớp thống trị,còn khái niệm “dân” là thường dân.Dân là những
người lao động chân tay, bị sai khiến để phục vụ cho tầng lớp quyền lực.Với cách hiểu trên thì dân là người
có giai cấp thấp nhất trong xã hội phải phụ thuộc vào địa vị của người trên mình. Dẫu vậy, dân vẫn được coi
là giai cấp thấp nhưng vai trò của dân vẫn luôn được đề cao. Các nhà nho luôn cho rằng vì dân là một lực
lượng đông đảo, là lao động chân tay, là lực lượng sản xuất chính sản xuất ra hầu hết của cải để duy trì sự
tồn tại và phát triển của xã hội. Vì vậy, họ đưa ra lời khuyên nhà vua, người cầm quyền không chỉ có chính
sách thích hợp để dân đủ sống mà còn phải biết giúp dân làm giàu. Bậc cai trị muốn có nhiều vật sản quý hiế
thì phải tạo điều kiện cho dân làm giàu, làm kinh tế
“Dân là gốc của nước, nước lấy dân làm gốc” là tư tưởng và phương châm hành động của các bậc hiền minh
từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim. Trên tinh thần kế thừa và phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại,
Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng “Lấy dân làm gốc” lên một tầm cao mới mang tính toàn diện hơn, khoa học
hơn . Theo Hồ Chí Minh , nhân dân là gốc rễ của sự trường tồn “Gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nên nhân dân”
Tiếp thu tư tưởng Thân dân, Nguyễn Trãi đã có sự phát triển lên thành tư tưởng nhân nghĩa - tinh thần vì
dân, vì chính nghĩa của nhân dân. Đó là sự an dân, trừ bạo để cứu nước, cứu dân.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ở bất cứ triều đại nào tinh thần thân dân cũng được thể hiện khá rõ nét. Với
tư tưởng “lấy dân làm gốc” và luôn coi ý chí của quần chúng là bức thành kiên cố nhất, Trần Quốc Tuấn
cũng đã phát huy tổng lực kháng chiến “Trặm họ đều là binh”, đem cả nước ra đánh giặc. Bởi thế mới đánh
được địch ở mọi nơi, thi hành tốt kế sách.
Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy
quyền làm chủ của dân, nhất quán quan điểm “sự nghiệp đổi mới phải vì lợi ích của Nhân dân”. Và với thực
hiện tốt tư tưởng thân dân thì Đảng và Nhà nước ta đã gặt hái nhiều thành tựu nhất định: giành độc lập của
dân tộc, chiến thắng kẻ thù, đổi mới thành công, phát triển đất nước, đặc biệt là củng cố niềm tin của nhân
dân với Đảng. Nhà nước của dân-do dân và vì dân.
Tư tưởng thân dân, mặc dù đã có từ lâu đời nhưng những giá trị của nó để lại là điều không thể bàn cãi.
“Thân dân” được coi là tư tưởng cốt lõi, định hướng đúng đắn trong việc xây dựng, phát triển đất nước của
mọi quốc gia không chỉ riêng Việt Nam.Chính tư tưởng thân dân ấy là cái gốc, cái rễ cho mọi sự sau này. Vấn đề 2
Câu 1: Phiên âm, dịch nghĩa các đoạn văn bản sau: 子 曰: 學 而 時 習 之, 不
亦 說 乎? 有 朋 自 遠 方 來, 不 亦 樂 乎 ? 人 不 知 而 不 慍 , 不 亦 君 子 乎? ( 學 而) 子 曰: 士 志
於 道, 而 恥 惡 衣 惡 食 者, 未 足 與 議 也。(里仁) Phiên âm: 4
Tử viết: Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ? Bằng hữu tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ? Nhân
bất tri nhi bất uẩn, bất diệc quân tử hồ? (Học Nhi)
Tử viết: Sĩ chí ư đạo, nhi sỉ ác y ác thực giả, vị túc dữ nghĩa dã. (Lý Nhân) Dịch nghĩa:
Khổng Tử nói: “Học rồi mà tùy thời ôn tập, lại chẳng đẹp lòng sao? Có bạn bè từ phương xa đến, lại chẳng
vui thích sao? Người ta không biết đến mình, mà mình không giận hờn, chẳng phải là bậc quân tử đó sao?”
Khổng Tử viết: “Kẻ sĩ có chí hướng về đạo mà hổ thẹn về chuyện áo xấu, cơm thô thì chưa đủ để cùng bàn luận.”
Câu 2: Giải thích, bình luận về mẫu người quân tử theo quan niệm Nho giáo.
1. Khái niệm: Nho giáo chủ trương dùng đức để trị dân (nhân trị) thì tất yếu phải đào tạo người có đức hạnh
để giao phó việc chính trị. Nhà nho đảm đương nhiệm vụ đó gọi là quân tử. Không trình bày tập trung,
nhưng nhìn chung có 3 quan niệm
- Chỉ địa vị: Quân tử chỉ người có địa vị xã hội chứ không chỉ phẩm tính con người. Người có địa vị cao (bất
kể đạo đức thế nào) đều gọi là quân tử. Tiểu nhân là hạng bần cùng.
- Chỉ tư cách: Quân tử chỉ ngươi có tư cách, đạo đức (Tiêu chí đạo đức được đặt ra nhằm cứu vãn chế độ
phong kiến. Quý tộc suy vi, không trị được nước, dâm loạn, bất nhân nên bị dân bỏ. Quý tộc cần sửa mình
để xứng với địa vị được dân tin cậy, có quyền hành vững vàng, củng cố địa vị. Người bình dân có thể thay thế quý tộc.
- Vừa chỉ địa vị vừa chỉ tư cách.
2. Phân tích câu đoạn cụ thể
3. Phân tích khái quát, mở rộng Với bản thân mình

+ Chuyên chú việc tu thân, học đạo: tu thân để có đức hạnh, nhân nghĩa lễ trí tín (Phương pháp để trở thành
người quân tử: ngay trong phương pháp tu thần)
+ Thái độ trước cuộc sống cá nhân: trọng nghĩa khinh lợi
Với người khác, cộng đồng xã hội
+ Đóng góp cho sự phát triển của xã hội: tấm gương đạo đức, thực thi nhiều việc hữu ích khác
+ Quan điểm dụng hành xả tàng
4. Nhận định, bình luận, liên hệ
+ Nhận định về các bước thay đổi về quan niệm của người quân tử.
+ Ý nghĩa quan niệm của người quân tự: tự rèn đạo đức cá nhân + Liên hệ thực tiễn… BÀI LÀM THAM KHẢO I. Mở bài
Mọi điều hay, lẽ phải trong phép ứng xử, đạo đức đã được các thánh nhân đời xưa vạch ra. Khổng Tử
là người thuật lại với mong muốn học thuyết của mình sẽ có người thực hiện. Và người có thể thực hiện
được chính là bậc quân tử (君 子) – con người toàn thiện trong Luận ngữ của Khổng Tử, hình mẫu lý tưởng
về con người theo nhân sinh quan của Nho giáo. II. Thân bài 1. Khái niệm
Mẫu người quân tử theo quan niệm Nho giáo (hay theo quan niệm Khổng Tử) được cho là những
người có tài đức, phẩm hạnh xuất chúng, có nhân cách cao thượng, hành động ngay thẳng… 2. Nội hàm khái niệm
a) Lý giải trong đoạn văn bản

Ở câu 1, chữ “học” ( ) theo tinh thần của Khổng 學
Tử đó là học không chỉ đơn giản là học thuộc, ghi
nhớ máy móc, mà học là để áp dụng, thực hành trong thực tiễn đời sống. Học một suy ra hai, học một biết
mười thì tri thức, tư tưởng ngày càng mở rộng, có thể tùy nghi sử dụng kiến thức được như ý mình quả là
hạnh phúc. Mình nhận được niềm vui sướng trong việc học, nay gặp lại bạn bè cùng chí hướng từ phương xa
tới thăm để cùng bàn luận về lẽ đạo, chẳng phải còn vui sướng hơn gấp bội hay sao? Học ở đây hướng tới 5
mục đích cuối cùng là học để làm người quân tử, mà đã là người quân tử thì một lòng theo đạo, không ham
danh lợi. Bởi vậy, dù cho người có không biết đến mình, không hiểu mình thì bản thân cũng không cảm thấy
buồn giận gì cả, luôn thanh thản an nhiên.
Ở câu 2, đặt ra mối quan hệ giữa vật chất và ý chí tinh thần của người quân tử. Người quân tử đã dốc
chí vào đạo, tức là đã để tâm cho việc học, chuyên tâm chuyên tu cho đạo thì không được phép quá bận tâm
về chuyện cơm áo nữa. Dù thế nào cũng vẫn phải vui với đạo, nếu đã xác định ý chí của mình vào đạo mà
còn xấu hổ việc ăn đói mặc rách thì họ không đáng để cùng bàn luận.
Ở câu 3, phàm là người quân tử cũng không khác gì người thường, cũng muốn giàu sang, cũng ghét
nghèo hèn. Thế nhưng, giàu sang nhưng không do đạo, không chính đáng thì sẽ chẳng bao giờ thèm, nghèo
hèn nhưng không do đạo gây nên thì sẽ chẳng bao giờ bỏ. Người quân tử sẽ luôn lắng nghe và hành động
theo điều nhân, hết lòng vì nghĩa, sống ngay thẳng theo lẽ phải và không khuất tất vu lợi cá nhân.
b. Lý giải mở rộng các đoạn văn bản khác
Tử viết: Đức chi bất tu, học chi bất giảng, văn nghĩa bất năng tỉ, bất thiện năng bất cải, thị ngô ưu dã. (Thuật nhi)
Khổng Tử nói: Đức của mình mà không biết tu sửa, sự học của mình mà không biết giảng giải một
cách tường tận, nghe điều nghĩa mà không biết theo điều nghĩa đó, chuyện bất thiện mà không biết thay đổi
nó, tất cả bốn điều đó đều là mối lo của ta. (Thuật nhi)
Bốn điều “đức”, “học”, “văn nghĩa”, “bất thiện” đều là những phương tiện trong quá trình tu dưỡng
đạo đức của người quân tử. Bốn điều này luôn cần được trau dồi, không ngừng hoàn thiện thì mới xứng
đáng trở thành bậc quân tử.
3. Bình luận, nhận định về tư tưởng
a) Tự thân nội dung tư tưởng

Theo quan niệm Nho giáo, người quân tử phải là người có đủ 5 đức tính, đáp ứng đủ 9 tiêu chuẩn và
trải qua 8 bậc thang hành động.
5 đức tính còn được gọi là “ngũ thường”: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Trong đó, Nhân là quan trọng
nhất, người quy tụ được đủ 5 đức tính sẽ được coi là người có đức Nhân – chỉ hành động vì nhân nghĩa.
Người quân tử đáp ứng đủ 9 tiêu chuẩn gồm: con mắt tinh anh để nhìn rõ vạn vật, thính giác tinh tường để
nghe rõ vạn vật, sắc mặt luôn ôn hòa, tướng mạo luôn được giữ cho khiêm cung, lời nói luôn giữ bề trung
thực, hành động phải luôn cẩn trọng, có điều nghi hoặc phải luôn hỏi han để làm cho rõ, biết kiềm chế, và
thấy lợi phải luôn nghĩ đến nghĩa. Muốn tỏ đức sáng ngày càng rộng, càng cao thì người quân tử phải luôn
phấn đấu theo 8 bậc thang hành động sau đây: cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, và bình thiên hạ.
Người quân tử là con người toàn thiện, có thể được xem như tấm gương, là chủ thể của mọi thiện
chân, cho nên ai cũng kính nể. Khi được tất cả kính nể thì trong quan hệ không thể thiên lệch với bất kỳ
người nào, nhóm nào, bè đảng nào. Người quân tử chính vì giữ được tính thiện cao cả mà thể hiện mình như
là người hoàn thiện với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp trong việc thi hành đạo nhân.
b. Mở rộng tư tưởng khác
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy có rất nhiều tư tưởng khác gắn liền với mẫu người quân tử theo
quan niệm Nho giáo. Có thể kể đến như: tư tưởng thân dân, quan điểm hiếu đễ, quan điểm Lễ….
4. Liên hệ thực tế
Nếu để nói mẫu người trong cuộc sống hiện nay có hình tượng gần giống nhất với mẫu người quân tử
theo quan niệm Nho giáo thời xưa thì đó chính là những người chính trực. Họ có sự trung thực và sự tuân
theo các tiêu chuẩn đạo đức một cách mạnh mẽ. Họ có sự vững bền của nội tâm và làm nên các giá trị, niềm
tin, nguyên tắc dựa trên lẽ phải. Họ thể hiện bản thân theo cách thể hiện giá trị con người, sở hữu sức mạnh
của niềm hy vọng. Họ sống khiêm tốn, vị tha và thận trọng trong nhiều việc, không muốn hơn thua hay lợi dụng người khác… III. Kết luận 6
Có thể nói, mẫu người quân tử theo quan niệm Nho giáo là hoàn toàn đúng đắn, hoàn toàn vận dụng
được vào thời đại ngày nay để giáo dục cho thế hệ chúng ta, thế hệ sau này về lối sống. Sống ở đời, để trở
thành người tốt là chuyện không đơn giản, sống càng quang minh chính đại, chính trực và thẳng thắn lại
càng khó hơn rất nhiều lần. Nếu rèn luyện được bản thân trở thành được người giống như quân tử, chúng ta
sẽ nhận lại được những điều tích cực và nhất định sẽ đạt được thành công trong cuộc sống. Vấn đề 3
Câu 1: Phiên âm, dịch nghĩa các đoạn văn bản sau:
子 曰: 學 而 時 習 之, 不 亦 說 乎? 有 朋 自 遠 方 來, 不 亦 樂 乎? 人 不 知 而 不 慍 不 , 亦 君 子 乎? (學 而) 子曰 : 不 憤 不 啟 不
, 悱 不 發。舉 一 隅, 不 以 三 隅 反 , 則 不復也。 (述 而) Phiên âm:
Tử viết: Học nhi thời tập chi, bất diệc thuyết hồ? Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lại hồ? Nhân bất tri
nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ? (Học nhi)
Tử viết : Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát. Cử nhất ngung, bất dĩ tam ngung phản , tắc bất phục dã. (Thuật nhi) Dịch nghĩa:
Khổng Tử nói: Học mà thường xuyên luyên tập chẳng phải vui sao? Có bạn từ phương xa tới chẳng phải vui
sao? Người không biết mình, mình cũng không tức giận về điều đó chẳng phải quân tử sao?
Khổng Tử nói: Không tức giận vì muốn biết thì khai mở cho, không bực bội vì nói không rõ ra được thì
không bày vẽ cho. Vật có 4 góc, đã chỉ bảo cho biết một góc mà không suy ra ba góc kia thì không dạy nữa.
Câu 2: Giải thích, bình luận về quan điểm giáo dục của Khổng Tử 1. Khái niệm
+ Không có phần trình bày riêng về giáo dục
+ Luận ngữ là ghi lại Khổng Tử dạy học trò
2. Phân tích câu đoạn cụ thể
3. Phân tích khái quát, mở rộng

+ Giáo dục chú trọng dạy đạo đức cá nhân (nội tâm, đạo đức và tự thân): tiên học lễ hậu học văn, đạo đức cá
nhân làm nền tảng cho đạo đức xã hội.
+ Giáo dục trong mối quan hệ với kinh bang tế thế (học đi đôi với hành): học để biết cách chăm lo đời sống
vật chất và tinh thần của người dân. Giáo dân có 2 cách: (i) Lấy bản thân mình làm gương cho dân. (ii)
Giảng đạo cho dân. Trong đó, Khổng Tử đề cao cách thứ nhất, chú trọng việc làm gương cho dân. Sửa mình
mà để sửa người thì không cần ra lệnh dân cũng tuân theo.
+ Phương pháp dạy học: (+) phù hợp với đối tượng: giảng về đức nhân cho mỗi môn đệ một cách khác nhau,
vừa tìm cách sửa sở đoản, vừa giúp họ tiến bộ. (+) kích thích tư duy, chủ động học tập của người học, có
mối tương tác với người học
4. Nhận định, bình luận, liên hệ
+ Nội dung: đương thời, có nhiều điểm không phù hợp
+ Phương pháp: tiến bộ, có thể kế thừa cho giáo dục ngày nay (phân tích). + Liên hệ thực tiễn:… BÀI LÀM THAM KHẢO
Khổng Tử (551 - 479 tr.CN), tên Khâu, tự là Trọng Ni. Ông không chỉ là nhà triết học Trung Quốc cổ
đại mà đồng thời ông còn đi sâu vào nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau, như lĩnh vực văn hóa, đạo đức,
chính trị, giáo dục...của xã hội Trung Quốc đương thời. Vì vậy, ông được người đời phong là “vạn thế sư
biểu”(thầy của muôn đời). Sinh thời, Khổng Tử rất coi trọng vấn đề giáo dục và có nhiều tư tưởng giáo dục
đúng đắn, tiến bộ, hiện đại. Tư tưởng của ông về sau được học trò ghi chép, biên soạn lại thành một cuốn
sách gọi là “Luận ngữ”. “Luận ngữ” là cuốn sách ghi chép những lời nói, những câu chuyện hàm nghĩa giáo
huấn sâu xa của ông đối với các đệ tử, cùng với nhiều ý kiến trao đổi của ông với học trò và những người
đương thời liên quan tới kinh tế, chính trị, đạo đức, văn học, triết,… nhưng tập trung nhất vẫn là những tư tưởng về giáo dục. 7
Mở đầu sách Luận Ngữ, Khổng Tử đã nhấn mạnh phương pháp học đi đôi với hành. Theo Khổng Tử,
học là quá trình không ngừng ôn luyện, tự giác lĩnh hội, củng cố và nâng cao nhận thức của mình, đồng thời
phải yêu thích, phải biết áp dụng vào trong thực tiễn cuộc sống. (Học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ?) .
Mình đã vui trong việc học, lại có thêm bạn bè cùng quan điểm, cùng mình đồng thanh, đồng khí, từ xa đến
thăm để cùng bàn bạc, thảo luận về đạo nhiệm màu lại càng vui thích hơn nữa. (Hữu bằng tự viễn phương
lai, bất diệc lại hồ?). Học ở đây là học làm người quân tử, mà người quân tử ắt cầu đạo chứ không cầu danh.
Vì vậy, dù người ta không biết đến tiếng tăm của mình, tài năng không có cơ hội thi triển thì người học đạo
cũng không cảm thấy buồn giận, luôn thanh thản, an nhiên. (Nhân bất tri nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ?)
Sang đến chương Vy chính, Khổng Tử viết: : “Do, hối nữ tri chi hồ? Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri,
thị tri dã”. Đây là phương pháp giáo dục đề cao tính khiêm hạ của ông. Khiêm hạ là ý thức được sự bất
toàn, sự thiếu sót, hạn chế của bản thân mình. Không biết thì phải tự nhận là không biết, biết thì tự nhận là
biết, từ đó nhìn nhận rõ bản thân mình, có kiệm hạ thì mới có cơ hội để học hỏi, khám phá được nhiều hơn,
mở mang được tri thức.
Sang đến Thuật nhi, Khổng Tử viết: “Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát. Cử nhất ngung, bất dĩ tam
ngung phản, tắc bất phục dã.”. Quan điểm của Khổng Tử là phải đợi đến khi học trò thực sự muốn học,
muốn tìm hiểu tri thức, phải suy ngẫm kỹ mà không tìm ra được lời giải thì mới giảng giải. Như vậy, học trò
mới có thực học, mới có thể “cử nhất phản tam” (nói một hiểu ba). Phương pháp dạy học này là dùng cách
ví von, hỏi han, hướng dẫn, khêu gợi, mở mang để người học tự tìm ra chân lý. Nhờ đó, học trò có thể phát
huy tính độc lập, tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của mình.
Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử được hình thành trong điều kiện kinh tế - xã hội Trung Quốc vào
thời Xuân Thu. Đó là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động lớn xảy ra trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội, đặc biệt là những biến động, đảo lộn của đạo đức, luân lý và trật tự, kỷ cương xã hội. Sống trong hoàn
cảnh như vậy, vốn là người thông minh, học nhiều, hiểu rộng nên Khổng Tử sớm nhận thức được vai trò của
giáo dục. Ông là người đầu tiên mở trường tư dạy học, mở rộng giáo dục đến với mọi tầng lớp trong xã hội.
Tư tưởng giáo dục của ông tuy rời rạc, đơn lẻ nhưng có thể kết lại thành một hệ thống thống nhất từ mục
đích, đối tượng đến nội dung và phương pháp giáo dục. Với tư tưởng “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất
học bất trí đạo”( Viên ngọc không mài dũa thì không thành đồ quý. Người không học thì không biết đạo
được) và chủ trương “Hữu giáo vô loại” (mọi người đều được giáo dục), Khổng Tử mong muốn giáo dục
cho mọi người có đạo để xây dựng một xã hội có đạo. Trong đó, ông đặc biệt chú trọng giáo dục để đào tạo
nên lớp người quân tử có đức có tài để gánh vác trách nhiệm phục hưng xã hội, hướng đến xây dựng một xã
hội thái bình, thịnh trị. Khổng Tử quan niệm, xã hội loạn lạc, vô đạo là do con người không có đạo đức. Ông
chủ trương trị nước bằng “nhân”, bằng “đức”, cho nên, đạo đức là nội dung giáo dục chủ yếu của Khổng Tử.
Ngoài ra, ông còn dạy cho học trò nhiều lĩnh vực kiến thức khác như: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số, đặc biệt là
các lĩnh vực kiến thức về chính trị, về cách trị nước, an dân.
Tất cả những phương pháp giáo dục của Khổng Tử vẫn còn nguyên giá trị, là cơ sở để các nhà giáo
dục hiện đại kế thừa, vận dụng một cách hợp lý phục vụ cho sự nghiệp trồng người của mình. Con người có
thể học không chỉ trong sách vở, mà còn học ở lịch sử, ở kinh nghiệm người xưa, học trong cuộc sống…
Học không thụ động mà cần biết suy nghĩ sâu sắc; tích cực ôn tập, thực hành; chủ động tìm tòi cho sáng tỏ
để nhằm đạt đến sự hiểu biết cuối cùng….
Mặc dù có những hạn chế nhất định do điều kiện lịch sử và lập trường giai cấp nhưng nếu biết kế
thừa một cách có chọn lọc, chúng ta có thể tiếp thu được những giá trị tích cực trong tư tưởng giáo dục của
Khổng Tử. góp phần đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. Đến hiện đại từ truyền thống bằng việc kế thừa 8
những tinh hoa trong tư tưởng giáo dục của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm giáo dục của nhân loại
sẽ là căn cứ quý giá và có không ít ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay. Vấn đề 4
Câu 1: Phiên âm, dịch nghĩa các đoạn văn bản sau:
有 子 曰:其 爲 人 也 孝 悌 而 好 犯 上 者 鮮 , 矣 不
! 好 犯 上 而 好 作 亂 者 未
, 之 有 也。 君 子 務 本,
本 立 而 道 生。孝 弟 也 者, 其 爲 仁 之 本 與。 (學 而) Phiên âm:
Hữu Tử viết: Kỳ vi nhân dã hiếu đễ nhi hiếu phạm thượng giả, tiển hĩ! Bất hiếu phạm thượng nhi hiếu tác
loạn giả, vị chi hữu dã. Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh. Hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bản dữ. (Học Nhi) Dịch nghĩa:
Hữu Tử nói: Người biết hiếu thuận với cha mẹ, anh chị, kính trọng người lớn tuổi hơn mà thích mạo phạm
người trên là hiếm có. Người không thích mạo phạm người trên mà thích làm loạn là chưa từng có. Quân tử
chuyên tâm tận lực vào việc cơ bản (trau dồi đức nhân), cơ bản một khi đã dựng được rồi, đạo sẽ theo đó mà
sinh ra. Hiếu thuận với cha mẹ, anh em, kính trọng người lớn là cái gốc của đạo Nhân.
Câu 2: Giải thích, bình luận về quan điểm hiếu đễ của Nho giáo 1. Khái niệm
Không có định nghĩa cụ thể và toàn diện nhưng tư tưởng Nho giáo là tư tưởng chú trọng đến chữ hiếu, một
phần nào đó là chữ đễ.
+ Hiếu: yêu thương, tôn trọng cha mẹ + Đễ: tôn trọng anh
2. Phân tích câu đoạn cụ thể
3. Phân tích khái quát, mở rộng

+ Chăm sóc cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ cả về vật chất và tinh thần, khi cha mẹ mất làm tang ma đúng lễ.
+ Tu dưỡng bản thân để làm rạng danh cho cha mẹ.
+ Lập gia đình để có con nối dõi.
+ Thiết lập mối quan hệ hai chiều trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, anh và em. Nho giáo cổ điển đề
cập đến vai trò, trách nhiệm của cha mẹ với con cái. …
4. Nhận định, bình luận, liên hệ thực tiễn
+ Thiết lập các mối quan hệ trong gia đình: tầng bậc.
+ Giá trị phát triển xã hội coi trọng đạo đức > đức trị, nhân trị
+ Làm hạt nhân để tạo sự ổn định trong xã hội. + Liên hệ thực tế:… BÀI LÀM THAM KHẢO: MỞ BÀI:
Nho giáo đã đúc kết những giá trị con người, giá trị ứng xử và những quan hệ rộng rãi trong xã hội, hệ
thống hóa chúng thành những tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức và giáo dục. Những tiêu chí đó luôn bắt nguồn
từ nền tảng gia đình, mà trong đó, “hiếu đễ” là cả một hệ thống giá trị, tư tưởng và đạo đức trước tiên của
con người. Và để khẳng định giá trị nền tảng của tư tưởng hiếu đễ, Luận Ngữ Học Nhi đã đề cập: “Hữu Tử
viết: Kỳ vi nhân dã hiếu đễ nhi hiếu phạm thượng giả, tiển hĩ! Bất hiếu phạm thượng nhi hiếu tác loạn giả, vị
chi hữu dã. Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh. Hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bản dữ”, Mạnh Tử cũng có
câu: “Cẩn tường tự chi giáo, thân chi dĩ hiếu đễ chi nghĩa. Ban bạch giả, bất phụ đới ư đạo lộ hĩ. Thất thập
giả ý bạch thực nhục, lê dân bất cơ bất hàn. Nhiên bất vượng giả, vị chi hữu dã. (Lương Huệ Vương Thượng)”. THÂN BÀI: 1. Khái niệm
Để tìm hiểu về tư tưởng hiếu đễ, trước tiên chúng ta cần cắt nghĩa hai khái niệm “hiếu” và “đễ”. 9
Trong Nho giáo, “hiếu” là hành vi, thái độ tôn trọng, yêu thương cha mẹ và tổ tiên, thể hiện qua bốn
phạm trù: Thứ nhất, nuôi dưỡng, kính trọng cha mẹ, Khổng Tử và các học trò của ông đều cho rằng: trong
sự báo hiếu của người con đối với cha mẹ, nuôi dưỡng phải đi liền với kính trọng. Thứ hai, giữ gìn thân thể
mình để nuôi chí hướng của ông cha cũng là sự báo hiếu các bậc sinh thành. Thứ ba, làm con thì phải vâng
lời cha mẹ, nhưng khi cha mẹ sai lầm thì con cũng phải biết can ngăn. Và thứ tư, hiếu không chỉ thể hiện ở
lòng kính yêu khi cha mẹ còn sống, mà còn thể hiện ở lòng tiếc thương và việc hành lễ không cẩu thả, không
thái quá của người con khi cha mẹ qua đời.
Khái niệm thứ hai là “đễ”, khái niệm này trong Nho giáo được hiểu là sự hoà thuận với anh em, tôn trọng,
kính mến, kính nhường người lớn hơn mình.
Tư tưởng hiếu đễ có thể hiểu là hiếu thảo với bố mẹ, tổ tiên và hiếu thuận với anh em trong nhà, tôn trọng người lớn. 2. Nội hàm khái niệm:
Luận Ngữ Học Nhi có câu: “Hữu Tử viết: Kỳ vi nhân dã hiếu đễ nhi hiếu phạm thượng giả, tiển hĩ! Bất
hiếu phạm thượng nhi hiếu tác loạn giả, vị chi hữu dã. Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh. Hiếu đễ dã giả,
kỳ vi nhân chi bản dữ”. Theo Hữu Tử, nếu một người biết tôn kính cha mẹ và đối xử tốt với anh chị em của
mình ở nhà, thì khi bước vào xã hội, người đó sẽ tôn trọng cấp trên và đối xử tốt với bạn bè, đồng nghiệp.
Và những người như thế sẽ không bao giờ làm loạn, luôn giữ được sự ổn định cho xã hội. Người quân tử
chuyên tâm tận lực vào việc cơ bản là trau dồi đức nhân, đạo sẽ theo đó mà sinh ra. Mà hiếu thuận với cha
mẹ, anh em, kính trọng người lớn là cái gốc của đạo Nhân. Về ý nghĩa của tư tưởng hiếu đễ, Hữu Tử giải
thích từ hai khía cạnh. Thứ nhất là mối quan hệ giữa “hiếu đễ” và ổn định xã hội. Chỉ khi một người yêu
thương người thân của mình, người đó mới có thể mở rộng tình yêu thương này đến những người khác, từ
yêu thương cha mẹ, anh chị em, bạn bè đến yêu thương tất cả mọi người. Theo cách này, việc duy trì ổn định
xã hội dựa trên sự hòa thuận trong gia đình. Gia đình hoà thuận thì xã hội mới hoà thuận. Thứ hai là “hiếu
đễ” từ góc độ tu dưỡng cá nhân. Với Nho giáo, mục đích cuối cùng của học là cầu “nhân”. Những bậc quân
tử chân chính đều biết rằng, dù là lập thân hay tu tâm, đều phải lấy tư tưởng hiếu đễ làm gốc. Từ góc độ tu
dưỡng cá nhân, bất kể là tu dưỡng tình cảm, hay tu dưỡng nhân nghĩa thì đều phải bắt đầu từ hiếu đễ, đó là
cái gốc của con người. Cái gọi là “quân tử căn bản” chính là nắm bắt cái gốc của hiếu đễ, bắt đầu từ việc
quan tâm đến những người xung quanh và tu dưỡng phẩm hạnh của bản thân.
Nói về tư tưởng hiếu đễ, Mạnh Tử cũng có câu: “Cẩn tường tự chi giáo, thân chi dĩ hiếu đễ chi nghĩa. Ban
bạch giả, bất phụ đới ư đạo lộ hĩ. Thất thập giả ý bạch thực nhục, lê dân bất cơ bất hàn. Nhiên bất vượng giả,
vị chi hữu dã. (Lương Huệ Vương Thượng)”. Theo Mạnh Tử, người làm vua cần chú trọng giáo dục dân lấy
nghĩa hiếu đễ làm trọng để những người lớn tuổi được tôn trọng, kính mến, đối xử đúng mực, đủ ăn đủ mặc
không phải lo vất vả, trăm dân thực sự no ấm, không phải chịu cảnh đói rét. Có như vậy, vua mới có thể
khiến nhân dân quy phục. Tư tưởng hiếu đễ không chỉ quan trọng mới cá nhân mà còn quan trọng với cả xã
hội. Chỉ khi nhân dân hiếu đễ, hiếu thuận với bố mẹ, anh chị, kính trọng người lớn thì xã hội mới thực sự an
bình. Minh quân sẽ lấy hiếu đễ làm trọng để nâng cao giáo dục cho nhân dân, hướng tới xã hội ổn định, thái
bình, không ai không phục.
3. Bình luận, nhận định về tư tưởng
Không tự nhiên hiếu đễ trở thành tư tưởng nền tảng của đạo nhân. Hiếu đễ thể hiện sự kính trọng của mỗi
người với đấng sinh thành, sự tôn trọng cần có với những thế hệ đi trước. Đây cũng là cơ sở đầu tiên để xây
dựng những nét đẹp nhân cách khác. Hiếu đễ cũng cần cái tâm, Khổng Tử cũng từng nói: “Đời nay chỉ bảo
rằng nuôi được cha mẹ là hiếu. Nhưng suy đến loài hèn như khuyển mã, cũng còn nuôi nó cả. Nếu nuôi cha
mẹ mà chẳng kính, thì có khác gì đâu !". Chữ hiếu đễ cần gắn với tâm, với tình cảm chân thành. Chúng ta
phụng dưỡng cha mẹ vì biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục, hoà thuận với anh em vì yêu thương giọt
máu đào. Không gì trên đời có thể vượt lớn hơn tình cảm gia đình, và hiếu đễ là đặc quyền của mỗi người
con, mỗi người cháu, mỗi người anh, người chị, người em. Một con người dù có tài giỏi đến đâu nhưng
không có hiếu đễ thì cũng chưa trọn vẹn được đạo nhân. 10