-
Thông tin
-
Quiz
Ôn tập học kỳ 1 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Ôn tập học kỳ 1 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (ĐC) 31 tài liệu
Đại học Văn hóa Hà Nội 243 tài liệu
Ôn tập học kỳ 1 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Ôn tập học kỳ 1 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (ĐC) 31 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội 243 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Hà Nội
Preview text:
1. Trình bày khái niệm, chức năng nhà nước * Khái niệm:
- Nhà nước là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ,
dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm
thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình.
- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt có các dấu hiệu đặc trưng sau:
phân bố dân cư theo đơn vị hành chính - lãnh thổ;
các bộ máy quyền lực công;
có chủ quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của đất nước mình;
có quyền quy định các loại thuế mang tính bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức trong xã hội. *Chức năng
- Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước,
phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước
và được xác định bởi điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong những giai đoạn
phát triển của nó.
- Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, chức năng của nhà nước được phân
thành các chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại:
+ Các chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ
với các cá nhân, tổ chức trong nước, chẳng hạn chức năng kinh tế, chức năng xã hội,
chức năng trấn áp, chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
+ Các chức năng đối ngoại là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan
hệ với các quốc gia, dân tộc khác, chẳng hạn chức năng tiến hành chiến tranh xâm
lược, chức năng phòng thủ, bảo vệ đất nước, chức năng thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế.
- Căn cứ vào hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực xã hội, chức năng của nhà
nước được phân theo từng lĩnh vực cụ thể. Theo đó, tương ứng mỗi lĩnh vực cụ thể của
đời sống xã hội là một chức năng của nhà nước. Chẳng hạn: +chức năng kinh tế +chức năng xã hội +chức năng trấn áp
+ Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật
+chức năng bảo vệ đất nước ....
2. Trình bày khái niệm và các yếu tố hợp thành hình thức nhà nước. Xác định hình
thức Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các yếu tố hợp thành. *Khái niệm:
- hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và phương pháp
thực hiện quyền lực nhà nước - *Các yếu tố:
- Các yếu tố hợp thành hình thức nhà nước: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc
nhà nước và chế độ chính trị.
+ Hình thức chính thể: có hai dạng là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà.
+ Hình thức cấu trúc nhà nước: có 2 dạng cơ bản là nhà nước đơn nhất và nhà nước tiểu bang.
+ Chế độ chính trị: có 2 loại chính là chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ.
* Hình thức Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các yêu tố hợp thành:
+ Hình thức chính thể: nhà nước chính thể cộng hòa dân chủ : người đứng đầu
nhà nước hình thành bằng con đường bầu cử và nhân dân là chủ.
+ Hình thức cấu trúc nhà nước: nhà nước đơn nhất: chủ quyền quốc gia do chính
quyền trung ương nắm giữ, địa phương là những đơn vị hành chính trực thuộc
trung ương. Cả nước có một hệ thống cơ quan và một hệ thống pháp luật....
+ Chế độ chính trị: Chế độ chính trị dân chủ: nhân dân tham gia bầu cử, thừa
nhận mọi sự tiến bộ, quyền làm luật thuộc về 1 cơ quan là quốc hội.
3. Trình bày khái niệm pháp luật, quy phạm pháp luật và các hình thức pháp luật
- Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận)
có tính quy phạm phổ biến,
tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bặt buộc chung
thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước
và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
- Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, là những quy tắc xử sự chung
bắt buộc mọi người thực hiện, do nhà nước xác lập, ban hành và bảo đảm việc thực
hiện, để điều chỉnh các hành vi của cá nhân hoặc tổ chức theo ý chí của nhà nước. *Hình thức pháp luật:
- Hình thức pháp luật là cách thức mà nhà nước sử dụng để chuyển ý chí của giai
cấp thống trị lên thành pháp luật
- Có 3 hình thức pháp luật:
+ Tập quán pháp Nhà nước thừa nhận hoặc phê chuẩn những phong tục, tập
quán đã lưu truyền trong XH thành quy tắc xử sự chung của XH và được Nhà
nước bảo đảm thực hiện.
+ Tiền lệ pháp: Nhà nước thừa nhận bản án của Tòa Án hoặc quyết định của cơ
quan Hành chính cấp trên là quy tắc để giải quyết vụ việc tương tự.
+ Văn bản quy phạm pháp luật
Là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền,
hình thức, trình tự, thủ tục do luật định
4. Trình của vi phạm pháp bày khái niệm vi phạm pháp luật và các dấu hiệu luật.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của
chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
*Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản:
1) Là Hành vi thực tế của con người gồm hành vi hành động và hành vi không hành động
VD: Hành vi hành động: giết người cướp của, gây ra tai nạn giao thông,…
VD:Hành vi không hành động: không đóng thuế, không đội mũ bảo hiểm,…
2) Là hành vi trái quy định của pháp luật. Tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở
chỗ làm không đúng điều pháp luật cho phép, không làm hoặc làm không đầy đủ điều
pháp luật bắt buộc phải làm hoặc làm điều mà pháp luật cấm;
3) Là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể - trạng thái tâm lí thể hiện thái độ tiêu cực
của chủ thể đối với hành vi của mình ở thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật;
4) Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Nếu chủ thể hành
vi trái pháp luật là cá nhân thì người đó phải đến độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí theo
luật định, không mắc các bệnh tâm ,
thần có khả năng nhận thức được hậu quả nguy
hiểm cho xã hội do hành vi của mình và hậu quả pháp lí của nó.
5. Trình bày khái niệm quyền con người.
- Quyền con người được hiểu là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng
bảo vệ các cá nhân và các nhóm chổng lại những
hành động hoặc sự bỏ mặc mà
làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người.
-Là quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận trong
Pháp luật quốc gia và thỏa thuận Quốc tế được tôn trọn và đảm bảo.
6. Trình bày khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
* Khái niệm: “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ
được xác định trong Hiến pháp trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã
hội, văn hóa, là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác của công
dân và cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân”.
*Các quyền của công dân bao gồm: các quyền về chính trị, kinh tế, xã hội, văn
hoá, giáo dục và các quyền tự do cá nhân.
*Các nghĩa vụ cơ bản của công dân gồm:
- Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
- Nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân
- Nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
- Nghĩa vụ chấp hành các quy tắc sinh hoạt công cộng
- Nghĩa vụ bảo vệ môi trường - Nghĩa vụ nộp thuế - Nghĩa vụ học tập
- Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam
7. Trình bày các quyền chính trị và quyền dân sự cơ bản của công dân và nêu ví dụ minh họa. *Khái niệm:
-“Các quyền chính trị là các quyền của cá nhân được tham gia một cách trực tiếp
và gián tiếp vào công việc của Nhà nước và xã hội, bao gồm cả việc thành lập và quản lý nhà nước”.
- “Quyền dân sự được hiểu là những quyền cá nhân, gắn chặt với nhân thân của
mỗi người, chỉ cá nhân mới có thể sử dụng độc lập và không thể chuyển giao cho
người khác như: quyền sống, quyền tự do đi lại, cư trú...”.
* Quyền chính trị của công dân :
- quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền tham gia quản lý xã hội.
- quyền tự do ngôn luận , báo chí , tiếp cận thông tin
- quyền tự do hội họp , lập hội , biểu tình
- quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- quyền bình đẳng của các dân tộc
*Quyền dân sự cơ bản của công dân: -Quyền sống. -quyền đời tư.
-quyền tự do và an ninh cá nhân
-quyền khiếu nại, tố cáo.
-quyền tự do cư trú, đi lại. -quyền bình đăng giới. *Ví dụ minh hoạ:
- Quyền bình đẳng giới: Bình đẳng giới giữa nam và nữ vì tỉ lệ sinh tại nhiều địa
phương trong cả nước ở mức mất cân bằng, nhiều nam giới hơn.
Hơn nữa bình đẳng giới thể hiện trong tiếng nói, nữ giới ngoài làm việc nhà cũng
cần được tiếp cận với giáo dục, được tham gia vào cơ quan Nhà nước, được tôn
trọng trong các lĩnh vực và được tham gia vào những quyết sách lớn, đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước.
8. Trình bày các quyền kinh tế và quyền văn hóa, xã hội cơ bản của công dân và nêu ví dụ minh họa.
- Quyền kinh tế cơ bản của công dân là quyền được hưởng mức sống thích đáng,
quyền tự do kinh doanh, quyền lao động
- Quyền văn hóa cơ bản của công dân là quyền được giáo dục, được tham gia,
hưởng thụ đời sống văn hóa
- Quyền xã hội cơ bản của công dân là quyền được hưởng chính sách an sinh xã hội. Ví dụ:
Quyền được tự do kinh doanh: Bạn có thể kinh doanh các mặt hàng phục vụ
nhu cầu đời sống thiết yếu, bình đẳng lẫn nhau.
VD kinh doanh dịch vụ vận tải, ăn uống, bưu điện, điện tử - viễn thông.
Không được kinh doanh các mặt hàng bị pháp luật cấm như: đòi nợ, hụi, cầm
đồ lãi suất cao, buôn bán vận chuyển trái phép chất cấm...
9. Trình bày các nghĩa vụ cơ bản của công dân và nêu ví dụ minh họa.
*Nghĩa vụ cơ bản công dân là sự tất yếu đòi hỏi công dân phải có những hành vi
nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu vì lợi ích của Nhà nước, của xã hội theo quy định của Pháp luật.
*Các nghĩa vụ cơ bản của công dân:
- Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
- Nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân
- Nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
- Nghĩa vụ chấp hành các quy tắc sinh hoạt công cộng
- Nghĩa vụ bảo vệ môi trường - Nghĩa vụ nộp thuế - Nghĩa vụ học tập
- Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam *VD minh hoạ:
Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc quy định các công dân nam đến độ tuổi từ đủ 18 tuổi
trở lên phải tham gia khám tuyển và nhập ngũ quân sự. Đó chính là nghĩa vụ bắt
buộc để bảo vệ Tổ quốc và nó đáp ứng lợi ích chung cho Nhà nước, xã hội và chính bản thân.
10.Trình bày khái niệm vi phạm hành chính, phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm.
- vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm
quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo
quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
- tội phạm: “là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy
định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”. Về các dấu hiệu cấu thành Thứ nhất, mặt khách quan:
Xét về mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi: Vi phạm hành chính có mức
độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm hình sự (đây là dấu hiệu cơ bản nhất).
11.Trình bày khái niệm và dấu hiệu tôi phạm *Khái niệm tội phạm:
Tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, được thực hiện cố ý hoặc vô ý bởi
người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại. Các hành vi tội
phạm này xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và được quy
định trong Bộ Luật Hình Sự.
*Dấu hiệu tội phạm: được phân biệt qua 5 đặc điểm sau:
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội( dưới dạng hành động hoặc ko hành
động ). Đây là hành vi có tính nguy hiểm cao hơn các loại vi phạm pháp luật khác.
2. Tội phạm là hành vi có lỗi.
3. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự, pháp nhân thương mại thực hiện
4. Được quy định trong BLHS : bất kì hành vi nào bị coi là tội phạm đều đc ghi trong BLHS
5. Phải chịu hình phạt: bất kỳ hành vi phạm tội nào cũng bị áp dụng hình phạt
được quy định trong BLHS.
12.Trình bày khái niệm và cấu thành tội phạm *Khái niệm:
- Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu cần và đủ, đặc trưng cho tội
phạm cụ thể được quy định trong luật.
*Cấu thành tội phạm: có 4 yếu tố cấu thành chung nhất:
- Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ ,bị tội phạm
xâm hại,gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
- Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội ,mà theo quy
định của Luật Hình sự họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó.Chủ thể của tội phạm
phải là người có sự đủ năng lực trách nhiệm hình và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật Hình sự.
- Mặt khách quan của tôi phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm.
+Hành vi: là dấu hiệu bắt buộc ở tất cả tội phạm.
Bao gồm: hành vi hành động (ví dụ: hành vi của tội giết người, tội cướp tài sản,...) và
hành vi không hành động (ví dụ: hành vi của tội không cứu giúp người đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,...)
+Hậu quả: không phải dấu hiệu bắt buộc.
- Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm,là thái độ
tâm lý của người phạm tội.Mặt chủ quan của tội phạm gồm các dấu hiệu :động cơ,
mục đích cuả tội phạm.
+ Lỗi là dấu hiệu bắt buộc ở tất cả các tội phạm. Lỗi bao gồm:
• Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
• Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong
muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
• Lỗi vô ý vì quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể
gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc
có thể ngăn ngừa được.
• Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể
gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
13.Trình bày phân loại tội phạm
* Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tội
phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tô zi ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không
giam giữ hoă zc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là
tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn
mà mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 15 năm tù đến 20
năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. VD: tội bán ma tuý.
14.Trình bày khái niệm, hình thức và nội dung của hợp đồng dân sự *Khái niệm:
“Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự”.
*Hình thức của hợp đồng dân sự: gồm 03 hình thức: lời nói, văn bản và hành vi cụ thể. - Hình thức bằng lời nói
+ hình thức lời nói có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau
về những nội dung chủ yếu của hợp đồng;
- Hình thức giao kết bằng hành vi cụ thể:
+ Trường hợp bên mua và bên bán thỏa thuận nhau; nếu bên bán gửi thư báo giá, mà
bên kia không trả lời tức là đã chấp nhận mua hàng theo giá đã được chào.
- Hình thức bằng văn bản (viết): có công chứng, chứng thực, đăng kí và có hiệu lực tại
thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng kí.
Các bên thỏa thuận với nhau về những nội dung chính mà đã cam kết và người đại
diện của các bên phải ký hợp đồng..
Nội dung của hợp đồng dân sự gồm 3 điều khoản:
+ Điều khoản cơ bản: Xác định nội dung chủ yếu, không thể thiếu đối với từng
loại hợp.Tùy từng loại hợp đồng mà điều khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá
cả, phương thức thanh toán...
+ Điều khoản thông thường: Là những điều khoản được pháp luật quy định trước,
không làm ảnh hưởng đến quá trình giao kết hợp đồng.
+ Điều khoản tùy nghi: Là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp
đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên.
15.Trình bày khái niệm quyền sở hữu.
là quyền của cá nhân ,tổ chức đói với tài sản trong việc chiếm hữu ,sự dụng và định đoạt
16.Trình bày nội dung quyền chiếm hữu trong quyền sở hữu.
Quyền chiếm hữu bao gồm việc chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người
không phải là của chủ sở hữu, là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản trực tiếp
hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Việc chiếm hữu của người
không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường
hợp: Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc; xác lập quyền sở hữu đối
với vật nuôi dưới nước và xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được
lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở
hữu; xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được
tìm thấy; xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; xác
lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc; xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc.
các hình thức chiếm hữu gồm: chiếm hữu có căn cứ pháp luật, chiếm hữu ngay
tình, chiếm hữu không ngay tình, chiếm hữu công khai, chiếm hữu liên tục…
17.Trình bày nội dung quyền sử dụng trong quyền sở hữu. *Khái niệm:
“Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài
sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc
theo quy định của pháp luật.”
- Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt
hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác.
- Người không phải là chủ sở hữu muốn được sử dụng tài sản thì phải có thỏa thuận
với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
18.Trình bày nội dung quyền định đoạt trong quyền sở hữu. *Khái niệm:
“Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu,
tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.” *Nội dung:
-Đối với chủ sở hữu: có quyền từ bỏ quyền sử dụng hay tiêu huỷ hoặc thực hiện
các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định pháp luật đối với tài sản.
-Đối với người không phải chủ sở hữu: chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ
quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
-Việc định đoạt phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy
định của pháp luật.
19.Trình bày khái niệm thừa kế và di sản thừa kế. *Khái niệm:
-Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống
-Thừa kế được chia thành 2 hình thức:
+ thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa
kế do pháp luật quy định
+thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người
còn sống căn cứ vào di chúc người đó đã lập khi còn sống phù hợp với quy định của pháp luật.
- Di sản thừa kế : là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống.
- Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết
trong khối tài sản chung với người khác; quyển sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy
định của pháp luật dân sự và đất đai.
- Di sản thừa kế còn bao gồm các quyền và nghĩa vụ tài sản của người chết để lại như:
quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại; các quyền nhân thân gắn với tài sản như:
quyền tác giả, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp; các khoản nợ, các
khoản bồi thường thiệt hại..
20.Trình bày nội dung thừa kế theo pháp luật.
* Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
*Các trường hợp chia thừa kế theo PL:
- Thừa kế khi không có di chúc : được áp dụng trong trường hợp không có di chúc:
+Vd những trường hợp không có di chúc: người có tài sản chết mà không
lập di chúc, có lập nhưng chính họ tiêu huỷ, hoặc tuyên bố huỷ bỏ di chúc đã lập,…
- Thừa kế khi di chúc không hợp pháp : áp dụng khi có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp.
+ vô hiệu toàn bộ nếu di chúc đó do người không minh mẫn, sáng suốt lập
ra, di chúc không phải là ý nguyện đích thực của người lập (do sự lừa dối,
bị cưỡng ép...), di chúc do người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập mà
không có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, hoặc di chúc do
người dưới 15 tuổi lập ra, ND di chúc trái PL , đạo đức XH
+Vô hiệu 1 phần : có 1 phần ko hợp pháp, ko ảnh hưởng đến những phần còn lại .
- Thừa kế khi di sản không định đoạt trong di chúc : được áp dụng với phần
di sản không được định đoạt trong di chúc.
- trường hợp không có người thừa kế :người thừa kế đã chết trước hoặc cùng thời điểm
- trường hợp người thừa kế theo di chức không có quyền hưởng di sản thừa kế
- trường hợp người thừa kế theo di chúc từ chối hưởng di sản thừa kế
* Các hàng thừa kế theo pháp luật:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết,….
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết,…. Lưu ý:
– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.
– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở
hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền
hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 21.Trình
bày nội dung thừa kế theo di chúc. *Khái niệm:
Thừa kế theo di chúc là việc chuyển giao tài sản của người đã chết cho người
sống căn cứ vào di chúc của người đó đã lập khi còn sống phù hợp với các quy định của pháp luật
*Đặc điểm của di chúc:
- thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc: không có nghĩa vụ phải trao đổi với
người thừa kế về nội dung di chúc, mang tính tự nguyện, không bị đe doạ, cưỡng ép.
Người lập di chúc toàn quyền quyết định tài sản cho bất cứ ai, không phụ thuộc vào
huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng hay thân thích.
- nhằm chuyển dịch tài sản cho người khác sau khi người lập di chúc chết: người thừa
kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
- di chúc chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc chết. *Di chúc hợp pháp:
cần đáp ứng các điều kiện sau:
+ Người lập di chúc từ đủ 15 tuổi trở lên, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.
+ Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện.
+ Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
+ Hình thức của di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật;