Ôn tập Luật dân sự-Trường đại học Văn Lang
Vì có những trường hợp bị hạn chế ví dụ khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.Tài liệu giúp bạn tham khảo. ôn tập và đạt kết quả cao.Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47840737
ÔN TẬP HỌC PHẦN: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ,
TÀI SẢN VÀ QUYỀN THỪA KẾ (3TC)
GV: ThS. Đinh Lê Oanh 1. Thời gian thi:
75 phút, được sử dụng tài liệu in giấy.
2. Nội dung ôn tập:
• VBQPPL: Bộ luật Dân sự 2015
• Phần Nhận định: ôn từ chương 3 đến chương 6: 6 câu - 6 điểm - Nhận định đúng sai:
+ Trả lời Đúng hay Sai: 0.25 điểm
+ Giải thích đúng, phù hợp với phần đã nhận định: 0.5 điểm
+ Nêu cơ sở pháp lý: 0.25 điểm
• Bài tập tình huống: 2 câu – mỗi câu 2 điểm. Trọng tâm ôn tập là:
- Xác định thời hiệu; (Điều 132, Điều 429, Điều 588, Điều 623; Điều 157 )
- Bài tập chia thừa kế; (Điều 644; Điều 651; Điều 652)
- Bảo vệ quyền sở hữu bằng quy định của BLDS 2015 (Điều 167; Điều 168; Điều 133) CÂU HỎI THAM KHẢO
Những nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý?
Chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Sai.
Vì có những trường hợp bị hạn chế ví dụ khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di
tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
Cơ sở pháp lý Điều 196 BLDS 2015.
Chiếm hữu không ngay tình chỉ trong trường hợp người chiếm hữu biết mình không có
quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Sai.
Vì chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc
phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Cơ sở pháp lý Điều 181 BLDS 2015
Giao dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập luôn là giao dịch dân sự vô hiệu. sai
Vì giao dịch dân sự của người chưa thành niên không bị vô hiệu trong trường hợp sau
đây: Giao dịch dân sự của người chưa thành niên nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng
ngày của người đó; Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ
cho người chưa thành niên với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ; Giao dịch
dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên. lOMoAR cPSD| 47840737
Cơ sở pháp lý Khoản 2 Điều 125 BLDS 2015.
Chi nhánh của công ty cổ phần là pháp nhân được tổ chức dưới dạng quy mô nhỏ. Sai.
Vì chi nhánh của công ty cổ phần là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 84 BLDS 2015
Tài sản hình thành trong tương lai là những tài sản chưa hình thành tại thời điểm xác lập giao dịch. Sai.
Vì tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: Tài sản chưa hình thành và tài sản đã hình
thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 108 BLDS 2015
Đoàn Luật sư Tỉnh Đồng Nai không phải là pháp nhân. Đúng
Vì nó là tổ chức chuyên nghiệp đại diện các luật sư trong một khu vực nhất định , vì vậy
chúng không có tư cách pháp nhân
Cơ sở pháp lý : điều 74 của bộ luật dân sự 2015
Người 16 tuổi không thể là người đại diện. Đúng
Vì 16 tuổi chưa đủ năng lực hành vi dân sự không thể là người đại diện pháp luật
Cơ sở pháp lý : điều 134 của bộ luật dân sự 2015
Pháp nhân chỉ có một người đại diện theo pháp luật. Sai
Vì một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có
quyền đại diện cho pháp nhân
Cơ sở pháp lý khoản 2 điều 137 của bộ luật dân sự 2015
BLDS là luật dân sự. sai
Mọi quan hệ TS do luật dân sự điều chỉnh đều mang tính chất đền bù ngang giá. 2/2
Sai , có 1 số quan hệ tài sản không mang tính chất đền bù tương đương như tặng , cho , mượn
Hiến pháp là nguồn của luật dân sự. đúng
Tranh chấp chưa được quy định trong LDS thì có thể áp dụng tập quán để giải quyết. lOMoAR cPSD| 47840737 đúng
Luật DS chỉ điều chỉnh các QHDS khi có tranh chấp xảy ra
Sai vì đối tượng điều chỉnh là quan hệ dân thân và tài sản của cá nhân , pháp nhân
Chi nhánh của CTY cổ phần có tư cách pháp nhân
Khoản 1 điều 84 của bộ luật dân sự 2015 ( nhận định sai )
Giám đốc là người đại diện theo PL của CT TNHH
Khoản a điểm 1 điều 137 của bộ luật dân sự 2015 ( nhận định sai còn có những chức danh khác )
Chỉ có những người đại diện theo PL mới là đại diện của pháp nhân
Điều 138 ,85 ( nhận định sai vì có quyền ủy quyền )
Pháp nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về nhữnng GDDS do người đại diện theo PL
của pháp nhân xác lập , thực hiện Khoản 2 Điều 87 ( nhận định sai )
PN chỉ có thể có 1 người đại diện theo PL
Khoản 2 điều 137 của bộ luật dân sự 2015 ( nhận định sai ) PN chỉ
chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm tòa án tuyên bố PN phá sản điều
96 của bộ luật dân sự 2015 ( nhân định sai ) Quỹ xã hội không có tư cách PN Nhận định sai ,
Khi PN giải thể , các khoản nợ đối với người lao động được trả đầu tiên
Điểm a khoản 1 điều 94 ( nhận định sai )
A 15 tuổi là con chung của C và D . Cần xác định người giám hộ cho A trong trường hợp nào ? C
và D có thể là người giám hộ đương nhiên của A không ? CSPL ?
C và D không phải là người GH đưing nhiên mà là người đại diện vì khi sống là cha mẹ nếu mất
đi rồi thì người GH là người khác ( điều 136)
A mượn chiếc máy tính của B . A tặng chiếc máy tính cho C . B phát hiện ra C đang sử dụng
máy của mình và chứng minh được đây là tài sản của B . Hỏi B có đòi lại được từ C không ?
Theo điều 167 của BLDS 2015 thì B đòi lại được vì máy tính là động sản không cần phải
đăng ký , là hợp đồng không có đền bù nên C phải trả lại cho A
A mượn chiếc máy tính của B . A bán chiếc máy tính này cho C . B phát hiện được ra C đang
sử dụng máy của mình và chứng minh được đây là tài sản của B . Hỏi B có đòi lại được từ C không ? CSPL lOMoAR cPSD| 47840737
Theo điều 167 của BLDS 2015 thì B không đòi lại được vì máy tính là động sản không cần
đăng ký, là hợp đồng có đền bù , nhưng nó nằm trong ý chí của A 4/2