Ôn tập luật doanh nghiệp - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Theo khoản 2 điều 34, nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp: “Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. 1.
Đối với doanh nghiệp tư nhân: Theo khoản 1, điều 188, Luật Doanh Nghiệp 2020:
“Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
Nhưng theo điểm c khoản 1 điều 74, Bộ Luật Dân sự 2015: Một tổ chức được công nhận
là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: “Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác
và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình”. Cho nên, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp lý.
Vì vậy, kết luận ở ý kiến A “Doanh nghiệp có tư cách pháp lý kể từ thời điểm được cấp
Giấy Chứng nhận đăng ký thành lập” là sai.
Theo khoản 2 điều 34, nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp: “Các thông
tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký
kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền hoạt động
kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh
doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày
bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì
doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh
kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”
Cho nên, doanh nghiệp được tiến hành kinh doanh khi có Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, chứ không phải Giấy phép kinh doanh. Vậy, ý kiến B là sai.
Theo khoản 4 điều 188 Luật doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp tư nhân không được
quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty
trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.”
Vì doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập công ty TNHH nên
không thể thành lập công ty TNHH. Vậy, ý kiến C sai.
Do cả 3 ý kiến A,B,C đều sai nên ý kiến D đúng.
Đáp án : D 2.
Theo khoản 1,2 điều 84 bộ Luật Dân sự 2015 :
“1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.”
Vậy nên chi nhánh chỉ có thể nhân danh công ty mẹ, không thể tự mình thành lập
doanh nghiệp nên không thể trở thành thành viên doanh nghiệp mới. Do đó C sai.
Bên cạnh đó, theo khoản 4 điều 188, Luật Doanh nghiệp 2020: “ Doanh nghiệp tư nhân không
được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công
ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.”
Do đó, doanh nghiệp tư nhân B không được phép thành lập doanh nghiệp trong khi
chủ doanh nghiệp là F được phép góp vốn, thành lập công ty TNHH và mua cổ phần công
ty cổ phần. Đáp án A và B sai.
Về phía công ty cổ phần A, căn cứ khoản 3, điều 17, Luật Doanh Nghiệp 2020: “3. Tổ chức,
cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn
vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b. Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công
chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.”
Có thể thấy, pháp luật không cấm công ty cổ phần thành lập doanh nghiệp khác.
Từ đó có thể thấy, loại hình doanh nghiệp mới thành lập sẽ là Công ty TNHH 2 thành
viên. Bởi doanh nghiệp mới có 2 thành viên thành lập (F và Công ty cổ phần A) nên là chỉ có
thể thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Vậy nên chủ sở hữu của doanh nghiệp mới là Công ty cổ phần A và F. Do đó ý kiến D đúng.
Đáp án : D 3.
Theo khoản 2 điều 137, Luật Doanh Nghiệp 2020, “Trường hợp công ty chỉ có một người
đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là
người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch
Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn
một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.”
Vì vậy, ý kiến A đúng.
Theo khoản 3, điều 190, Luật Doanh Nghiệp 2020: “Chủ doanh nghiệp tư nhân là người
đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải
quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài,
Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân chỉ có chủ doanh nghiệp,
không có Giám đốc doanh nghiệp. Vì vậy ý kiến B không đúng.
Theo khoản 1 điều 184, Luật Doanh Nghiệp 2020 : “Trường hợp công ty chỉ có một
người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty
có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Và theo khoản 1 điều 182, Luật doanh nghiệp: “Hội đồng thành viên bao gồm tất cả
thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành
viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.”
Vì vậy, ý kiến C đúng.
Đối với Công ty TNHH, theo khoản 3 điều 79, Luật Doanh nghiệp 2020 đôi với công ty
TNHH 1 thành viên và khoản 3 điều 54, Luật Doanh Nghiệp 2020 đối với Công ty TNHH 2
thành viên trở lên, “Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ
một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành
viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.”
Vì vậy, ý kiến D đúng.
Đáp án : B 4.
Theo khoản 3 điều 186, Luật Doanh Nghiệp 2020 “Thành viên hợp danh mới phải cùng liên
đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác.”
Vì vậy, ông A phải liên đới chịu trách nhiệm đối với khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát
sinh từ trước đến nay của công ty chứ không phải chỉ mỗi từ tháng 1 năm 2021. Vì vậy, ý
kiến B sai. Đồng thời, ý A chỉ nhắc đến khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh từ một hợp
đồng mà công ty hợp danh X đã ký từ năm 2020 cho nên ý A sai vì thiếu.
Bên cạnh đó, ông A phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng toàn bộ
tài sản, chứ không chỉ trong phạm vi vốn góp.Vì vậy, ý kiến C sai.
Vì A,B,C đều sai do đó ý kiến D đúng.
Đáp án : D 5.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 181, luật Doanh Nghiệp 2020 : “1.Thành viên hợp danh có quyền sau đây:
a. Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp
danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty”
Vậy nên, ý kiến B là sai. Đồng thời, ý kiến A và B là là sai do thiếu.
Đáp án : D. Đáp án khác : Cả A và B. II.
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 điều 17, luật Doanh Nghiệp 2020 : “Tổ chức, cá nhân sau
đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực
hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân”
Vì tại thời điểm trong trường hợp này, anh C vẫn chưa đủ tuổi thành niên nên không
thể trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh X.
Bên cạnh đó, theo điểm c, khoản 1 điều 207, Luật Doanh Nghiệp 2020: “Doanh nghiệp bị
giải thể trong trường hợp sau đây: Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo
quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp”. Tuy nhiên, pháp luật chưa có luật chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cho công ty hợp danh.
Hiện, ông A đã mất và công ty hợp danh X chỉ còn lại bà B là thành viên hợp danh.
Vậy nên chưa đủ số thành viên hợp danh tối thiểu mà anh C chưa đủ tuổi để trở thành
thành viên hợp danh. Do đó, trong vòng 6 tháng, công ty X phải tìm thành viên hợp danh
mới, nếu không, công ty hợp danh X sẽ bị giải thể.