Ôn tập luật hình sự - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

1. Dấu hiệu hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội bức tử ( Điều 100).Đúng Vì tội bức tử có CTTP vật chất, đòi hỏi phải có hậu quả. Hành vi khách quan của tội phải dẫn đến xử sự tự sát của nạn nhân. Do bị đối xử tàn ác hay do bị làm nhục mà nạn nhân có hành vi tự tước đoạt tính mạng của chính mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

1. Dấu hiệu hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội bức tử ( Điều 100).
Đúng Vì tội bức tử có CTTP vật chất, đòi hỏi phải có hậu quả. Hành vi khách quan của tội phải dẫn đến xử sự tự sát của
nạn nhân. Do bị đối xử tàn ác hay do bị làm nhục mà nạn nhân có hành vi tự tước đoạt tính mạng của chính mình. Tuy
nhiên việc tự sát không đòi hỏi phải dẫn tới việc chết người.
2. Hành vi buôn bán trái phép chất ma tuý qua biên giới có thể bị xét xử về tội buôn lậu
Sai. Vì: đối tượng của tội buôn lậu là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam , ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di
tích lịch sử văn hóa, hàng cấm. Trong đó, hàng hóa và hàng cấm ở tội này không bao gồm một số loại đã được quy định ở
tội khác. Và ma túy đã được quy định tại chương XVIII BLHS nên không thuộc đối tượng của tội này.
3. Mọi trường hợp người mẹ giết con mới đẻ của mình đều bị xử lý theo Điều 94 BLHS.
Sai. Vì: tội mẹ giết con mới đẻ phải thỏa mãn các dấu hiệu:
- Chủ thể là người mẹ đang trong trạng thái mới sinh con nghĩa là đang còn trong trạng thái tâm sinh lý không bình
thường do ảnh hưởng của việc sinh con ( mới sinh con 7 ngày trở lại).
- Nạn nhân của hành vi là con mới sinh ra trong vòng 7 ngày và là con của người phạm tội.
- Người mẹ phải do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoăc trong hoàn cảnh khó khăn đặc biệt mà giết con mới
đẻ, hoặc vứt bỏ con con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa bé chết.
Như vậy, nếu thiếu 1 trong các yếu tố trên thì không bị xử lý theo Điều 94.
4. Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của tội buôn lậu ( Điêu 153).
Đúng Vì: dấu hiệu mục đích là một trong những dấu hiệu bắt buộc của tội buôn lậu đây là căn cứ để xác định tội. Nếu vận
chuyển hàng hóa tiền tệ qua biên giới mà không có mục đích buôn bán kiếm lời thì sẽ không cấu thành tội buôn lậu mà
cấu thành tội vận chuyển trái phép hàng hóa , tiền tệ qua biên giới ( điều 154).
5. Nhanh chóng tẩu thoát không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội cướp giật tài sản( Điều 133)
Đúng. Vì: hành vi chiếm đoạt tài sản ở tội cướp giật tài sản có 2 dấu hiệu đó là dấu hiệu công khai và giấu hiệu nhanh
chóng. Trong đó dấu hiệu nhanh chóng phản ánh thủ đoạn thực hiện hành vi chiếm đoạt của người cướp giật tài sản. đó là
thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chủ tài sản nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh.
Và nhanh chóng tẩu thoát chỉ là thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh của kẻ cướp giật chứ không phải là dấu hiệu bắt buộc
trong cấu thành tội phạm.
6. Người phạm tội đưa hối lộ có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Đúng. Vì: đó là trong hai trường hợp:
Thứ nhất, người đó bị ép buộc đưa hối lộ và đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác.
Thứ hai, người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, trường hợp này cũng
có thể được miến TNHS và được trả 1 phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
7. Lỗi ở tội giết người chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp.
Sai. Vì: lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
Lỗi cố ý gián tiếp trong trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình khả năng nguy hiểm đến tính
mạng của người khác ,thấy trước hậu quả chết người có thể xẩy ra nhưng để đạt được mục đích của mình người phạm tội
có ý thức để mặc cho hậu quả xẩy ra hay nói cách khác,họ có ý thức chấp nhận hậu quả đó (nếu xẩy ra). Điều đó có nghĩa
là trong ý thức chủ quan của mình, người phạm tội hoàn toàn không có ý định tước đoạt tính mạng của người khác, mà họ
chỉ thực hiện hành vi phạm tội với thái độ bỏ mặc cho hậu quả muốn đến đâu thì đến..
Trực tiếp: Cầm dao đâm thẳng vào tim/cắt đứt cổ/...... với ý chí làm cho người đó chết.
Gián tiếp: Cầm dao đâm bừa vào người, trúng đâu thì trúng, bỏ mặc hậu quả và ý chí là mong muốn người đó chết.
Hay lỗi gián tiếp Ví dụ trường hợp biết nạn nhân không biết bơi, người thực hiện hành vi phạm tội đã đẩy nạn nhân ngã
xuống hồ bơi, sông hồ để nạn nhân chết đuối.
8. Đối tượng của tội buôn bán hàng cấm là tất cả các loại hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh.
Sai. Vì: đối tượng của tội buôn bán hàng cấm là hàng hóa nhà nước cấm kinh doanh nhưng không phải tất cả hàng hóa
nhà nước cấm kinh doanh là đối tượng của tội này. Đó là những hàng hóa cấm kinh doanh và được quy định thuộc đối
tượng của tội khác, như: ma túy, vũ khí...
9. Hành vi mua bán người trong trường hợp nạn nhân đồng ý để mình là đối tượng bị mua bán thì không phạm tội
mua bán người ( Điều 119).
Sai. Vì: trong quy định của điều luật chỉ quy định người nào mua bán người chứ không bắt buộc người đó không đồng ý.
Như vậy, khi người phạm tôi có hành vi mua bán người thì người bị mua bán có thể đồng tình và cũng có thể không đồng
tình với việc mua bán bản thân mình.
10. Mọi trường hợp chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có sự gian dối, thì đều
bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sai. Vì: không phải mọi trường hợp chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có sự gian dối,
thì đều bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. mà cũng có thể cấu thành tôi khác tùy vào tùng trường hợp cụ thể
như tội lừa dối khách hàng hay lạm dụng chiếm đoạt tài sản. Ví dụ như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. điều
này phụ thuộc vào sự gian dối trong ý thức chủ quan của người phạm tội có khi nào. Trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
sự gian dối có từ ban đầu. Do hành vi gian dối nên người phạm tội mới có được tài sản. còn sẽ có thể cấu thành tôi lạm
dụng chiếm đoạt tài sản khi ý thức gian dối hình thành sau khi người phạm tội đã có được tài sản do hợp đồng ngay thẳng.
11. Mọi hành vi đe doạ dùng lực nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác đều bị coihành vi phạm tội cướp
tài sản.
Sai. Hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội cướp tài sản khi đe dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức
khắc, sự đe dọa làm tê liệt ý chí chống cự người người bị đe dọa. Còn nếu sức mãnh liệt của sự đe dọa chưa Làm tê liệt ý
chí chống cự chỉ khống chế ý chí của họ, người bị đe dọa điều kiện suy nghĩ cân nhắc quyết định hành động thì
không cấu thành tội cướp tài sản mà là tội cưỡng đoạt tài sản.
12. Người lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sảngiá trị từ 2 triệu đồng trở lên là phạm tội tham ô tài
sản. ( Điều 278)
Sai. Vì : phải chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên và tài sản đó người phạm tội phải có
trách nhiệm quản lý thì mới phạm tôi tham ô.
Ví dụ lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ phạm tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm
đoạt tài sản điều 280.
13. Tội cướp tài sản có thể có trường hợp phạm tội chưa đạt.
Đúng. Tội cướp tài sản có CTTP hinh thức tuy nhiên CTTP Hình thức giai đoạn phạm tội chưa đạt , trong trường hợp
người phạm tội chưa thực hiện được hành vi khách quan mà mới chỉ thực hiện hành vi đi liền trước và trong trường hợp
chưa thực hiện hết các hành vi khách quan.
Cụ thể trong tội cướp tài sản Đối với hành vi khách quan: thực hiện hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình
trạng không thể chống cự được. Dù người PT đã thực hiện hành vi khách quan, nhưng do điều kiện khách quan mà không
diễn ra như ý muốn của người phạm tội, người bị tấn công không bị sao. Ví dụ: A cho thuốc gây mê vào cốc nước của B,
ý định B uống để rồi A lấy dây chuyền vàng của B. Tuy nhiên, B đã không uống, nên A không thực hiện được hành vi tiếp
theo cuả mình. Hoặc ví dụ Trong tội cướp ts là mới thực hiện hành vi đi liền trc (rút dao ra chưa kịp đe dọa đã bị bắt)
14. Mọi trường hợp buôn bán hàng giả đều bị xử lý về tội buôn bán hàng giả.
Sai. Vì: đối tượng của tội buôn bán hàng giả nhưng hàng giả không thuộc các loại hàng thuộc quy định tại Điều 157
( tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh) và Điêu 158(tội sản xuất
buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi).
Như vậy, nếu buôn bán các mặt hàng được quy định tai 257 và 258 thì không bị xử lý về tội buôn bán hàng giả.
15. Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình chỉ cấu thành tội hành hạ người khác.
Sai.Vì: hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình mà khiến người đó tự sat thì sẽ cấu thành tội bức tử.
16. Mọi trường hợp công khai chiếm đoạt tài sản của người khác giá trị t2 triệu đồng trở lên đều bị coi
phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Sai Vì: cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên khi hành vi chiếm đoạt tính công
khai và hành vi này xẩy ra trong hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn cấm.
Nếu cũng dấu hiệu công khai chiếm đoạt tài sản đồng thời dấu hiệu nhanh chóng: nhanh chóng tiếp cận, nhanh
chóng chiếm đoạt tài san và nhanh chóng lẩn tránh thì sẽ cấu thành tội cướp giật.
17. Giết người thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội giết người,
chưa được xoá án tích mà lại phạm tội giết người
Đúng Khoản 2 Điều 49 BLHS quy định.
‘ 2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tíchlại phạm tội rất
nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.’
Như vậy ta thấy, tội giết người có khung hình phạt thấp nhất là từ 7đến 15 năm. Nên tội giết người là tội rất nghiêm trọng,
đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội giết người, chưa dc xóa án tích lại phạm tội
giết người là giết người thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.
18. Hành vi cắt trộm cáp viễn thông đang sử dụng bị xử lý về tội trộm cắp tài sản.
Sai. Vì: Hành vi cắt trộm cáp viễn thông đang sử dụng còn thể bị xử lý về tội phá hủy công trình phương tiện quan
trọng về an ninh quốc gia. Vì cáp viễn thông liên quan đến mạng thông tin liên lạc nên có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc
gia. Như vậy phải xác định sự liên quan cũng như hậu quả của hành vi này đối với an ninh quốc gia hay không để xử
theo tội danh nào cho phù hợp. Vậy, hành vi trộm cáp viễn thông đang sử dụng có thể bị xử lý về tội trộm cắp tài sản hoặc
có thể bị xử lý về tội phá hủy công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia tùy vòa mức độ hậu quả.
19. Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình có thể cấu thành tội bức tử.
Đúng. Vì: hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình mà dẫn đến hậu quả người đó tự sát thì sẽ cấu thành tội bức tử.
20. Mọi trường hợp dùng vũ lực chống người thi hành công vụ, đều bị coi phạm tội chống người thi hành công
vụ.
Sai Vì phải căn cứ vào từng tình huống cụ thể mớithể xác định đươc tội danh. Chỉ bị coi là tội chống người thi hành
công vụ nếu hành vi dùng vũ lực đó nhằm cản trở người thực hiện công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực
hiện hành vi trái pháp luật với lỗi cố ý.
Nếu dùng vũ lực gây chết người hoặc gây thương tich thì bị xử theo điều 93 và điều 104 chứ không phải theo tôi này. Nếu
mục đích của người dùng lực chống người thi hành công vụ chống chính quyền nhân dân thì sẽ căn cứ để xử theo
các tội xâm phạm an ninh/
21. Tội bức tử chỉ khác tội hành hạ người khác ở dấu hiệu hậu quả của tội phạm.
Sai. Vì: ngoài khác ở hậu quả còn khác ở hành vi khách quan.
- Tội bức tử hành vi đa dạng phong phú hơn không chỉ có hành vi đối xử tàn ác mà còn có các hành vi thường xuyên ức
hiếp ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình.
- Tội hành hạ người khac chỉ có hành vi đối xử tàn ác ( đánh đập, giam hãm..).
Đồng thời, mức độ nguy hiểm của tội bức tử bao giờ cũng nguy hiểm hơn tội hnahf hạ người khác.
22. Đối tượng tác động của tội chiếm giữ trái phép là tài sản đang có người khác quản lý.
Sai. Vì: đối tượng tác động của tội này là những tài sản không có chủ hoặc chưa có chủ. Đó là những tài sản thoát ly khỏi
sự chiếm hữu của chủ tài sản nhiều do khác nhau như tài sản bị quên, giao nhầm, đánh rơi..hoặc những tài sản
chưa dduocj phát hiện như kim khí quý, vật báu dưới lòng đât – những tài sản không có sự quản lý.
23. Trong mọi trường hợp, cán bộ, công chức nhà nước bị tước đoạt tính mạng thì đều được xác định là đối tượng
của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân( Điều 84).
Sai. Vì: cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân gồm:
- Hành vi khách quan là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền tự do thân thể của con người. đối tượng của hành
vi là côn chức, viên chức, bộ đội, công an, người dân bình thường, người nước ngoài.
- Lỗi cố ý, với mục đich chống chính quyền nhân dân.
Như vậy, nếu cán bộ, công chức nhà nước bị tước đoạt tính mạngmà không phải vì mục đích chống chính quyền nhân dân
thì trường hợp này cán bộ công chức bị tước đoạt tính mạng không phải là đối tượng của tôi khủng bố nhằm chống chính
quyền nhân dân.
24. Tội cướp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản.
Sai. Vì: tội cướp tài sản có CTTP và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành
vi lực hoặc đe dọa dùng lực ngay tức khắc hoặc hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể
chống cự được, chứ không kể đến người phạm tội đã có hành vi chiếm đoạt dduocj tài sản hay chưa.
25. Người có hành vi giao cấu với trẻ em có thể bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em.
Đúng. Vì: khoản 4 Điều 112 “ Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người
phạm tội bị phạt từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.” Như vậy,nếu giao cấu với trẻ em
dưới 13 tuổi thì bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em..
26. Người có hành vi đưa tiền của cho người lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi thì
bị xử lý về tội đưa hối lộ theo Điều 289 BLHS
Sai. Vì: trong trường hợp này ngườihành vi đưa tiền sẽ bị truy cứu TNHS với vai trò đồng phạm đối với tội lợi dụng
ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.
27. Mọi trường hợp cố ý gây thương tích cho người khác dẫn đến hậu quả chết người, người phạm tội đều bị xét xử
theo khoản 3 Điều 104 BLHS.
Khoản 4 Điều 104 “4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù
từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Như vậy, trường hợp cố ý gây thương tích cho người khác dẫn đến hậu quả chét người có thể xử lý theo khoản 4, Điều
104 BLHS nếu thỏa mãn dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng
28. Người có hành vi đào, khoan, xẻ trái phép công trình giao thông đường bộ có thể bị truy cứu TNHS về tội cản
trở giao thông đường bộ.
Đúng. Vì: Điểm a khoản 1 Điều 203 tội cản trở giao tông đưởng bộ quy định “1. Người nào có một trong các hành vi sau
đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của
người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù t
ba tháng đến ba năm:
a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;”
Như vậy, Người có hành vi đào, khoan, xẻ trái phép công trình giao thông đường bộ có thể bị truy cứu TNHS về tội cản
trở giao thông đường bộ.
30. Tội trộm cắp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản.
Đúng Tội trộm cắp tài sảnCTTP vật chất hậu quả phảiđiều bắt buộc tức là phải lấy được tài sản(và phải thỏa mãn
các yêu cầu cttp).. hành vi chiếm đoạt được tài sản được thực tiễn xét xử từ trước đến nay là chiếm đoạt được. Vậy nên tội
trộm cắp tài sản chỉ hoàn thành khi khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản.
31. Trong mọi trường hợp, người có hành vi tước đoạt tính mạng người khác bằng bom, mìn, lựu đạn đều bị xét xử
theo điểm e khoản 1 Điều 93 BLHS với tình tiết giết người bằng phương phápkhả năng làm chết nhiều người.
Sai Vì:tình tiết giết người bằng phương pháp khả năng làm chết nhiều người này phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Can phạm phải sử dụng các loại công cụ, phương tiện có khả năng gây ra cái chết cho nhiều người trong cùng một thời
gian như dùng súng, mìn, lựu đạn, thuốc độc.
- Phải đặt trong một hoàn cảnh cụ thể như: nổ súng nơi có đông người, đầu độc thức ăn, đồ uống có nhiều người dùng (thả
thuốc độc vào giếng nước).
- Ý thức chủ quan của người phạm tội chỉ mong muốn giết 1 người. Còn nếu ý thức chủ quan của người phạm tội mong
muốn giết chết từ 2 người trở lên thì thuộc trường hợp giết nhiều người. Hậu quả trên thực tế không nhất thiết phải
nhiều người chết.
Như vậy, nếu dùng bom, mìn, lựu đạn ở nơi chỉ có 1 mình nạn nhân hay nếu ý thức của người phạm tội mong muốn
giết 2 người trở lên thì không bị xét xử theo điểm e khoản 1 Điều 93 BLHS với tình tiết giết người bằng phương pháp có
khả năng làm chết nhiều người.
32. Trường hợp nạn nhân trong vụ cướp tài sản bị chết, người phạm tội sẽ bị xét xử về tội cướp tài sản theo khoản
4 Điều 133 BLHS.
Sai. Vì: nếu trong trường hợpngượi phạm tội cướp tài san gây ra hậu quả chết người, và lỗi của họ đối với hậu quả này là
lỗi vô ý thì người phạm tội sẽ bị xét xử về tội cướp tài sản theo khoản 4 Điều 133 BLHS. Nếu người phạm tội cố ý gây ra
hậu quả chết người thì hành vi phạm tội không còn thuộc trường hợp này mà cấu thành 2 tội: tội giết người và tội cướp tài
sản.
33. Hành vi khách quan của tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng luôn
được thể hiện dưới hình thức không hành động phạm tội.
Đúng. Vì: hành vi khách quan thể hiện ra bên ngòai (nhằm phân biệt với suy nghĩmà không thể hiện rabên ngoài. Chỉ khi
thể hiện nó ra thế giới khách quan mới có thể xem xét hành vi đó có trái pháp luật không, nếu nó chỉ nằm trong suy nghĩ
thì không xét đến.trở về tình huống ta thấy rằng trong hoàn cảnh 1 người đang bị nguy hiểm thì luật yêu cầu người khác
nhìn thấy phải cứu giúp. Luật yêu cầu người đó phải hành động nhưng người đó lại không hành động như vậy đã cấu
thành tội phạm và hành vi khách quan đương nhiên sẽ là không hành động.
Đồng thời, khoản 1 Điều 102 quy định “1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,
tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”. ta thấy điều luật quy định là người phạm tội có hành vi không cứu giúp. Vậy
nên tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng người hành vi không hành động
không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. ở tội này chỉ có thể không hành động phạm tội.
34. Nhân viên bảo vệ của cơ quan nhà nước luôn có thểchủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm
trọng đến tài sản của Nhà nước.
Đúng. Vì: tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước đòi hỏi chủ thể phải người
nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của nhà nước. Trong đó nhân viên bảo vệ tài sản của cơ quan nhà nước
có nhiệm vụ bảo quản bảo vệ tài sản của cơ quan nhà nước. Vậy nên nếu có hành vi cấu thành tội này thì có thể là chủ thể
của tội này.
35. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em đều có thể bị truy cứu TNHS về tội giao cấu với trẻ em.
Sai. Vì: khoản 4 Điêu 112 quy định “4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạmtội hiếp dâm trẻ em
và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.” Như vậy, những trường hợp
giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi thì cấu thành tội hiếp dâm trẻ em chứ không thể bị truy cứu về tôi giao cấu với trẻ em
36. Tài sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp có thể là tài sản thuộc sở hữu của chính người phạm tội
Đúng. Vì: đótrong trường hợp lấy trộm tài sản của mkinhf nhung đang thuộc quảnchiếm hữu hợp pháp của người
khác. dụ : điều khiển xe vi phạm gioa thông công an thu xe để làm các thủ tục. Nhân lúc công an không để ý đã lấy
trộm xe đi, đây là lấy trộm tài sản của mình.
37. Hành vi khách quan của tội giết người luôn dưới hình thức hành động phạm tội.
Sai. Vì: hành vi khách quan của tội giết người hai dạng đó hành động không hành động. Không hành động
những trường hợp chủ thể nghĩa vụ phải hành động , phải làm những việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính
mạng của người khác nhưng họ đã không hành động không thực hiện những việc làm đó. Việc không hành động của họ
trong trường hợp này có khả năng gây ra cái chết của con người. ví dụ, mẹ không cho con bú...
38. “Tình tiết hành hung để tẩu thoát” ở điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS không đòi hỏi phải gây ra thương tích cho
người bị hành hung.
Đúng. Hành hung để tẩu thoát trường hợp người phạm thành vi dùng lực chống lại việc bắt giữ để tẩu thoát.
Đây là tình tiết tăng nặng trong cấu thành tội phamj và chỉ yêu cầu có hành hung nhằm mục đích tẩu thoát chứ không yêu
cầu gây ra hậu quả thương tích.
39. Hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai thì bị xử lý về tội cướp giật tài sản.
Sai. Cấu thành tội phạm của tội đòi hỏi phải có hành vi chiếm đoạt tài sản. hành vi chiếm đoạt phải có hai dấu hiệu đó
công khaidấu hiệu nhanh chóng. Như vậy, phải đủ cả các yếu tố cấu thnahf mới bị xử về tội cướp giật. Đồng thời
chiếm đoạt tài sản một cách công khai còn là dâu hiệu của những tội khac như công nhiên chiếm đoạt tài sản.
40. Mọi trường hợp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội cướp tài sản màđều bị truy cứu TNHS về tội tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Điều 250
Sai Khoản 1 điều 250 “ người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội
mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tọa không giam giữ đến ba năm hoặc phạt
từ sáu tháng đến ba năm”.
Như vậy, chỉ trong trường hợp người đó không hứa hẹn trước và biết rõ tài sản do phạm tội màmà vẫn tiêu thụ thì bị
truy cứu TNHS về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Nếu tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội cướp tài sản mà cósự hứa hẹn truocs thì bị truy cứu tội cướp tài sản
với vai trò đồng phạm.
Nếu người đó không biết tài sản đó do phạm tội mà có thì không có tội.
41. Chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em phải là người đã thành niên.
Sai. Các khoản 2, 3, 4 điều 112 – tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo khoản 2 Điêu 12 người
từ 14 tuổi chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm nghiêm trọng- nên không
thể khẳng định chủ thể của của tội hiếp dâm là người đã thành niên. Đồng thời trong điều luật cũng không quy định cụ thể
bắt buộc chủ thể phải là ngườ đã thành niên.
42. Người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trộm cắp mà có luôn luôn phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội trộm cắp tài sản với vai trò người giúp sức.
Sai Nếu có thỏa thuận thì đồng phạm với vai trò giúp sức.Không có thỏa thuận và biết là tài sản do trộm cắp mà có thì xử
lý về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tộicó.Nếu không biết tài sản do trộm có thì không
phạm tội.
43. Trường hợp người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn
khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội gián điệp.
Đúng Điều 19 quy định: Bộ luật hình sự “ Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm
đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội
định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội này ”
xét trường hợp người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giaotự thú, thành khẩn khai báo
với quan nhà nước thẩm quyền. ta thấy trường hợp này tuy đã nhận làm gián điệp nhưng ngườ đó không làm
không có gì ngăn cản và tự thú thành khẩn khai báo – thỏa mãn tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội gián điệp
45. Nữ giới không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm
Sai Nữ giới có thể bị truy cứu tội hiếp dâm với vai trò đồng phạm là ngưỡi xúi giục hoặc tổ chức hoặc giúp sức.
46. Mọi hành vi đe doạ giết người có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện
đều cấu thành tội đe doạ giết người theo Điều 103 BLHS
Sai. Vì nếu đe dọa giết ngươi có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện nhưng hành
vi đe dọa này nhằm mục đích thực hiện tội khác thì không cấu thành tội đe doạ giết người mà cấu thành tội khác. VD đe
dọa giết người để cướp tài sản thì cấu thành tội cướp.
47. Hành vi vượt qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam trái phép để khai thác lâm sản, phát nương làm rẫy, thì
không phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ.
đúng. Vì tội xâm phạm an ninh lãnh thổ được quy định trong điều 81 BLHS thì về dấu hiệu mặt chủ quan: 1. lỗi cố ý trực
tiếp; 2. Mục đích: gây phương hại cho an ninh lãnh thổ quốc gia của VN, làm cho an ninh biên giới phức tạp, mất ổn
định,..Như vậy, nếu những hành vi xâm nhập lãnh thổ nhưng ko phải để phương hại đến an ninh thì ko PT này.
48. Chỉ người có chức vụ, quyền hạn mới có thể bị truy cứu TNHS về tội nhận hối lộ.
Sai Chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt- người chức vụ quyền hạn. tuy nhiên người không chức vụ
quyền hạn vẫn có thể bị truy cứu TNHS về tội nhận hối lộ với vai trò đồng phạm người giúp sức, tổ chức hay xúi giục.
ví dụ cụ thể là người vợ có thê phải chịu tnhs về tội nhận hối lộ là đồng phạm với chồng nếu người đưa hối lộ đưa của hối
lộ và người vợ biết rõ đó là của hối lộ nhưng vẫn nhận
49. Hành vi giao cấu với trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua dâm người chưa thành niên theo
Điều 256 BLHS.
Đúng. Mua dâm quy định điểm b khoản 2 Điều 256 đối với trẻ em từ đủ 13 đến chưa đủ 16 tuổi.
Như vậy, nếu giao cấu với trẻ em từ đủ 13 đến chưa đủ 16 tuổivà dùng lợi ích vật chất để đổi lại việc quan hệ tình dục t
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua dâm người chưa thành niên theo Điều 256 BLHS.
50. Hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả người đó chết có thể bị xét xử
theo khoản 2 Điều 202 BLHS.
Đúng. Trong trường hợp người không cứu giúp chính người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi
phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ khiến người đó bị tai nạn giao thông và đã không cứu giúp. Thì bị xét xử
theo khoản 2 Điều 202 BLHS.
51. Nữ giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm.
Đúng Nữ giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm với vai trò đồng phạm là nười giúp sức, tổ chức hoặc
xúi giục.
52. Trường hợp người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thì được miễn
trách nhiệm hình sự.
Sai. Khoản 3 Điều 80 “ người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú , thành khẩn
khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, không thực hiện nhiệm vụ được giao tự thú đồng thời phải thành khẩn khai báo mới được miễn TNHS.
53. Mọi trường hợp người mẹ có hành vi giết con do mình mới sinh ra đều bị coi là phạm tội giết con mới đẻ và bị
xử lý theo Điều 94 BLHS.
Sai. Vì: tội mẹ giết con mới đẻ phải thỏa mãn các dấu hiệu:
- Chủ thể là người mẹ đang trong trạng thái mới sinh con nghĩa là đang còn trong trạng thái tâm sinh lý không bình
thường do ảnh hưởng của việc sinh con ( mới sinh con 7 ngày trở lại).
- Nạn nhân của hành vi là con mới sinh ra trong vòng 7 ngày và là con của người phạm tộ.
- Người mẹ phải do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoăc trong hoàn cảnh khó khăn đặc biệt mà giết con mới
đẻ, hoặc vứt bỏ con con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa bé chết.
Như vậy, nếu thiếu 1 trong các yếu tố trên thì không bị xử lý theo Điều 94.
54. Người không có chức vụ quyền hạn trong việc quản lý tài sản không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
tham ô tài sản.
Sai Vì những người không có chức vụ quyền hạn trong việc quản lý tài sản cũng có thể bị truy cứu TNHS về tội tham ô
với vai trò người đồng phạm, đó là tổ chức xúi giục giúp sức.
55. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em đều phạm tội hiếp dâm trẻ em người phạm tội bị xử theo khoản 4,
Điều 112 BLHS.
Sai Vì nếu đối tượng giao cấu là trẻ em từ đủ 13 đến chưa đủ 16 tuổi thì là tôi giao cấu với trẻ em.
Nếu giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi thì là phạm phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị xử lý theo khoản 4, Điều
112 BLHS.
56. Hành vi gây rối trật tự chỉ cấu thành tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 BLHS nếu nó được thực hiện ở
nơi công cộng.
Đúng Vì:
- Điều 254 quy định người nào gây rối trật tự công công
- Hậu quả của tội dẫn đến tình trạng mất ổn định hỗn loạn , tổ chức, kỷ luật 1 cách nghiêm trọng nơi công
cộng
Nên nếu không thực hiện nôi công cộng thì không cấu thành tội này. Như vậy, đòi hỏi Hành vi gây rối trật tự chỉ cấu
thành tội gây rối trật tự công cộng khi được thực hiện ở nơi công cộng.
57. Tất cả các tội xâm phạm sở hữu đều có mục đích tư lợi.
Sai Có hai nhóm tội: nhóm các tội có mục đích tư lợi và nhóm các tội không có mục đích tư lợi.
Nhóm không có mục đích lợi gồm: tội hủy hoại hoặc cốn ý làm hư hỏng tài sản điều 143, thội thiếu trách nhiệm gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước điều 144, tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản điều 145.
58. Hành vi cố ý gây thương tích cho thầy giáo, cô giáo của mình chỉ bị xử lý theo khoản 1 Điều 104 BLHS.
Sai Nếu thương tất từ 31% đến 60%, hoặc 11 % đến 30 % nhưng thuộc 1 trong các trường hợp được quy định tại khoản 1
Điều 104 thì bị xử theo khoản 2 Điều 104.
Nếu thương tật từ 61% trở lên hoặc chết người, 30% đến 60 % nhưng thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại khoản 1
thì bị xử theo khoản 3. Chết nhiều người xử theo khoản 4 Điều 104. Như vậy, Hành vi cố ý gây thương tích cho thầy
giáo, cô giáo của mình không chỉ bị xử lý theo khoản 1 Điều 104 BLHS mà còn được xử lý theo những điều khác nữa.
59. Mọi trường hợp dùng lựu đạn để giết người đều được coi phạm tội giết người bằng phương pháp khả
năng làm chết nhiều người.
Sai Vì:
Tình tiết này phải thoả mãn các điều kiện sau:giết người bằng phương pháp khả năng làm chết nhiều người
- Can phạm phải sử dụng các loại công cụ, phương tiện có khả năng gây ra cái chết cho nhiều người trong cùng một thời
gian như dùng súng, mìn, lựu đạn, thuốc độc.
- Phải đặt trong một hoàn cảnh cụ thể như: nổ súng nơi có đông người, đầu độc thức ăn, đồ uống có nhiều người dùng (thả
thuốc độc vào giếng nước).
- Ý thức chủ quan của người phạm tội chỉ mong muốn giết 1 người. Còn nếu ý thức chủ quan của người phạm tội mong
muốn giết chết từ 2 người trở lên thì thuộc trường hợp giết nhiều người. Hậu quả trên thực tế không nhất thiết phải
nhiều người chết.
Như vậy, nếu dùng lựu đạn ở nơi chỉ có 1 mình nạn nhân hay nếu ý thức của người phạm tội mong muốn giết 2 người trở
lên thì không bị xét xử theo điểm e khoản 1 Điều 93 BLHS với tình tiết giết người bằng phương pháp có khả năng làm
chết nhiều người.
60. Hậu quả mà tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản gây ra không thể ở dạng tài sản bị mất mát hoặc tài
sản bị lãng phí.
Khẳng định sai. theo DD145 BLHS: “1. Người nào ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác giá trị từ năm
mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ một năm
đến ba năm.”
Như vậy chỉ cần là thiệt hại tài sản từ 50tr đồng trở lên. Vì vậy, hậu quả của tội này có thể ở dạng mất mát hoặc lãng phí,
miễn là tổng thiệt hại từ 50tr đồng trở lên. dụ như
61. Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em phải là nam giới từ đủ 18 tuổi trở lên.
Sai Điều 115 chỉ quy định Người nào đã thành niên = chủ thể của tội này là cả nam và nữ.
62. Đe doạ giết người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ thì bị xử lý về hai tội là tội đe doạ giết người và tội
cướp tài sản.
Sai. Vì hành vi đe dọa giết người chỉ là hành vi khách quan của tội cướp tài sản là công cụ phương thức nhằm mục đích
làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. mục đích cuối cùng là chiếm đoạt tài sản nên chỉ cấu thành tôi cướp
tài sản.
63. Tội xúi giục người khác tự sát có thể được thực hiện dưới dạng không hành động.
Sai Hành vi khách qan của tội xúi giục người khác tự sát là :
-thúc đẩy người khác tự tước tính mạng của họ.
- tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần giúp nạn nhân có thể thực hiện được hoặc thực hiện dễ dàng hơn việc tự sát của họ.
Chỉ có thể hành độngphạm tội.
64. Hành vi dụ dỗ người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản chỉ cấu thành tội dụ dỗ người chưa thành niên
phạm pháp theo Điều 252 BLHS.
Đúng Hành vi dụ dỗ người chưa thành niên phạm tội trộm cắp là hành vi khách quan của Điều 525. Đồng thời không thấy
ở trong cấu thành tội khác.
65. Hành vi buôn bán trái phép chất ma tuý qua biên giới có thể bị xét xử về tội buôn lậu.
Sai Vì: đối tượng của tội buôn lậu là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam , ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di
tích lịch sử văn hóa, hàng cấm. Trong đó, hàng hóa và hàng cấm ở tội này không bao gồm một số loại đã được quy định ở
tội khác. Và ma tuy đã được quy định tại chương XVIII BLHS nên không thuộc đối tượng của tội này.
66. Hành vi đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khácgắn động cơ chỉ cấu thành tội đua xe trái phép
khi đã gây thiệt hại cho sức khoẻ hoặc tài sản của người khác.
Sai Người có Hành vi đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ dù chưa gây thiệt hại vẫn phải
chịu TNHS trong trường hợp chủ thể : đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được
xóa án tích mã còn vi phạm,
67. Đối tượng tác động của tội chiếm giữ trái phép tài sản là tài sản đang được quản lý.
Sai. Vì: đối tượng tác động của tội này là những tài sản không có chủ hoặc chưa có chủ. Đó là những tài sản thoát ly khỏi
sự chiếm hữu của chủ tài sản nhiều do khác nhau như tài sản bị quên, giao nhầm, đánh rơi..hoặc những tài sản
chưa dduocj phát hiện như kim khí quý, vật báu dưới lòng đât – những tài sản không có sự quản lý.
68. Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ bị coi tội phạm nếu đã gây
thiệt thiệt hại về tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.
Sai Khoản 4 Điêu 202 “vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tao không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đên hai năm”.
Như vậy, nếu hành vi vi phạm có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưn đã được ngăn chặn kịp
thời nên đã không gây ra hậu quả thì vẫn cấu thành tội này.
69. Hành vi sử dụng tài sản (có giá trị trên 4 triệu đồng) đã mượn của người khác vào mục đích bất hợp pháp thì bị
coi là phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Sai Hành vi sử dụng tài sản (có giá trị trên 4 triệu đồng) đã mượn của người khác vào mục đích bất hợp pháp chỉ bị coi là
phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi không có khả năng trả lại tài sản đó. Nếu sử dụng mà sau đó vẫn có
khả năng
thì không cấu thành tội này.
70. Hành vi buôn bán hàng cấm với số lượng lớn qua biên giới có thể bị xử lý về tội buôn lậu
Đúng Hàng cấm là đối tượng của tôi buôn lậu trừ hàng cấm được quy định ở 1 số tội khác.
hành vi buôn bán hàng cấm với số lượng lớn qua biên giới là hành vi khách quan của tội buôn lậu.
Do vậy, Hành vi buôn bán hàng cấm với số lượng lớn qua biên giới có thể bị xử lý về tội buôn lậu nếu hàng cấm không là
đối tượng ở các tội khác.
71. Mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân chỉ có ở tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Sai Tội phản bội tổ quốc cũng có mục đích cuối cùng là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
72. Mọi loại hàng hóa đều có thể là đối tượng của tội buôn lậu.
Sai Đối tượng của tội buôn lậu là tất cả hàng hóa trừ đi một số hàng hóa do tính chất đặc biệt nên đã được quy định ở một
số tộ cụ thể như ma tủy, vũ khí...
73. Hành hung để tẩu thoát là tình tiết xác định tội phạm chuyển hóa thành cướp
Sai Hành hung để tẩu thoát là tình tiết xác định tội phạm chuyển hóa thành cướp khi:
Nếu hành hung không chỉ nhằm mục đích trốn tránh sự bắt giữ mà còn nhằm cố giữ bằng được tài sản vừa chiếm đoạt
chứng minh mục đích giữ bằng được tài sản phải có cơ sở rõ ràng bằng hành vi khách quan cụ thể.
74. Tội giết người có cấu thành tội phạm vật chất
Đúng Vì hậu quả băt buộc chết người nếu chết người chưa xẩy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội bị coi
là giết người chưa đạt hoặc tội cố ý gây thương tích tùy thuộc vào lỗi của người phạm tội.
75. Người chưa đủ 16 tuổi không phải chịu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em
sai
“ĐIỀU 12. TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
“Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em
1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.”
Như vậy, cấu thành cơ bản của tội hiếp dâm trẻ em đãtội rất nghiêm trọng. Nên đủ 14 tuổi chưa đủ 16 tuổi cũng phải
chịu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em.
76. Trường hợp người phạm tội, sau khi lén lút chiếm đoạt tài sản mà lại bị phát hiện và bao vây bắt giữ, đã dùng
vũ lực chống lại người truy đuổi thì bị coi là thực hiện tội trộm chuyển hóa thành cướp.
Sai Vì dùng vũ lực chống lại người truy đuổi và còn nhằm cố giữ tài sản vừa chiếm đoạt dduocj thì mới trộm chuyển hóa
thành cướp.
Nếu chỉ nhằm trốn thoát thì không phải.
77. Nữ giới chỉ có thể bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm với vai trò là người giúp sức.
Sai Vì nữ giới có thể tham gia trong vụ đông phạm hiếp dâm với vai trò là người xúi giục người giúp sức hay người t
chức.
78. Tội trộm cắp tài sản chỉ được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã cất giấu được tài sản vào trong người.
Sai. Trộm căp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt dduocj tai sản . để đánh giá để xem người
phạm tộ đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa đã làm chủ được tài sản hay chưa phải dựa vào đặc điểm vị trí vật bị chiếm
đoạt. Thực tiễn xét xử đã thừa nhận các trường hợp các trường hợp chiếm đoạt được ở tội trộm cắp như sau:
Nếu vật nhỏ gọn: đã cất giấu được tài sản trong người.
Nếu vật không thuộc loại nói trên thì: đã mang được tài sản ra khỏi khu vực bảo quản.Nếu tài sản để nơi không hình
thành khu vực bảo quản riêng: dich chuyển dduocj tài sản khỏi vị trí ban đầu. Như vậy, trong một số trường hợp do tính
chất của tài sản khó cất giấu được trong người nhưng vẫn được xem là tội cắp đã hoàn thành khi có hành vi như luật định.
79. Lỗi của người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ có thểlỗi
vô ý.
Đúng người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không mong muốn hậu quả
nguy hiểm cho xá hội mà tin hậu quả đó không xẩy ra hoặc không thấy trước hậu quả do cẩu thả. Nên chỉ có thể là lỗi vô
ý.
80. Tội bức tử có cấu thành tội phạm hình thức.
Sai Tội bức tử có CTTP vật chất. Hậu quả tự sát là bắt buộc.
81. Tội giao cấu với trẻ em là tội phạm có chủ thể đặc biệt.
Đúng Vì chủ thể của tội giao cấu được quy định trong điều luật là người đã thành niên. Vậy nên chủ thể của tội này là ,chủ thể
đặc biệt phải đạt độ tuổi theo luật định
82. Người được thuê vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì phải chịu TNHS về tội vận chuyển trái phép
hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
Sai Trong trường hợp người thuê vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cho chủ hàng là người buôn lậu thì cũng bị
coi là phạm tội buôn lậu với vai trò đồng phạm.???????????
83. Chỉ phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản trong trường hợp đã chiếm đoạt được tài sản giá trị từ 2 triệu
đồng trở lên.
Sai Dưới 2 triệu nhưng thuộc 1 trong các trường hợp: gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính về hành vi
chiếm đoạt tài sản; đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản và chưa được xóa án tich – thì cũng phải chịu TNHS về tội trộm
cắp tài sản.
84. Đối tượng tác động của tội hiếp dâm trẻ em là trẻ em nữ từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.
Sai Thứ nhất đối tượng tác động của tội hiếp dâm trẻ em có thể là trẻ em nam.
Thứ hai, theo Khoản 4 Điều 112: “ mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em...” Thứ
3, nếu giao cấu thuận tình với trẻ em nữ từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi thì phạm tội giao cấu với trẻ em.
Như vậy đối tượng của tội hiếp dâm trẻ em là trẻ em nữ từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. và trẻ em dưới 13 tuổi.
?????
85. Nếu một người có hành vi đe dọa tước đoạt tính mạng người khác, dù nhằm bất cứ mục đích gì, mà có căn cứ
để người bị đe dọa tin rằng việc đe dọa sẽ được thực hiện thì người đe dọa sẽ phải chịu TNHS về tội đe dọa giết
người.
Sai Phải căn cứ vào mục đích phạm tội để xác định tội danh, hành vi đe dọa chỉ là phương thức thực hiện mục đích. Ví dụ
nêu đe dọa nhằm mục đích cướp tài sản thì bị truy cứu về tội cướp tài sản.
86. Trẻ em là chủ thể đặc biệt của tội giao cấu với trẻ em
Sai Trẻ em là đối tượng tác động của tội giao cấu với trẻ em, còn chủ thê là người đã thành niên.
87. Hàng cấm chỉ được quy định là đối tượng tác động của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
Sai Một số hàng cấm do tính chất đặc biệt nên được quy định tại một số điều luật khác như ma tủy vũ khí, nên những mặt
hàng cấm này không phải là đối tượng tác động của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
88. Tội giết người có cấu thành tội phạm vật chất.
Đúng Vì hậu quả băt buộc chết người nếu chết người chưa xẩy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội bị coi
là giết người chưa đạt hoặc tội cố ý gây thương tích tùy thuộc vào lỗi của người phạm tội.
89. Hành vi khách quan của tội giết người có thể được thực hiện dưới hình thức không hành động phạm tội.
Đúng Vì: hành vi khách quan của tội giết người hai dạng đó hành động và không hành động. Không hành động
những trường hợp chủ thể nghĩa vụ phải hành động , phải làm những việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính
mạng của người khác nhưng họ đã không hành động không thực hiện những việc làm đó. Việc không hành động của họ
trong trường hợp này có khả năng gây ra cái chết của con người. ví dụ, mẹ không cho con bú...
90. Hành vi giao cấu có sự thuận tình của đối tượng thì không phải chịu TNHS.
Sai Phải xem xét độ tuổi đối tượng giao cấu thuận tình.
Nếu nhỏ hơn 13 tuổi là tội hiếp dâm.
Đủ 13 đến 16 là tội giao cấu với trẻ em.
# Tình huống: AB rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi A và B mỗi người mang theo khẩu súng săn tự chế. Hai người thoả
thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia
tay mỗi người một ngả. Khi A đi được khoảng 200 mét, A nghe tiếng động, cách A khoảng 25 mét. A huýt sao 3 lần
nhưng không nghe phản ứng gì của P. A bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn
về phía con thú. Sau đó, A chạy đến thì phát hiện B đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. A vội đưa B đến trạm địa
phương để cấp cứu, nhưng B đã chết trên đường đi.
Hỏi:
A đã phạm tội gì? Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội phạm A đã thực hiện?
Lời giải:
A đã phạm tội gì?
Căn cứ vào tình huống đã cho thì A phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm
2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “Người nào , thì bị phạt đến 03 năm hoặc phạtvô ý làm chết người cải tạo không giam giữ
tù từ 01 năm đến 05 năm
Phân tích dấu hiệu pháp lý (các yếu tố cấu thành) tội vô ý làm chết người
* Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội ý làm chết người , đây một trong những khách thể quan trọng nhất được luậtquyền nhân thân
hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống quyền được tôn trọngbảo vệ tính mạng. của tội nàynhững Đối tượng chủ thể
quyền được tôn trọng bảo vệ về tính mạng. Đó những người đang sống, những người đang tồn tại trong thế giới
khách quan với tư cách thực thể tự nhiên . con người xã hội Như vậy, trong tình huống trên A tước đoạt tính mạng
của P, xâm phạm tới được luật hình sự bảo vệ.quan hệ nhân thân
* Mặt khách quan của tội phạm:
của tội phạm:Hành vi khách quan Người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc an toàn. Đó là những quy tắc nhằm bảo
đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người. Những quy tắc đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy
phạm hóa hoặc có thể là những quy tắc xử sự xã hội thông thường đã trở thành những sinh hoạt, mọi người đềutập quán
biết và thừa nhận. Trong tình huống trên thì A và B rủ nhau đi săn thú rừng và hai người người nào phát hiệnthỏa thuận
có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần nếu không thấy phản ứng gì thì sẽ bắn. Sau đó A lên phía đồi còn B xuống khe
cạn. Và khi A nghe thấy tiếng động, đã A huýt sáo 3 lần nhưng không nghe thấy phản ứng gì của P. A bật đèn soi về
phìa có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, A xách súng chạy đến thì phát
hiện là B đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. A vội vã đưa B đi đến trạm xá địa phương nhưng B đã chết trên đường đi
cấp cứu. Như vậy, hành vi của A do không cẩn thận xem xét kỹ lưỡng trong khi đi săn nên đã để đạn lạc vào người B làm
cho B chết.
– Hậu quả của tội phạm: Hành vi vi phạm nói trên phải đã gây ra hậu quả chết người. Hậu quả nàydấu hiệu bắt buộc
của CTTP. Trong tình huống trên thì hành vi của A đã gây ra hậu quả làm cho B chết.
nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm:Quan hệ QHNQ giữa hành vi vi phạm và hậu quả đã xảy ra là dấu hiệu
bắt buộc của CTTP. Người có hành vi vi phạm chỉ phải chịu TNHS về hậu quả chết người đã xảy ra, nếu hành vi vi phạm
của họ đã gây ra hậu quả này hay nói cách khác giữa hành vi vi phạm của họ hậu quả chết người QHNQ với
nhau. Trong tình huống trên thì hậu quả chết người của B là do hành vi của A gây ra. Đó là A nhằm bắn về phía con thú
nhưng đã bắn sang P, hậu quả là làm cho B chết, như vậy nguyên nhân B chết là do hành vi bắn súng của A vào người P.
* Mặt chủ quan của tội phạm:
Trong trường hợp này, A phạm tội vô ý làm chết người với vô ý vì quá tự tin. Bởi vì A tuy thấy hành vi của mình có thểlỗi
ra hậu quả làm chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả chết người
đó.
– Về lí trí: A tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở chỗ thấy trước hậu quả làm chếtnhận thức chất
người do hành vi của mình có thể gây ra nhưng đồng thời lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra. Như vậy, sự thấy trước
hậu quả làm chết ngườiđây thực chất chỉ sự cân nhắc đến khả năng hậu quả đó xảy ra hay không kết quả người
phạm tội đã loại trừ khả năng hậu đó quả xảy ra.
– Về ý chí: A không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra cái chết cho P, nó thể hiện ở chỗ, sự không mong muốn hậu
quả của A gắn liền với việc A đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. A đã cân nhắc, tính toán trước khi hành động, thể hiện ở
chỗ A đã huýt sáo như thỏa thuận với B chỉ đến khi không nghe thấy phản ứng của P, A mới nhằm bắn về phía có
ánh mắt con thú nhưng hậu quả là đã bắn chết P. Và khi A xách súng chạy đến thì phát hiện B đã bị trúng đạn nhưng chưa
chết hẳn, A đã vội đưa B đến trạm địa phương để cấp cứu, nhưng B đã chết trên đường đi. Điều này đã chứng tỏ A
không mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Như vậy, lỗi của A trong trường hợp trên là lỗi vô ý vi quá tự tin.hình thức
* Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường, là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. Trong khuôn
khổ của tình huống đã cho thì là người có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.
=> Từ những phân tích về dấu hiệu pháp lý (các yếu tố cấu thành tội phạm) nêu trên, xét thấyđủ cơ sở để kết
luận A phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
1. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu.
Đúng. Vì Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng của tội xâm phạm sở hữu. Vì để trở thành đối tượng
tác động của tội xâm phạm sở hữu thì tài sản đó phải thỏa mãn một số Điều kiện.
Ví dụ như: Vật: muốn thành đối tượng tác động của tội phạm xâm phạm sở hữu thì vật đó không có tính năng đặc biệt ví
dụ như ma túy, vũ khí quân dụng… Lúc bấy giờ nếu có hành vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu, định đoạt, sử dụng
những vật có tính năng đặc biệt như trên thì không cấu thành đối tượng tác động của các tội phạm sở hữu, mà cấu thành
những tội riêng biệt. Như hành vi cướp ma túy của người khác không cấu thành tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) mà cấu
thành tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS).
Cơ sở pháp lý: Điều 168, Điều 252 BLHS.
2. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp
tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123 BLHS).
Sai. Vì Trước tiên, dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người có thể cấu thành một trong hai tội
danh:
– Tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người” được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 168
BLHS;
– Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người” được quy định tại điểm d
khoản 5 Điều 169 BLHS.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào hình thức lỗi mà người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người có
thể cấu thành một tội danh hoặc hai tội danh. Cụ thể:
– Trường hợp cấu thành một tội danh: Nếu lỗi của người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là lỗi hỗn hợp, tức là người
phạm tội cố ý với hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng vô ý với hậu quả chết người thì chỉ cấu thành một
tội danh là Tội cướp tài sản hoặc Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết
người”.
– Trường hợp cấu thành một tội danh: Nếu lỗi của người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là lỗi hỗn hợp, tức là người
phạm tội cố ý với hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng vô ý với hậu quả chết người thì chỉ cấu thành một
tội danh là Tội cướp tài sản hoặc Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết
người”.
– Trường hợp cấu thành hai tội danh: Nếu người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản ngoài cố ý với hành vi dùng vũ lực
nhằm chiếm đoạt tài sản còn cố ý với hành vi giết người thì cấu thành cả hai tội danh là Tội cướp tài sản hoặc Tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản và Tội giết người.
Như vậy, dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản không phải lúc nào cũng cấu thành hai tội danh và trong trường hợp cấu
thành hai tội danh không chỉ có trường hợp Tội cướp tài sản và Tội giết người mà còn có trường hợp Tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản và Tội giết người.
3. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối là hành vi chỉ cấu thành Tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS).
Sai: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối là hành vi không chỉ cấu thành Tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) mà cò cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoat tài sản (Điều 175 BLHS)
nếu thỏa mãn hết các dấu hiệu định tội. Xét về biểu hiện khách quan:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) quy định người nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của
người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên thì cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS) quy định người nào thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của
người khác có giá trị từ dưới 4 triệu đồng (đối với trường hợp Luật định) bằng việc vay, mượn, thuê tài sản của người
khác hoặc nhận tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rôi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản (Điểm a
Khoản 1) thì cũng sẽ cấu thành tội này.
Trong trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối nhưng biểu hiện gian dối
này không là hành vi để Tội phạm chiếm đoạt được tài sản thì sẽ không cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều
174 BLHS).
Cơ sở pháp lý: Điều 174, 175 BLHS.
4. Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi cấu thành Tội giúp người
khác tự sát (Điều 131 BLHS).
Sai. Giúp người khác tự sát là hành vi tạo ra những Điều kiện vật chất hoặc tinh thần để người khác sử dụng các Điều kiện
đó để tự sát.
Hành vi khách quan của Tội giúp người khác tự sát là hành vi tạo ra những Điều kiện vật chất hoặc tinh thần để người
khác tự sát như cung cấp thuốc độc để nạn nhân tự đầu độc hoặc chỉ dẫn cách tự sát. Hành vi khách quan này chỉ đóng vai
trò là Điều kiện để nạn nhân sử dụng các Điều kiện đó mà tự sát. Chủ thể tội phạm không trực tiếp tước đi tính mạng của
nạn nhân.
Còn hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác dù có theo yêu cầu của người bị hại hay không đều là hành vi khách
quan của tội giết người.
Như vậy, cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại không là hành vi cấu thành tội giúp
người khác tự sát.
Cơ sở pháp lý: Điều 131, Điều 123 BLHS.
5. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp
dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng giả.
Sai. Không phải cứ là hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơ so với tiêu chuẩn đã đăng ký, công bố, ghi
trên bào bì là hàng giả. Trong trường hợp trên, để hàng hóa đó là hàng giả thì phải đáp ứng Điều kiện theo: “Hàng hóa có
hàm lượng, định lượng chất chính, tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở
xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng
hóa”.
Cơ sở pháp lý: Điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định 08/2013.
6. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm quy định tại Điều 192, 193, 194, 195 BLHS.
Sai. Hàng giả còn có thể là đối tượng tác động của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nếu hàng hóa giả về nhãn
hiệu, chỉ dẫn địa lý.
Cơ sở pháp lý Điều 226
7. Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành tội trốn thuế được quy định được
quy định tại Điều 200 BLHS.
Đúng. Hành vi khách quan cấu thành tội trốn thuế là các hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 200. Trong đó có các
hành vi cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; câu kết với người gửi hàng để
nhập khẩu hành hóa; khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi
hàng hóa đã được thông quan ngoài cấu thành tội trốn thuế (Điều 200) còn có thể cấu thành các tội buôn lậu (Điều 188),
tội vận chuyển trái phép hành hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189)... trong những trường hợp thỏa mãn cấu thành tội phạm
của các tội này.
Cơ sở pháp lý: Điều 188, Điều 189, Điều 200 BLHS.
8. Không phải mọi hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đều cấu thành Tội in trái
phép hóa đơn, chứng từ thu nộp từ ngân sách nhà nước (Điều 203 BLHS).
Đúng. Hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước chỉ cấu thành Tội in trái phép hóa đơn, chứng
từ thu nộp từ ngân sách nhà nước nếu chứng từ, hóa đơn từ thu nộp ngân sách ở dạng phôi từ 50 đến dưới 100 số hoặc hóa
đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30000000 đồng đến dưới 100000000
đồng.
Cơ sở pháp lý: Điều 203 BLHS.
9. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS). Sai.
10. Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành Tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125).
Sai. Vì không phải mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành Tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125).
Để bị cấu thành tội Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi phải thỏa mãn 02 yếu tố sau:
Thứ nhất, đối với người bị giết phải là người có hành vi phạm tội nghiêm trọng:
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân, trước hết bao gồm nhưng hành vi vi phạm pháp luật hình sự xâm phạm
đến lợi ích của người phạm tội hoặc đối với những người thân thích của người phạm tội. Thông thường những hành vi trái
pháp luật của nạn nhân xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người phạm tội và những người thân
thích của người phạm tội.
Thứ hai, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là nguyên nhân dẫn tới trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
của người phạm tội:
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với tinh thần bị kích động mạnh là mối quan hệ tất yếu nội tại có cái này
thì ắt có cái kia. Không có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân thì không có tinh thần bị kích động mạnh của
người phạm tội và vì thế nếu người phạm tội không bị kích động bởi hành vi trái pháp luật của người khác thì không
thuộc trường hợp phạm tội này.
11. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành là đồng phạm.
Đúng. Vì hành vi giúp sức thường được thực hiện trước khi người thực hành bắt tay vào việc thực hiện tội phạm. Cũng có
khi hành vi giúp sức được tiến hành khi tội phạm đang thực hiện nhưng chưa kết thúc hoặc đã hoàn thành mà chưa kết
thúc.
Ví dụ: A lẻn vào nhà B để cướp tài sản, A bóp cổ B chết nhưng không biết B để tài sản ở đâu. Sau đó A gọi điện thoại cho
C hỏi xem B thường để tài sản ở đâu thì C chỉ cho A biết chỗ để lấy tài sản. Như vậy hành vi này là giúp sức trong khi tội
phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc.
12. Phạm tội do phòng vệ quá muộn là phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Sai. Phạm tội do phòng vệ quá muộn là khi sự tấn công đã thực sự chấm dứt thì mới có hành vi phòng vệ. Tức sự tấn công
không còn hiện hữu nên không thỏa mãn Điều kiện thứ 3 trong số 3 Điều kiện làm phát sinh quyền phòng vệ, trong trường
hợp này quyền phòng vệ không khởi phát. Một khi quyền phòng vệ không khởi phát thì không thể xem xét hành vi đó là
phòng vệ chính đáng hay là vượt quá giới hạn cho phép
13. Người bị cưỡng bức thân thể thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự gây thiệt hại cho xã hội được
quy định trong BLHS.
Đúng. Bị cưỡng bức thân thể là trường hợp biểu hiện ra bên ngoài của một người nào đó đã gây thiệt hại cho xã hội nhưng
họ không phải chịu trách nhiệm hình sự vì biểu hiện đó không phải là hành vi. Trong trường hợp cưỡng bức thân thể, biểu
hiện ra bên ngoài của con người có thể không được ý thức của họ kiểm soát hoặc có thể không được ý chí của họ Điều
khiển.
14. Lỗi ở tội giết người chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp.
Sai. Lỗi cố ý gián tiếp trong trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến tính
mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xẩy ra nhưng để đạt được mục đích của mình người phạm tội
có ý thức để mặc cho hậu quả xẩy ra hay nói cách khác,họ có ý thức chấp nhận hậu quả đó (nếu xẩy ra). Điều đó có nghĩa
là trong ý thức chủ quan của mình, người phạm tội hoàn toàn không có ý định tước đoạt tính mạng của người khác, mà họ
chỉ thực hiện hành vi phạm tội với thái độ bỏ mặc cho hậu quả muốn đến đâu thì đến..
Trực tiếp: Cầm dao đâm thẳng vào tim/cắt đứt cổ/…… với ý chí làm cho người đó chết.
Gián tiếp: Cầm dao đâm bừa vào người, trúng đâu thì trúng, bỏ mặc hậu quả và ý chí là mong muốn người đó chết.
Hay lỗi gián tiếp ví dụ trường hợp biết nạn nhân không biết bơi, người thực hiện hành vi phạm tội đã đẩy nạn nhân ngã
xuống hồ bơi, sông hồ để nạn nhân chết đuối.
Câu 1: So sánh tội giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người với tội giết nhiều người ?
– Giết người bằng phương phápkhả năng làm chết nhiều người trường hợp kẻ phạm tội giết người đã sử dụng
công cụ, phương tiện, phương pháp thủ đoạn trong điều kiện cụ thể, phương pháp thủ đoạn đó có khả năng làm chết
nhiều người.
Ví dụ : dùng lựu đạn ném vào trong khách sạn đang có đông người.
Giết nhiều người là trường hợp kẻ phạm tội cố ý cướp đoạt tính mạng từ hai người trở lên…
+ Giống nhau: đều là tình tiết tăng nặng thuộc về mặt khách quan của tội phạm.
+ Khác nhau:
Tội giết nhiều người thì bằng phương tiện thủ đoạn không bắt buộc hoặc không có tính nguy hiểm cao.
Trong tội giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người thì cụ thể phương tiện, phương
pháp thủ đoạn là dấu hiệu bắt buộc phải có tính nguy hiểm cao,
Tội giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là không bắt buộc phải có hậu quả xảy
ra chỉ cần có khả năng làm chết nhiều người (không đòi hỏi phải thật sự gây ra chết nhiều người ).
Tội giết nhiều người thường bắt buộc phải có hai người chết trở lên thì mới áp dụng tình tiết tăng nặng.
* Hai tội này chỉ khác nhau ở mặt hậu quả.
Câu 2 : So sánh tội giết người chưa đạt với tội cố ý gây thương tích
– Tội giết người chưa đạt hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật nhưng do khách
quan mà nạn nhân không chết
Ví dụ : dùng súng bắn những bắn trật…
– Tội cố ý gây thương tích là hành vi cố ý gây tổn thương cho sức khoẻ của người khác dưới dạng thương tích cụ thể như :
chặt chân, chặt tay, chọc mù mắt, sẻo mũi, tai, môi, cắt lưỡi nạn nhân… Ví dụ : do mâu thuẫn với B, A đã dùng dao chặt
đứt một chân của B.
+ Chủ thể: là bất kỳ ai có năng lực TNHSGiống nhau:
– ĐTTĐ là con người đang sống :
– Khách thể: đều xâm phạm đến quyền sống và bảo vệ tính mạng của con người.
+ Mặt chủ quan: tội giết người chưa đạt là lỗi cố ý trực tiếp còn lỗi của tội cố ý gây thương tích cũng là lỗi cốKhác nhau:
ý nhưng có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
– Hậu quả tội giết người chưa đạt thì nạn nhân có thể có thương tích hoặc không có thương tích. Còn tội cố ý gây thương
tích thì hậu quả là làm cho nạn nhân bị thương tích .
– Mặt khách quan : tội giết người chưa đạt người phạm tội nhận thứchành vi của mình có tính nguy hiểm cho xã hội,
còn tội cố ý gây thương tích thì hậu quả thương tích là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
* Dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là nhận thức chủ quan và công cụ phương tiện phạm tộiKết luận:
Câu 3: So sánh tội cưỡng dâm với tội hiếp dâm ?
>> Xem bài làm đầy đủ tại đây: So sánh tội cưỡng dâm với tội hiếp dâm
* Cưỡng dâm là h/vi người dùng thủ đoạn khiến người lệ thuộc vào họ hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải
miễn cưỡng giao cấu với người đó
Ví dụ : Anhân viên làm thất lạc hồ sơ của công ty, B là cấp trên của A và B biết A làm thất lạc hồ sơ nên b nói với A là
cho B giao cấu B sẽ không kỷ luật A nên A đồng ý.
* Tội hiếp dâm là hành vi giao cấu trái ý muốn của người phụ nữ bằng thủ đoạn dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác.
Ví dụ : A có hành vi hiếp dâm B
+ Giống nhau: Khách thể: đều xâm phạm đến quyền tự do tình dục.
Chủ thể: Đều là nam giới.
chủ quan: Đều là hành vi cố ý trực tiếp.
+ Khác nhau:
– Mặt khách quan : hành vi của tội hiếp dâm là giao cấu trái ý muốn của nạn nhân nhưng hành vi trong tội cưỡng dâm thì
có sự đồng ý miễn cưỡng của người phụ nữ.
+ Thủ đoạn : tội hiếp dâm có thủ đoạn như dùng vũ lực, thủ đoạn khác. Còn tội cưỡng dâm thì thủ đoạn chỉ là uy hiếp, dụ
dỗ (uy hiếp nhưng không có khả năng làm tê liệt ý chí của nạn nhân).
+ Nạn nhân trong tội hiếp dâm là không phải bị lệ thuộc, không phải trong tình trạng quẫn bách; còn nạn nhân trong tội
cưỡng dâm là người bị lệ thuộc người phạm tội hoặc trong tình trạng quẫn bách
* Dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là hành vi phạm tội. Tội hiếp dâm là hành vi giao cấu trái ý muốnKết luận:
của người phụ nữ, tội cưỡng dâm có sự đồng ý miễn cưỡng của người phụ nữ.
Câu 4: So sánh tình tiết giết người để thực hiện tội phạm khác với tình tiết giết người ngay sau đó phạm tội
nghiêm trọng khác?
– Tội giết người để thực hiện tội phạm khác là trường hợp người phạm tội muốn thực hiện tội phạm khác nên đã giết nạn
nhân.
Ví dụ : A muốn cướp xe máy của B nên A đã đâm chết B.
– Giết người mà ngay sau đó phạm tội nghiêm trọng kháctình tiết tăng nặng thuộc thân nhân người phạm tội thức
coi thường pháp luật) người phạm tội giết người họ lại phạm tội nghiêm trọng khác
Ví dụ : Ngay sau khi giết chết M trên đường bỏ trốn A lại phạm tội hiếp dâm.
+ Giống nhau: về chủ thể, về hậu quả chết người
+ Khác nhau: Có 4 điểm khác nhau
– Tội giết người để thực hiện tội phạm khác là độnglà dấu hiệu bắt buộc còn tội giết người mà ngay sau đó phạm tội
nghiêm trọng khác nhân thân phạm tội không có động cơ bắt buộc.
– Tội giết người để thực hiện tội phạm khác có thểnghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng còn tội giết người ngay sau
đó phạm tội nghiêm trọng khác thì bắt buộc là tội nghiêm trọng.
Tội giết người để thực hiện tội phạm khác thể chưa thực hiện được. Còn tội giết người ngay sau đó phạm tội
ngiêm trọng khác thì tội đó được thực hiện.
– Trong tội giết người để thực hiện tội phạm khác trong khoảng thời gian giữa tội khác và tội giết người có thể ngắn,
thể dài không phải là dấu hiệu bắt buộc còn trong tội giết người mà ngay sau đó phạm tội nghiêm trọng khác thì khoảng
thời gian giữa tội khác và tội giết người là rất ngắn, liên tục ngay sau khi giết người
Câu 5: So sánh tội tham ô với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
– Tội tham ô là hành vi của người có chức vụ quyền hạn họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà họ
trách nhiệm quản trị giá từ 5 triệu đồng trở lên hoặc dưới 5 triệu nhưng phạm nhiều lần gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
Ví dụ : A là thủ kho của công ty X, A đã lén lúc lấy 5 tấn phân đem bán được 10 triệu để làm tài sản riêng.
– Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã sử dụng chức
vụ của mình như một phương tiện để có thể thực hiện được hành vi lừa dối hoặc có thể để thực hiện hành vi đó một cách
dễ dàng, thuận lợi hơn.
Ví dụ : Athủ trưởng trong cơ quan, a đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình ra lệnh cho B là thủ kho phải giao cho A
10 tấn phân nếu không đưa A sẽ đuổi việc B.
Giống nhau: Khách thể: đều xâm phạm quan hệ sở hữu, hoạt động đúng đắn của cơ quan NN
+ Chủ thể: đều là người có chức vụ quyền hạn.
+ Mặt chủ quan: đều là lỗi cố ý trực tiếp.
+ Mặt khách quan : đều là tội cấu thành vật chất.
– Đều lợi dụng cức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Khác nhau:
+ Đối tượng tác động : Tội tham ô thì tài sản bị chiếm đoạt do chính người phạm tội quản lý, còn tội lợi dụng chức vụ
quyền hạn thì tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản lý.
+ Khách quan : Tội tham ô người phạm tội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản do mình quản một cách
lén lút gian dối. Còn tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội đã lợi dụng chức vụ của
mình chiếm đoạt do người khác quản lý bằng những thủ đoạn uy hiếp tinh thần, gian dối hoặc lợi dụng lòng tin…
+ Chủ thể: Tội tham ô thì chủ thể người chức vụ quyền hạn trực tiếp quản tài sản còn chủ thể của tội lợi dụng
chức vụ quyền hạn chiếm đoạt là bất kỳ ai có chức vụ nhưng không trực tiếp quản lý tài sản.
* Dấu hiệu quan trọng để thực hiện hai tội này chính là dấu hiệu thuộc về mặt khách của tội phạm.Kết luận:
Câu 6: So sánh tội trộm cắp tài sản XHCN với tội tham ô ?
– Tội trộm cắp tài sản XHCN là hành vi chiếm đoạt tài sản do người khác quản lý bằng thủ đoạn lén lút. : A đi quaVí dụ
hợp tác xã B thì thấy không có ai nên A vào trộm thóc.
– Tội tham ô là hành vi của người có chức vụ quyền hạn họ đã lơị dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản XHCN mà
họ có trách nhiệm quản trị giá từ 5 triệu đồng trở lên hoặc dưới 5 triệu nhưng vi phạm nhiều lần gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
Ví dụ : A là thủ kho của công ty X, A đã lén lút lấy 5 tấn phân đem bán được 10 triệu làm tài sản riêng.
Giống nhau: Mặt chủ quan đều lỗi cố ý trực tiếp.
+ Khách thể đều xâm phạm quyền sở hữu XHCN
+ Mặt khách quan đều là tội cấu thành vật chất
Khác nhau: ĐTTĐ : tài sản của tội trộm cắp là tài sản đang do người khác quản lý, còn tài sản của tội thâm ô thì do người
phạm tội quản lý.
– Chủ thể: tội trộm cắp thì chủ thể là chủ thể thường (bất kỳ ai) còn chủ thể của tội tham ô thì là chủ thể đặc biệt (người có
chức vụ quyền hạn).
Câu 7: So sánh tội tham ô với tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
– Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản trong hợp đồng dân sự.
– Tội tham ô là hành vi của người có chức vụ quyền hạn họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà họ
trách nhiệm quản lý trị giá từ 5 triệu đồng trở lên hoặc dưới 5 triệu nhưng vi phạm nhiều lần gây hậu quả nghiêm trọng đã
bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
Ví dụ : M là thủ kho của công ty X, M đã lén lút lấy 5 tấn phân đem bán được 10 triệu đồng làm tài sản riêng.
Giống nhau: ĐTTĐ : đều là tài sản do chính người phạm tội quản lý.
+ Khách thể đều xâm phạm quan hệ sở hứu,
+ Mặt chủ quan đều là lỗi cố ý trực tiếp
+ Mặt khách quan đều là tội cấu thành vật chất
Khác nhau:
+ Chủ thể tội tham ô thì chủ thể là những người có chức vụ quyền hạn trong việc quản lý tài sản . Định đoạt hoặc quản lý
trên thực tế hoặc trên sổ sách gồm người đảm nhiệm chức vụ, đảm nhiệm công tác , tài chính… Còn chủ thể của tộikinh tế
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là người được chủ tài sản tín nhiệm vào hợp đồng dân sự mà các chủ tài sảncăn cứ
đã ký.
– Mặt khách quan : trong tội tham ô người phạm tội đã lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản mình đang quản lý motä
cách lén lút hoặc thủ đoạn gian dối. Còn trong tội lạm dụng tín nhiệm người phạm tội đã lợi dụng sự tín nhiệm của chủ tài
sản để chiếm đoạt tài sản trong hợp đồng dân sự.
* tội tham ô người phạm tội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản do chính mình quản lý, còn tộiKết luận:
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì tài sản bị chiếm đoạt là tài sản được giao trên cơ sở hợp đồng dân sự.
Câu 8: So sánh tội lạm dụng tín nhiệm với tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân?
– Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dânhành vi chiếm đoạt tài sản của công dân bằng thủ
đoạn lạm dụng chức vụ quyền hạn.
Ví dụ : A là công an đã uy hiếp B là công dân buộc B phải nộp cho A 10 triệu còn không A sẽ bắt giam B
– Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản của công dân là hành vi chiếm đoạt toàn bộ hoặc 1 phần tài sản trong hợp đồng dân sự.
Giống nhau: Khách thể đều xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.
+ Mặt chủ quan đều là lỗi cố ý trực tiếp
+ Mặt khách quan đều lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân.Đều là tội cấu thành vật chất
Khác nhau: ĐTTĐ : tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì tài sản do người phạm tội quản lý, còn tội lạm dụng
chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân thì tài sản do người khác quản lý
– Chủ thể: tội lạm dụng tín nhiệm thì chủ thể là người được chủ tài sản tín nhiệm giao quản lý tài sản còn chủ thể của tội
lạm dụng chức vụ quyền hạn là chủ thể đặc biệt là người có chức vụ
Mặt khách quan : tội lạm dụng tín nhiệm người phạm tội đã thực hiện hành vi lạm dụng sự tín nhiệm của chủ tài sản
chiếm đoạt toàn bộ hoặc 1 phần tài sản trong hợp đồng. Còn tội lạm dụng chức vụ quyền hạn người phạm tội đã lạm dụng
chức vụ uy hiếp tinh thần chủ tài sản và gian dối để chiếm đoạt tài sản của công dân.
* Kết luận: tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản người thì phạm tội đã chiếm đoạt tài sản mình được giao trên cơ sở
hợp đồng (lạm dụng tín nhiệm của chủ tài sản). Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân thì
người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản của công dân bằng thủ đoạn lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình (chức vụ quyền
hạn được sử dụng như phương tiện để chiếm đoạt).
Câu 9: So sánh tội chiếm giữ trái phép với tội sử dụng trái pháp tài sản XHCN
– Tội chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi không trả lại tài sản bị giao nhằm hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách
nhiệm do mình tìm được, bắt được
– Tội sử dụng trái phép tài sản là hành vi vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản gây hậu quả nghiêm trọng hoặc bị xử phạt
hành chính.
Giống nhau: Khách thể đều xâm phạm quyền sở hữu tài sản nhưng không có tính chiếm đoạt.
Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực TNHS.
Mặt khách quan đều là tội cấu thành vật chất.
Khác nhau:
– ĐTTĐ đối tượng của tội chiếm giữ trái phép la những tài sản khôngngười quản lý hoặc chưa có người quản lý còn
đối với của tội sử dụng trái phép là những tài sản mà việc sử dụng không làm cho tài sản bị mất mát hoặc có thể đem lại
cho người sử dụng những lợi ích vật chất.
– Hành vi phạm tội: hành vi của phạm tội sử dụng trái phép là hành vi sử dụng trái pháp luật. Còn hành vi của tội chiếm
giữ trái phép là hành vi chiếm giữ trái pháp luật.
– Mặt chủ quan: lỗi của người phạm tội chiếm giữ trái phép là lỗi cố ý trực tiếp người phạm tội biết tài sảntrong tay
một cách ngẫu nhiên, biết mình nhiệm vụ phải trả lại cho chủ tài sản hoặc phải giao nộp cho quan nhiệm vụ
nhưng lại mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình.
+ Lỗi của người phạm tội sử dụng trái phép lỗi cố ý (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) người phạm tội biết mình
hành vi sử dụng trái phép tài sản và chỉ mong muốn sử dụng vì mục đích vụ lợi không mong muốn biến tài sản đó thành
tài sản của mình.
* Kết luận: Tội chiếm giữ trái phép tài sản thì hành vi phạm tội là hành vi chiếm giữ trái phép còn tội sử dụng trái phép là
hành vi sử dụng trái phép “dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là hành vi của tội phạm”
Câu 10: So sánh tội môi giới hối lộ với người phạm tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để
trục lợi
– Tội môi giới hối lộ là hành vi làm trung gian giữa người nhận hối lộ và người đưa hối lộ nhằm đạt được sự thỏa thuận
hoặc thực hiện sự thỏa thuận hối lộ.
– Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi là hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có
chức vụ quyền hạn để trục lợi không chỉ một cách làm tiền trái pháp luậtcòn cotội phạm thể xâm hại đến hoạt động
đúng đắn và uy tín của cơ quan Nhà nước – tổ chức.
Giống nhau: Chủ thể: đều là chủ thể thường
Mặt chủ quan đều là lỗi cố ý trực tiếp
+ Tội môi giới hối lộ thì bất kỳ động cơ nào, còn tội lợi dụng ảnh hưởng thì với động cơ tư lợi.
– Khách thể: đều là các tội về chức vụ, là những quan hệ xã hội – XHCN đảm bảo sự hoạt động đúng đắn và uy tín của sơ
quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Tiền và lợi ích của công dân.
Khác nhau:
– Mặt khách quan : người làm môi giới hối lộ luôn hành động theo yêu cầu của người khác, còn tội lợi dụng ảnh hưởng là
tội cấu thành hình thức.
– Hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, người ảnh hưởng nhận tiền của hoặc mọi
lợi ích vật chất khác của người có việc để cho mình, còn hành vi trong tội môi giới hối lộ người làm môi giới nhận của hối
lộ để chuyển cho người có chức vụ quyền hạn.
* Kết luận: dấu hiệu để phân biệt hai tội này là hành vi phạm tội.
Câu 11: So sánh tội đưa hối lộ với tội nhận hối lộ
Tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ quyền hạn họ đã lợi dụng chức vụ của mình trực tiếp hoặc qua trung gian
nhận tiến, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nàogiá trị từ 500 ngàn trở lên hoặc dưới 500 ngàn
nhưng vi phạm nhiều lần.
– Tội đưa hối lộ là hành vi trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới
bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ quyền hạn giá trị từ 500 ngàn trở lên hoặc dưới 500 ngàn nhưng vi phạm
nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng và đề nghị người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích
hoặc theo yêu cầu của mình.
* Giống nhau:
– Mặt khách quan đều là tội cấu thành hình thức.
– Khách thể đều là các tội phạm về chức vụ.
– Mặt chủ quan đều là lỗi cố ý trực tiếp.
* Khác nhau:
– Chủ thể tội nhận hối lộ là người có chức vụ quyền hạn, còn tội đưa hối lộ là chủ thể thường.
– Mặt chủ quan: tội đưa hối lộ bất kỳ động cơ nào, còn tội nhận hối lộ động cơ tư lợi.
– Kết luận: dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này chính là hành vi đưa và nhận tiền, tài sản hoặc hiện vật khác.
Câu 12: So sánh tội nhận hối lộ với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
– Tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ quyền hạn, họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình trực tiếp hoặc
qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 500 ngàn trở lên hoặc
dưới 500 ngàn nhưng vi phạm nhiều lần.
– Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với ngưới khác để trục lợi là hành vi lợi dụng chức vụ của mình nhận
tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có trị giá từ 500 ngàn đến 10 triệu hoặc dười 500 ngàn
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
* Giống nhau:
– Khách thể: đều xâm phạm QHXH – XHCN
– Chủ thể: đều là người có chức vụ quyền hạn.
– Mặt chủ quan: đều là lỗi cố ý trực tiếp hay qua trung gian nhận tiền, hiện vật hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình
thức nào “đều là tội cấu thành hình thức”
* Khác nhau:
– Mặt khách quan : dấu hiệu bắt buộc của tội nhận hối lộ là phải có sự thỏa thuận trước giữa người nhận và người đưa hối
lộ về của hối lộ cũng như về việc làm có lợi cho người đưa hối lộ, còn dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây
ảnh hưởng với người khác để trục lợi là hành vi nhận tiền, hiện vật hoặc lợi ích vật chất khác
* dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là hành vi phạm tội.Kết luận:
Câu 13: So sánh tội giết người đang thi hành công vụ với tội giết người vì lý do công vụ của nạn nhân.
– Tội giết người đang thi hành công vụtrường hợp kẻ phạm tội biếtnạn nhân đang thi hành công vụ hợp pháp mà
vẫn giết họ.
– Tội giết người do công vụ của nạn nhân trường hợp kẻ phạm tội động cản trở hoặc trả thù nạn nhân thi
hành công vụ.
* Giống nhau:
– Khách thể đều xâm quyền tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người (quyền sống) đều là người thi hành công vụ hợp
pháp.
– Mặt khách quan đều là tội cấu thành vật chất
– Mặt chủ quan: đều là lỗi cố ý
– Chủ thể: đều là chủ thể thường
* Khác nhau: tội giết người đang thi hành công vụ nạn nhân đang thi hành công vụ kẻ phạm tội cũng biết nạn
nhân đang thi hành công vụ, còn tội giết người vì lý do công vụ của nạn nhân thì giết nân nhân có thể xảy ra khi nạn nhân
đang thi hành công vụ nhằm để cản trở hoặc nạn nhân đã thi hành công vụ để trả thù.
* dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là mục đích của việc phạm tội. Kết luận:
Câu 14: So sánh tội hoạt động phỉ với tội bạo loạn
– Tội hoạt động phỉ hành vi hoạt độngtrang vùng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác nhằm chống chính quyền
nhân dân và chống nhân dân.
– Tội bạo loạn là hành vi hoạt động vũ trang hay bạo lực có tổ chức nhằm chống lại chính quyền nhân dân và lực lượng vũ
trang nhân dân.
* Giống nhau:
– Khách thể đều xâm phạm ANQG
– Mặt khách quan đều có hành vi hoạt động vũ trang
– Chủ thể: là bất kỳ người nào đủ từ 16 tuổi trở lên Có năng lực TNHS.
– Mặt chủ quan: đều là lỗi cố ý trực tiếp
– Mục đích đều có mục đích chống chính quyền nhân dân
* Địa điểm thực hiện hành vi hoạt động vũ trangKhác nhau:
– Đối với tội bạo loạn thì bất kỳ nơi nào nhưng trong tội hoạt động phỉ bắt buộc ở vùng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu.
– Tính chất của hành vi hoạt động trang trong tội bạo loạn hành vi hoạt động được thực hiện dưới hình thức đồng
phạm công khai trên quy lớn, còn trong tội hoạt động phỉ thì lẻ tẻ vài tên thậm chí 1 tên, khi công khai nhưng
thường là lén lút trên quy mô vừa và nhỏ.
Câu 15: Phân biệt tội khủng bố với tội giết người
– Tội khủng bố hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe tự do thân thể của nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã
hội, hoặc công dân, nhằm chống chính quyền nhân dân.
– Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật.
* :Phân biệt
– Khách thể: tội khủng bố xâm phạm ANQG còn tội giết người xâm phạm quyền về nhân thân (quyền sống)
– Mặt khách quan tội khủng bố có hai hậu quả
+ Hậu quả trực tiếp là thiệt hại tính mạng của nhân viên Nhà nước.
+ Hậu quả gián tiếp là làm cho chính quyền suy yếu.
Còn tội giết người thì có 1 dạng hậu quả là nạn nhân chết.
– Chủ thể: tội khủng bố là những người từ đủ 16 tuổi trở lên, còn tội giết người thì từ đủ 14 tuổi trở lên.
– Mặt chủ quan tội khủng bố là lỗi cố ý trực tiếp còn tội giết người là lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp.
Mục đích tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân cùng tội giết người không nhằm chống chính quyền nhân
dân.
dấu hiệu đặc biệt để phân biệt hai tội này là mục đích phạm tội.Kết luận:
Câu 16: So sánh tội phá hoại CSVCKT của XHCN với tội phá hủy công trình ANQG
Tội phá hoại CSVCKT của XHCN hành vi phá hoại hoặc làm hỏng những giá trị vật chất thuộc các lĩnh vực
ANQG, kinh tế – khoa học kỹ thuật, văn hóa và xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân.
– Tội phá huỷ công trình về ANQGhành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng các công trình và phương tiện như giao thông
vận tải, thông tin liên lạc, hệ thống tải điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi, các công trình quan trọng khác về ANQG,
kinh tế khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, nhưng không có mục đích chống chính quyền nhân dân.
* Giống nhau:
– Khách thể đều xâm phạm tội phạm đến tài sản vật chất có vị trí quan trọng đối với ANQG.
– Mặt khách quan đều có giá trị vật chất
+ Đều có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng.
+ Hậu quả là đều làm cho đ/t td mất giá trị sử dụng
+ Đều có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại tài sản.
+ Đều có chung thủ đoạn như đốt cháy tháo vỡ
* Khác nhau:
| 1/23

Preview text:

1. Dấu hiệu hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội bức tử ( Điều 100).
Đúng Vì tội bức tử có CTTP vật chất, đòi hỏi phải có hậu quả. Hành vi khách quan của tội phải dẫn đến xử sự tự sát của
nạn nhân. Do bị đối xử tàn ác hay do bị làm nhục mà nạn nhân có hành vi tự tước đoạt tính mạng của chính mình. Tuy
nhiên việc tự sát không đòi hỏi phải dẫn tới việc chết người.
2. Hành vi buôn bán trái phép chất ma tuý qua biên giới có thể bị xét xử về tội buôn lậu
Sai. Vì: đối tượng của tội buôn lậu là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam , ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di
tích lịch sử văn hóa, hàng cấm. Trong đó, hàng hóa và hàng cấm ở tội này không bao gồm một số loại đã được quy định ở
tội khác. Và ma túy đã được quy định tại chương XVIII BLHS nên không thuộc đối tượng của tội này.
3. Mọi trường hợp người mẹ giết con mới đẻ của mình đều bị xử lý theo Điều 94 BLHS.
Sai. Vì: tội mẹ giết con mới đẻ phải thỏa mãn các dấu hiệu:
- Chủ thể là người mẹ đang trong trạng thái mới sinh con nghĩa là đang còn trong trạng thái tâm sinh lý không bình
thường do ảnh hưởng của việc sinh con ( mới sinh con 7 ngày trở lại).
- Nạn nhân của hành vi là con mới sinh ra trong vòng 7 ngày và là con của người phạm tội.
- Người mẹ phải do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoăc trong hoàn cảnh khó khăn đặc biệt mà giết con mới
đẻ, hoặc vứt bỏ con con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa bé chết.
Như vậy, nếu thiếu 1 trong các yếu tố trên thì không bị xử lý theo Điều 94.
4. Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của tội buôn lậu ( Điêu 153).
Đúng Vì: dấu hiệu mục đích là một trong những dấu hiệu bắt buộc của tội buôn lậu đây là căn cứ để xác định tội. Nếu vận
chuyển hàng hóa tiền tệ qua biên giới mà không có mục đích buôn bán kiếm lời thì sẽ không cấu thành tội buôn lậu mà
cấu thành tội vận chuyển trái phép hàng hóa , tiền tệ qua biên giới ( điều 154).
5. Nhanh chóng tẩu thoát không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội cướp giật tài sản( Điều 133)
Đúng. Vì: hành vi chiếm đoạt tài sản ở tội cướp giật tài sản có 2 dấu hiệu đó là dấu hiệu công khai và giấu hiệu nhanh
chóng. Trong đó dấu hiệu nhanh chóng phản ánh thủ đoạn thực hiện hành vi chiếm đoạt của người cướp giật tài sản. đó là
thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chủ tài sản nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh.
Và nhanh chóng tẩu thoát chỉ là thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh của kẻ cướp giật chứ không phải là dấu hiệu bắt buộc
trong cấu thành tội phạm.
6. Người phạm tội đưa hối lộ có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Đúng. Vì: đó là trong hai trường hợp:
Thứ nhất, người đó bị ép buộc đưa hối lộ và đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác.
Thứ hai, người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, trường hợp này cũng
có thể được miến TNHS và được trả 1 phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
7. Lỗi ở tội giết người chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp.
Sai. Vì: lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
Lỗi cố ý gián tiếp trong trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến tính
mạng của người khác ,thấy trước hậu quả chết người có thể xẩy ra nhưng để đạt được mục đích của mình người phạm tội
có ý thức để mặc cho hậu quả xẩy ra hay nói cách khác,họ có ý thức chấp nhận hậu quả đó (nếu xẩy ra). Điều đó có nghĩa
là trong ý thức chủ quan của mình, người phạm tội hoàn toàn không có ý định tước đoạt tính mạng của người khác, mà họ
chỉ thực hiện hành vi phạm tội với thái độ bỏ mặc cho hậu quả muốn đến đâu thì đến..
Trực tiếp: Cầm dao đâm thẳng vào tim/cắt đứt cổ/...... với ý chí làm cho người đó chết.
Gián tiếp: Cầm dao đâm bừa vào người, trúng đâu thì trúng, bỏ mặc hậu quả và ý chí là mong muốn người đó chết.
Hay lỗi gián tiếp Ví dụ trường hợp biết nạn nhân không biết bơi, người thực hiện hành vi phạm tội đã đẩy nạn nhân ngã
xuống hồ bơi, sông hồ để nạn nhân chết đuối.
8. Đối tượng của tội buôn bán hàng cấm là tất cả các loại hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh.
Sai. Vì: đối tượng của tội buôn bán hàng cấm là hàng hóa nhà nước cấm kinh doanh nhưng không phải tất cả hàng hóa
nhà nước cấm kinh doanh là đối tượng của tội này. Đó là những hàng hóa cấm kinh doanh và được quy định thuộc đối
tượng của tội khác, như: ma túy, vũ khí...
9. Hành vi mua bán người trong trường hợp nạn nhân đồng ý để mình là đối tượng bị mua bán thì không phạm tội
mua bán người ( Điều 119).
Sai. Vì: trong quy định của điều luật chỉ quy định người nào mua bán người chứ không bắt buộc người đó không đồng ý.
Như vậy, khi người phạm tôi có hành vi mua bán người thì người bị mua bán có thể đồng tình và cũng có thể không đồng
tình với việc mua bán bản thân mình.
10. Mọi trường hợp chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có sự gian dối, thì đều
bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sai. Vì: không phải mọi trường hợp chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có sự gian dối,
thì đều bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. mà cũng có thể cấu thành tôi khác tùy vào tùng trường hợp cụ thể
như tội lừa dối khách hàng hay lạm dụng chiếm đoạt tài sản. Ví dụ như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. điều
này phụ thuộc vào sự gian dối trong ý thức chủ quan của người phạm tội có khi nào. Trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
sự gian dối có từ ban đầu. Do hành vi gian dối nên người phạm tội mới có được tài sản. còn sẽ có thể cấu thành tôi lạm
dụng chiếm đoạt tài sản khi ý thức gian dối hình thành sau khi người phạm tội đã có được tài sản do hợp đồng ngay thẳng.
11. Mọi hành vi đe doạ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác đều bị coi là hành vi phạm tội cướp tài sản.
Sai. Hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội cướp tài sản khi đe dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức
khắc, sự đe dọa làm tê liệt ý chí chống cự người người bị đe dọa. Còn nếu sức mãnh liệt của sự đe dọa chưa Làm tê liệt ý
chí chống cự mà chỉ khống chế ý chí của họ, người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ cân nhắc quyết định hành động thì
không cấu thành tội cướp tài sản mà là tội cưỡng đoạt tài sản.
12. Người lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là phạm tội tham ô tài sản. ( Điều 278)
Sai. Vì : phải chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên và tài sản đó người phạm tội phải có
trách nhiệm quản lý thì mới phạm tôi tham ô.
Ví dụ lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ phạm tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm
đoạt tài sản điều 280.
13. Tội cướp tài sản có thể có trường hợp phạm tội chưa đạt.
Đúng. Tội cướp tài sản có CTTP hinh thức tuy nhiên CTTP Hình thức có giai đoạn phạm tội chưa đạt , trong trường hợp
người phạm tội chưa thực hiện được hành vi khách quan mà mới chỉ thực hiện hành vi đi liền trước và trong trường hợp chưa thực hiện hết các hành vi khách quan.
Cụ thể trong tội cướp tài sản Đối với hành vi khách quan: thực hiện hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình
trạng không thể chống cự được. Dù người PT đã thực hiện hành vi khách quan, nhưng do điều kiện khách quan mà không
diễn ra như ý muốn của người phạm tội, người bị tấn công không bị sao. Ví dụ: A cho thuốc gây mê vào cốc nước của B,
ý định B uống để rồi A lấy dây chuyền vàng của B. Tuy nhiên, B đã không uống, nên A không thực hiện được hành vi tiếp
theo cuả mình. Hoặc ví dụ Trong tội cướp ts là mới thực hiện hành vi đi liền trc (rút dao ra chưa kịp đe dọa đã bị bắt)
14. Mọi trường hợp buôn bán hàng giả đều bị xử lý về tội buôn bán hàng giả.
Sai. Vì: đối tượng của tội buôn bán hàng giả nhưng là hàng giả không thuộc các loại hàng thuộc quy định tại Điều 157
( tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh) và Điêu 158(tội sản xuất
buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi).
Như vậy, nếu buôn bán các mặt hàng được quy định tai 257 và 258 thì không bị xử lý về tội buôn bán hàng giả.
15. Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình chỉ cấu thành tội hành hạ người khác.
Sai.Vì: hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình mà khiến người đó tự sat thì sẽ cấu thành tội bức tử.
16. Mọi trường hợp công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều bị coi là
phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Sai Vì: cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên khi hành vi chiếm đoạt có tính công
khai và hành vi này xẩy ra trong hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn cấm.
Nếu cũng có dấu hiệu công khai chiếm đoạt tài sản đồng thời có dấu hiệu nhanh chóng: nhanh chóng tiếp cận, nhanh
chóng chiếm đoạt tài san và nhanh chóng lẩn tránh thì sẽ cấu thành tội cướp giật.
17. Giết người thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội giết người,
chưa được xoá án tích mà lại phạm tội giết người
Đúng Khoản 2 Điều 49 BLHS quy định.
‘ 2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất
nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.’

Như vậy ta thấy, tội giết người có khung hình phạt thấp nhất là từ 7đến 15 năm. Nên tội giết người là tội rất nghiêm trọng,
đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội giết người, chưa dc xóa án tích lại phạm tội
giết người là giết người thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.

18. Hành vi cắt trộm cáp viễn thông đang sử dụng bị xử lý về tội trộm cắp tài sản.
Sai. Vì: Hành vi cắt trộm cáp viễn thông đang sử dụng còn có thể bị xử lý về tội phá hủy công trình phương tiện quan
trọng về an ninh quốc gia. Vì cáp viễn thông liên quan đến mạng thông tin liên lạc nên có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc
gia. Như vậy phải xác định sự liên quan cũng như hậu quả của hành vi này đối với an ninh quốc gia hay không để xử lý
theo tội danh nào cho phù hợp. Vậy, hành vi trộm cáp viễn thông đang sử dụng có thể bị xử lý về tội trộm cắp tài sản hoặc
có thể bị xử lý về tội phá hủy công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia tùy vòa mức độ hậu quả.
19. Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình có thể cấu thành tội bức tử.
Đúng. Vì: hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình mà dẫn đến hậu quả người đó tự sát thì sẽ cấu thành tội bức tử.
20. Mọi trường hợp dùng vũ lực chống người thi hành công vụ, đều bị coi là phạm tội chống người thi hành công vụ.
Sai Vì phải căn cứ vào từng tình huống cụ thể mới có thể xác định đươc tội danh. Chỉ bị coi là tội chống người thi hành
công vụ nếu hành vi dùng vũ lực đó nhằm cản trở người thực hiện công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực
hiện hành vi trái pháp luật với lỗi cố ý.
Nếu dùng vũ lực gây chết người hoặc gây thương tich thì bị xử theo điều 93 và điều 104 chứ không phải theo tôi này. Nếu
mục đích của người dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là chống chính quyền nhân dân thì sẽ căn cứ để xử theo
các tội xâm phạm an ninh/
21. Tội bức tử chỉ khác tội hành hạ người khác ở dấu hiệu hậu quả của tội phạm.
Sai. Vì: ngoài khác ở hậu quả còn khác ở hành vi khách quan.
- Tội bức tử hành vi đa dạng phong phú hơn không chỉ có hành vi đối xử tàn ác mà còn có các hành vi thường xuyên ức
hiếp ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình.
- Tội hành hạ người khac chỉ có hành vi đối xử tàn ác ( đánh đập, giam hãm..).
Đồng thời, mức độ nguy hiểm của tội bức tử bao giờ cũng nguy hiểm hơn tội hnahf hạ người khác.
22. Đối tượng tác động của tội chiếm giữ trái phép là tài sản đang có người khác quản lý.
Sai. Vì: đối tượng tác động của tội này là những tài sản không có chủ hoặc chưa có chủ. Đó là những tài sản thoát ly khỏi
sự chiếm hữu của chủ tài sản vì nhiều lý do khác nhau như tài sản bị quên, giao nhầm, đánh rơi..hoặc là những tài sản
chưa dduocj phát hiện như kim khí quý, vật báu dưới lòng đât – những tài sản không có sự quản lý.
23. Trong mọi trường hợp, cán bộ, công chức nhà nước bị tước đoạt tính mạng thì đều được xác định là đối tượng
của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân( Điều 84).
Sai. Vì: cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân gồm:
- Hành vi khách quan là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền tự do thân thể của con người. đối tượng của hành
vi là côn chức, viên chức, bộ đội, công an, người dân bình thường, người nước ngoài.
- Lỗi cố ý, với mục đich chống chính quyền nhân dân.
Như vậy, nếu cán bộ, công chức nhà nước bị tước đoạt tính mạngmà không phải vì mục đích chống chính quyền nhân dân
thì trường hợp này cán bộ công chức bị tước đoạt tính mạng không phải là đối tượng của tôi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
24. Tội cướp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản.
Sai. Vì: tội cướp tài sản có CTTP và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành
vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể
chống cự được, chứ không kể đến người phạm tội đã có hành vi chiếm đoạt dduocj tài sản hay chưa.
25. Người có hành vi giao cấu với trẻ em có thể bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em.
Đúng. Vì: khoản 4 Điều 112 “ Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người
phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.” Như vậy,nếu giao cấu với trẻ em
dưới 13 tuổi thì bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em..
26. Người có hành vi đưa tiền của cho người lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi thì
bị xử lý về tội đưa hối lộ theo Điều 289 BLHS
Sai. Vì: trong trường hợp này người có hành vi đưa tiền sẽ bị truy cứu TNHS với vai trò đồng phạm đối với tội lợi dụng
ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.
27. Mọi trường hợp cố ý gây thương tích cho người khác dẫn đến hậu quả chết người, người phạm tội đều bị xét xử
theo khoản 3 Điều 104 BLHS.
Khoản 4 Điều 104 “4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù
từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Như vậy, trường hợp cố ý gây thương tích cho người khác dẫn đến hậu quả chét người có thể xử lý theo khoản 4, Điều
104 BLHS nếu thỏa mãn dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng
28. Người có hành vi đào, khoan, xẻ trái phép công trình giao thông đường bộ có thể bị truy cứu TNHS về tội cản
trở giao thông đường bộ.
Đúng. Vì: Điểm a khoản 1 Điều 203 tội cản trở giao tông đưởng bộ quy định “1. Người nào có một trong các hành vi sau
đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của
người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;”
Như vậy, Người có hành vi đào, khoan, xẻ trái phép công trình giao thông đường bộ có thể bị truy cứu TNHS về tội cản
trở giao thông đường bộ.
30. Tội trộm cắp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản.
Đúng Tội trộm cắp tài sản có CTTP vật chất hậu quả phải là điều bắt buộc tức là phải lấy được tài sản(và phải thỏa mãn
các yêu cầu cttp).. hành vi chiếm đoạt được tài sản được thực tiễn xét xử từ trước đến nay là chiếm đoạt được. Vậy nên tội
trộm cắp tài sản chỉ hoàn thành khi khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản.
31. Trong mọi trường hợp, người có hành vi tước đoạt tính mạng người khác bằng bom, mìn, lựu đạn đều bị xét xử
theo điểm e khoản 1 Điều 93 BLHS với tình tiết giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.

Sai Vì:tình tiết giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người này phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Can phạm phải sử dụng các loại công cụ, phương tiện có khả năng gây ra cái chết cho nhiều người trong cùng một thời gian như dùng súng, mìn, lựu đạn, thuốc độc.
- Phải đặt trong một hoàn cảnh cụ thể như: nổ súng nơi có đông người, đầu độc thức ăn, đồ uống có nhiều người dùng (thả thuốc độc vào giếng nước).
- Ý thức chủ quan của người phạm tội chỉ mong muốn giết 1 người. Còn nếu ý thức chủ quan của người phạm tội mong
muốn giết chết từ 2 người trở lên thì thuộc trường hợp giết nhiều người. Hậu quả trên thực tế không nhất thiết phải có nhiều người chết.
Như vậy, nếu dùng bom, mìn, lựu đạn ở nơi chỉ có 1 mình nạn nhân hay nếu ý thức của người phạm tội mong muốn
giết 2 người trở lên thì không bị xét xử theo điểm e khoản 1 Điều 93 BLHS với tình tiết giết người bằng phương pháp có
khả năng làm chết nhiều người.
32. Trường hợp nạn nhân trong vụ cướp tài sản bị chết, người phạm tội sẽ bị xét xử về tội cướp tài sản theo khoản 4 Điều 133 BLHS.
Sai. Vì: nếu trong trường hợpngượi phạm tội cướp tài san gây ra hậu quả chết người, và lỗi của họ đối với hậu quả này là
lỗi vô ý thì người phạm tội sẽ bị xét xử về tội cướp tài sản theo khoản 4 Điều 133 BLHS. Nếu người phạm tội cố ý gây ra
hậu quả chết người thì hành vi phạm tội không còn thuộc trường hợp này mà cấu thành 2 tội: tội giết người và tội cướp tài sản.
33. Hành vi khách quan của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng luôn
được thể hiện dưới hình thức không hành động phạm tội.
Đúng. Vì: hành vi khách quan thể hiện ra bên ngòai (nhằm phân biệt với suy nghĩmà không thể hiện rabên ngoài. Chỉ khi
thể hiện nó ra thế giới khách quan mới có thể xem xét hành vi đó có trái pháp luật không, nếu nó chỉ nằm trong suy nghĩ
thì không xét đến.trở về tình huống ta thấy rằng trong hoàn cảnh 1 người đang bị nguy hiểm thì luật yêu cầu người khác
nhìn thấy phải cứu giúp. Luật yêu cầu người đó phải hành động nhưng người đó lại không hành động như vậy đã cấu
thành tội phạm và hành vi khách quan đương nhiên sẽ là không hành động.
Đồng thời, khoản 1 Điều 102 quy định “1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,
tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”. ta thấy điều luật quy định là người phạm tội có hành vi không cứu giúp. Vậy
nên tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người có hành vi không hành động
không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. ở tội này chỉ có thể không hành động phạm tội.
34. Nhân viên bảo vệ của cơ quan nhà nước luôn có thể là chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm
trọng đến tài sản của Nhà nước.

Đúng. Vì: tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước đòi hỏi chủ thể phải là người có
nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của nhà nước. Trong đó nhân viên bảo vệ tài sản của cơ quan nhà nước
có nhiệm vụ bảo quản bảo vệ tài sản của cơ quan nhà nước. Vậy nên nếu có hành vi cấu thành tội này thì có thể là chủ thể của tội này.
35. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em đều có thể bị truy cứu TNHS về tội giao cấu với trẻ em.
Sai. Vì: khoản 4 Điêu 112 quy định “4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạmtội hiếp dâm trẻ em
và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.” Như vậy, những trường hợp
giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi thì cấu thành tội hiếp dâm trẻ em chứ không thể bị truy cứu về tôi giao cấu với trẻ em
36. Tài sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp có thể là tài sản thuộc sở hữu của chính người phạm tội
Đúng. Vì: đó là trong trường hợp lấy trộm tài sản của mkinhf nhung đang thuộc quản lý chiếm hữu hợp pháp của người
khác. Ví dụ : điều khiển xe vi phạm gioa thông công an thu xe để làm các thủ tục. Nhân lúc công an không để ý đã lấy
trộm xe đi, đây là lấy trộm tài sản của mình.
37. Hành vi khách quan của tội giết người luôn dưới hình thức hành động phạm tội.
Sai. Vì: hành vi khách quan của tội giết người có hai dạng đó là hành động và không hành động. Không hành động là
những trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động , phải làm những việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính
mạng của người khác nhưng họ đã không hành động không thực hiện những việc làm đó. Việc không hành động của họ
trong trường hợp này có khả năng gây ra cái chết của con người. ví dụ, mẹ không cho con bú...
38. “Tình tiết hành hung để tẩu thoát” ở điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS không đòi hỏi phải gây ra thương tích cho
người bị hành hung.
Đúng. Hành hung để tẩu thoát là trường hợp người phạm tộ có hành vi dùng vũ lực chống lại việc bắt giữ để tẩu thoát.
Đây là tình tiết tăng nặng trong cấu thành tội phamj và chỉ yêu cầu có hành hung nhằm mục đích tẩu thoát chứ không yêu
cầu gây ra hậu quả thương tích.
39. Hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai thì bị xử lý về tội cướp giật tài sản.
Sai. Cấu thành tội phạm của tội đòi hỏi phải có hành vi chiếm đoạt tài sản. hành vi chiếm đoạt phải có hai dấu hiệu đó là
công khai và dấu hiệu nhanh chóng. Như vậy, phải có đủ cả các yếu tố cấu thnahf mới bị xử về tội cướp giật. Đồng thời
chiếm đoạt tài sản một cách công khai còn là dâu hiệu của những tội khac như công nhiên chiếm đoạt tài sản.
40. Mọi trường hợp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội cướp tài sản mà có đều bị truy cứu TNHS về tội tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Điều 250
Sai Khoản 1 điều 250 “ người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội
mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tọa không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù
từ sáu tháng đến ba năm”.
Như vậy, chỉ trong trường hợp người đó không hứa hẹn trước và biết rõ tài sản do phạm tội mà có mà vẫn tiêu thụ thì bị
truy cứu TNHS về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Nếu tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội cướp tài sản mà có mà có sự hứa hẹn truocs thì bị truy cứu tội cướp tài sản với vai trò đồng phạm.
Nếu người đó không biết tài sản đó do phạm tội mà có thì không có tội.
41. Chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em phải là người đã thành niên.
Sai. Các khoản 2, 3, 4 điều 112 – tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo khoản 2 Điêu 12 người
từ 14 tuổi chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm nghiêm trọng- nên không
thể khẳng định chủ thể của của tội hiếp dâm là người đã thành niên. Đồng thời trong điều luật cũng không quy định cụ thể
bắt buộc chủ thể phải là ngườ đã thành niên.
42. Người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trộm cắp mà có luôn luôn phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội trộm cắp tài sản với vai trò người giúp sức.
Sai Nếu có thỏa thuận thì đồng phạm với vai trò giúp sức.Không có thỏa thuận và biết là tài sản do trộm cắp mà có thì xử
lý về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.Nếu không biết tài sản do trộm mà có thì không phạm tội.
43. Trường hợp người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn
khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội gián điệp.
Đúng Điều 19 Bộ luật hình sự quy định: “ Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm
đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội

định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này ”
xét trường hợp
người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. ta thấy trường hợp này tuy đã nhận làm gián điệp nhưng ngườ đó không làm mà
không có gì ngăn cản và tự thú thành khẩn khai báo – thỏa mãn tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội gián điệp
45. Nữ giới không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm
Sai Nữ giới có thể bị truy cứu tội hiếp dâm với vai trò đồng phạm là ngưỡi xúi giục hoặc tổ chức hoặc giúp sức.
46. Mọi hành vi đe doạ giết người có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện
đều cấu thành tội đe doạ giết người theo Điều 103 BLHS
Sai. Vì nếu đe dọa giết ngươi có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện nhưng hành
vi đe dọa này nhằm mục đích thực hiện tội khác thì không cấu thành tội đe doạ giết người mà cấu thành tội khác. VD đe
dọa giết người để cướp tài sản thì cấu thành tội cướp.
47. Hành vi vượt qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam trái phép để khai thác lâm sản, phát nương làm rẫy, thì
không phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ
.
đúng. Vì tội xâm phạm an ninh lãnh thổ được quy định trong điều 81 BLHS thì về dấu hiệu mặt chủ quan: 1. lỗi cố ý trực
tiếp; 2. Mục đích: gây phương hại cho an ninh lãnh thổ quốc gia của VN, làm cho an ninh biên giới phức tạp, mất ổn
định,..Như vậy, nếu những hành vi xâm nhập lãnh thổ nhưng ko phải để phương hại đến an ninh thì ko PT này.
48. Chỉ người có chức vụ, quyền hạn mới có thể bị truy cứu TNHS về tội nhận hối lộ.
Sai Chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt- là người có chức vụ quyền hạn. tuy nhiên người không có chức vụ
quyền hạn vẫn có thể bị truy cứu TNHS về tội nhận hối lộ với vai trò đồng phạm người giúp sức, tổ chức hay xúi giục.
ví dụ cụ thể là người vợ có thê phải chịu tnhs về tội nhận hối lộ là đồng phạm với chồng nếu người đưa hối lộ đưa của hối
lộ và người vợ biết rõ đó là của hối lộ nhưng vẫn nhận
49. Hành vi giao cấu với trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua dâm người chưa thành niên theo Điều 256 BLHS.
Đúng. Mua dâm quy định điểm b khoản 2 Điều 256 đối với trẻ em từ đủ 13 đến chưa đủ 16 tuổi.
Như vậy, nếu giao cấu với trẻ em từ đủ 13 đến chưa đủ 16 tuổivà dùng lợi ích vật chất để đổi lại việc quan hệ tình dục thì
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua dâm người chưa thành niên theo Điều 256 BLHS.
50. Hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả người đó chết có thể bị xét xử
theo khoản 2 Điều 202 BLHS.
Đúng. Trong trường hợp mà người không cứu giúp chính là người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi
phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ khiến người đó bị tai nạn giao thông và đã không cứu giúp. Thì bị xét xử
theo khoản 2 Điều 202 BLHS.
51. Nữ giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm.
Đúng Nữ giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm với vai trò đồng phạm là nười giúp sức, tổ chức hoặc xúi giục.
52. Trường hợp người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thì được miễn trách nhiệm hình sự.
Sai. Khoản 3 Điều 80 “ người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú , thành khẩn
khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, không thực hiện nhiệm vụ được giao tự thú đồng thời phải thành khẩn khai báo mới được miễn TNHS.
53. Mọi trường hợp người mẹ có hành vi giết con do mình mới sinh ra đều bị coi là phạm tội giết con mới đẻ và bị xử lý theo Điều 94 BLHS.
Sai. Vì: tội mẹ giết con mới đẻ phải thỏa mãn các dấu hiệu:
- Chủ thể là người mẹ đang trong trạng thái mới sinh con nghĩa là đang còn trong trạng thái tâm sinh lý không bình
thường do ảnh hưởng của việc sinh con ( mới sinh con 7 ngày trở lại).
- Nạn nhân của hành vi là con mới sinh ra trong vòng 7 ngày và là con của người phạm tộ.
- Người mẹ phải do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoăc trong hoàn cảnh khó khăn đặc biệt mà giết con mới
đẻ, hoặc vứt bỏ con con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa bé chết.
Như vậy, nếu thiếu 1 trong các yếu tố trên thì không bị xử lý theo Điều 94.
54. Người không có chức vụ quyền hạn trong việc quản lý tài sản không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản.
Sai Vì những người không có chức vụ quyền hạn trong việc quản lý tài sản cũng có thể bị truy cứu TNHS về tội tham ô
với vai trò người đồng phạm, đó là tổ chức xúi giục giúp sức.
55. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em đều phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị xử lý theo khoản 4, Điều 112 BLHS.
Sai Vì nếu đối tượng giao cấu là trẻ em từ đủ 13 đến chưa đủ 16 tuổi thì là tôi giao cấu với trẻ em.
Nếu giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi thì là phạm phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị xử lý theo khoản 4, Điều 112 BLHS.
56. Hành vi gây rối trật tự chỉ cấu thành tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 BLHS nếu nó được thực hiện ở nơi công cộng. Đúng Vì:
- Điều 254 quy định người nào gây rối trật tự công công
- Hậu quả của tội là dẫn đến tình trạng mất ổn định hỗn loạn , vô tổ chức, vô kỷ luật 1 cách nghiêm trọng ở nơi công cộng
Nên nếu không thực hiện ở nôi công cộng thì không cấu thành tội này. Như vậy, đòi hỏi Hành vi gây rối trật tự chỉ cấu
thành tội gây rối trật tự công cộng khi được thực hiện ở nơi công cộng.
57. Tất cả các tội xâm phạm sở hữu đều có mục đích tư lợi.
Sai Có hai nhóm tội: nhóm các tội có mục đích tư lợi và nhóm các tội không có mục đích tư lợi.
Nhóm không có mục đích tư lợi gồm: tội hủy hoại hoặc cốn ý làm hư hỏng tài sản điều 143, thội thiếu trách nhiệm gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước điều 144, tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản điều 145.
58. Hành vi cố ý gây thương tích cho thầy giáo, cô giáo của mình chỉ bị xử lý theo khoản 1 Điều 104 BLHS.
Sai Nếu thương tất từ 31% đến 60%, hoặc 11 % đến 30 % nhưng thuộc 1 trong các trường hợp được quy định tại khoản 1
Điều 104 thì bị xử theo khoản 2 Điều 104.
Nếu thương tật từ 61% trở lên hoặc chết người, 30% đến 60 % nhưng thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại khoản 1
thì bị xử lý theo khoản 3. Chết nhiều người xử theo khoản 4 Điều 104. Như vậy, Hành vi cố ý gây thương tích cho thầy
giáo, cô giáo của mình không chỉ bị xử lý theo khoản 1 Điều 104 BLHS mà còn được xử lý theo những điều khác nữa.
59. Mọi trường hợp dùng lựu đạn để giết người đều được coi là phạm tội giết người bằng phương pháp có khả
năng làm chết nhiều người.
Sai Vì:
Tình tiết giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người này phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Can phạm phải sử dụng các loại công cụ, phương tiện có khả năng gây ra cái chết cho nhiều người trong cùng một thời gian như dùng súng, mìn, lựu đạn, thuốc độc.
- Phải đặt trong một hoàn cảnh cụ thể như: nổ súng nơi có đông người, đầu độc thức ăn, đồ uống có nhiều người dùng (thả thuốc độc vào giếng nước).
- Ý thức chủ quan của người phạm tội chỉ mong muốn giết 1 người. Còn nếu ý thức chủ quan của người phạm tội mong
muốn giết chết từ 2 người trở lên thì thuộc trường hợp giết nhiều người. Hậu quả trên thực tế không nhất thiết phải có nhiều người chết.
Như vậy, nếu dùng lựu đạn ở nơi chỉ có 1 mình nạn nhân hay nếu ý thức của người phạm tội mong muốn giết 2 người trở
lên thì không bị xét xử theo điểm e khoản 1 Điều 93 BLHS với tình tiết giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.
60. Hậu quả mà tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản gây ra không thể ở dạng tài sản bị mất mát hoặc tài sản bị lãng phí.
Khẳng định sai. Vì theo DD145 BLHS: “1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác có giá trị từ năm
mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.”
Như vậy chỉ cần là thiệt hại tài sản từ 50tr đồng trở lên. Vì vậy, hậu quả của tội này có thể ở dạng mất mát hoặc lãng phí,
miễn là tổng thiệt hại từ 50tr đồng trở lên. Ví dụ như
61. Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em phải là nam giới từ đủ 18 tuổi trở lên.
Sai Điều 115 chỉ quy định Người nào đã thành niên = chủ thể của tội này là cả nam và nữ.
62. Đe doạ giết người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ thì bị xử lý về hai tội là tội đe doạ giết người và tội cướp tài sản.
Sai. Vì hành vi đe dọa giết người chỉ là hành vi khách quan của tội cướp tài sản là công cụ phương thức nhằm mục đích
làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. mục đích cuối cùng là chiếm đoạt tài sản nên chỉ cấu thành tôi cướp tài sản.
63. Tội xúi giục người khác tự sát có thể được thực hiện dưới dạng không hành động.
Sai Hành vi khách qan của tội xúi giục người khác tự sát là :
-thúc đẩy người khác tự tước tính mạng của họ.
- tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần giúp nạn nhân có thể thực hiện được hoặc thực hiện dễ dàng hơn việc tự sát của họ.
Chỉ có thể hành độngphạm tội.
64. Hành vi dụ dỗ người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản chỉ cấu thành tội dụ dỗ người chưa thành niên
phạm pháp theo Điều 252 BLHS.
Đúng Hành vi dụ dỗ người chưa thành niên phạm tội trộm cắp là hành vi khách quan của Điều 525. Đồng thời không thấy
ở trong cấu thành tội khác.
65. Hành vi buôn bán trái phép chất ma tuý qua biên giới có thể bị xét xử về tội buôn lậu.
Sai Vì: đối tượng của tội buôn lậu là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam , ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di
tích lịch sử văn hóa, hàng cấm. Trong đó, hàng hóa và hàng cấm ở tội này không bao gồm một số loại đã được quy định ở
tội khác. Và ma tuy đã được quy định tại chương XVIII BLHS nên không thuộc đối tượng của tội này.
66. Hành vi đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ chỉ cấu thành tội đua xe trái phép
khi đã gây thiệt hại cho sức khoẻ hoặc tài sản của người khác.

Sai Người có Hành vi đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ dù chưa gây thiệt hại vẫn phải
chịu TNHS trong trường hợp chủ thể : đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được
xóa án tích mã còn vi phạm,
67. Đối tượng tác động của tội chiếm giữ trái phép tài sản là tài sản đang được quản lý.
Sai. Vì: đối tượng tác động của tội này là những tài sản không có chủ hoặc chưa có chủ. Đó là những tài sản thoát ly khỏi
sự chiếm hữu của chủ tài sản vì nhiều lý do khác nhau như tài sản bị quên, giao nhầm, đánh rơi..hoặc là những tài sản
chưa dduocj phát hiện như kim khí quý, vật báu dưới lòng đât – những tài sản không có sự quản lý.
68. Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ bị coi là tội phạm nếu đã gây
thiệt thiệt hại về tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.
Sai Khoản 4 Điêu 202 “vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tao không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ ba tháng đên hai năm”.
Như vậy, nếu hành vi vi phạm có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưn đã được ngăn chặn kịp
thời nên đã không gây ra hậu quả thì vẫn cấu thành tội này.
69. Hành vi sử dụng tài sản (có giá trị trên 4 triệu đồng) đã mượn của người khác vào mục đích bất hợp pháp thì bị
coi là phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Sai Hành vi sử dụng tài sản (có giá trị trên 4 triệu đồng) đã mượn của người khác vào mục đích bất hợp pháp chỉ bị coi là
phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi không có khả năng trả lại tài sản đó. Nếu sử dụng mà sau đó vẫn có khả năng
thì không cấu thành tội này.
70. Hành vi buôn bán hàng cấm với số lượng lớn qua biên giới có thể bị xử lý về tội buôn lậu
Đúng Hàng cấm là đối tượng của tôi buôn lậu trừ hàng cấm được quy định ở 1 số tội khác.
hành vi buôn bán hàng cấm với số lượng lớn qua biên giới là hành vi khách quan của tội buôn lậu.
Do vậy, Hành vi buôn bán hàng cấm với số lượng lớn qua biên giới có thể bị xử lý về tội buôn lậu nếu hàng cấm không là
đối tượng ở các tội khác.
71. Mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân chỉ có ở tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Sai Tội phản bội tổ quốc cũng có mục đích cuối cùng là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
72. Mọi loại hàng hóa đều có thể là đối tượng của tội buôn lậu.
Sai Đối tượng của tội buôn lậu là tất cả hàng hóa trừ đi một số hàng hóa do tính chất đặc biệt nên đã được quy định ở một
số tộ cụ thể như ma tủy, vũ khí...
73. Hành hung để tẩu thoát là tình tiết xác định tội phạm chuyển hóa thành cướp
Sai Hành hung để tẩu thoát là tình tiết xác định tội phạm chuyển hóa thành cướp khi:
Nếu hành hung không chỉ nhằm mục đích trốn tránh sự bắt giữ mà còn nhằm cố giữ bằng được tài sản vừa chiếm đoạt và
chứng minh mục đích giữ bằng được tài sản phải có cơ sở rõ ràng bằng hành vi khách quan cụ thể.
74. Tội giết người có cấu thành tội phạm vật chất
Đúng Vì hậu quả băt buộc chết người nếu chết người chưa xẩy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội bị coi
là giết người chưa đạt hoặc tội cố ý gây thương tích tùy thuộc vào lỗi của người phạm tội.
75. Người chưa đủ 16 tuổi không phải chịu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em sai
“ĐIỀU 12. TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
“Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em
1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.”
Như vậy, cấu thành cơ bản của tội hiếp dâm trẻ em đã là tội rất nghiêm trọng. Nên đủ 14 tuổi chưa đủ 16 tuổi cũng phải
chịu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em.
76. Trường hợp người phạm tội, sau khi lén lút chiếm đoạt tài sản mà lại bị phát hiện và bao vây bắt giữ, đã dùng
vũ lực chống lại người truy đuổi thì bị coi là thực hiện tội trộm chuyển hóa thành cướp.
Sai Vì dùng vũ lực chống lại người truy đuổi và còn nhằm cố giữ tài sản vừa chiếm đoạt dduocj thì mới trộm chuyển hóa thành cướp.
Nếu chỉ nhằm trốn thoát thì không phải.
77. Nữ giới chỉ có thể bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm với vai trò là người giúp sức.
Sai Vì nữ giới có thể tham gia trong vụ đông phạm hiếp dâm với vai trò là người xúi giục người giúp sức hay người tổ chức.
78. Tội trộm cắp tài sản chỉ được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã cất giấu được tài sản vào trong người.
Sai. Trộm căp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt dduocj tai sản . để đánh giá để xem người
phạm tộ đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa đã làm chủ được tài sản hay chưa phải dựa vào đặc điểm vị trí vật bị chiếm
đoạt. Thực tiễn xét xử đã thừa nhận các trường hợp các trường hợp chiếm đoạt được ở tội trộm cắp như sau:
Nếu vật nhỏ gọn: đã cất giấu được tài sản trong người.
Nếu vật không thuộc loại nói trên thì: đã mang được tài sản ra khỏi khu vực bảo quản.Nếu tài sản để ở nơi không hình
thành khu vực bảo quản riêng: dich chuyển dduocj tài sản khỏi vị trí ban đầu. Như vậy, trong một số trường hợp do tính
chất của tài sản khó cất giấu được trong người nhưng vẫn được xem là tội cắp đã hoàn thành khi có hành vi như luật định.
79. Lỗi của người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ có thể là lỗi vô ý.
Đúng người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không mong muốn hậu quả
nguy hiểm cho xá hội mà tin hậu quả đó không xẩy ra hoặc không thấy trước hậu quả do cẩu thả. Nên chỉ có thể là lỗi vô ý.
80. Tội bức tử có cấu thành tội phạm hình thức.
Sai Tội bức tử có CTTP vật chất. Hậu quả tự sát là bắt buộc.
81. Tội giao cấu với trẻ em là tội phạm có chủ thể đặc biệt.
Đúng Vì chủ thể của tội giao cấu được quy định trong điều luật là người đã thành niên. Vậy nên chủ thể của tội này là ,chủ thể
đặc biệt phải đạt độ tuổi theo luật định
82. Người được thuê vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì phải chịu TNHS về tội vận chuyển trái phép
hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
Sai Trong trường hợp người thuê vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cho chủ hàng là người buôn lậu thì cũng bị
coi là phạm tội buôn lậu với vai trò đồng phạm.???????????
83. Chỉ phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản trong trường hợp đã chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên.
Sai Dưới 2 triệu nhưng thuộc 1 trong các trường hợp: gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính về hành vi
chiếm đoạt tài sản; đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản và chưa được xóa án tich – thì cũng phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản.
84. Đối tượng tác động của tội hiếp dâm trẻ em là trẻ em nữ từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.
Sai Thứ nhất đối tượng tác động của tội hiếp dâm trẻ em có thể là trẻ em nam.
Thứ hai, theo Khoản 4 Điều 112: “ mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em...” Thứ
3, nếu giao cấu thuận tình với trẻ em nữ từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi thì phạm tội giao cấu với trẻ em.
Như vậy đối tượng của tội hiếp dâm trẻ em là trẻ em nữ từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. và trẻ em dưới 13 tuổi. ?????
85. Nếu một người có hành vi đe dọa tước đoạt tính mạng người khác, dù nhằm bất cứ mục đích gì, mà có căn cứ
để người bị đe dọa tin rằng việc đe dọa sẽ được thực hiện thì người đe dọa sẽ phải chịu TNHS về tội đe dọa giết người.
Sai Phải căn cứ vào mục đích phạm tội để xác định tội danh, hành vi đe dọa chỉ là phương thức thực hiện mục đích. Ví dụ
nêu đe dọa nhằm mục đích cướp tài sản thì bị truy cứu về tội cướp tài sản.
86. Trẻ em là chủ thể đặc biệt của tội giao cấu với trẻ em
Sai Trẻ em là đối tượng tác động của tội giao cấu với trẻ em, còn chủ thê là người đã thành niên.
87. Hàng cấm chỉ được quy định là đối tượng tác động của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
Sai Một số hàng cấm do tính chất đặc biệt nên được quy định tại một số điều luật khác như ma tủy vũ khí, nên những mặt
hàng cấm này không phải là đối tượng tác động của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
88. Tội giết người có cấu thành tội phạm vật chất.
Đúng Vì hậu quả băt buộc chết người nếu chết người chưa xẩy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội bị coi
là giết người chưa đạt hoặc tội cố ý gây thương tích tùy thuộc vào lỗi của người phạm tội.
89. Hành vi khách quan của tội giết người có thể được thực hiện dưới hình thức không hành động phạm tội.
Đúng Vì: hành vi khách quan của tội giết người có hai dạng đó là hành động và không hành động. Không hành động là
những trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động , phải làm những việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính
mạng của người khác nhưng họ đã không hành động không thực hiện những việc làm đó. Việc không hành động của họ
trong trường hợp này có khả năng gây ra cái chết của con người. ví dụ, mẹ không cho con bú...
90. Hành vi giao cấu có sự thuận tình của đối tượng thì không phải chịu TNHS.
Sai Phải xem xét độ tuổi đối tượng giao cấu thuận tình.
Nếu nhỏ hơn 13 tuổi là tội hiếp dâm.
Đủ 13 đến 16 là tội giao cấu với trẻ em.
# Tình huống: A và B rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi A và B mỗi người mang theo khẩu súng săn tự chế. Hai người thoả
thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia
tay mỗi người một ngả. Khi A đi được khoảng 200 mét, A nghe có tiếng động, cách A khoảng 25 mét. A huýt sao 3 lần
nhưng không nghe phản ứng gì của P. A bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn
về phía con thú. Sau đó, A chạy đến thì phát hiện B đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. A vội đưa B đến trạm xá địa
phương để cấp cứu, nhưng B đã chết trên đường đi. Hỏi:
A đã phạm tội gì? Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội phạm A đã thực hiện? Lời giải:
A đã phạm tội gì?

Căn cứ vào tình huống đã cho thì A phạm tội vô ý làm
chết người theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm
2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt
tù từ 01 năm đến 05 năm

Phân tích dấu hiệu pháp lý (các yếu tố cấu thành) tội vô ý làm chết người
* Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội vô ý làm chết người là quyền nhân thân, đây là một trong những khách thể quan trọng nhất được luật
hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Đối tượng của tội này là những chủ thể có
quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng. Đó là những người đang sống, những người đang tồn tại trong thế giới
khách quan với tư cách là con người– thực thể tự nhiên và xã hội. Như vậy, trong tình huống trên A tước đoạt tính mạng
của P, xâm phạm tới quan hệ nhân thân được luật hình sự bảo vệ.
* Mặt khách quan của tội phạm:

– Hành vi khách quan của tội phạm: Người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc an toàn. Đó là những quy tắc nhằm bảo
đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người. Những quy tắc đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy
phạm hóa hoặc có thể là những quy tắc xử sự xã hội thông thường đã trở thành những tập quán sinh hoạt, mọi người đều
biết và thừa nhận. Trong tình huống trên thì A và B rủ nhau đi săn thú rừng và hai người thỏa thuận người nào phát hiện
có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần nếu không thấy phản ứng gì thì sẽ bắn. Sau đó A lên phía đồi còn B xuống khe
cạn. Và khi A nghe thấy có tiếng động, đã A huýt sáo 3 lần nhưng không nghe thấy phản ứng gì của P. A bật đèn soi về

phìa có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, A xách súng chạy đến thì phát
hiện là B đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. A vội vã đưa B đi đến trạm xá địa phương nhưng B đã chết trên đường đi
cấp cứu. Như vậy, hành vi của A do không cẩn thận xem xét kỹ lưỡng trong khi đi săn nên đã để đạn lạc vào người B làm
cho B chết.
– Hậu quả của tội phạm:
Hành vi vi phạm nói trên phải đã gây ra hậu quả chết người. Hậu quả này là dấu hiệu bắt buộc
của CTTP. Trong tình huống trên thì hành vi của A đã gây ra hậu quả làm cho B chết.
– Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: QHNQ giữa hành vi vi phạm và hậu quả đã xảy ra là dấu hiệu
bắt buộc của CTTP. Người có hành vi vi phạm chỉ phải chịu TNHS về hậu quả chết người đã xảy ra, nếu hành vi vi phạm
của họ đã gây ra hậu quả này hay nói cách khác là giữa hành vi vi phạm của họ và hậu quả chết người có QHNQ với
nhau. Trong tình huống trên thì hậu quả chết người của B là do hành vi của A gây ra. Đó là A nhằm bắn về phía con thú
nhưng đã bắn sang P, hậu quả là làm cho B chết, như vậy nguyên nhân B chết là do hành vi bắn súng của A vào người P.
* Mặt chủ quan của tội phạm:

Trong trường hợp này, A phạm tội vô ý làm chết người với lỗi vô ý vì quá tự tin. Bởi vì A tuy thấy hành vi của mình có thể
ra hậu quả làm chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả chết người đó.
– Về lí trí: A nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở chỗ thấy trước hậu quả làm chết
người do hành vi của mình có thể gây ra nhưng đồng thời lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra. Như vậy, sự thấy trước
hậu quả làm chết người ở đây thực chất chỉ là sự cân nhắc đến khả năng hậu quả đó xảy ra hay không và kết quả người
phạm tội đã loại trừ khả năng hậu đó quả xảy ra.
– Về ý chí: A không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra cái chết cho P, nó thể hiện ở chỗ, sự không mong muốn hậu
quả của A gắn liền với việc A đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. A đã cân nhắc, tính toán trước khi hành động, thể hiện ở
chỗ A đã huýt sáo như thỏa thuận với B và chỉ đến khi không nghe thấy phản ứng gì của P, A mới nhằm bắn về phía có
ánh mắt con thú nhưng hậu quả là đã bắn chết P. Và khi A xách súng chạy đến thì phát hiện B đã bị trúng đạn nhưng chưa
chết hẳn, A đã vội đưa B đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng B đã chết trên đường đi. Điều này đã chứng tỏ A
không mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Như vậy, hình thức lỗi của A trong trường hợp trên là lỗi vô ý vi quá tự tin.
* Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường, là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. Trong khuôn
khổ của tình huống đã cho thì là người có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.
=> Từ những phân tích về dấu hiệu pháp lý (các yếu tố cấu thành tội phạm) nêu trên, xét thấy có đủ cơ sở để kết
luận A phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

1. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu.
Đúng. Vì Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng của tội xâm phạm sở hữu. Vì để trở thành đối tượng
tác động của tội xâm phạm sở hữu thì tài sản đó phải thỏa mãn một số Điều kiện.
Ví dụ như: Vật: muốn thành đối tượng tác động của tội phạm xâm phạm sở hữu thì vật đó không có tính năng đặc biệt ví
dụ như ma túy, vũ khí quân dụng… Lúc bấy giờ nếu có hành vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu, định đoạt, sử dụng
những vật có tính năng đặc biệt như trên thì không cấu thành đối tượng tác động của các tội phạm sở hữu, mà cấu thành
những tội riêng biệt. Như hành vi cướp ma túy của người khác không cấu thành tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) mà cấu
thành tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS).
Cơ sở pháp lý: Điều 168, Điều 252 BLHS.
2. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp
tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123 BLHS).
Sai. Vì Trước tiên, dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người có thể cấu thành một trong hai tội danh:
– Tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người” được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS;
– Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người” được quy định tại điểm d khoản 5 Điều 169 BLHS.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào hình thức lỗi mà người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người có
thể cấu thành một tội danh hoặc hai tội danh. Cụ thể:
– Trường hợp cấu thành một tội danh: Nếu lỗi của người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là lỗi hỗn hợp, tức là người
phạm tội cố ý với hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng vô ý với hậu quả chết người thì chỉ cấu thành một
tội danh là Tội cướp tài sản hoặc Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người”.
– Trường hợp cấu thành một tội danh: Nếu lỗi của người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là lỗi hỗn hợp, tức là người
phạm tội cố ý với hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng vô ý với hậu quả chết người thì chỉ cấu thành một
tội danh là Tội cướp tài sản hoặc Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người”.
– Trường hợp cấu thành hai tội danh: Nếu người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản ngoài cố ý với hành vi dùng vũ lực
nhằm chiếm đoạt tài sản còn cố ý với hành vi giết người thì cấu thành cả hai tội danh là Tội cướp tài sản hoặc Tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản và Tội giết người.
Như vậy, dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản không phải lúc nào cũng cấu thành hai tội danh và trong trường hợp cấu
thành hai tội danh không chỉ có trường hợp Tội cướp tài sản và Tội giết người mà còn có trường hợp Tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản và Tội giết người.
3. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối là hành vi chỉ cấu thành Tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS).

Sai: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối là hành vi không chỉ cấu thành Tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) mà cò cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoat tài sản (Điều 175 BLHS)
nếu thỏa mãn hết các dấu hiệu định tội. Xét về biểu hiện khách quan:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) quy định người nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của
người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên thì cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS) quy định người nào thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của
người khác có giá trị từ dưới 4 triệu đồng (đối với trường hợp Luật định) bằng việc vay, mượn, thuê tài sản của người
khác hoặc nhận tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rôi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản (Điểm a
Khoản 1) thì cũng sẽ cấu thành tội này.
Trong trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối nhưng biểu hiện gian dối
này không là hành vi để Tội phạm chiếm đoạt được tài sản thì sẽ không cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS).
Cơ sở pháp lý: Điều 174, 175 BLHS.
4. Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi cấu thành Tội giúp người
khác tự sát (Điều 131 BLHS).

Sai. Giúp người khác tự sát là hành vi tạo ra những Điều kiện vật chất hoặc tinh thần để người khác sử dụng các Điều kiện đó để tự sát.
Hành vi khách quan của Tội giúp người khác tự sát là hành vi tạo ra những Điều kiện vật chất hoặc tinh thần để người
khác tự sát như cung cấp thuốc độc để nạn nhân tự đầu độc hoặc chỉ dẫn cách tự sát. Hành vi khách quan này chỉ đóng vai
trò là Điều kiện để nạn nhân sử dụng các Điều kiện đó mà tự sát. Chủ thể tội phạm không trực tiếp tước đi tính mạng của nạn nhân.
Còn hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác dù có theo yêu cầu của người bị hại hay không đều là hành vi khách
quan của tội giết người.
Như vậy, cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại không là hành vi cấu thành tội giúp người khác tự sát.
Cơ sở pháp lý: Điều 131, Điều 123 BLHS.
5. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp
dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng giả.
Sai. Không phải cứ là hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơ so với tiêu chuẩn đã đăng ký, công bố, ghi
trên bào bì là hàng giả. Trong trường hợp trên, để hàng hóa đó là hàng giả thì phải đáp ứng Điều kiện theo: “Hàng hóa có
hàm lượng, định lượng chất chính, tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở
xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa”.
Cơ sở pháp lý: Điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định 08/2013.
6. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm quy định tại Điều 192, 193, 194, 195 BLHS.
Sai. Hàng giả còn có thể là đối tượng tác động của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nếu hàng hóa giả về nhãn
hiệu, chỉ dẫn địa lý. Cơ sở pháp lý Điều 226
7. Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành tội trốn thuế được quy định được
quy định tại Điều 200 BLHS.

Đúng. Hành vi khách quan cấu thành tội trốn thuế là các hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 200. Trong đó có các
hành vi cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; câu kết với người gửi hàng để
nhập khẩu hành hóa; khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi
hàng hóa đã được thông quan ngoài cấu thành tội trốn thuế (Điều 200) còn có thể cấu thành các tội buôn lậu (Điều 188),
tội vận chuyển trái phép hành hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189)... trong những trường hợp thỏa mãn cấu thành tội phạm của các tội này.
Cơ sở pháp lý: Điều 188, Điều 189, Điều 200 BLHS.
8. Không phải mọi hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đều cấu thành Tội in trái
phép hóa đơn, chứng từ thu nộp từ ngân sách nhà nước (Điều 203 BLHS).

Đúng. Hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước chỉ cấu thành Tội in trái phép hóa đơn, chứng
từ thu nộp từ ngân sách nhà nước nếu chứng từ, hóa đơn từ thu nộp ngân sách ở dạng phôi từ 50 đến dưới 100 số hoặc hóa
đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30000000 đồng đến dưới 100000000 đồng.
Cơ sở pháp lý: Điều 203 BLHS.
9. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS).
Sai.
10. Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành Tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125).

Sai. Vì không phải mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành Tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125).
Để bị cấu thành tội Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi phải thỏa mãn 02 yếu tố sau:
Thứ nhất, đối với người bị giết phải là người có hành vi phạm tội nghiêm trọng:
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân, trước hết bao gồm nhưng hành vi vi phạm pháp luật hình sự xâm phạm
đến lợi ích của người phạm tội hoặc đối với những người thân thích của người phạm tội. Thông thường những hành vi trái
pháp luật của nạn nhân xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người phạm tội và những người thân
thích của người phạm tội.
Thứ hai, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là nguyên nhân dẫn tới trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội:
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với tinh thần bị kích động mạnh là mối quan hệ tất yếu nội tại có cái này
thì ắt có cái kia. Không có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân thì không có tinh thần bị kích động mạnh của
người phạm tội và vì thế nếu người phạm tội không bị kích động bởi hành vi trái pháp luật của người khác thì không
thuộc trường hợp phạm tội này.
11. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành là đồng phạm.
Đúng. Vì hành vi giúp sức thường được thực hiện trước khi người thực hành bắt tay vào việc thực hiện tội phạm. Cũng có
khi hành vi giúp sức được tiến hành khi tội phạm đang thực hiện nhưng chưa kết thúc hoặc đã hoàn thành mà chưa kết thúc.
Ví dụ: A lẻn vào nhà B để cướp tài sản, A bóp cổ B chết nhưng không biết B để tài sản ở đâu. Sau đó A gọi điện thoại cho
C hỏi xem B thường để tài sản ở đâu thì C chỉ cho A biết chỗ để lấy tài sản. Như vậy hành vi này là giúp sức trong khi tội
phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc.
12. Phạm tội do phòng vệ quá muộn là phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Sai. Phạm tội do phòng vệ quá muộn là khi sự tấn công đã thực sự chấm dứt thì mới có hành vi phòng vệ. Tức sự tấn công
không còn hiện hữu nên không thỏa mãn Điều kiện thứ 3 trong số 3 Điều kiện làm phát sinh quyền phòng vệ, trong trường
hợp này quyền phòng vệ không khởi phát. Một khi quyền phòng vệ không khởi phát thì không thể xem xét hành vi đó là
phòng vệ chính đáng hay là vượt quá giới hạn cho phép
13. Người bị cưỡng bức thân thể thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự gây thiệt hại cho xã hội được quy định trong BLHS.
Đúng. Bị cưỡng bức thân thể là trường hợp biểu hiện ra bên ngoài của một người nào đó đã gây thiệt hại cho xã hội nhưng
họ không phải chịu trách nhiệm hình sự vì biểu hiện đó không phải là hành vi. Trong trường hợp cưỡng bức thân thể, biểu
hiện ra bên ngoài của con người có thể không được ý thức của họ kiểm soát hoặc có thể không được ý chí của họ Điều khiển.
14. Lỗi ở tội giết người chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp.
Sai. Lỗi cố ý gián tiếp trong trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến tính
mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xẩy ra nhưng để đạt được mục đích của mình người phạm tội
có ý thức để mặc cho hậu quả xẩy ra hay nói cách khác,họ có ý thức chấp nhận hậu quả đó (nếu xẩy ra). Điều đó có nghĩa
là trong ý thức chủ quan của mình, người phạm tội hoàn toàn không có ý định tước đoạt tính mạng của người khác, mà họ
chỉ thực hiện hành vi phạm tội với thái độ bỏ mặc cho hậu quả muốn đến đâu thì đến..
Trực tiếp: Cầm dao đâm thẳng vào tim/cắt đứt cổ/…… với ý chí làm cho người đó chết.
Gián tiếp: Cầm dao đâm bừa vào người, trúng đâu thì trúng, bỏ mặc hậu quả và ý chí là mong muốn người đó chết.
Hay lỗi gián tiếp ví dụ trường hợp biết nạn nhân không biết bơi, người thực hiện hành vi phạm tội đã đẩy nạn nhân ngã
xuống hồ bơi, sông hồ để nạn nhân chết đuối.
Câu 1: So sánh tội giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người với tội giết nhiều người ?
– Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là trường hợp kẻ phạm tội giết người đã sử dụng
công cụ, phương tiện, phương pháp thủ đoạn và trong điều kiện cụ thể, phương pháp thủ đoạn đó có khả năng làm chết nhiều người.
Ví dụ : dùng lựu đạn ném vào trong khách sạn đang có đông người.
Giết nhiều người là trường hợp kẻ phạm tội cố ý cướp đoạt tính mạng từ hai người trở lên…
+ Giống nhau: đều là tình tiết tăng nặng thuộc về mặt khách quan của tội phạm. + Khác nhau:
Tội giết nhiều người thì bằng phương tiện thủ đoạn không bắt buộc hoặc không có tính nguy hiểm cao. 
Trong tội giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người thì cụ thể phương tiện, phương
pháp thủ đoạn là dấu hiệu bắt buộc phải có tính nguy hiểm cao, 
Tội giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là không bắt buộc phải có hậu quả xảy
ra chỉ cần có khả năng làm chết nhiều người (không đòi hỏi phải thật sự gây ra chết nhiều người ). 
Tội giết nhiều người thường bắt buộc phải có hai người chết trở lên thì mới áp dụng tình tiết tăng nặng.
* Hai tội này chỉ khác nhau ở mặt hậu quả.
Câu 2 : So sánh tội giết người chưa đạt với tội cố ý gây thương tích
– Tội giết người chưa đạt là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật nhưng vì lý do khách
quan mà nạn nhân không chết
Ví dụ : dùng súng bắn những bắn trật…
– Tội cố ý gây thương tích là hành vi cố ý gây tổn thương cho sức khoẻ của người khác dưới dạng thương tích cụ thể như :
chặt chân, chặt tay, chọc mù mắt, sẻo mũi, tai, môi, cắt lưỡi nạn nhân… Ví dụ : do mâu thuẫn với B, A đã dùng dao chặt đứt một chân của B.
+ Giống nhau: Chủ thể: là bất kỳ ai có năng lực TNHS
– ĐTTĐ là con người đang sống :
– Khách thể: đều xâm phạm đến quyền sống và bảo vệ tính mạng của con người.
+ Khác nhau: Mặt chủ quan: tội giết người chưa đạt là lỗi cố ý trực tiếp còn lỗi của tội cố ý gây thương tích cũng là lỗi cố
ý nhưng có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
– Hậu quả tội giết người chưa đạt thì nạn nhân có thể có thương tích hoặc không có thương tích. Còn tội cố ý gây thương
tích thì hậu quả là làm cho nạn nhân bị thương tích .
– Mặt khách quan : tội giết người chưa đạt người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có tính nguy hiểm cho xã hội,
còn tội cố ý gây thương tích thì hậu quả thương tích là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
* Kết luận: Dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là nhận thức chủ quan và công cụ phương tiện phạm tội
Câu 3: So sánh tội cưỡng dâm với tội hiếp dâm ?
>> Xem bài làm đầy đủ tại đây: So sánh tội cưỡng dâm với tội hiếp dâm
* Cưỡng dâm là h/vi người dùng thủ đoạn khiến người lệ thuộc vào họ hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải
miễn cưỡng giao cấu với người đó
Ví dụ : A là nhân viên làm thất lạc hồ sơ của công ty, B là cấp trên của A và B biết A làm thất lạc hồ sơ nên b nói với A là
cho B giao cấu B sẽ không kỷ luật A nên A đồng ý.
* Tội hiếp dâm là hành vi giao cấu trái ý muốn của người phụ nữ bằng thủ đoạn dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác.
Ví dụ : A có hành vi hiếp dâm B
+ Giống nhau: Khách thể: đều xâm phạm đến quyền tự do tình dục.
Chủ thể: Đều là nam giới.
chủ quan: Đều là hành vi cố ý trực tiếp. + Khác nhau:
– Mặt khách quan : hành vi của tội hiếp dâm là giao cấu trái ý muốn của nạn nhân nhưng hành vi trong tội cưỡng dâm thì
có sự đồng ý miễn cưỡng của người phụ nữ.
+ Thủ đoạn : tội hiếp dâm có thủ đoạn như dùng vũ lực, thủ đoạn khác. Còn tội cưỡng dâm thì thủ đoạn chỉ là uy hiếp, dụ
dỗ (uy hiếp nhưng không có khả năng làm tê liệt ý chí của nạn nhân).
+ Nạn nhân trong tội hiếp dâm là không phải bị lệ thuộc, không phải trong tình trạng quẫn bách; còn nạn nhân trong tội
cưỡng dâm là người bị lệ thuộc người phạm tội hoặc trong tình trạng quẫn bách
* Kết luận: Dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là hành vi phạm tội. Tội hiếp dâm là hành vi giao cấu trái ý muốn
của người phụ nữ, tội cưỡng dâm có sự đồng ý miễn cưỡng của người phụ nữ.
Câu 4: So sánh tình tiết giết người để thực hiện tội phạm khác với tình tiết giết người mà ngay sau đó phạm tội nghiêm trọng khác?
– Tội giết người để thực hiện tội phạm khác là trường hợp người phạm tội muốn thực hiện tội phạm khác nên đã giết nạn nhân.
Ví dụ : A muốn cướp xe máy của B nên A đã đâm chết B.
– Giết người mà ngay sau đó phạm tội nghiêm trọng khác là tình tiết tăng nặng thuộc thân nhân người phạm tội (ý thức
coi thường pháp luật) người phạm tội giết người họ lại phạm tội nghiêm trọng khác
Ví dụ : Ngay sau khi giết chết M trên đường bỏ trốn A lại phạm tội hiếp dâm. + Giống nhau:
về chủ thể, về hậu quả chết người
+ Khác nhau: Có 4 điểm khác nhau
– Tội giết người để thực hiện tội phạm khác là động cơ là dấu hiệu bắt buộc còn tội giết người mà ngay sau đó phạm tội
nghiêm trọng khác nhân thân phạm tội không có động cơ bắt buộc.
– Tội giết người để thực hiện tội phạm khác có thể là nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng còn tội giết người mà ngay sau
đó phạm tội nghiêm trọng khác thì bắt buộc là tội nghiêm trọng.
– Tội giết người để thực hiện tội phạm khác có thể chưa thực hiện được. Còn tội giết người mà ngay sau đó phạm tội
ngiêm trọng khác thì tội đó được thực hiện.
– Trong tội giết người để thực hiện tội phạm khác trong khoảng thời gian giữa tội khác và tội giết người có thể ngắn, có
thể dài không phải là dấu hiệu bắt buộc còn trong tội giết người mà ngay sau đó phạm tội nghiêm trọng khác thì khoảng
thời gian giữa tội khác và tội giết người là rất ngắn, liên tục ngay sau khi giết người
Câu 5: So sánh tội tham ô với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
– Tội tham ô là hành vi của người có chức vụ quyền hạn họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà họ có
trách nhiệm quản lý trị giá từ 5 triệu đồng trở lên hoặc dưới 5 triệu nhưng vì phạm nhiều lần gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
Ví dụ : A là thủ kho của công ty X, A đã lén lúc lấy 5 tấn phân đem bán được 10 triệu để làm tài sản riêng.
– Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã sử dụng chức
vụ của mình như một phương tiện để có thể thực hiện được hành vi lừa dối hoặc có thể để thực hiện hành vi đó một cách
dễ dàng, thuận lợi hơn.
Ví dụ : A là thủ trưởng trong cơ quan, a đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình ra lệnh cho B là thủ kho phải giao cho A
10 tấn phân nếu không đưa A sẽ đuổi việc B.
Giống nhau: Khách thể: đều xâm phạm quan hệ sở hữu, hoạt động đúng đắn của cơ quan NN
+ Chủ thể: đều là người có chức vụ quyền hạn.
+ Mặt chủ quan: đều là lỗi cố ý trực tiếp.
+ Mặt khách quan : đều là tội cấu thành vật chất.
– Đều lợi dụng cức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản Khác nhau:
+ Đối tượng tác động : Tội tham ô thì tài sản bị chiếm đoạt do chính người phạm tội quản lý, còn tội lợi dụng chức vụ
quyền hạn thì tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản lý.
+ Khách quan : Tội tham ô người phạm tội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản do mình quản lý một cách
lén lút và gian dối. Còn tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội đã lợi dụng chức vụ của
mình chiếm đoạt do người khác quản lý bằng những thủ đoạn uy hiếp tinh thần, gian dối hoặc lợi dụng lòng tin…
+ Chủ thể: Tội tham ô thì chủ thể là người có chức vụ quyền hạn trực tiếp quản lý tài sản còn chủ thể của tội lợi dụng
chức vụ quyền hạn chiếm đoạt là bất kỳ ai có chức vụ nhưng không trực tiếp quản lý tài sản.
* Kết luận: Dấu hiệu quan trọng để thực hiện hai tội này chính là dấu hiệu thuộc về mặt khách của tội phạm.
Câu 6: So sánh tội trộm cắp tài sản XHCN với tội tham ô ?
– Tội trộm cắp tài sản XHCN là hành vi chiếm đoạt tài sản do người khác quản lý bằng thủ đoạn lén lút. : dụ A đi qua
hợp tác xã B thì thấy không có ai nên A vào trộm thóc.
– Tội tham ô là hành vi của người có chức vụ quyền hạn họ đã lơị dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản XHCN mà
họ có trách nhiệm quản lý trị giá từ 5 triệu đồng trở lên hoặc dưới 5 triệu nhưng vi phạm nhiều lần gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
Ví dụ : A là thủ kho của công ty X, A đã lén lút lấy 5 tấn phân đem bán được 10 triệu làm tài sản riêng.
Giống nhau: Mặt chủ quan đều lỗi cố ý trực tiếp.
+ Khách thể đều xâm phạm quyền sở hữu XHCN
+ Mặt khách quan đều là tội cấu thành vật chất
Khác nhau: ĐTTĐ : tài sản của tội trộm cắp là tài sản đang do người khác quản lý, còn tài sản của tội thâm ô thì do người phạm tội quản lý.
– Chủ thể: tội trộm cắp thì chủ thể là chủ thể thường (bất kỳ ai) còn chủ thể của tội tham ô thì là chủ thể đặc biệt (người có chức vụ quyền hạn).
Câu 7: So sánh tội tham ô với tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
– Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản trong hợp đồng dân sự.
– Tội tham ô là hành vi của người có chức vụ quyền hạn họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà họ có
trách nhiệm quản lý trị giá từ 5 triệu đồng trở lên hoặc dưới 5 triệu nhưng vi phạm nhiều lần gây hậu quả nghiêm trọng đã
bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
Ví dụ : M là thủ kho của công ty X, M đã lén lút lấy 5 tấn phân đem bán được 10 triệu đồng làm tài sản riêng.
Giống nhau: ĐTTĐ : đều là tài sản do chính người phạm tội quản lý.
+ Khách thể đều xâm phạm quan hệ sở hứu,
+ Mặt chủ quan đều là lỗi cố ý trực tiếp
+ Mặt khách quan đều là tội cấu thành vật chất Khác nhau:
+ Chủ thể tội tham ô thì chủ thể là những người có chức vụ quyền hạn trong việc quản lý tài sản . Định đoạt hoặc quản lý
trên thực tế hoặc trên sổ sách gồm người đảm nhiệm chức vụ, đảm nhiệm công tác kinh tế, tài chính… Còn chủ thể của tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là người được chủ tài sản tín nhiệm căn cứ vào hợp đồng dân sự mà các chủ tài sản đã ký.
– Mặt khách quan : trong tội tham ô người phạm tội đã lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lý motä
cách lén lút hoặc thủ đoạn gian dối. Còn trong tội lạm dụng tín nhiệm người phạm tội đã lợi dụng sự tín nhiệm của chủ tài
sản để chiếm đoạt tài sản trong hợp đồng dân sự.
* Kết luận: tội tham ô người phạm tội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản do chính mình quản lý, còn tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì tài sản bị chiếm đoạt là tài sản được giao trên cơ sở hợp đồng dân sự.
Câu 8: So sánh tội lạm dụng tín nhiệm với tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân?
– Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân là hành vi chiếm đoạt tài sản của công dân bằng thủ
đoạn lạm dụng chức vụ quyền hạn.
Ví dụ : A là công an đã uy hiếp B là công dân buộc B phải nộp cho A 10 triệu còn không A sẽ bắt giam B
– Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản của công dân là hành vi chiếm đoạt toàn bộ hoặc 1 phần tài sản trong hợp đồng dân sự.
Giống nhau: Khách thể đều xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.
+ Mặt chủ quan đều là lỗi cố ý trực tiếp
+ Mặt khách quan đều lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân.Đều là tội cấu thành vật chất
Khác nhau: ĐTTĐ : tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì tài sản do người phạm tội quản lý, còn tội lạm dụng
chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân thì tài sản do người khác quản lý
– Chủ thể: tội lạm dụng tín nhiệm thì chủ thể là người được chủ tài sản tín nhiệm giao quản lý tài sản còn chủ thể của tội
lạm dụng chức vụ quyền hạn là chủ thể đặc biệt là người có chức vụ
– Mặt khách quan : tội lạm dụng tín nhiệm người phạm tội đã thực hiện hành vi lạm dụng sự tín nhiệm của chủ tài sản
chiếm đoạt toàn bộ hoặc 1 phần tài sản trong hợp đồng. Còn tội lạm dụng chức vụ quyền hạn người phạm tội đã lạm dụng
chức vụ uy hiếp tinh thần chủ tài sản và gian dối để chiếm đoạt tài sản của công dân.
* Kết luận: tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản người thì phạm tội đã chiếm đoạt tài sản mình được giao trên cơ sở
hợp đồng (lạm dụng tín nhiệm của chủ tài sản). Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân thì
người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản của công dân bằng thủ đoạn lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình (chức vụ quyền
hạn được sử dụng như phương tiện để chiếm đoạt).
Câu 9: So sánh tội chiếm giữ trái phép với tội sử dụng trái pháp tài sản XHCN
– Tội chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi không trả lại tài sản bị giao nhằm hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách
nhiệm do mình tìm được, bắt được
– Tội sử dụng trái phép tài sản là hành vi vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản gây hậu quả nghiêm trọng hoặc bị xử phạt hành chính.
Giống nhau: Khách thể đều xâm phạm quyền sở hữu tài sản nhưng không có tính chiếm đoạt.
Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực TNHS.
Mặt khách quan đều là tội cấu thành vật chất. Khác nhau:
– ĐTTĐ đối tượng của tội chiếm giữ trái phép la những tài sản không có người quản lý hoặc chưa có người quản lý còn
đối với của tội sử dụng trái phép là những tài sản mà việc sử dụng không làm cho tài sản bị mất mát hoặc có thể đem lại
cho người sử dụng những lợi ích vật chất.
– Hành vi phạm tội: hành vi của phạm tội sử dụng trái phép là hành vi sử dụng trái pháp luật. Còn hành vi của tội chiếm
giữ trái phép là hành vi chiếm giữ trái pháp luật.
– Mặt chủ quan: lỗi của người phạm tội chiếm giữ trái phép là lỗi cố ý trực tiếp người phạm tội biết tài sản có trong tay
một cách ngẫu nhiên, biết mình có nhiệm vụ phải trả lại cho chủ tài sản hoặc phải giao nộp cho cơ quan có nhiệm vụ
nhưng lại mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình.
+ Lỗi của người phạm tội sử dụng trái phép là lỗi cố ý (có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp) người phạm tội biết mình có
hành vi sử dụng trái phép tài sản và chỉ mong muốn sử dụng vì mục đích vụ lợi không mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình.
* Kết luận: Tội chiếm giữ trái phép tài sản thì hành vi phạm tội là hành vi chiếm giữ trái phép còn tội sử dụng trái phép là
hành vi sử dụng trái phép “dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là hành vi của tội phạm”
Câu 10: So sánh tội môi giới hối lộ với người phạm tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi
– Tội môi giới hối lộ là hành vi làm trung gian giữa người nhận hối lộ và người đưa hối lộ nhằm đạt được sự thỏa thuận
hoặc thực hiện sự thỏa thuận hối lộ.
– Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi là hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có
chức vụ quyền hạn để trục lợi không chỉ một cách làm tiền trái pháp luật mà còn cotội phạm thể xâm hại đến hoạt động
đúng đắn và uy tín của cơ quan Nhà nước – tổ chức.
Giống nhau: Chủ thể: đều là chủ thể thường
Mặt chủ quan đều là lỗi cố ý trực tiếp
+ Tội môi giới hối lộ thì bất kỳ động cơ nào, còn tội lợi dụng ảnh hưởng thì với động cơ tư lợi.
– Khách thể: đều là các tội về chức vụ, là những quan hệ xã hội – XHCN đảm bảo sự hoạt động đúng đắn và uy tín của sơ
quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Tiền và lợi ích của công dân. Khác nhau:
– Mặt khách quan : người làm môi giới hối lộ luôn hành động theo yêu cầu của người khác, còn tội lợi dụng ảnh hưởng là
tội cấu thành hình thức.
– Hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, người ảnh hưởng nhận tiền của hoặc mọi
lợi ích vật chất khác của người có việc để cho mình, còn hành vi trong tội môi giới hối lộ người làm môi giới nhận của hối
lộ để chuyển cho người có chức vụ quyền hạn.
* Kết luận: dấu hiệu để phân biệt hai tội này là hành vi phạm tội.
Câu 11: So sánh tội đưa hối lộ với tội nhận hối lộ
Tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ quyền hạn họ đã lợi dụng chức vụ của mình trực tiếp hoặc qua trung gian
nhận tiến, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 500 ngàn trở lên hoặc dưới 500 ngàn
nhưng vi phạm nhiều lần.
– Tội đưa hối lộ là hành vi trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới
bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ quyền hạn có giá trị từ 500 ngàn trở lên hoặc dưới 500 ngàn nhưng vi phạm
nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng và đề nghị người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích
hoặc theo yêu cầu của mình. * Giống nhau:
– Mặt khách quan đều là tội cấu thành hình thức.
– Khách thể đều là các tội phạm về chức vụ.
– Mặt chủ quan đều là lỗi cố ý trực tiếp. * Khác nhau:
– Chủ thể tội nhận hối lộ là người có chức vụ quyền hạn, còn tội đưa hối lộ là chủ thể thường.
– Mặt chủ quan: tội đưa hối lộ bất kỳ động cơ nào, còn tội nhận hối lộ động cơ tư lợi.
– Kết luận: dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này chính là hành vi đưa và nhận tiền, tài sản hoặc hiện vật khác.
Câu 12: So sánh tội nhận hối lộ với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
– Tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ quyền hạn, họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình trực tiếp hoặc
qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 500 ngàn trở lên hoặc
dưới 500 ngàn nhưng vi phạm nhiều lần.
– Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với ngưới khác để trục lợi là hành vi lợi dụng chức vụ của mình nhận
tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có trị giá từ 500 ngàn đến 10 triệu hoặc dười 500 ngàn
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm. * Giống nhau:
– Khách thể: đều xâm phạm QHXH – XHCN
– Chủ thể: đều là người có chức vụ quyền hạn.
– Mặt chủ quan: đều là lỗi cố ý trực tiếp hay qua trung gian nhận tiền, hiện vật hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình
thức nào “đều là tội cấu thành hình thức” * Khác nhau:
– Mặt khách quan : dấu hiệu bắt buộc của tội nhận hối lộ là phải có sự thỏa thuận trước giữa người nhận và người đưa hối
lộ về của hối lộ cũng như về việc làm có lợi cho người đưa hối lộ, còn dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây
ảnh hưởng với người khác để trục lợi là hành vi nhận tiền, hiện vật hoặc lợi ích vật chất khác
* Kết luận: dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là hành vi phạm tội.
Câu 13: So sánh tội giết người đang thi hành công vụ với tội giết người vì lý do công vụ của nạn nhân.
– Tội giết người đang thi hành công vụ là trường hợp kẻ phạm tội biết rõ nạn nhân đang thi hành công vụ hợp pháp mà vẫn giết họ.
– Tội giết người vì lý do công vụ của nạn nhân là trường hợp kẻ phạm tội có động cơ cản trở hoặc trả thù nạn nhân thi hành công vụ. * Giống nhau:
– Khách thể đều xâm quyền tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người (quyền sống) đều là người thi hành công vụ hợp pháp.
– Mặt khách quan đều là tội cấu thành vật chất
– Mặt chủ quan: đều là lỗi cố ý
– Chủ thể: đều là chủ thể thường
* Khác nhau: tội giết người đang thi hành công vụ là nạn nhân đang thi hành công vụ và kẻ phạm tội cũng biết là nạn
nhân đang thi hành công vụ, còn tội giết người vì lý do công vụ của nạn nhân thì giết nân nhân có thể xảy ra khi nạn nhân
đang thi hành công vụ nhằm để cản trở hoặc nạn nhân đã thi hành công vụ để trả thù.
* Kết luận: dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là mục đích của việc phạm tội.
Câu 14: So sánh tội hoạt động phỉ với tội bạo loạn
– Tội hoạt động phỉ là hành vi hoạt động vũ trang ở vùng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác nhằm chống chính quyền
nhân dân và chống nhân dân.
– Tội bạo loạn là hành vi hoạt động vũ trang hay bạo lực có tổ chức nhằm chống lại chính quyền nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân. * Giống nhau:
– Khách thể đều xâm phạm ANQG
– Mặt khách quan đều có hành vi hoạt động vũ trang
– Chủ thể: là bất kỳ người nào đủ từ 16 tuổi trở lên Có năng lực TNHS.
– Mặt chủ quan: đều là lỗi cố ý trực tiếp
– Mục đích đều có mục đích chống chính quyền nhân dân
* Khác nhau: Địa điểm thực hiện hành vi hoạt động vũ trang
– Đối với tội bạo loạn thì bất kỳ nơi nào nhưng trong tội hoạt động phỉ bắt buộc ở vùng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu.
– Tính chất của hành vi hoạt động vũ trang trong tội bạo loạn là hành vi hoạt động được thực hiện dưới hình thức đồng
phạm công khai trên quy mô lớn, còn trong tội hoạt động phỉ thì lẻ tẻ vài tên thậm chí 1 tên, có khi công khai nhưng
thường là lén lút trên quy mô vừa và nhỏ.
Câu 15: Phân biệt tội khủng bố với tội giết người
– Tội khủng bố là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe tự do thân thể của nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã
hội, hoặc công dân, nhằm chống chính quyền nhân dân.
– Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật. * Phân biệt :
– Khách thể: tội khủng bố xâm phạm ANQG còn tội giết người xâm phạm quyền về nhân thân (quyền sống)
– Mặt khách quan tội khủng bố có hai hậu quả
+ Hậu quả trực tiếp là thiệt hại tính mạng của nhân viên Nhà nước.
+ Hậu quả gián tiếp là làm cho chính quyền suy yếu.
Còn tội giết người thì có 1 dạng hậu quả là nạn nhân chết.
– Chủ thể: tội khủng bố là những người từ đủ 16 tuổi trở lên, còn tội giết người thì từ đủ 14 tuổi trở lên.
– Mặt chủ quan tội khủng bố là lỗi cố ý trực tiếp còn tội giết người là lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp.
– Mục đích tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân cùng tội giết người không nhằm chống chính quyền nhân dân.
Kết luận: dấu hiệu đặc biệt để phân biệt hai tội này là mục đích phạm tội.
Câu 16: So sánh tội phá hoại CSVCKT của XHCN với tội phá hủy công trình ANQG
– Tội phá hoại CSVCKT của XHCN là hành vi phá hoại hoặc làm hư hỏng những giá trị vật chất thuộc các lĩnh vực
ANQG, kinh tế – khoa học kỹ thuật, văn hóa và xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân.
– Tội phá huỷ công trình về ANQG là hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng các công trình và phương tiện như giao thông
vận tải, thông tin liên lạc, hệ thống tải điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi, các công trình quan trọng khác về ANQG,
kinh tế khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, nhưng không có mục đích chống chính quyền nhân dân. * Giống nhau:
– Khách thể đều xâm phạm tội phạm đến tài sản vật chất có vị trí quan trọng đối với ANQG.
– Mặt khách quan đều có giá trị vật chất
+ Đều có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng.
+ Hậu quả là đều làm cho đ/t td mất giá trị sử dụng
+ Đều có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại tài sản.
+ Đều có chung thủ đoạn như đốt cháy tháo vỡ * Khác nhau: