Ôn tập Luật Hồi Giáo - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Luật Hồi Giáo được hình thành từ thế kỷ VII, mặc dù dường như không phù hợp với cuộc sống hiện đại. Luật Hồi giáo là Luật được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản, các trụ cột của đạo Hồi và các phong tục tập quán của người Hồi giáo. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Luật hồi giáo là gì? Tìm hiểu về hệ thống pháp luật Hồi giáo?
Luật Hồi Giáo được hình thành từ thế kỷ VII, mặc dù dường như không phù hợp
với cuộc sống hiện đại. Luật Hồi giáo là Luật được xây dựng trên cơ sở các nguyên
tắc cơ bản, các trụ cột của đạo Hồi và các phong tục tập quán của người Hồi giáo.
Đạo Hồi ra đời vào khoảng đầu thế kỷ thứ 7 sau công nguyên ở khu vực Mecca nay thuộc
Ả Rập Xê Út. Muhammad được xem là người khai sáng và được các tín đồ Hồi Giáo tôn
vinh là tinh thần là toàn năng và mình cửu. Bởi họ tin rằng á Muhammad đã được Thánh
Ala cử đến để răn dạy các quy tắc.
Hiện nay á trên thế giới có khoảng 10.000 tôn giáo nhưng đạo Hồi là tôn giáo đứng hàng
thứ 2 trên thế giới có khoảng 1,8 tỷ tín đồ. Nhưng đối với người Việt Nam của chúng ta,
đạo Hồi còn rất là xa lạ khi nhắc đến đạo hồi chúng ta thường liên tưởng đến hình ảnh
nào là chiến tranh nào là các vụ tự sát. Ở thành phố Hồ Chí Minh á có hơn 10 thánh
đường hồi giáo phần lớn á được xây dựng bởi đồng người Ấn Độ Indonesia và Malaysia.
1. Luật Hồi giáo là gì?
Cùng với Thiên Chúa giáo và Phật Giáo, Hồi giáo là 1 trong 3 tôn giáo lớn nhất trên thế
giới, lãnh thổ mở ra rất nhanh chóng, chủ yếu con đường xâm chiếm, chinh phục và một
phần là qua con đường buôn bán và truyền giáo của các giáo sĩ đạo Hồi. Hiện nay,
khoảng 1,5 tỷ tín đồ với khoảng 30 quốc gia trên thế giới được coi là quốc gia Hồi giáo.
Thuật ngữ Hồi giáo (Islam) có nghĩa là “tuân phục”-đó cũng là tư tưởng trung tâm của
các tín đồ tôn giáo. Đạo Hồi chính là lời răn dạy của thánh Allah mà Mohammed đã tìm
ra và truyền lại cho người đời, điều đó đã được khái quát thông qua lời cầu nguyện:
“không có chúa trời nào khác ngoài Allah và Mohammed là tiên tri của Ngài”.
Trong đạo Hồi có bộ luật áp dụng cho các tín đồ của mình. Các tín đồ Hồi giáo sống tuân
theo giới luật đạo Hồi (Sharial). Nó không phải là một bộ phận độc lập mà mà được xem
là một phần của đạo Hồi, có những quy định như: cấm trộm cắp, nói dối, giết người,
ngoại tình và uống rượu. Sharial cũng bắt buộc người Hồi giáo phải có đức khoan dung
và khiêm tốn, đối xử với nhau một cách công bằng. Như vậy có thể hiểu luật Hồi giáo
chính là hệ thống các quy định mang tính tôn giáo của những người theo đạo và các quy
định này hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi phối của nhà nước, không có quyền lực
nào có thể thay thế luật Hồi giáo.
2. Đặc điểm của Luật Hồi giáo
Biểu tượng của Đạo Hồi là hình ảnh mặt trăng lưỡi liềm và ngôi sao tượng trưng cho
quyền năng tối cao của các bậc thánh thần, sự tốt lành và hạnh phúc. Ngoài ra, Hồi giáo
thì màu xanh lá cây là tượng trưng cho sự cứu rỗi tiên tri và khôn ngoan; mà trắng là màu
của sự tinh khiết và hòa bình; màu đen tượng trưng cho sự khiêm tốn. Để vào bên trong
thánh đường thì việc đầu tiên là bạn phải rửa sạch tay trăng hay là nghi thức thanh tẩy thể
hiện sự tôn kính các bậc thánh linh. Gian chính cầu nguyện chỉ có nam, nữ không được
vào. Người Hồi Giáo có bộ lịch riêng bắt đầu vào năm 622 TCN. Mỗi ngày các tín đồ
Hồi giáo có 5 lần làm lễ cầu nguyện mỗi năm có tháng ăn chay Râmnda họ không ăn
không uống sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn.
Luật Hồi giáo có quan niệm về hành vi không giống các hệ thống pháp luật khác. Theo
đó luật Hồi giáo chia hành vi của con người thành 5 loại sau: hành vi buộc phải làm
(obligatoire); hành vi nên làm (recommandes); hành vi làm cũng được không làm cũng
được (indiffrerentes); hành vi bị khiển trách (blamables); hành vi cấm (interdites). Đây
là nguyên tắc đánh giá hành vi của con người vể cả phương diện pháp luật và đạo đức.
Luật Hồi giáo có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các lĩnh vực pháp luật
truyền thống như hôn nhân-gia đình, thừa kế, hình sự. Còn trong các lĩnh vực
pháp luật khác như hợp đồng sở hữu thì sự ảnh hưởng có phần ít hơn.
3. Hệ thống pháp luật Hồi giáo
Giống như Torah trong Do Thái giao hay Kinh thánh trong thiên chúa giáo, Kinh Koran
là cuốn sách thánh trong đức tin Hồi giáo. Người Hồi giáo tin rằng đây là lời của Allah
tiết lộ cho Mohammad, tức nhà tiên tri cuối cùng.
Kinh Qur’an ( Koran) Đạo Hồi có 5 điều dạy chính như sau:
1. Shahada là Tuyên ngôn của niềm tin, Phải tin vào Allah và Mohammad
2. Salah hay Salat là 5 lời cầu nguyện hằng ngày ( bình minh, trưa, chiều, hoàng hôn, tối)
3. Zakat là thực hành từ thiện, đóng góp 2,5% thu nhập để hỗ trợ cộng đồng
4. Sawm là sự nhịn ăn trong tháng Ramadan
5. Haji là cuộc hành hương đến Mecca ít nhất 1 lần trong đời
Đặc điểm giáo lý của Hồi giáo là rất đơn giản nhưng luật lệ và lễ nghi rất phức tạp
nghiêm khắc thậm chí đến mức khắt khe. Giáo lý hồi giáo gồm các điểm cơ bản sau:
Allah là vị thần duy nhất trong vũ trụ là vị Chúa tối cao sinh ra trời đất, sinh ra một
loài trong đó có con người. Số phận con người có tính định mệnh và do Chúa sắp đặt.
Hồi giáo không thờ ảnh tượng của Ala vì ngài lan tỏa khắp nơi không một hình tượng nào đủ để thể hiện Ala.
Hệ thống pháp luật Hồi giáo chia hành vi con người thành 5 loại: hành vi buộc phải làm;
hành vị nên làm; hành vi làm cũng được, không làm cũng được (không đáng kể,
không cần lưu ý); hành vị đáng bị chê trách; hành vi bị cấm.
Những quy định của pháp luật Hồi giáo pha trộn giữa quy phạm đạo đức, tôn giáo và quy
phạm pháp luật. => Là cơ sở để xã hội đánh giá hành vi nào là thiện hay ác, vừa là cơ sở
pháp lí để Thẩm phán xem xét hành vi hợp pháp hay không hợp pháp.
Do gắn liền với đạo Hồi và có nguồn chính là kinh Coran nên pháp luật Hồi giáo có nhiều
nét đặc thù so với các hệ thống pháp luật khác. Chẳng hạn, theo quan niệm của luật Hồi
giáo thì tội phạm nặng nhất là tội chống lại chúa, bao gồm 7 loại tội phạm là: ngoại tình,
vu cáo, uống rượu (tại nơi công cộng cũng như ở nhà riêng), tội trộm, cướp đường,
phản đạo, vi phạm kinh thánh.
Những giáo lý khác của Hồi giáo như là: luôn dang tay cứu giúp những người nghèo và
tuyệt đối không được xúc phạm hay đánh đập họ. Không được uống rượu bia hay những
loại đồ uống có cồn cấm cho vay nặng lãi cấm săn bắn trong thời gian hành hương ở
Mecca. Nghiêm cấm chơi bài, chơi cờ, đánh bạc và thả diều. Nghiêm cấm giết người vô
tội trừ trường hợp gặp phải kẻ cần giết, nếu phạm tội giết người thì tùy theo tình tiết tăng
nặng hoặc giảm nhẹ mà xử tử hình hoặc chung tiền tài sản. Theo luật hồi giáo giết một
người đàn ông có thể chuộc bằng 100 con lạc đà; giết một người đàn bà có thể chuộc
bằng 50 con lạc đà. Nếu như chống lại thiên chúa Ala hoặc chống lại giáo chủ
Muhammad người đó sẽ bị đóng đinh vào thập giá hoặc bị chặt hết chân tay. Còn với tội
phản lại đạo sẽ bị hình phạt bằng cách chặt đầu. Về tội trộm cắp dù đàn ông hay đàn bà
tùy theo nặng nhẹ nếu bị kết án phải tội trộm cắp sẽ bị chặt một tay hoặc 2 tay, nếu ăn
cắp lần nữa sẽ bị chặt chân.
Hằng ngày, các tín đồ Hồi giáo phải hành lễ 5 lần tại nhà, trước khi làm lễ tín đồ phải rửa
mặt tay và chân ngồi xuống phản ứng phải đền thờ Kaaba để cầu nguyện. Nếu trong thời
gian cầu nguyện bị phát hiện đã là một việc gì khác thì sẽ bị đánh.
Tháng 9 theo lịch Hồi giáo là sẽ ăn chay để thể hiện sự sám hối tha thứ và làm sạch tâm
hồn trong suốt một tháng lễ này tất cả các tín đồ đạo Hồi đều thực hiện nghiêm túc quy
định không ăn không uống không hút thuốc vân vân không được đưa bất kể thứ gì vào
việc kể cả khúc sinh hoạt tình dục nhưng chỉ áp dụng vào ban ngày từ lúc mặt trời mọc
đến khi mặt trời lăn, nghĩa là sau 18:15 thì được xả chay và ăn uống bình thường. Ngoại
trừ, những người đang ốm, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và những người đang đi du
lịch, binh lính và công nhân lao động nặng sẽ không áp dụng mà cứ ăn uống bình thường.
Người theo đạo Hồi không được ăn thịt lợn, động vật có móng vuốt và răng nanh những
động vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước động vật được coi là bẩn thỉu,… Tuy
nhiên, trong trường hợp không còn gì để ăn thì họ mới được ăn mọi thứ để sống.
Các tín đồ có nghĩa vụ hành hương về Mecca, ít nhất một lần trong cuộc đời.
Tháng 12 theo lịch hồi giáo sẽ có cuộc lễ lớn kéo dài trong 10 ngày. Ngày cuối cùng tín
đồ sẽ hiến lễ là một con cừu hoặc lạc đà hoặc một con vật có sừng.
Người đàn ông có thể lấy 4 vợ với điều kiện phải cư xử với các bà vợ bình đẳng như nhau
và chỉ trao quyền ly hôn cho người chồng mà không cho người vợ. Người chồng không
được giao hợp với đàn bà có tháng, bất cứ người đàn bà nào đã có chồng bị cáo buộc về
tội ngoại tình đều bị đem ra cho công chúng ném đá đến chết. Ngườiphụ nữ trước khi lấy
chồng không được phép cấm không được nói chuyện với những người đàn ông khác. Sau
đêm tân hôn người vợ mới cưới có thể bị đuổi khỏi nhà chồng nếu người chồng mới cưới
phát hiện cô dâu đã không còn trinh tiết.
Các trẻ em gái khi đến trường học phải được xếp lớp học chỉ toàn học sinh nữ.
Phụ nữ phải che mặt vì danh dự của người phụ nữ ảnh hưởng rất lớn đến sự uy tín gia
đình và cả dòng họ nên tất cả phụ nữ phải che mặt mỗi khi ra đường cũng như khi gặp
người lạ. Phụ nữ che mặt là để bảo vệ phẩm giá tiết hạnh của mình có như vậy mới được
người đàn ông coi trọng và bảo vệ, chỉ có người chồng mới có quyền được ngắm vợ
mình. Còn nếu người phụ nữ vi phạm điều cấm kị này thì người đàn ông trong gia đình sẽ
bị xã hội tẩy chay. Trong thời kỳ hiện đại ngoại trừ một số nước Hồi giáo cực đoan thì
hầu hết đã cho phép phụ nữ ra đường không cần đeo mạng và che mặt.
Người Hồi giáo cũng tin rằng sẽ có ngày tận thế và mọi người sẽ bị xét xử vào lúc mãn
đời những người có công sẽ được bắt sống một đời sống vĩnh viễn trên một thiên đường
tràn đầy vui thú, còn các kẻ ác sẽ phải chịu các hình phạt như bị lửa nóng và tra khảo.
Tuy nhiên trước khi kinh Qur’an ( Cô-ran) ra đời thì tất cả những kỳ lễ lớn của đạo Hồi
hiện nay như hành hương ở Mecca, tục lệ bố thí cho người nghèo và ăn chay trong tháng
Ramadan đều xuất phát từ tôn giáo cổ truyền của các bộ lạc Ả Rập nhiều ngàn năm qua
trước khi Muhammad ra đời
TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC HỒI GIÁO TỰ XƯNG IS
Những lời dạy có liên quan đến 1 lời dạy trong Koran, đó là Thánh Chiến: được hiểu theo
2 nghĩa: thứ nhất, sự chiến đâu nhưng với bản thân mình nhưng để bản thân trở nên manh
mẽ và tốt đẹp hơn; tuy nhiên nhiều người lại hiểu theo nghĩa thứ hai: đó là chiến đấu cho
chính nghĩa, chính nghĩa ở đây phụ thuộc quan điểm của mỗi người. Vì thế nên những
người cực đoan thường dựa theo nghĩa 2 để biện minh cho hành động bạo lực cùa mình
Nhiều chế định pháp luật còn mang nặng tư tưởng phong kiến. Tuy nhiên, hệ thống pháp
luật này cũng đang trên đà cải biến theo xu hướng tiến bộ và hiện đại để phù hợp với ý
thức pháp luật, chuẩn mực pháp luật chung của nhân loại.
Hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới, tồn tại ở các nước lục địa châu Âu và một số
nước ngoài châu Âu, có ảnh hưởng rộng khắp tại nhiều nước trên thế giới.
Đây là hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của Luật La Mã và khoa học pháp lí La
Mã, trong đó pháp luật được chia thành công pháp và tư pháp (Xt. Công pháp; Tư pháp).
Hệ thống pháp luật lục địa châu Âu là hệ thống pháp luật thành văn hoàn thiện nhất, có
trình độ pháp điển hoá cao trong các hệ thống pháp luật trên thế giới. Khác với hệ thống
pháp luật Anglo - Saxon, hệ thống pháp luật này không coi trọng
pháp luật án lệ, không coi nó là hình thức thông dụng và chỉ sử dụng một cách hạn chế.
Đối với tập quán pháp cũng có thái độ tương tự.
Hệ thống pháp luật lục địa châu Âu tồn tại ở các nước lục địa châu Âu như Pháp, Italia,
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Bỉ, Luxembua, Hà Lan, Thụy Sĩ, nhiều nước châu
Phi, châu Mĩ Latinh và các nước phương Đông, kể cả Nhật Bản.
4. Vì sao Luật Hồi giáo không còn phù hợp với xã hội hiện đại?
Luật Hồi giáo có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Những quy định đó dựa vào
nguốn gốc tuyệt đối của thần thánh. Những người trung thành với đạo Hồi cho rằng luật
Đạo Hồi sẽ bất diệt, không bao giờ thay đổi , nghĩa là Pháp luật Hồi giáo sẽ là loại hình
pháp luật cuối cùng, hoàn thiện nhất và trong tương lai toàn thể loài người sẽ thừa nhận
và tuân thủ. Theo quan điểm này, các đạo luật của các nước không thể làm thay đổi luật
Hồi giáo mà chỉ có thể điều chỉnh những chi tiết mà Sharia chưa cụ thể hóa hoặc còn bỏ trống.
Điều này khiến nhiều người cho rằng, luật Hồi giáo không thể thay đổi “ đã được khắc
vào đá”, được xây dựng trên cơ sở các nguồn luật trên một ngàn năm, không thể sửa đổi
cho phù hợp với thế giới hiện đại.
Do đó, Luật Hồi giáo gần như bất di bất dịch. Bên cạnh đó, các quan hệ xã hội ngày càng
trở nên phức tạp và đa dạng hơn vì thế luật Hồi giáo không còn phù hợp với xã hội hiện đại.
5. Cách để Luật Hồi giáo thích ứng với xã hội hiện đại
- Áp dụng tập quán: Theo luật Hồi giáo, tập quán không phải là nguồn luật, nhưng các
luật gia có thể áp dụng tập quán để lấp những chỗ trống trong luật Hồi giáo. Thông
thường, đó là những tập quán liên quan đến các giá trị và cách thức thanh toán của hồi
môn, việc sử dụng nguồn nước giữa hai chủ sở hữu đất, hoặc tập quán trong lĩnh vực
thương mại. Tuy nhiên, những tập quán đó phải phù hợp với luật Hồi giáo.
Theo quy định của pháp luật Hồi giáo hôn nhân dựa trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng hôn
nhân là hợp đồng giữa chú rể và người đàn ông có quan hệ ruột thịt thân thiết với cô dâu.
Theo đó chú rể đồng ý trả một khoản tiền nhất định để có cô dâu. Trến thực tế không có
số tiền nào được thanh toán bởi số tiền đó chính là của hồi môn của cô dâu. Pháp luật Hồi
giáo không thừa nhận hình thức sở hữu chung, nên người vợ, khi li dị có quyền mang tất
cả của hồi môn theo nghĩa là người chồng bị buộc phải trả toàn bộ số tiền đó. Nếu thoạt
nhìn, truyền thống này coi người phụ nữ như món hàng hóa có thể mua bán nhưng trên
thực tế lại có mục đích hoàn toàn khác và vì lợi ích của người phụ nữ.
- Sử dụng các thủ thuật pháp lí điều khoản mang tính bắt buộc để loại bỏ các quy định
đã lạc hậu. Trong luật Hồi giáo, có rất ít điều khoản mang tính bắt buộc mà luật dành cho
quyền tự do của con người trong một phạm vi rất rộng. Do đó, để thích nghi với cuộc
sống hiện tại, các luật gia có thể tăng cường sử dụng các thỏa thuận giữa các tư nhân để
lẩn tránh các quy định pháp luật không còn phù hợp.
Chẳng hạn: Luật Hồi giáo chỉ trao quyền li hôn cho người chồng mà không cho người vợ.
Sự phân biệt đối xử này có thể được sửa chữa bằng cách: khi kết hôn, người chồng trao
cho người vợ một ủy quyền không hủy ngang cho phép người vợ, nếu muốn, được ly dị
thay mặt người chồng. Mặt khác khi lấy nhau, người chồng có thể bị buộc tuyên bố từ bỏ
quyền li dị vợ nhưng nghịch lí là ở chỗ, hiệu lực của lời tuyên bố này chỉ có được nếu họ
thỏa thuận lấy nhau tạm thời chẳng hạn trong khoảng 90 năm.
Cũng để giải quyết vấn đề nêu trên, các luật gia Hồi giáo có thể sử dụng thủ thuật pháp lí
khác, chẳng hạn: quy định bằng văn bản pháp luật theo đó cho người vợ được hưởng một
khoản bồi thường rất lớn, nếu người vợ bị chồng bỏ rơi một cách bất công hoặc người
chồng đối xử với mình bất bình đẳng.
Luật Hồi giáo cấm giao kết hợp đồng cho vay lãi (quy định Riba). Nhưng người ta có thể
lẩn tránh điều cấm kị này bằng cách đưa cho chủ nợ hưởng một phần thu nhập – với danh
nghĩa vật bảo đảm hoặc thỏa thuận phân chia lợi nhuận, bán trả chậm theo cách nào đó.
Mặt khác, cũng có thể quan niệm rằng việc cấm cho vay lãi chỉ liên quan đến thể nhân và
thể nhân này là người có tội. Còn pháp nhân (ngân hàng, quỹ tiết kiệm, công ty) có thể
không bị ràng buộc bởi quy phạm này.
Luật Hồi giáo cấm giao kết hợp đồng cho thuê đất. Nhưng người ta có thể giao kết hợp
đồng sử dụng chung đất đai để thay thế cho hợp đồng cho thuê đất.
- Áp dụng các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành(các Quyết định
hành chính, các văn bản pháp luật của các Bộ,..) Theo đạo Hồi, nhà vua không phải là
ông chủa của pháp luật mà là đầy tớ của pháp luật. Do đó nhà vua phải quản lí đất nước
nên luật Hồi giáo thừa nhận tính hợp pháp của các văn bản pháp luật do nhà vua và
những người có thẩm quyền ban hành.