Ôn tập nhận định luật dân sự - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Văn bản qui phạm pháp luật là nguồn duy nhất của Luật dân sự.Là sai. Ngoài văn bản quy phạm pháp luật dân sự còn có thể áp dụng tập quán hoặcáp dụngtương tự pháp luật ( Điều 5, Điều 6 BLDS 2015 )Câu 2: Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao dịch dânsự. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NHẬN ĐỊNH LUẬT DÂN SỰ 1.
Câu 1: Văn bản qui phạm pháp luật là nguồn duy nhất của Luật dân sự.
Là sai. Ngoài văn bản quy phạm pháp luật dân sự còn có thể áp dụng tập quán hoặc áp dụng
tương tự pháp luật ( Điều 5, Điều 6 BLDS 2015 )
Câu 2: Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao dịch dân sự.
Là sai. Vì ngoài Luật DS thì các ngành luật khác cũng có thể điều chỉnh các quan hệ tài sản và
nhân thân như Luật hôn nhân – gia đình, luật lao động.
Câu 3: Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự.
Là sai. Theo khoản 1, điều 22 BLDS, người bị mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định
của Tòa án dựa trên kết luận giám định của cơ quan chuyên môn thì người đó mới bị mất năng lực hành vi dân sự.
Câu 4: Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.
Là sai. Vì theo điều 136 BLDS 2015 cha mẹ là người đại diện theo PL của con chưa thành niên.
Câu 5: Trách nhiệm dân sự pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn.
Đúng. Pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân. (điều 87 BLDS 2015)
Câu 6: Người chưa thành niên thì có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ.
Sai. Vì cá nhân dưới 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự (điều 21 BLDS 2015)
Câu 7: Thời hiệu là khoản thời gian do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận.
Sai. Thời hiệu là thời hạn do pháp luật qui định. (điều 149 BLDS 2015)
Câu 8: Khi người được giám hộ được 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt.
Sai. Việc giám hộ chỉ chấm dứt khi người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
( điểm a khoản 1 điều 62 BLDS 2015)
Câu 9: Khi người đại diện chết thì quan hệ đại diện chấm dứt.
Là sai. Khi người đại diện chết thì quan hệ đại diện không chấm dứt mà sẽ chuyển đổi từ người
đại diện này sang đại diện khác. ( Điều 140 BLDS 2015 : Thời hạn đại diện)
Câu 10: Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Sai. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp Tòa án tuyên bố người
mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế NLHVDS
( khoản 2 điều 20 BLDS 2015 )
Câu 11: Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt.
Đúng. Người giám hộ chết thì thay đổi người giám hộ mới do đó việc giám hộ không chấm dứt.
(điểm b khoản 1 điều 60 BLDS 2015)
Câu 12: Mọi pháp nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Sai. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù
hợp với mục đích kinh doanh của mình.
Ví dụ: Sở Tư pháp và Trường đại học Luật cùng là pháp nhân nhưng có quyền, nghĩa vụ, chức năng khác nhau.
Câu 13: Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập thực hiện thì không
làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện.
Là sai. Nếu người được đại diện đã công nhận giao dịch hoặc người được đại diện biết mà
không phản đối trong một thời hạn hợp lý thì vẫn phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người
được đại diện. (khoản 1 điều 142 BLDS 2015)
Câu 14: Thời hạn để 1 chủ thể hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự là một loại thời hiệu.
Là sai. Khi kết thúc một thời hạn mà chủ thể đó được hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa
vụ dân sự là một thời hiệu ( khoản 1, 2 Điều 150 BLDS 2015).
Câu 15: Người bị khiếm khuyết về thể chất như bị mù, câm hoặc điếc thì bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Sai. Họ chỉ bị khiếm khuyết về cơ thể chứ không bị xem là người mất năng lực hành vi dân sự,
trừ những trường hợp Tòa án tuyên một người bị hạn chế NLHVDS (Điều 24 BLDS 2015. )
Câu 16: Người bị tòa án tuyên bố hạn chế NLHVDS thì phải có người giám hộ.
Sai. khi một người bị tòa án tuyên hạn chế NLHVDS đồng thời tòa án đã chỉ định người đại diện
theo pháp luật, giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế NLHVDS phải có sự
đồng ý của người đại diện theo pháp luật (khoản 2 điều 24 BLDS 2015)
Câu 17: Phạm vi thẩm quyền đại diện theo ủy quyền là do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định.
Là sai. Do các bên thỏa thuận, pháp luật không quy định. (khoản 1 điều 138 BLDS 2015)
Câu 18: Mọi thời hiệu đều phải liên tục mà không thể bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì.
Là sai. thời hiệu có thể bị gián đoạn trong trường hợp có sự giải quyết của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền. ( khoản 2 Điều 153, Điều 156 BLDS 2015.)
Câu 19: Người thành niên thì tự mình xác lập thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của mình.
Là sai. người thành niên thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 20 bao gồm người mất
NLHVDS (Điều 22), người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23), người bị
hạn chế NLHVDS (Điều 24) thì cần người giám hộ.
Câu 20: Thời hiệu khởi kiện có thể được thỏa thuận kéo dài hoặc rút ngắn, nếu được tòa án chấp nhận
Là sai. các bên không được thỏa thuận kéo dài hay rút ngắn, thời hiệu khởi kiện theo luật quy
định từ khi kết thúc vụ kiện. ( khoản 2 điều 150 BLDS 2015 )
Câu 21: Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác thì bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Là sai. Người bị hạn chế NLHVDS khi có quyết định của Tòa án dưới kết luận giám định của cơ
quan chuyên môn. ( điều 23 BLDS 2015 )
Câu 22: Thời hạn do pháp luật quy định thì gọi là thời hiệu.
Là sai. Vì theo điều 154 BLDS 2015 thì sau khi kết thúc thời hạn đó phải phát sinh hậu quả thì mới gọi là thời hiệu.
Câu 23: Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật qui định.
Là sai. đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền (Tòa án) quyết định. ( Điều 136, 137 Bộ luật Dân sự 2015.)
Câu 24: Người bị tòa án tuyên bố là đã chết mà còn sống mà trở về thì có quyền yêu cầu
những người thừa kế trả lại tài sản đã nhận.
Là sai. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản
thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. ( khoản 3 điều 73 BLDS 2015 )
Câu 25: Thời hạn là khoảng thời gian mà pháp luật quy định từ thời điểm này tời thời điểm khác.
Là sai. Vì thời hạn không do pháp luật quy định. ( điều 144 BLDS 2015 )
Câu 26: Người chưa thành niên khi tham gia xác lập thực hiện giao dịch dân sự phải có sự
đồng ý của người giám hộ.
Là sai. Vì người chưa thành niên khi còn cha, mẹ thì cha, mẹ là người đại diện. ( điều 136 BLDS 2015 )
Câu 27: Tài sản của người bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố chết được giải
quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Là sai. Tài sản của người bị Tòa án tuyên bố mất tích sẽ được người khác quản lý chứ không
chia (vợ, chồng, con đã thành niên,…). ( điều 75 BLDS 2015 )
Câu 28: Người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Sai. Người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị Tòa án tuyên bố mất NLHVDS, có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế NLHVDS thì mới có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. (điều 20 BLDS 2015
Câu 29: Giao dịch dân sự do người mất NLHVDS xác lập đều vô hiệu.
Sai. GDDS của người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không bị tuyên là vô hiệu khi đó là giao
dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày. (khoản 2 điều 125 BLDS 2015)
Câu 30: Trong mọi trường hợp, người chưa thành niên không được làm đại diện theo ủy quyền.
Sai. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường
hợp pháp luật quy định GDDS phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập, thực hiện. ( khoản 3 điều 138 BLDS 2015 ) BT TÌNH HUỐNG:
1) Ông A có một ngôi nhà trên đường Nguyễn Văn Linh tp. Đà Nẵng. Anh B là bạn thân của anh
A có nhu cầu mua lại căn nhà này, anh A nhất trí với anh B vì muốn tiết kiệm tiền thuế trước bạ,
anh A đã làm văn bản tặng cho anh B ngôi nhà này thông qua hợp đồng tặng cho ( 2 bên thỏa
thuận ngầm bằng văn bản nhưng không công chứng, anh A sẽ giao cho anh B 10 tỷ tiền mua nhà
và quyền sử dụng đất). Hợp đồng tặng cho đã được công chứng tuy nhiên anh A không thực hiện
thủ tục bàn giao nhà theo thời hạn, anh B nhiều lần nhắc nhở nhưng anh A không thực hiện. Sau
đó anh B đã làm đơn khởi kiện anh A ra tòa yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng tặng cho. Tòa án đã thụ lý.
A) Hợp đồng tặng cho giữa anh A và anh B có hiệu lực không? Giải thích? Nêu căn cứ pháp lý ?
B) Dựa vào quy định pháp luật, a/c hãy giải quyết trường hợp giả sử nếu toàn án tuyên hợp đồng tặng cho vô hiệu. GIẢI
a) Trong tình huống nêu trên, hợp đồng tặng cho giữa anh A và anh B bị vô hiệu do giả tạo vì có
hợp đồng thứ 2 nhằm che giấu hợp đồng đầu tiên đó là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất và chuyển giao quyền sở hữu ngôi nhà để tiết kiệm tiền thuế trước bạ. Trường hợp này hợp
đồng thứ 2 mặc nhiên bị vô hiệu nhưng hợp đồng thứ nhất vẫn có hiệu lực. ( khoản 1 điều 124 BLDS 2015 )
B) Nếu tòa án tuyên hợp đồng tặng cho vô hiệu do không tuân thủ quy định về mặt hình thức vì
hợp đồng đã được xác lập bằng văn bản nhưng chưa được công chứng, chứng thực nhưng anh B
đã thực hiện ít nhất 2/3 giá trị của hợp đồng nên trong trường hợp này hợp đồng vẫn có hiệu lực
pháp lý ( khoản 2 điều 129 BLDS 2015 )
2) A là học sinh lớp 11, năm nay 17 tuổi, được bố mẹ cho phép sử dụng xe máy để đi đến trường
nhưng do nợ tiền của bạn không có tiền trả nên A đã bán xe lại cho C (có kèm giấy tờ xe) sau đó
gia đình A phát hiện A bán xe đã đến gặp C yêu cầu trả lại xe nhưng C không đồng ý vì lý do A
hoàn toàn tự nguyện và có giấy tờ xe nên không trả.
A) Theo a/c, giao dịch này có hiệu lực không? Vì sao ?
B) Trong trường hợp này, a/c hãy tư vấn cho bố mẹ A lấy lại chiếc xe. GIẢI
A) Trong trường hợp trên, giao dịch này bị vô hiệu vì:
- Thứ nhất, A không có đủ năng lực chủ thể, từ đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền bán hoặc giao
dịch liên quan đến tài sản và phải được sự đồng ý của bố mẹ.
- Thứ hai, A không phải là chủ sở hữu của xe nên giao dịch bị vô hiệu.
B) Trong trường hợp này, yêu cầu C trả lại xe nếu không sẽ khởi kiện dân sự. Hậu qủa pháp lý là
C trả lại xe, A trả lại tiền, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận (khoản 2 điều 131)
3) K bị mất cả bố lẫn mẹ khi mới 15 tuổi, em có một người chị gái lớn hơn 10 tuổi, do hoàn cảnh
chị gái đi lấy chồng xa, kinh tế khó khăn, bố mẹ của K mất sớm, ông bà nội của em đứng ra nuôi
dưỡng và chăm sóc em. Ngày 15/9/2019, ông bà muốn bán căn nhà bố mẹ K để lại cho K ( được
thừa kế hợp pháp) và K cũng đồng ý. Dựa vào quy định của pháp luật, a/c hãy xác định:
A) Ông bà có phải là người giám hộ đương nhiên của K không? Giải thích? Nêu căn cứ pháp lý?
B) Ông bà muốn bán căn nhà và K đồng ý thì có được không ? Vì sao ? GIẢI
A) Chị của K đi lấy chồng xa, kinh tế khó khăn nên theo khoản 1 điều 52 thì ông bà là giám hộ đương nhiên của K.
B) Ông bà không được bán ngôi nhà vì GDDS đối với tài sản lớn có giá trị lớn phải được sự
đồng ý của người giám sát việc giám hộ là chị của K. (khoản 1 điều 59)